1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG THIẾT kế TRANG PHỤC NAM THIẾT kế áo sơ MI và QUẦN tây NAM căn bản QUY TRÌNH MAY và PHƯƠNG PHÁP THIẾT kế

14 3,4K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 6,88 MB

Nội dung

Thiết kế Quần tây theo ni Thiết kế quần tây nam căn bản không ly, có ly.. Thành thạo lí thuyết và vận dụng lí thuyết để thiết kế hoàn chỉnh các sản phẩm; áo sơ mi, quần tây nam cơ bản..

Trang 1

BÀI GIẢNG ÂU PHỤC NAM

N I DUNG GIẢNG DẠY MÔN ÂU PHỤC NAM ỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN ÂU PHỤC NAM

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ÂU PHỤC NAM

1.1 Mục đích – Yêu cầu môn học

1.2 Nguyên phụ liệu

1.3 Phương pháp đo

Phần 2: THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NAM

2.1 Thiết kế áo sơ mi nam cơ bản theo ni

2.2 Thiết kế áo sơ mi theo tài liệu kỹ thuật

2.3 Quy trình may áo sơ mi nam cơ bản

Phần 3: THIẾT KẾ QUẦN TÂY NAM

3.1 Thiết kế Quần tây theo ni

Thiết kế quần tây nam căn bản không ly, có ly.

3.2 Thiết kế quần theo tài liệu kỹ thuật

3.3 Quy trình may quần tây nam cơ bản

YÊU CẦU MÔN HỌC

1 Thành thạo lí thuyết và vận dụng lí thuyết để thiết kế hoàn chỉnh các sản phẩm; áo

sơ mi, quần tây nam cơ bản

2 Vận dụng lí thuyết cơ bản để thiết kế các sản phẩm tương tự hoặc có biến kiểu

BÀI TẬP

1 Thiêt kế hoàn chỉnh áo sơ mi nam theo Ni cá nhân (tỉ lệ 1:1)

2 Thiết kế hoàn chỉnh áo sơ mi nam theo tài liệu kỹ thuật

3 Tìm hiểu sưu tầm và cách thiết kế một số loại nẹp (đinh) áo trên áo sơ mi

4 Tìm hiểu sưu tầm, cách thiết kế và may các loại túi trên sản phẩm quần tây nam

Trang 2

5 BT nhóm:

Lựa chọn phân tích các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần tây nam có cách điệu và qui trình may sản phẩm đó (4sv/ nhóm)

ĐÁNH GIÁ

Quá trình: điểm trung bình các bài tập + thái độ học tập: 30%

Cuối kỳ: thi tự luận: 70%

Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ÂU PHỤC NAM

1.1 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU MÔN HỌC

Trình bày toàn bộ phần chuẩn bị thiết kế áo sơ mi nam và quần tây nam căn bản Sinh viên phải hiểu rõ, nắm vững từng bước, từ phương pháp vẽ, thông số kích thước, công thức tính toán cơ bản đến cách gia đường may và cắt may các sản phẩm đó được thực hiện như thế nào Đây là phần kiến thức cơ bản, nó không chỉ đòi hỏi sinh viên phải nhớ công thức để tính toán, thiết kế cơ bản mà còn phải hiểu rõ và vận dụng nâng cao để thiết kế những mẫu sản phẩm mới, đa dạng hơn, phức tạp hơn giúp sinh viên khi thực hành sẽ dễ dàng, chính xác và có kỹ năng, kỹ xảo cao Từ đó, sinh viên có thể so sánh được những điểm khác nhau giữa Âu phục nam và Âu phục nữ, những sai hỏng có thể xảy ra trong quá trình thiết kế

1.2 NGUYÊN PHỤ LIỆU

1.2.1 Nguyên liệu: gồm nhiều chất liệu, màu sắc khác nhau như: cotton, kate,

kaki, lanh, len, PES, vải có thể là vải trơn, kẻ sọc và in hoa Nhìn chung, Âu phục nam

sử dụng được nhiều loại vải khác nhau nhưng không đa dạng và phong phú như sản phẩm của nữ, tùy theo tính chất công việc người ta có thể lựa chọn loại vải cho phù hợp

1.2.2 Phụ liệu: thường được sử dụng như các loại keo, dây kéo, nút, móc, vải lót,

vải phối, các loại chỉ,

1.3.1 Phương pháp đo để thiết kế áo

- Dài áo: Đo từ đốt xương cổ thứ 7 đến qua khỏi mông (dài hoặc ngắn hơn tùy ý)

- Ngang vai: Đo từ đầu vai phải qua đầu vai trái (đo xệ hơn đầu vai 1 cm)

- Dài tay:

Tay ngắn: Đo từ đầu vai đến 2/3 cánh tay trên hoặc ngắn hơn tùy ý

Tay dài: Đo từ đầu vai xuống qua khỏi mắt cá tay (dài hoặc ngắn hơn tùy ý), đối với áo sơ mi đo đến nửa lòng bàn tay

- Cửa tay: Lòng bàn tay hơi khum đo vòng quanh bàn tay

Trang 4

- Vòng cổ: Đo vòng quanh chân cổ vừa sát.

- Vòng ngực: Đo vòng quanh chỗ nở nhất của ngực đo vừa không sát quá

- Vòng mông: Đo vòng quanh chỗ nở nhất của mông, đo vừa không sát quá

1.3.2 Phương pháp đo để thiết kế quần tây

- Dài quần: đo từ ngang eo ( vị trí eo mặc quần) đến cách mặt đất 2 cm (dài, ngắn hơn tùy ý)

- Hạ gối: đo từ ngang eo đến trên xương đầu gối

- Vòng eo (vòng bụng): đo vòng quanh eo vừa, không sát quá (đo chỗ eo người mặc)

- Vòng mông: đo vòng quanh chỗ nở nhất của mông (đo vừa không sát quá)

- Vòng đùi: đo vòng quanh 1/3 phía trên của đùi (để kiểm tra)

- Trong quá trình đo thông số kích thước lưu ý những người có vóc dáng không được cân đối như: Đối với những người có vòng bụng lớn thì phải đo lấy số đo vòng bụng và lưu ý trong quá trình thiết kế

PHẦN 2: THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NAM

2.1 THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NAM CƠ BẢN THEO NI

2.1.1 Ni mẫu

- Dài áo (DA): 75 cm

- Ngang vai (NV): 48 cm

- Vòng cổ (VC): 38 cm

- Dài tay (DT):

Tay ngắn: 25 cm

Tay dài: 61 cm

- Cửa tay (CT): 24 cm

- Vòng ngực (VN): 92 cm

- Vòng mông (VM): 96 cm (mông lớn hơn ngực 4 – 10 cm)

2.1.2 Phương pháp tính vải:

- Khổ vải 0m90: 2 (dài áo + lai + đường may) + 1 dài tay + đường may

Trang 5

- Khổ vải 1m20: 2 (dài áo + lai + đường may) + tay ngắn; 2 (dài áo + lai + đường may) + dài tay dài + 30 – 35

- Khổ vải 1m40 đến 1m60: 1 dài áo + lai + 1 dài tay + đường may

2.2.3 Phương pháp thiết kế:

a Thiết kế thân trước, thân sau:

hyyyy

Trang 6

b Thiết kế tay áo

- Cửa tay = CT + độ rộng ply – [(độ rộng trụ lớn – độ ngậm trụ lớn) +(độ rộng trụ

nhỏ - độ ngậm trụ nhỏ)]

c Thiết kế đô áo

Trang 7

Đô rời: giảm trên thân 0.5cm

d Thiết kế bâu áo

e Thiết kế túi áo, trụ tay, manchette

(xem lại công nghệ may trang phục 1)

- Túi áo: ngang miệng túi = (10  11cm) hoặc = ½ vai - 23cm

Sâu đáy túi = miệng túi + 1.5cm Lai áo vạt tròn:

- Áo được may vạt tròn (vạt bầu) dài áo cộng thêm 2 4 cm

- Giảm đường cong sườn từ 3  10 cm đánh cong tùy ý

Lưu ý:

- Vòng nách tay bằng hoặc nhỏ hơn vòng nách thân 1cm

- Những người có bụng lớn,: dựa vào số đo vòng bụng để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp đủ để chứa bụng

Trang 8

Vị trí đặt túi:

 Từ ngang ngực đo lên 2cm hoặc = ½ NV - 23cm

 Từ đường xếp đinh áo đo vào 4- 7 cm

 Đặt song song với đinh áo

 Túi nằm bên tay trái người mặc

 Cạnh xéo lên đặt nằm phía trong nách tay

2.2 THIẾT KẾ ÁO SƠ MI THEO TÀI LIỆU KỸ THUẬT (TLKT)

Bước 1: Giới thiệu TLKT

Bước 2: Hướng dẫn đọc hiểu các thông tin trên TLKT

Bước 3: Thiết kế hoàn chỉnh áo sơ mi nam theo yêu cầu của TLKT

- Bảng TSKT TP áo sơ mi Việt Tiến: (tham khảo)

THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ĐƠN VỊ:CM

Vòng cổ (tâm nút- tâm khuy) 37 38 39 40 41 42 43 44 45 Vòng ngực 102 107 107 113 113 121 121 127 127 Dài thân sau 76 77 77 78 78 79 79 80 80 Dài đô 44 46 46 48 48 50 50 52 52 Dài tay (áo tay dài) 57 59 59 60.5 60.5 61 61 63 63

2.3.1 Thống kê chi tiết và gia đường may

Thống kê số lượng chi tiết

Vải chính:

- Thân cúc: 1

- Thân khuy: 1

- Thân sau: 1

- Đô áo: 1 đối với áo may đô liền (đô đắp) hoặc 2 đối với áo may đô rời

- Tay áo: 2

- Túi: 1

- Trụ lớn: 2

- Trụ nhỏ: 2

Trang 9

- Manchette: 4

- Lá bâu: 2

- Chân bâu: 2

Keo:

- Lá bâu: 1

- Chân bâu: 1

- Manchette: 2

- Nẹp thân khuy, thân cúc, miệng túi: có thể có hoặc không ép keo

Cách gia đường may

Dạng may thường (có vắt sổ) Dạng may cuốn hay may ép (không

vắt sổ)

- Vòng cổ: 0.7cm

- Vòng nách áo: 0.7cm

- Sườn áo, vai áo, sườn tay, cửa tay: 1cm

- Lai áo: lai ngang: 2cm; lai bầu:

1cm

- Các đường may khác: 1cm

- Vòng cổ: 0.7cm

- Vòng nách thân áo: 0.5cm; vòng nách tay: 1.2cm

- Sườn áo thân sau, sườn tay áo sau: 0.5cm; sườn áo TT, sườn tay áo trước: 1.2cm

- Lai áo: lai ngang: 2cm; lai bầu: 1cm

- Các đường may khác: 1cm Đinh áo:

- Thân cúc= 1.5 1.75 (từ đường tâm nút đến đường đinh áo) + 2.5 3 (to bản nẹp cúc) + 1 (đường may)

- Thân khuy:

 Nẹp khuy thường= 1.5 1.75 (từ đường tâm nút đến đường đinh áo) + 3 3.5 (to bản nẹp khuy) + 1 (đường may)

 Nẹp khuy lơve liền= 1.5 1.75 (từ đường tâm nút đến đường đinh áo) + 3 3.5 (to bản nẹp khuy) + 1 (phần gấp lơve)

 Nẹp khuy lơve rời: thân khuy= 1.5 1.75 (từ đường tâm nút đến đường đinh áo) + 1 (đường may), cắt nẹp rời= to bản nẹp + đường may

2.3.2 Qui trình may

- May bâu áo

Trang 10

- May manchette

- May miệng túi

- May nẹp đinh thân cúc, thân khuy

- Dán túi vào thân khuy

- May trụ tay vào tay áo

- May đô vào thân sau

- May lộn sườn vai

- May tay áo vào thân

- May sườn áo, sườn tay

- May lá bâu vào thân áo

- May manchette vào tay áo

- May lai

- Làm khuy kết nút

Biến kiểu:

- Áo có xếp ply ở giữa lưng hoặc ở vai:

Từ rập thân sau căn bản sử dụng phương pháp xoay chuyển để tạo xếp ply

- Thiết kế áo mặc rộng, hoặc áo mặc ôm:

Áo mặc ôm Áo mặc rộng Ngang ngực = 1/4VN + 2.53 cm 1/4VN + 68 cm Ngang vai = ½ NV – 0.5 cm ½ NV + 12 cm

 Hạ nách và ngang nách tay thay đổi theo

Phần 3: THIẾT KẾ QUẦN TÂY NAM

Trang 11

3.1 THIẾT KẾ QUẦN TÂY THEO NI

3.1.1 Ni mẫu

- Dài quần: 96cm

- Vòng eo: 72cm

- Vòng mông: 96cm

- Vòng đùi: 58cm

- Ngang ống: 23cm

3.1.2 Phương pháp tính vải

- Vải khổ 0m90 = 2 dài quần + lai + đường may

- Vải khổ 1m20 = 1.5 dài quần + lai + đường may (với vòng mông  85cm)

- Vải khổ 1m40 đến 1m60 = 1 dài quần + lai + đường may

3.1.3 Thiết kế quần tây nam cơ bản không ly

Qui trình thiết kế:

- Thiết kế thân trước

- Thiết kế thân sau

- Thiết kế lưng quần

- Thiết kế túi

Vẽ đường chính trung:

Nếu: ngang đáy lớn hơn ngang ống vẽ đường chính trung theo đường ngang đáy Ngược lại, nếu ngang đáy nhỏ hơn ngang ống thì vẽ đường chính trung theo đường ngang ống

Trang 12

Quần không ly: đo ngang mông thân trước = ngang mông thân sau Quần càng xệ lưng sau càng cơi.

3.1.4 Thiết kế quần tây nam cơ bản có ly

Thiết kế quần có 2 ly

Trang 13

3.2 THIẾT KẾ QUẦN TÂY NAM THEO TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Bước 1: Giới thiệu TLKT

Bước 2: Hướng dẫn đọc hiểu các thông tin trên TLKT

Bước 3: Thiết kế hoàn chỉnh các chi tiết trên sản phẩm quần tây nam theo yêu cầu của TLKT

3.3 QUI TRÌNH MAY QUẦN TÂY NAM CƠ BẢN

3.3.1 Thống kê chi tiết và gia đường may

Các chi tiết khi cắt:

- 1 cặp thân trước

- 1 cặp thân sau

Trang 14

- 1 cặp vải lót túi hông (túi xéo)

- 1 cặp vải may túi hông

- 1 cửa quần trái + keo

- 1 cửa quần hoặc 1 cặp cửa quần phải

- 1 dây may passant

- 1 hoặc 2 (túi sau + vải lót miệng túi + keo : túi mổ 1 viền)

- 2 cặp lưng + keo

Gia đường may:

- Sườn: 1.5 cm

- Đường đáy thân sau trên lưng quần chừa đường may 3cm nhỏ dần xuống đáy còn 1cm

- Lai: 4 cm

- Lưng: 1 cm

Qui trình may:

1 May ly thân sau

2 May ly thân trước (nếu có)

3 May túi sau (nếu có)

4 May túi hông

5 May vòng đáy thân trước

6 May dây kéo

7 May sườn hông ngoài

8 May lưng quần

9 May passant vào thân quần

10 May lưng vào thân quần

11 May đường sườn ống trong

12 May vòng đáy còn lại

13 May passant vào lưng quần

14 Lên lai quần

15 Thùa khuy, kết nút, móc

Ngày đăng: 28/11/2015, 00:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w