TÓM TẮT Cân bằng dây chuyền sản xuất là phân tích dây chuyền sản xuất, phân chia những công việc được thực hiện theo từng khu vực sản xuất.. Để đạt được mục tiêu đó trước tiên đề tài
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÂN BẰNG DÂY CHUYỀN MAY ÁO
SƠ MI VÀ KIỂM CHỨNG BẰNG
ARENA SOFTWARE (PHÂN XƯỞNG 7 – CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ)
12/2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths Phạm Thị Vân
Gv Nghê Quốc Khải
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Thế Phương (MSSV: 1101507)
Ngành: Quản Lý Công Nghiệp – Khóa:36
Trang 2PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2013 – 2014
2 Tên đề tài: Cân bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng phần
mềm Arena software (Công ty cổ phần May Tây Đô)
3 Địa điểm thực hiện: Công ty cổ phàn May Tây Đô
Địa chỉ: 73 Mậu Thân - Phường An Hòa - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ
4 Họ tên của cán bộ hướng dẫn: Ths Phạm Thị Vân, Gv Nghê Quốc Khải
5 Mục tiêu của đề tài:
Tối ưu hóa số trạm may, tăng tốc độ sản xuất mỗi trạm và giảm thời gian chu kỳ
Xây dựng mô hình mô phỏng quy trình may áo sơ mi bằng phần mềm Arena 12
Xuất ra được kết quả sử dụng nguồn lực của mô hình
Thông qua các kết quả mô phỏng đánh giá dây chuyền sản xuất, xác định các điểm thắt cổ chai và thời gian nhàn rỗi tại mỗi công đoạn trong dây chuyền
Đánh giá công suất hoạt động của quy trình hiện tại và xác định được những công đoạn cần cải tiến trong quy trình
Đề xuất các giải pháp cải tiến cho mô hình nhằm khắc phục những điểm thắt cổ chai và những điểm nhàn rỗi để nâng cao mức sử dụng nguồn lực (máy móc, thiết bị, con người…), nâng cao hiệu quả sản xuất so với dây chuyền thực tế
6 Nội dung chính và giới hạn của đề tài:
a Các nội dung chính:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần May Tây Đô
Chương IV: Giới thiệu sơ lược về xưởng 7
Chương V: Cân bằng dây chuyền sản xuất áo sơ mi
Chương VI: Mô phỏng quy trình sản xuất áo sơ mi
Chương VII: Kết luận và kiến nghị
b Giới hạn của đề tài:
Cần Thơ, ngày 10 tháng 9 năm 2013
Trang 3Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình sản xuất áo sơ mi tại một bộ phận sản xuất của Công ty cổ phần May Tây Đô để cân bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng Arena software
7 Các yêu cầu hỗ trợ: Chi phí in ấn luận văn và chi phí đi lại
8 Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài:
Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ CƠ SỞ
Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN
Trang 4NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1 Cán bộ hướng dẫn: Ths Phạm Thị Vân
2 Đề tài: Cân bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng phần
mềm Arena software (Công ty cổ phần May Tây Đô)
3 Sinh viên thực hiện: Lê Thế Phương MSSV: 1101507
5 Nội dung nhận xét
a Nhận xét về hình thức của LVTN:
…
b Nhận xét về hình thức của LVTN Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ………
Những vấn đề còn hạn chế: ………
………
c Nhận xét đối với sinh viên thực hiện LVTN: ………
………
d Kết luận và kiến nghị: ………
6 Điểm đánh giá: ………
………
………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Phạm Thị Vân
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1 Cán bộ phản biện 1: ………
2 Cán bộ phản biện 2: ………
3 Đề tài: Cân bằng và ứng dụng Arena Software mô phỏng dây chuyền may
áo sơ mi (Công ty cổ phần May Tây Đô)
4 Sinh viên thực hiện: Lê Thế Phương MSSV: 1101507
Trang 6Sau bốn năm học tập dưới giảng đường của trường Đại học Cần Thơ tôi
đã có những kĩ niệm vui buồn khó quên với bạn bè, thầy cô, trường lớp Bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong học tập và khoảng thời gian khó khăn lớn nhất của tôi trong quãng đời sinh viên đó là khi tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Đây là kết quả của quá trình tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và nổ lực nhất của mỗi sinh viên
Để hoàn thành xong một đề tài luận văn tốt nghiệp ngoài sự nổ lực của chính bản thân tôi còn có sự hướng dẫn, giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều người Nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và Quý Thầy cô trong bộ môn Quản lý công nghiệp – khoa Công Nghệ nói riêng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu, bổ ích trong suốt thời gian học tập của tôi Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Th.s Phạm Thị Vân,
Gv Nghê Quốc Khải đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn để tôi có thể hoàn thành đúng theo tiến độ
Xin gửi lời chi ân đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần May Tây Đô đã
cho tôi cơ hội nghiên cứu và học tập tại công ty
Đặc biệt xin gửi lời cám ơn đến Anh Ngô Văn Chơn Trưởng Phòng chuẩn bị sản xuất cùng tất cả các thành viên trong ban lãnh đạo của công ty
Cổ Phần May Tây Đô đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý và hỗ trợ số liệu cho đề tài của tôi trong thời gian thực tập tại công ty
Xin cám ơn Tập thể cô, chú, anh, chị, em đang làm việc tại xưởng bảy
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, vất vả hoàn thành xong chương trình học của tôi
Khi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này, tôi đã cố gắng hoàn thành nó thật tốt nhưng những thiếu sót là chuyện có lẽ không tránh khỏi do khả năng về kiến thức chuyên môn và thời gian có hạn nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn !
Lê Thế Phương
Trang 7TÓM TẮT
Cân bằng dây chuyền sản xuất là phân tích dây chuyền sản xuất, phân chia những công việc được thực hiện theo từng khu vực sản xuất Nó là quy trình thiết kế dây chuyền sao cho việc sản xuất trở nên dễ dàng và hiệu quả, đồng thời có thể đạt được tốc độ như nhu cầu đòi hỏi Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện hoạt động sản xuất của mình để nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng và giảm chi phí sản xuất Một trong những biện pháp đánh giá được hiệu suất của quy trình sản xuất đó là dùng
mô phỏng để phân tích và cải tiến quy trình sản xuất
Mục tiêu của đề tài này là cân bằng dây chuyền để tối ưu hóa số trạm sản xuất áo sơ mi tại xưởng 7 nhằm tăng tốc độ sản xuất nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo được thời gian chu kỳ của việc sản xuất Bên cạnh đó đề tài sử dụng phương pháp mô phỏng để đánh giá được hiệu suất của dây chuyền, xác định các điểm thắt cổ chai, các điểm có thời gian nhàn rỗi và tiến hành cải tiến dây chuyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dây chuyền Để đạt được mục tiêu
đó trước tiên đề tài tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cân bằng dây chuyền, mô hình hóa và mô phỏng sau đó khảo sát thực tế quy trình may áo sơ mi tại xưởng bảy, sử dụng phương pháp thống kê thí nghiệm, đo thời gian thực hiện thực tế các công đoạn bằng đồng hồ với số mẫu nghiên cứu ở mỗi công đoạn là 30 mẫu và tiến hành phân tích, xử lí số liệu thực tế Sau khi đã có thời gian thực hiện tại các công đoạn thì sẽ tiến hành cân bằng dây chuyền sản xuất bằng phương pháp mức sử dụng tăng thêm Cuối cùng, phương pháp mô phỏng được áp dụng để mô hình hóa và mô phỏng quy trình sản xuất bằng phần mềm Arena 12
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện thì đề tài đã xác định được số trạm sản xuất tối ưu bằng cách cân bằng dây chuyền bằng phương pháp mức sử dụng tăng thêm Kết quả mô hình mô phỏng cho chúng ta thấy được hiệu suất nguồn lực dây chuyền, xác định được các điểm thắt cổ chai, những điểm nhàn rỗi, tăng số sản phẩm đầu ra của dây chuyền Đó là những nội dung được trình bày trong đề tài này
Trang 8MỤC LỤC
CHƯƠNG I 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Phương pháp thực hiện đề tài 2
1.4 Giới hạn của đề tài 3
1.5 Các nội dung đề tài 3
CHƯƠNG II 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Tổng quan về cân bằng dây chuyền 4
2.1.1 Định nghĩa 4
2.1.2 Mục tiêu của cân bằng dây chuyền 4
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng và vấn đề thường gặp trong cân bằng dây chuyền 4 2.1.4 Một số phương pháp cân bằng dây chuyền với chu kỳ cho trước 5
2.1.5 Một số biện pháp hỗ trợ bài toán cân bằng 8
2.2 Giới thiệu về mô hình hóa và mô phỏng 8
2.2.1 Định nghĩa về mô phỏng 9
2.2.2 Mục đích về mô phỏng 9
2.2.3 Ứng dụng của mô phỏng 9
2.2.4 Ưu nhược điểm của mô phỏng 9
2.2.5 Thu thập và phân tích dữ liệu đầu vào 10
2.2.6 Xử lý và phân tích dữ liệu đầu ra của mô phỏng 15
2.2.7 Kiểm chứng và hợp thức hóa mô hình 15
2.2.8 Các bước nghiên cứu mô phỏng 17
2.2.9 Các module cơ bản được sử dụng trong mô hình mô phỏng với phần mềm Arena 20
CHƯƠNG III 22
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 22
3.1 Giới thiệu về Công ty 22
3.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 22
3.2.1 Lịch sử hình thành của công ty 22
3.2.2 Quá trình phát triển của Công ty 23
3.3 Sơ đồ tổng thể của Công ty 23
3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý trực tuyến và chức năng từng bộ phận của công ty 24 3.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 27
3.6 Thuận lợi và khó khăn của Công ty 27
3.6.1 Thuận lợi 27
3.6.2 Khó khăn 28
3.7 Cơ sở vật chất 28
Trang 9Mục Lục
3.8 Cơ cấu lao động trong Công ty 29
3.9 Các chủng loại sản phẩm của công ty 32
3.10 Thị trường 33
3.11 Doanh thu 34
3.12 Quy trình công nghệ 36
3.13 Hệ thống quản lý chất lượng 37
3.14 Thành tựu đạt được của công ty qua các năm 39
CHƯƠNG IV 41
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XƯỞNG 7 41
4.1 Quy mô hoạt động 41
4.2 Giới thiệu về dây chuyền may Áo sơ mi với khách hàng SUN mã hàng 43FW7041 tại tổ 14 của phân xưởng 7 42
4.2.1 Sơ đồ thiết kế dây chuyền và sơ đồ bố trí máy tại tổ 14 42
4.2.2 Quy trình sản xuất Áo sơ mi tại tổ 14 43
CHƯƠNG V 47
CÂN BẰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ÁO SƠ MI 47
5.1 Các thông số tính của dây chuyền may áo sơ mi 47
5.2 Cân bằng dây chuyền theo phương pháp mức sử dụng tăng thêm 48
CHƯƠNG VI 52
MÔ PHỎNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ÁO SƠ MI 52
6.1 Dây chuyền sản xuất công ty đang thực hiện 52
6.1.1.1 Quy trình sản xuất hiện tại của tổ 14, phân xưởng 7 52
6.1.1.2 Lưu đồ mô hình logic 53
6.1.2 Phân tích dữ liệu đầu vào 53
6.1.2.1 Thời gian nạp nguyên liệu 53
6.1.2.2 Thời gian chạy mô hình 54
6.1.2.3 Thời gian xử lý tại các công đoạn 54
6.1.3 Xây dựng mô hình mô phỏng từ dây chuyền hiện tại của công ty 56
6.1.3.1 Phân bổ nguồn lực 56
6.1.3.2 Mô hình logic 59
6.1.3.3 Mô hình động 59
6.1.3.4 Kiểm chứng 59
6.1.3.5 Hợp thức hóa 61
6.1.4 Kết quả chạy mô hình và phân tích mô hình 63
6.1.4.1 Kết quả chạy mô hình 63
6.1.4.2 Phân tích kết quả mô hình 67
6.1.5 Đề xuất cải tiến 68
6.2 Mô phỏng dây chuyền từ kết quả cân bằng 68
6.2.1 Phân bổ nguồn lực 68
6.2.2 Mô hình logic 71
6.2.3 Mô hình động 71
6.2.4 Kiểm chứng 71
6.2.5 Kết quả chạy mô hình 74
6.3 Nhận xét và đánh giá 78
CHƯƠNG VII 80
Trang 10KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
7.1 Kết luận 80
7.2 Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHỤ LỤC
Trang 11Mục Lục Hình
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình thực hiện phương pháp mức sử dụng tăng thêm 7
Hình 2.2: Phân phối chuẩn 11
Hình 2.3: Phân phối Poisson 12
Hình 2.4: Hàm mật độ xác suất phân phối đều 12
Hình 2.5: Phân phối mũ 13
Hình 2.6: Phân phối Triangular 14
Hình 2.7: Phân phối Lognormal 14
Hình 2.8: Sơ đồ các bước nghiên cứu mô phỏng 16
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty 23
Hình 3.2: Một số hình ảnh về dây chuyền may 31
Hình 3.3: Các sản phẩm của công ty 32
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện số lượng sản phẩm qua năm 2010 - 2012 33
Hình 3.5: Biều đồ doanh thu của năm 2010- 2012 34
Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ trong quá trình sản xuất 35
Hình 3.7: Sơ đồ quản lý chất lượng của công ty 37
Hình 3.8: Các giải thưởng của công ty 38
Hình 4.1: Một số hình ảnh về xưởng 7 40
Hình 4.2: Sơ đồ các bước công việc 41
Hình 6.1: Các công đoạn trong quy trình sản xuất áo sơ mi tại tổ 14 50
Hình 6.2: Lưu đồ logic 51
Hình 6.3: Công cụ phân tích dữ liệu Input Analyzer 52
Hình 6.4: Kiểm chứng tại khu vực 4 và khu vực 10 58
Hình 6.5: Kiểm chứng tại khu vực 24 59
Hình 6.6: Kiểm chứng tại khu vực 4 69
Hình 6.7: Kiểm chứng tại khu vực 10 70
Hình 6.8: Kiểm chứng tại khu vực 10 70
Trang 12MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các loại máy móc hiện tại của công ty 27
Bảng 3.2: Số lượng nguồn nhân lực của công ty 28
Bảng 3.3: Số lượng sản phẩm theo mặt hàng qua 3 năm 33
Bảng 3.4: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 34
Bảng 4.1: Mô tả quy trình may hoàn chỉnh áo sơ mi 42
Bảng 5.1: Cân bằng dây chuyền bằng phương pháp mức sử dụng tăng thêm 46
Bảng 5.2: Tóm tắt phân công công việc vào khu vực sản xuất trên dây chuyền 48
Bảng 6.1: Phân bổ thời gian gia công các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ mi ở tổ 14, xưởng 7 53
Bảng 6.2: Phân bổ nguồn lực của các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ mi tại tổ 14 xưởng 7 55
Bảng 6.3: Số sản phẩm trung bình ứng với số lần lặp lại từ mô hình 60
Bảng 6.4: Hiệu suất nguồn lực sau khi chạy mô phỏng 61
Bảng 6.5: Thời gian chờ tại mỗi công đoạn 63
Bảng 6.6: Phân bổ nguồn lực của các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ mi tại tổ 14, xưởng 7 66
Bảng 6.7: Hiệu suất nguồn lực sau khi mô phỏng từ kết quả cân bằng 71
Bảng 6.8: Thời gian chờ tại mỗi công đoạn 73
Trang 14Trong vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam không ngừng được gia tăng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành dệt may nói chung và Tập đoàn Dệt may nói riêng vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định Theo Tổng cục Hải quan trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 6,43 tỉ USD (tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước), trong đó thị trường Mỹ đạt gần 3,25 tỉ USD, tăng 15,9% sang EU đạt 908 triệu USD, tăng 7,1% sang Nhật Bản đạt
868 triệu USD, tăng 19,9% và sang Hàn Quốc 479 triệu USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm 2012 Bên cạnh những thị trường chính kể trên, một số thị trường mới cũng đang có mức xuất khẩu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước như Nigeria tăng 1,759% (tăng gấp 17 lần), Campuchia tăng 79,7%, Úc tăng 35,455%, Indonesia tăng 25,3%, Ấn độ tăng 21,8% Từ đó cho thấy tiềm năng phát triển của ngành may mặc Việt Nam là rất lớn Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành may mặc đang phải đối mặt với nhiều thách thức, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Paskistan… Chính vì vậy việc tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành may mặc của các Công ty Việt Nam là rất cần thiết trong những năm sắp tới
Trong số các công ty may mặc Việt Nam, thì Công ty Cổ Phần May Tây Đô là một trong những công ty may xuất khẩu đã đóng góp rất nhiều trong ngành, với mặt hàng chủ lực là áo sơ mi Trong xu thế cạnh tranh để phát triển, Công
ty cũng sẽ không tránh khỏi phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước Và vì thế vấn đề đặt ra cho công ty là phải làm thế nào, sử dụng phương pháp gì để đánh giá quy trình may nhằm tìm ra những nút thắt cần cải tiến, để nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Trang 15Chương I: Giới Thiệu
Cân bằng dây chuyền là quy trình thiết kế dây chuyền sao cho việc sản xuất trở nên dễ dàng, đồng thời xác định số khu vực cần phải có và nhiệm vụ nào được giao cho mỗi khu vực Để tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải đánh giá hiệu suất hoạt động của dây chuyền nhằm năng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm số lượng công nhân, máy móc thiết bị nhưng vẫn đảm bảo khối lượng sản xuất theo yêu cầu, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Một trong những phương pháp đánh giá hiệu suất của quy trình sản xuất đó là dùng Software Arena mô phỏng để phân tích và cải tiến quy trình sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao
Xuất phát từ nhu cầu và vấn đề đó, nên tôi lựa chọn nhiên cứu đề tài “Cân
bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng phần mềm Arena
software” tại phân xưởng 7 của Công Ty Cổ Phần May Tây Đô với mục đích
hỗ trợ cho việc đánh giá công suất, hiệu quả làm việc trong quy trình may, đưa
ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát và mô tả được quy trình may áo sơ mi
Thu thập và xử lý số liệu tại các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ
Xuất ra được kết quả sử dụng nguồn lực của mô hình
Thông qua các kết quả mô phỏng đánh giá dây chuyền sản xuất, xác định các các điểm thắt cổ chai và thời gian nhàn rỗi trong mỗi công đoạn trong dây chuyền
Đánh giá công suất hoạt động của quy trình hiện tại và xác định được những công đoạn cần cải tiến trong quy trình
Đề xuất các giải pháp cải tiến cho mô hình nhằm khắc phục những điểm thắt cổ chai và những điểm nhàn rỗi để nâng cao mức sử dụng nguồn lực (máy móc, thiết bị, con người…), nâng cao hiệu quả sản xuất so với dây chuyền thực tế
1.3 Phương pháp thực hiện đề tài
Tìm hiểu lý thuyết về cân bằng dây chuyền và mô hình hóa và mô phỏng
Khảo sát thực tế quy trình sản xuất áo sơ mi
Sử dụng phương pháp thống kê, đo thời gian thực hiện thực tế các công đoạn bằng đồng hồ bấm giờ (nếu chưa có số liệu thực tế) với số mẫu nghiên cứu ở mỗi công đoạn là 30 mẫu Số liệu được lấy trong vòng 5 ngày
Trang 16 Phân tích xử lý số liệu thực tế
Sử dụng phương pháp cân bằng dây chuyền bằng phương pháp mức sử dụng tăng thêm, phương pháp này giúp cho ta phân công những công việc vào khu vực sản xuất một cách nhanh chóng và ít sai sót
Sử dụng phương pháp thực hiện mô phỏng bằng phần mềm Arena 12
Phân tích và đánh giá kết quả của mô hình
Đề xuất giải pháp cải tiến cho quy trình nhằm năng cao hiệu suất sử dụng dây chuyền so với dây chuyền thực tế
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình sản xuất áo sơ mi tại tổ 14 phân xưởng 7 của Công ty cổ phần May Tây Đô để Cân bằng dây chuyền may
áo sơ mi và kiểm chứng bằng phầm mềm Arena 12
1.5 Các nội dung đề tài
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần May Tây Đô
Chương IV: Giới thiệu sơ lược về xưởng 7
Chương V: Cân bằng dây chuyền sản xuất áo sơ mi
Chương VI: Mô phỏng quy trình sản xuất áo sơ mi
Chương VII: Kết luận và kiến nghị
Trang 17Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
Mục tiêu của phân tích dây chuyền sản xuất là xác định bao nhiêu khu vực sản xuất cần phải có và những nhiệm vụ nào được giao cho từng khu vực
Vì thế, số lượng công nhân và máy móc thiết bị được giảm thiểu nhưng vẫn đảm bảo khối lượng sản phẩm sản xuất theo yêu cầu
Trong cân bằng dây chuyền sản xuất, người thường phân công công việc cho các khu vực sản xuất sao cho thời gian nhàn rỗi là thấp nhất Có nghĩa là công việc tại các khu vực sản xuất phải có thời gian gần bằng với thời gian chu
kỳ nhưng không vượt quá thời gian chu kỳ
2.1.2 Mục tiêu của cân bằng dây chuyền
Tối thiểu thời gian chờ và thời gian chưa được phân bố đến các trạm sản xuất
Xác định được số lượng tối ưu các trạm sản xuất và các hoạt động trong mỗi trạm
Loại bỏ nút thắt cổ chai (botteneck), đảm bảo sản xuất liên tục
Duy trì tinh thần công nhân khi khối lượng công việc của công nhân không quá chênh lệch
Tối ưu hóa hiệu suất sử dụng bằng cách tối thiểu thời gian chờ của người vận hành
Tối thiểu lượng hàng tồn kho
Giảm lãng phí trong sản xuất và đình trệ
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng và vấn đề thường gặp trong cân bằng dây chuyền
Các ràng buộc trong hoạt động như kích cỡ máy, vị trí, không gian,
Trang 18 Công nhân trong dây chuyền thay đổi nhiều trong kỹ năng và khả năng công việc Dó đó rất khó khăn trong việc đồng bộ thời gian Một số lượng công việc không thể chia nhỏ lẻ
Thời gian gia công quá lâu có thể gây ùn tắt
Ràng buộc trong thiết kế các chi tiết, hình dáng kích thước, nguyên vật liệu
Quá trình quá đặc biệt
Thời gian thiết lập lâu
Sản xuất nhỏ không tận dụng được khả năng của quy trình
2.1.4 Một số phương pháp cân bằng dây chuyền với chu kỳ cho trước
Trong phương pháp cân bằng dây chuyền với chu kỳ cho trước, dây chuyền sản xuất cần phải có các hoạt động ở các nơi làm việc phải cân đối nhau nhằm đạt một sản lượng đã xác định trước Do đó, nhà quản trị sản xuất phải xác định trước những thiết bị, công cụ và phương pháp làm việc cần sử dụng cũng như thời gian cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ tại các bước công việc trên dây chuyền Hơn thế nữa, họ phải xác định được thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện các công việc khác nhau bằng cách xây dựng sơ đồ thứ tự ưu tiên của các công việc
2.1.4.1 Cân bằng dây chuyền theo phương pháp xếp theo trọng số vị trí (Ranked Positiontal Weight)
Phương pháp này được Helgeson và Birnie (1961) phát triển tại công ty General Elictric của Mỹ Đây là phương pháp gần đúng nhưng có ưu điểm hơn
là xem xét không chỉ quan hệ ưu tiên giữa các công việc thành phần mà còn xét thêm thời gian gia công của chúng Phương pháp này có lời giải nhanh và
độ tin cậy cao hơn
Trong phương pháp cần xác định trọng số của từng công việc thành phần bằng cách cộng thời gian gia công của chính công việc đó với tất cả các công việc thành phần theo sau nó trong biểu đồ quan hệ ưu tiên Sau đó ta phân bổ công việc theo trật tự giảm dần trọng số của các công việc thành phần nhưng phải đảm bảo tính khả thi của quan hệ ưu tiên trong sơ đồ Như vậy, công việc
có trọng số lớn nhất (thường là công việc đầu tiên) sẽ được phân bổ trước tiên, sau đó chúng ta tính thời gian còn lại trong trạm và tiếp tục phân bổ công việc tiếp theo nếu khả năng của trạm chưa dùng hết Tương tự cho các trạm tiếp theo cho đến khi thỏa các điều kiện dưới đây:
Nếu tất cả các hoạt động được giao cho tất cả các trạm
Nếu không có các hoạt động có hoặc không có những ràng buộc ưu tiên hoặc có ràng buộc thời gian nhàn rỗi khác
Công thức tính toán trong phương pháp:
Phần trăm mất cân bằng (Balancing loss - BL) được tính như sau:
Trang 19Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
100
x nxC
t nxC
Trong đó:
BL (Balancing loss): Phần trăm mất cân bằng
n: Số trạm công việc tính toán theo phương pháp
C: Thời gian chu kỳ
i
t : Số công việc thực hiện
Hiệu suất lý thuyết và thực tế được tính như sau:
100
x xC n
t TE
x nxC
t TE
(LE: Real Line Eficiency – Hiệu suất thực tế)
2.1.4.2 Cân bằng dây chuyền theo quy tắc thời gian thực hiện nhiệm vụ dài nhất
Kỹ thuật này phân bổ công việc vào trạm làm việc, bắt đầu từ trạm 1 bằng cách chọn và phân bổ công công việc theo trật tự giảm dần kích thước của công việc Trong phương pháp này chúng ta phải tính toán thời gian chu kỳ làm việc của từng trạm (thường là cho thời gian chu kỳ của từng trạm là như nhau)
Ta bắt đầu phân bổ các công việc có thể phân bổ (những công việc đã sẵn sàng phân bổ ở đầu dây chuyền) vào trạm 1, công việc có thời gian gia công dài sẽ được phân bổ trước, công việc còn lại sẽ được phân bổ sau Sau khi phân
bổ các công việc đầu tiên vào trạm 1 (tổng thời gian thực hiện các công việc phải nhỏ hơn thời gian chu kỳ của trạm), ta tính thời gian còn lại của trạm, nếu thời gian còn lại của trạm lớn hơn thời gian gia công của công việc tiếp theo có thể phân bổ, thì ta tiến hành phân bổ công việc tiếp theo đó vào trạm thứ 2 Tiến trình phân bổ các công việc vào trạm thứ 2 cũng tương tự như trạm 1 Tương tự như thế ta tiếp tục phân bổ các công đoạn trên dây chuyền vào các trạm công việc cho đến khi công việc cuối cùng của dâu chuyền được phân
bổ vào trạm làm việc
Trang 202.1.4.3 Cân bằng dây chuyền theo phương pháp mức sử dụng tăng thêm
Hình 2.1: Quy trình thực hiện phương pháp mức sử dụng tăng thêm
Hình 2.1 trên thể hiện trình tự để thực hiện phân công công việc bằng phương pháp mức sử dụng tăng thêm được biểu diễn bằng sơ đồ khối tổng quát Phương pháp này đơn giản là giao thêm nhiệm vụ cho các khu vực sản
Chưa
Tất cả công việc phân công hết
Mức sử dụng là 100% không?
Đã phân công hết công việc chưa?
Mức sử dụng
là 100%
không?
Rồi Chưa
Rồi
Không
Tiếp tục thêm công việc bằng cách xếp công
việc chưa phân công kế tiếp trong sơ đồ ưu tiên
vào khu vực sản xuất này, tính mức sử dụng cho
Bắt đầu từ phía trái của
sơ đồ thứ tự ưu tiên
Trang 21Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
xuất, theo trình tự công việc quy định cho đến khi mức sử dụng đạt 100% hay bắt đầu giảm xuống thì dừng lại Quy trình này được lặp lại cho đến khi ta phân công hết các công việc vào các khu vực sản xuất
Công thức tính toán trong phương pháp:
2.1.5 Một số biện pháp hỗ trợ bài toán cân bằng
Trong thực tế việc đạt được cân bằng tuyệt đối cũng rất khó, thông thường người ta cũng chỉ giải bài toán cân bằng dây chuyền sản xuất ở dạng lời giải chấp nhận được (phương pháp gần đúng) Sau khi chuyển khai xuống dây chuyền thì chưa chắc mọi dữ liệu mà chúng ta thu thập để giải bài toán hoàn toàn phù hợp, thông thường đối với dây chuyền thủ công thì thời gian gia công từng công việc thành phần dễ thay đổi hoặc những thời gian lãng phí do ngừng máy ngoài dự đoán Do đó chúng ta cần cải thiện bài toán theo thực tế sản xuất như sau:
Cải thiện điều kiện làm việc
Thay đổi tốc độ máy
Gia tăng hiệu quả của công nhân vận hành
Tăng cường giải quyết các điểm ứ đọng
Di chuyển (hoán đổi) công nhân
Để quan sát tốt hơn hiệu quả hoạt động của dây chuyền thì sau khi chúng
ta đã cân đối dây chuyền thì chúng ta nên tiến hành mô phỏng lại dây chuyền
để kiểm tra và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trước khi áp dụng dây chuyền vào sản xuất thực tế
2.2 Giới thiệu về mô hình hóa và mô phỏng
Mô hình hóa và mô phỏng là một phương pháp nghiên cứu khoa học được ứng dụng rất rộng rãi: Từ nghiên cứu đến thiết kế, chế tạo đến vận hành các hệ thống, đặc biệt là lĩnh vực khoa học quản lý
Ngày nay nhờ sự giúp đỡ của máy tính có tốc độ tính toán cao và bộ nhớ lớn mà phương pháp mô hình hóa được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả
to lớn trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất
2.2.1 Định nghĩa về mô phỏng
Mô phỏng là phương pháp thể hiện một hệ thống thực thông qua chương trình máy tính và những đặc tính của hệ thống được trình bày thông qua một nhóm các biến thay đổi theo thời gian để mô hình hóa bản chất động của hệ
Trang 22Hay nói cách khác mô phỏng là sự bắt chước một quá trình hay hệ thống thực theo thời gian và được sử dụng để mô tả và phân tích hành vi của một hệ thống, rút ra kết luận liên quan đến các đặc tính hoạt động của hệ thống thực và trả lời hàng loạt các câu hỏi “ Điều gì xảy ra….nếu” (what if) về hệ thống thực
tế, và hổ trợ trong việc thiết kế các hệ thống, cả hai hệ thống hiện có và hệ thống chưa tồn tại có thể được mô phỏng
2.2.2 Mục đích về mô phỏng
Mô phỏng được thực hiện cho những mục đích (theo Pedgen et al., 1995):
Có được cái nhìn sâu sắc về các hoạt động của một hệ thống
Thay đổi nguyên tắc điều hành hoặc tài nguyên để cải thiện hiệu năng
hệ thống
Kiểm tra các khái niệm mới hoặc hệ thống trước khi thi hành
Có được thông tin mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống thực tế
2.2.3 Ứng dụng của mô phỏng
Mô phỏng được ứng dụng rộng rãi và đa dạng trong tất cả các lĩnh vực như:
Thiết kế và phân tích hệ thống sản xuất
Đánh giá những yêu cầu về phần cứng cũng như phần mềm của một
Có thể đánh giá các đặc tính của hệ thống làm việc trong các điều kiện
dự kiến trước, hoặc ngay cả khi hệ thống còn đang trong giai đoạn thiết
kế khảo sát, hệ thống chưa tồn tại
Giúp hiểu được quá trình vận hành của hệ thống
Xác định được các điểm thắt cổ chai của hệ thống
Có thể so sánh, đánh giá các phương án khác nhau của hệ thống
Có thể nghiên cứu các giải pháp điều khiển hệ thống
Trang 23Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
Phương pháp mô phỏng thường sản sinh ra khối lượng lớn các dữ liệu
có tính thống kê xác suất, do đó đòi hỏi dùng các công cụ thống kê để xử
lý kết quả mô phỏng
Có thể tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí
Mô phỏng tuy không phải là công cụ tối ưu hiệu quả, nhưng lại hiệu
quả trong việc so sánh các mô hình thay đổi để lựa chọn
2.2.5 Thu thập và phân tích dữ liệu đầu vào
Quá trình này liên quan đến việc thu thập dữ liệu đầu vào, phân tích các
dữ liệu đầu vào và sử dụng việc phân tích các dữ liệu đầu vào trong mô hình
mô phỏng Các dữ liệu đầu vào có thể được, hoặc thu được từ các ghi chép lịch
sử hoặc thu thập trong thời gian thực như là một nhiệm vụ trong mô phỏng dự
án Phân tích liên quan đến việc xác định các lý thuyết phân phối đại diện cho
các dữ liệu đầu vào Việc sử dụng các dữ liệu đầu vào trong mô hình liên quan
đến việc xác định phân phối lý thuyết trong các mã chương trình mô phỏng
2.2.5.1 Nguồn dữ liệu đầu vào
Có rất nhiều nguồn mà người thu thập có thể có được các dữ liệu đầu vào
Dữ liệu này có thể có được từ lịch sử, quan sát Thậm chí nếu một mô hình
thực tế chưa có, nó có thể cho người thu thập có được các dữ liệu đầu vào cần
thiết từ các nguồn khác Các nguồn thu thập có thể tìm thấy sau:
Hồ sơ lịch sử (Historical records)
Nhà sản xuất Thông số kỹ thuật (Manufacturer specificcations)
Ước tính của người vận hành (operator estimates)
Ước tính của nhà quản lí (Management estimates)
Hệ thống thu thập dữ liệu tự động (Automatics data capture system)
Quan sát trực tiếp (Direct observation)
Kiểu dữ liệu
Dữ liệu tất định
Dữ liệu tất định có nghĩa là các sự kiện liên quan đến các dữ liệu xảy ra
trong cùng một giá trị Điều này có nghĩa là loại dữ liệu cần phải được thu
thập chỉ một lần bởi vì nó không bao giờ thay đổi về giá trị
Dữ liệu đầu vào ngẫu nhiên
Trái ngược với quá trình tất định, một quá trình ngẫu nhiên không xảy
ra với cùng một loại giá trị đều đặn Trong trường hợp này, quá trình sẽ
thực hiện theo một số phân bố xác suất
Trang 242.2.5.2 Phân phối xác suất đầu vào
),(
U
Khoảng thời gian (Time duration) cho nhiều quá trình phục vụ theo phân phối chuẩn Sự phân bố chuẩn có hai thông số: trung bình và độ lệch chuẩn Sự phân bố chuẩn thường cũng là đối xứng Điều này có nghĩa là có một số lượng tương đương của các quan sát có giá trị nhỏ hơn và lớn hơn trung bình dữ liệu Hàm mật độ phân phối là:
2 2 2 / ) ( 2
f
Trong đó:
là trung bình và là độ lệch chuẩn
Hình 2.2: Phân phối chuẩn
Phân phối Poison( )
Sự phân bố Poison được sử dụng là một số ngẫu nhiên của các sự kiện mà
nó sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian Sự phân bố Poison chỉ có một tham
số Tham số này là duy nhất trong đó trung bình và phương sai là cả hai đều
bằng
Khả năng quan sát một giá trị cụ thể là:
!)(
x
e x p
x
Trong đó:
là trung bình bằng phương sai và x là giá trị của biến ngẫu nhiên
Trang 25Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
Hình 2.3: Phân phối Poisson
Phân phối Uniform
Khả năng ứng dụng: sử dụng như một mô hình đầu tiên đối với một số lượng ngẫu nhiên rơi vào giữa a và b Phân bố U(0;1) là một phân bố rất cần thiết trong việc tạo ra giá trị ngẫu nhiên từ những phân bố khác
b x a a b x f
;
;0
,1)
b x a a b
a x x F
;
;0
,)
(
Thông số a và b là số thực với a < b, a là thông số vị trí, b-a là thông số tỉ lệ Phân phối đều trong [0;1): x nhận các giá trị thuộc nữa khoảng [0;1) với khả năng “như nhau” Hàm mật độ xác suất f(x) của nó được biểu diễn như hình sau:
Hình 2.4: Hàm mật độ xác suất phân phối đều
Phân phối Exponential (Phân phối mũ)
Khả năng ứng dụng: thời gian giữa các lần đến của sự kiện của một hệ thống mà xảy ra ở một tỷ lệ cố định, hoặc thời gian hư hỏng của một thiết bị Hàm mật độ:
Trang 26;1)(
x
x e x
0
;1
)(
x
x e x
F
x
Hình 2.5: Phân phối mũ
Phân phối Triangular
Khả năng ứng dụng: sử dụng như một mô hình khi thiếu dữ liệu
b x c c b a b
x b
c x a c b a b
a x
a x
x f
;1
;))(
(
)(2
;))(
(
)(2
;0
)(
2 2
(
)(2
;))(
(
)(2
)
c b a b
x b
c x a a c a b
a x
x F
Trang 27Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
2.6: Phân phối Triangular
Phân phối Lognormal
2.7: Phân phối Lognormal
2.2.6 Xử lý và phân tích dữ liệu đầu ra của mô phỏng
Phân tích dữ liệu đầu ra để có được dữ liệu thống kê đặc trưng và so sánh kết quả đầu ra Xử lý và phân tích dữ liệu đầu ra là bước cuối cùng của mô phỏng nhầm đạt được mục đích mô phỏng Các dữ liệu đầu ra của mô phỏng đều có tính ngẫu nhiên vì vậy xử lý số liệu đầu ra để đánh giá hành vi của hệ thống là một nhiệm vụ khó khăn và rất dễ xảy ra sai sót do đó kết luận rút ra không phản ánh đúng bản chất của hệ thống thực Thông thường người ta dùng phương pháp thống kê để thu thập và xử lý số liệu đầu ra của mô phỏng
2.2.7 Kiểm chứng và hợp thức hóa mô hình
Kỹ thuật hoạt hình được sử dụng để xác minh rằng logic trong mô hình là
0 , 2
1 )
x e
x x
f
x x
Trang 28xem trình tự của thực thể chuyển qua các công đoạn có giống như các giả định
đã nêu hay không?
2.2.7.2 Hợp thức hóa
Trong giai đoạn kiểm chứng mô hình chỉ cho chúng ta biết mô hình hợp thức hóa về mặt logic hay bề ngoài của mô hình để biết được mô hình phản ánh đúng bản chất hệ thống thực hay không? Tiếp theo, chúng ta tiến hành hợp thức hóa mô hình, kiểm tra dữ liệu hệ thống với dữ liệu đầu ra của mô hình về mặt thống kê
Kiểm định giả thuyết
Kiểm định giả thuyết: đánh giá xem liệu mô phỏng và hệ thống thực tế là như nhau hay không?
H0:E(Y)=Z
H1:E(Y)#Z
Z: Số sản phẩm được quan sát ở hệ thống thực
E(Y): Số sản phẩm chạy sau khi chạy mô hình
Nếu H0 được chấp nhận thì không có lý do để xem xét mô hình không hợp lệ
Nếu H0 bị từ chối phiên bản hiện tại của mô hình là bị từ chối và xây dựng mô hình cần phải cải thiện lại mô hình
Tiến hành kiểm tra giá trị kiểm định t0
Y
11
Độ lệch chuẩn mẫu:
2 1
1
2
1
) (
n
i i
Tính toán giá trị kiểm định t0 :
n S
Trang 29Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
2.2.8 Các bước nghiên cứu mô phỏng
Hình 2.8: Sơ đồ các bước nghiên cứu mô phỏng
Hình 2.8 cho thấy các bước để hướng dẫn xây dựng một mô hình mô phỏng Các nguồn tham khảo: Pegden, Shannon và Sadowaski [1995], law and Kelton [2000] Các bước thuyết trình này được xây dựng bởi Banks, Sarson, Nelson và Nicol [2000]
Bước 1: Phát biểu bài toán (Problem formulation)
Mỗi nghiên cứu mô phỏng phải bắt đầu với một phát biểu bài toán Nếu phát biểu này được cung cấp bởi người cần giải quyết bài toán (khách hàng), nhà phân tích mô phỏng phải vô cùng cẩn thận để đảm bảo rằng bài toán là rõ ràng Nếu một phát biểu bài toán được chuẩn bị bởi các nhà phân tích mô phỏng, điều quan trọng là các khách hàng hiểu và đồng ý với việc phát biểu
Nó được đề nghị có một tập hợp các giả định được chuẩn bị bởi các nhà phân tích mô phỏng và cần có sự đồng ý của khách hàng
No
Yes
No Yes
án
Mô hình nguyên
lý
Thu thập dữ liệu
Mô hình
mô phỏng
Kiểm chứng
?
Hợp thức?
Thiết kế thực nghiệm
Tài liệu
và báo cáo
Chạy các
mô hình
và phân tích
Chạy nhiều hơn?
Thực thi
Trang 30 Bước 2: Thiết lập mục tiêu và kế hoạch tổng thể dự án (Setting of
objectives and overall project plan)
Bước này là “Đề xuất dự án”, nên được thực hiện bởi nhà phân tích và khách hàng, bao gồm:
Xác định các câu hỏi cần được trả lời
Xác định các kịch bản được điều tra
Quyết định điều kiện
Xác định người sử dụng cuối cùng
Xác định phần cứng phần mềm và nhân viên thực hiện
Chuẩn bị một kế hoạch thời gian
Chi phí lập kế hoạch và thủ tục thanh toán
Bước 3: Mô hình nguyên lý (Model conceptualization)
Hệ thống thực tế đang khảo sát được tóm tắt bằng một mô hình nguyên
lý, một loạt các mối quân hệ oán học và quan hệ logic của các thành phần và cấu trúc của hệ thống Chúng ta xây dựng bắt đầu từ mô hình đơn giản và phát triển mô hình lên từ từ thành một mô hình phức tạp thích hợp Xây dựng mô hình phức tập quá mức sẽ làm cho chi phí nghiên cứu và thời gian hoàn thành của nó tăng lên mà không làm tăng chất lượng đầu ra
Bước 4: Thu thập dữ liệu (Data collection)
Thu thập dữ liệu cho phân tích đầu vào và hợp thức hóa
Phân tích dữ liệu
Xác định các biến ngẫu nhiên
Các hàm phân phối phù hợp
Bước 5: Mô hình mô phỏng (Simulation modeling)
Mô hình nguyên lý được xây dựng để chuyển về code cho chương trình
mô phỏng bằng máy tính
Bước 6: Kiểm chứng (Verified)
Là quá trình xác định mô hình logic có đúng không? Gỡ lỗi phần mềm
mô phỏng nếu gặp lỗi
Bước 7: Hợp thức hóa (Validated)
Là quá trình xác định rằng mô hình đại diện cho hệ thống thực Mô hình
có thể thay thế cho hệ thống thực cho các mục đích của việc thực nghiệm không? Nếu có hệ thống thực hiện có, gọi nó là hệ thống cơ bản, sau đó để hợp thức hóa mô hình là so sánh lượng đầu ra (output) của mô hình với dữ liệu thu
Trang 31Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
thập từ hệ thống cơ bản Nếu không có hệ thống cơ bản, có nhiều phương pháp khác để hợp thức hóa mô hình
Bước 8: Thiết kế thực nghiệm (Experimental design)
Đối với mỗi kịch bản (scenario) mà được mô phỏng, các quyết định cần phải quan tâm đến chiều dài mỗi lần chạy mô phỏng, số lần chạy (còn gọi là lần lặp lại), cách thức khởi tạo là đòi hỏi
Bước 9: Chạy mô hình mô hình và phân tích (Production runs and
analysis)
Chạy mô hình mô phỏng và phân tích được sử dụng để ước tính đo lường
kết quả (measures of performance) cho các kịch bản đang được mô phỏng
Các kiểm định thống kê cho mức ý nghĩa và dãy
Ước tính điểm
Ước tính khoảng khoảng tin cậy
Giải thích những kết quả
Bước 10: Chạy nhiều hơn (More runs)
Dựa trên phân tích các kết quả chạy đã hoàn thành, nhà phân tích mô phỏng xác định có cần chạy thêm không? Và có cần thêm các kịch bản mô phỏng không?
Bước 11: Tài liệu và viết các báo cáo (Documenttation and reporting)
Tài liệu là cần thiết vì có nhiều lý do như sau, nếu các mô hình mô phỏng
sẽ được sử dụng một lần nữa bởi cùng các nhà phân tích hoặc các nhà phân tích khác sử dụng, nó có thể cần phải hiểu như thế nào về mô hình mô phỏng Điều này sẽ mang lại sự tự tin trong mô hình mô phỏng mà khách hàng có thể đưa ra quyết định dựa trên phân tích Ngoài ra, nếu mô hình này là phải được sửa đổi, điều này có thể là nhờ có tài liệu đầy đủ
Kết quả của tất cả phân tích phải được báo cáo rõ ràng và chính xác Điều này sẽ cho phép các khách hàng xem lại việc phát biểu bài toán cuối cùng, các phương án đã được giải quyết, các tiêu chuẩn được so sánh, kết quả của thực nghiệm và kiến nghị của nhà phân tích nếu có
Bước 12: Thực thi (Implementation)
Báo cáo chuẩn bị trong bước 11 ở trên và chỉ bổ sung thông tin mà khách hàng sử dụng để thực hiện một quyết định Nếu khách hàng đã tham gia trong suốt thời gian nghiên cứu và nhà phân tích mô phỏng đã làm theo các bước trên chặt chẽ, thì khả năng thực thi thành công sẽ được tăng lên
Trang 322.2.9 Các module cơ bản được sử dụng trong mô hình mô phỏng với phần mềm Arena
Create Module: Module này được dùng như điểm bắt đầu của các
thực thể (entity) trong mô hình mô phỏng Các thực thể được tạo ra bằng cách sử dụng một lịch trình hoặc dựa trên một khoảng thời gian giữa các lần đến Các thực thể sau đó di chuyển vào mô hình và bắt đầu quá trình thông qua hệ thống
Prosess Module: Module này được sử dụng cho các quá trình trong
mô phỏng Những tùy chọn về các rang buộc tài nguyên nắm giữ
(releasing) là có sẵn Thêm vào đó có các tùy chọn cho việc sử dụng
“mô hình phụ” và chỉ định phân cấp logic người dùng định nghĩa Thời gian
của quá trình được phân phát đến entity và bao gồm các giá trị Value Added (giá trị cộng thêm vào – VA), Non-Value Added (giá trị không cộng thêm vào – NVA), wait (chờ đợi) hoặc other (khác)
Dispose Module: Là module cuối cùng của mô hình mô phỏng, nó cho
biết thực thể đã được hoàn thành trong hệ thống và đi ra khỏi hệ thống Module này sẽ thống kê các thông số của thực thể để đưa vào báo cáo
Decicide Module: Module này cho phép ra quyết định để lựa chọn các
quá trình trong hệ thống Nó bao gồm các tùy chọn cho việc ra quyết định lựa chọn dựa vào một hay nhiều điều kiện hoặc dựa vào một hay nhiều xác suất
Assign Module: Module này được sử dụng để gán các giá trị mới cho
các biến, các thuộc tính của thực thể, các loại thực thể, các hình ảnh cho thực thể hoặc các biến khác trong hệ thống Gán nhiều chỉ có thể được chỉ trong một Assign module
Batch Module: Đây là module để nhóm các thực thể lại tạm thời hoặc
vĩnh viễn
Separate Module: Module này có thể được sử dụng để sao chép một
thực thể đến thành nhiều thực thể hoặc để tách những thực thể được batch trước đó
Entity Module: Module dữ liệu này định nghĩa các loại entity khác
nhau và hình ảnh ban đầu của chúng trong mô phỏng
Queue Module: Module dữ liệu này có thể được sử dụng để thay đổi
quy tắc thứ tự cho xếp hàng
Trang 33Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
Resource Module: Module dữ liệu này định nghĩa các tài nguyên trong
hệ thống mô phỏng, bao gồm cả thông tin chi phí và nguồn lực sẵn có
Schedule Module: Module dữ liệu này có thể được sử dụng kết hợp với
Resource Module để định nghĩa một lịch trình cho một tài nguyên hoặc Create module để định nghĩa một lịch trình đến Ngoài ra, một lịch trình
có thể được sử dụng và tham chiếu đến hệ số thời gian trì hoãn dựa trên thời gian mô phỏng
Set Module: Module dữ liệu này định nghĩa các kiểu khác nhau của tổ
bao gồm các nguồn lực
Variable Module: Module dữ liệu này được sử dụng để định nghĩa giá
trị ban đầu của một biến Các biến có thể được tham chiếu trong các module khác, có thể được gán lại một giá trị mới với Assign module và
có thể được sử dụng trong bất kỳ biểu thức
Trang 34CHƯƠNG III
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1 Giới thiệu về Công ty
Công ty Cổ Phần May Tây Đô
là doanh nghiệp cổ phần thành lập năm 1989
Tên tiếng anh: TAYDO GARMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TAYDOVTEC
Trụ sở: 73 Mậu Thân - Phường
An Hòa - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ
Telephone: 84.710.3894385 Email: taydo@hcm.vnn.vn
Những năm đầu thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn về trang thiết
bị máy móc (60 máy may công nghiệp do Liên Xô (cũ) sản xuất), doanh thu hàng năm đạt trên dưới 200 triệu VNĐ, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Liên
Xô (cũ), một số nước Đông Âu và sản xuất hàng hoá theo hiệp định trao đổi thương mại hoặc trả nợ giữa hai cấp Chính Phủ Từ những năm 1992-1995 Công ty mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mở rộng nhà xưởng, máy móc
Trang 35Chương III: Giới Thiệu Tổng Quan về Công Ty
thiết bị chuyên dùng tiên tiến, hiện đại của các hãng sản xuất nổi tiếng như Nhật Bản, Âu - Mỹ (hiện nay Công ty đã trang bị hệ thống máy cắt tự động, trải vải tự động và máy may điện tử), không ngừng tìm kiếm khách hàng, thâm nhập thị trường mới, xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đặc biệt là khách hàng khó tính Nhật Bản và từng bước thâm nhập vào thị trường EU, Canada, Hoa Kỳ… sau khi thâm nhập vào các nền kinh tế thị trường có hiệu quả, quy mô sản xuất mở rộng, thu hút lao động từ 500 CN tăng lên 1.628 CN, doanh thu ban đầu của công ty đạt 16 tỷ VNĐ và tăng dần lên hằng năm Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty TNHH Tây Đô Việt Nam đã từng bước đi lên
và phát triển ngày càng lớn mạnh, trở thành công ty may có quy mô lớn ở thành phố Cần Thơ hiện nay
3.2.2 Quá trình phát triển của Công ty
Cùng với quy tính có được, với tình hình tài chính mạnh, thị trường của công ty không ngừng được mở rộng không những trong nước mà còn vươn xa
ra các thị trường Mỹ, NHật, Canada, EU, Châu Á…Với các khách hàng như: CHU SHING, SUPREME, COLUMBIA, GARMEX, SUN…
Công ty có đội ngũ công nhân hùng hậu, trình độ cao, tay nghề giỏi được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật thường xuyên và nhiệt tình trong công tác Với thiết bị sản xuất dây chuyền hiện đại được nhập trực tiếp từ các nước: Nhật, Mỹ, Đức…
Sản xuất và thiết kế sản phẩm đa dạng, phù hợp các đối tượng khách hàng, chất lượng tốt với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân
Giá cả cạnh tranh: Tăng sức cạnh tranh trên thị trường giúp công ty giành thị phần, tăng doanh thu
Tiêu chí của công ty là “luôn giữ chữ tính với khách hàng”, nên các sản phẩm mà công ty sản xuất và cung cấp được khách hàng tin tưởng lựa chọn
3.3 Sơ đồ tổng thể của Công ty
Xem Phụ lục 1
Trang 363.4 Sơ đồ tổ chức quản lý trực tuyến và chức năng từng bộ phận của cơng ty
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức cơng ty
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÒNG TCHC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
HT CỬA HÀNG
XƯỞNG CẮT
18 TỔ SẢN XUẤT
TỔ HT
XƯỞNG CẮT
12 TỔ SẢN XUẤT
TỔ HT PHÒNG KSNB
TỔ QA
Trang 37Chương III: Giới Thiệu Tổng Quan về Công Ty
Chức năng cụ thể của từng bộ phận, phòng ban như sau:
Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty
Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty
Giám đốc
Toàn quyền tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển
Tổ chức điều hành, thực hiện và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty
Phân công trách nhiệm, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ cho phó giám đốc
Là người đại diện của công ty trong các quan hệ kinh tế trước pháp luật
Phó giám đốc
Giải quyết về chính trị, tư tưởng cho toàn thể cán bộ công nhân viên
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tất cả các lĩnh vực được phân công
Kiểm tra, chỉ đạo và xem xét đánh giá hiệu quả khối lượng công việc của từng đơn vị có phù hợp với những yêu cầu của hệ thống chất lượng
Thay mặt giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi giám đốc đi vắng
Phòng Tổ chức hành chính
Có 3 chức năng chính là:
Trang 38 Quản lý nhân sự, công tác đào tạo trong toàn công ty
Quản lý tiền lương toàn công ty, trực tiếp tính lương cho CBNV, phòng ban công ty
Tổ chức thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn phòng chống cháy nổ trong toàn công ty
Phòng Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng, trách nhiệm xã hội theo ISO
9001, SA 8000, Lean, 5S, Kinh doanh nội địa trong toàn toàn công ty
Thiết kế tạo mẫu sản phẩm mới
Tổ chức, quản lý hệ thống tiêu thụ nội địa
Khai thác các nguồn hàng nội địa theo phương thức mua nguyên phụ
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác theo quy định của nhà nước
3.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Tiến hành việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phụ vụ tiêu dùng trong và ngoài nước
Trang 39Chương III: Giới Thiệu Tổng Quan về Công Ty
Tiến hành kinh doanh phục vụ trong nước, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao
Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho các bộ công nhân viên
Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an toàn xã hội Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước
Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu
tư phát triển nhằm năng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm
Nghiên cứu luật pháp quốc tế, các thông lệ kinh doanh Cần nắm vững nhu cầu thị hiếu, giá cả các loại sản phẩm may mặc, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phục phụ sản xuất kinh doanh may mặc thời trang
Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất khẩu giữ vững các thị trường có lợi nhất
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, quản lý và thực hiện theo phân phối lao động, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa tay nghề cho các các bộ công nhân viên công ty
3.6 Thuận lợi và khó khăn của Công ty
3.6.1 Thuận lợi
Dệt may là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam hiện nay có tiềm lực phát triển khá mạnh, giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động trong nước; do đó, ngành dệt may rất được Chính phủ quan tâm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành
Công ty Tây Đô không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị máy móc hiện đại, các thiết bị chuyên dùng đắt tiền, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho công nhân viên nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm
Trình độ kỹ thuật của công ty được nâng cao do được tiếp xúc với các khách hàng lớn, mức độ chuẩn hóa sản phẩm cũng cao hơn và hiện nay công ty
là một trong những đơn vị dẫn đầu về trình độ công nghệ cắt may
Công ty đã gây dựng được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước
Trang 40Công ty thuộc Sở công nghiệp Cần Thơ nên khả năng vay vốn dễ dàng hơn nhờ những ưu đãi của Nhà nước Ngoài ra, công ty còn được hưởng ưu đãi
Chưa có kế hoạch sản xuất cụ thể cho thị trường nội địa
Mạng lưới thông tin về thị trường và khách hàng của công ty còn yếu Hiện nay, công ty chủ yếu là mua mẫu thiết kế của nước ngoài, sau đó chỉnh sửa một số điểm cho phù hợp với vóc dáng và đặc điểm của người Việt Nam Do đó, khả năng thiết kế mẫu mốt còn hạn chế nên công ty chưa có mặt hàng đặc trưng của chính mình
Nhân sự phòng kinh doanh hàng nội địa còn ít, chưa thể bao quát được hết các thị trường - khách hàng trong nước
Ở thị trường nội địa, công ty phải cạnh tranh gay gắt với các nhãn hiệu thời trang có uy tín của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc và các nước ASEAN
3.7 Cơ sở vật chất
Trong quá trình kinh doanh, công ty không ngừng phát triển lớn mạnh Từ
cơ sở vật chất chỉ có 2 phân xưởng và 50 máy móc thiết bị lạc hậu thì hiện tại bây giờ Công ty đang hoạt động trên diện tích 10,000 m2 Trong đó 5,500 m2diện tích xây dựng với 7 phân xưởng may, 1 phân xưởng cắt, 2 kho nguyên liệu, 1 kho phụ liệu, 4 tổ ủi, 1 tổ cơ điện, 1 xưởng thêu, 1 tổ đóng gói và trang thiết bị hiện đại bao gồm 2,148 chiếc, bộ được nhập từ các nước Nhật, Mỹ, Đức như máy trải vải tự động, máy cắt tự động, hệ thống giác sơ đồ, máy thêu
vi tính, máy ép keo, máy ủi Form Jacket, máy ủi dập, máy may điện tử và một
số máy chuyên dùng gồm: máy đính nút, đính bọ, mổ túi
Bảng 3.1: Các loại máy móc hiện tại của công ty