2.1.Màu hữu sắc và màu vô sắc – Coloured and non-coloured Màu hữu sắc là những màu được tạo nên trên vòng tròn màu phát triển từ những màu cơ bản, hình thành nên sắc thái nóng, lạnh của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG
BỘ MÔN THIẾT KẾ THỜI TRANG
Trang 2MỤC LỤC
Mục lục .1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC 4
1.MÀU SẮC TRONG LĨNH VỰC THỜI TRANG VÀ MAY MẶC 4
1.1.Màu sắc và ý nghĩa 4
1.1.1.Màu sắc ……… 4
1.1.2.Ý nghĩa của màu sắc ……….….4
1.2.Vòng màu cơ bản .5
1.2.1.Màu gốc 5
1.2.2.Màu bậc hai 5
1.2.3.Màu bậc ba 5
1.2.4.Các tính chất của màu .6
1.2.4.1.Sắc giai ……… …6
1.2.4.2.Sắc thái ……… …7
2.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC 8
2.1.Màu hữu sắc và màu vô sắc 8
2.2.Màu nóng, màu lạnh 8
2.3.Màu tương đồng - màu tương phản 8
2.4.Màu bổ túc 9
2.5.Sắc độ 9
2.6.Sắc điệu 10
2.7.Độ thuần màu 11
2.8.Độ sáng, độ tối 11
2.9.Độ rực (độ tươi,độ chói) 11
3.HÒA SẮC 13
3.1.Các dạng hòa sắc 13
3.1.1.Hòa sắc tương đồng 13
3.1.2.Hòa sắc tương phản 13
3.2.Hiệu quả hòa sắc 14
3.2.1.Hiệu quả rực: 14
3.2.2.Hiệu quả trầm 14
3.2.3.Hiệu quả nhã 14
Trang 3Chương 2: HÌNH DÁNG - HỌA TIẾT TRANG PHỤC 16
1.HÌNH DÁNG QUẦN ÁO ……… 16
1.1.Hình khối của trang phục………16
1.2.Hình bóng cắt 17
1.3.Kiểu hình cơ bản của quần áo 18
2.THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO 20
2.1 Đường 20
2.1.1.Đường kết cấu: 20
2.1.2.Đường Trang trí: 20
2.2.Nét 20
2.2.1.Cách thể hiện đường nét 21
2.2.Giá trị biểu cảm của đường nét 21
2.2.2.1.Đường thẳng đứng 21
2.2.2.2.Đường nằm ngang 21
2.2.2.3.Đường gấp khúc 21
2.2.2.4.Đường cong 21
2.3.Điểm 22
2.4.Họa tiết trang trí 22
2.5.Khoảng cách, khoảng trống 22
Chương 3: BỐ CỤC 23
1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ 23
1.1.Khái niệm 23
1.2.Các nguyên tắc cơ bản của trang trí 23
1.2.1.Nguyên tắc nhắc lại: 23
1.2.2.Nguyên tắc xen kẽ: 23
1.2.3.Nguyên tắc đối xứng (đăng đối) 23
1.2.4.Nguyên tắc phá thế (mảng hình không đều nhau) 24
1.3.Các hình thức bố cục trang phục 24
1.3.1.Bố cục cân đối 24
1.3.2.Bố cục hàng lối 25
1.3.3.Tuyến vận động chính của bố cục 25
1.3.4.Trọng tâm bố cục 25
2.CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC 27
Trang 42.1.Quan hệ tỷ lệ 27
2.1.1.Các tỷ lệ thường gặp 27
2.1.2.Các tỷ lệ đặc biệt 28
2.1.3.Tỷ lệ vàng 28
2.2.Quan hệ đối lập 28
2.3.Quan hệ nhịp điệu 30
3.PHONG CÁCH THỜI TRANG 33
3.1.Phong cách cổ điển 33
3.2.Phong cách thể thao 33
3.3.Phong cách lãng mạn 34
3.4.Phong cách dân gian 35
3.5.Phong cách viễn tưởng 35
Tài liệu tham khảo 37
Trang 5Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC – OVERVIEW OF COLOUR
1 MÀU SẮC TRONG LĨNH VỰC THỜI TRANG VÀ MAY MẶC - COLOUR
IN FASHION
Mục tiêu –Goal:
-Người học phân biệt được các màu cơ bản và màu bậc 2, bậc 3
-Người học tạo ra được các màu mới từ màu cơ bản
-Người học thích tìm ra những màu mới
1.1 Màu sắc và ý nghĩa – Signification and colour
Trong hội họa, màu sắc càng phong phú và đa dạng thông qua sự phối trộn màu sắc của người họa sĩ Chính những màu sắc đó làm nên những sự mới lạ trong nghệ thuật
và cuộc sống từ đó cũng sinh động hơn
1.1.2.Ý nghĩa của màu sắc - Signification of colour
Trong cuộc sống, màu sắc chiếm một vị trí to lớn và vô cùng quan trọng Chính màu sắc làm cho sự sống sinh động và nhộn nhịp hẳn lên Trong thiên nhiên, các sắc xanh của lá, sắc đỏ của hoa, sắc nâu của thân cây, tất cả tạo nên sự đậm nhạt, bắt mắt người xem, và chính những màu sắc trong thiên nhiên tạo thêm sức mạnh tinh thần, động lực làm việc sau những lúc căng thẳng, mệt mỏi
Màu sắc trong nghệ thuật góp phần làm cuộc sống thêm thú vị, qua sắc màu trang phục của mỗi người, màu sắc tồn tại mọi nơi từ dọc theo những mái nhà hai bên đường phố, các bảng quảng cáo, panô, áp phích, cho đến những vật dụng bên trong ngôi nhà, xe, bàn nghế, thau, ca nhựa, Mọi thứ đều mang lại năng động, trẻ trung, lạ mắt và phù hợp khiếu thẩm mỹ từng người, giúp đời sống con người phát triển và xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn
1.2 Vòng màu cơ bản – Basic circle of colour
1.2.1.Màu gốc – Origin colour
Màu gốc còn gọi màu cơ bản, màu bậc 1, màu nguyên thủy, Là những màu có sẵn trong thiên nhiên, không có sự pha trộn Là những màu có đầu tiên và từ các màu
Trang 6đó con người có thể pha trộn và tạo ra vô số màu khác Bao gồm màu: đỏ, vàng, lam (xanh dương) (xem thêm tài liệu phát tay)
Màu bậc1 - Origin colour Màu bậc2 - Second colour
1.2.2.Màu bậc hai – Second colour
Màu bậc hai còn gọi màu nhị hợp, màu nhị nguyên Là những màu được kết hợp
từ hai màu cơ bản tạo thành Màu cam, tím, lục (xanh lá) (xem thêm tài liệu phát tay)
Đỏ + vàng = cam; Đỏ + lam = tím; Vàng + lam = lục (xanh lá)
1.2.3.Màu bậc ba – Third colour
Màu bậc ba được hình thành từ hai màu cạnh nhau theo nguyên tắc phối màu trong hội họa Màu bậc ba còn gọi màu trung gian, màu liên kết hai màu đứng kề nhau Màu cam đỏ, cam vàng, xanh lá non, xanh lá đậm, tím đỏ, tím xanh ( xem thêm tài liệu phát tay)
Đỏ
Vàng Lam
Cam
Lục
Tím
Trang 7Đỏ + cam = đỏ cam Red + Orange = Red Orange
Vàng + cam = vàng cam Yellow + Orange=Yellow Orange
Đỏ + tím = tím đỏ Red + Violet = Red Violet
Lam + tím = tím lam Blue + Violet = Blue Violet
Vàng + lục = xanh lá non Yellow + Green = Yellow Green
Lam + lục = xanh lá đậm
Màu bậc3- Third colour Blue + Green = Blue Green
1.2.4.Các tính chất của màu – Particularity colour
1.2.4.1.Sắc giai – tune colour, melody colour (# rainbow)
Là những màu từ ba màu đỏ –vàng –lam tạo ra những màu khác có tính chất liên tục theo vòng tròn
VD:Đỏ cam vàng lục lam
chàm - tím -
EX: Red - orange - Yellow- Green - Blue -
Blue Green - Violet,
Trang 81.2.4.2.Sắc thái - Aspect, Nuance
Là chỉ trạng thái của màu sắc: nóng hoặc lạnh Gồm có hai trạng thái là màu sắc nóng và màu sắc lạnh Những màu nghiêng về màu đỏ là màu nóng; nghiêng về màu xanh là lạnh
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP – QUESTIONS AND HOMEWORKS
1.Làm thế nào để tạo ra màu trung gian từ hai màu có sẵn? Cho ví dụ
2.Phối trộn màu bậc bốn, ta phải làm thế nào? Có bao nhiêu màu bậc 4
3.Vẽ vòng thuần sắc gồm có màu bậc 1, 2, 3 Yêu cầu hình vẽ phải có tính sáng tạo
Trang 92 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC - BASIC CONCEPTS OF
COLOURS
Mục tiêu – Goal:
-Người học nhận biết được màu hữu sắc, vô sắc, màu nóng, màu lạnh,
-Người học có thể phối màu tạo ra các gam màu nóng, gam màu lạnh, màu tương đồng
-Người học nhìn nhận và đánh giá được vẻ đẹp của màu sắc
2.1.Màu hữu sắc và màu vô sắc – Coloured and non-coloured
Màu hữu sắc là những màu được tạo nên trên vòng tròn màu phát triển từ những màu cơ bản, hình thành nên sắc thái nóng, lạnh của màu sắc
Màu vô sắc là những màu không mang sắc thái rõ rệt, nếu đứng gần màu nóng
sẽ nóng và gần màu lạnh sẽ lạnh Như màu đen, màu trắng, màu xám, màu
ghi, chúng còn được gọi màu trung tính (xem thêm tài liệu vòng tròn màu)
2.2.Gam màu nóng, gam màu lạnh – Tone red, Tone blue
Màu nóng là những màu nghiêng về họ màu đỏ, như đỏ, cam, vàng cam, Màu lạnh là những màu nghiêng về họ màu xanh, như xanh lá non, xanh lá, lam, tím xanh Màu vàng, màu tím là màu trung gian giữa màu nóng và màu lạnh ( xem thêm tài liệu vòng tròn màu)
Gam màu nóng Gam màu lạnh
2.3.Màu tương đồng - màu tương phản: Similar Colours - Contrast
colours
Trong vòng tròn màu, các màu đứng gần nhau sẽ có liên hệ họ hàng về sắc Chính
sự giống nhau đó là phương tiện tạo nên tính thống nhất, hài hòa của một tổng thể
có tính tương đồng về sắc Gọi màu tương đồng
Ngược lại, những màu đứng càng xa nhau, tính tương đồng về sắc càng giảm và
sự khác nhau về sắc ngày một tăng dần Đến một mức độ nhất định, những màu khác
Trang 10nhau đó trở thành hai màu đối lập, gọi màu tương phản Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tương phản nhau: (xem thêm tài liệu vòng tròn màu)
-Tương phản về sắc thái nóng - lạnh
-Tương phản về sắc độ sáng - tối Ví dụ: đen - trắng là cặp màu tương phản và cũng là cơ sở để tạo nên các cặp màu tương phản sắc độ sáng - tối
-Tương phản về sắc rực - sắc trầm
-Tương phản về màu tươi, màu chói với màu xỉn, màu chết
-Tương phản giữa màu hữu sắc với màu vô sắc
-Tương phản các cặp màu tươi, chói với nhau Ví dụ: đỏ - vàng; xanh đậm -
Tương đồng - Similar Colour Tương phản - Contrast colour
2.4.Màu bổ túc - Vertically opposite angles of colours
Màu bổ túc là những cặp màu có sự tương tác giữa các màu với nhau và khi chúng đứng cạnh nhau sẽ hỗ trợ cho nhau, tương tác lẫn nhau làm cho chúng thêm rực rỡ Trong vòng tròn màu, các màu bổ túc thường đứng ở vị trí đối diện nhau 180
độ (xem thêm tài liệu vòng tròn màu)
v à ng;
Trang 11độ trung gian vừa phải (độ bão hòa) hay gọi độ no của màu Hay có thể nói tác phẩm mới đạt được giá trị thẩm mỹ (gọi là đủ độ)
Dãy sắc độ từ đen đến xám trắng
Để điều chỉnh sắc độ của một màu ta có thể cộng màu đó với màu đen hoặc trắng Ví dụ lấy màu đen cộng trắng ta có màu xám, cộng tăng dần màu trắng ta có một dãy màu xám với sắc độ nhạt dần
2.6.Sắc điệu (biến thiên màu sắc) – Colour upheavals
Sắc điệu là thuật ngữ để chỉ sự biến thiên của màu hữu sắc Trong vòng tròn màu
ta thấy các màu đều có sự chuyển biến sắc từ ít đến nhiều, từ việc dễ đến khó phân biệt màu bên cạnh Ví dụ màu vàng ta dễ nhận ra màu vàng cơ bản, nhưng từ màu vàng sẽ chuyển sang vàng mỡ gà, vàng đất, vàng đất, vàng cam, nhưng cũng có thể vàng của lá mạ non, hay xanh lục, xanh lá cây đậm cũng được xuất phát từ một phần của màu vàng,
Sắ
c đ
iệu m
ng
Sắc điệu và sắc độ có mối quan hệ tương biến nhau Một màu khi chuyển dịch
về sắc điệu sẽ làm thay đổi về sắc độ và ngược lại Ví dụ màu đỏ chuyển sắc điệu sang cam sẽ tăng dần sắc độ nhưng chuyển sang tím đỏ thì sắc đỏ giảm dần
Màu đen, trắng là màu vô sắc nên không có sắc điệu mà chỉ có sắc độ mà thôi Sắc điệu cũng có thể hiểu như hòa sắc của một loại sắc hoặc sắc điệu nóng, sắc điệu trầm,
Trang 122.7.Độ thuần màu – Uniform Colour
Thuần có thể hiểu như thuần túy có nghĩa chỉ có duy nhất một cái gì đó Độ thuần màu là lượng sắc tố hàm chứa trên một đơn vị diện tích hay dung tích màu Một đơn vị màu có độ thuần cao khi trên một đơn vị diện tích hay thể tích chỉ bão hòa một loại sắc tố Ví dụ một sắc tố đỏ được bão hòa trên một đơn vị diện tích Ngược lại, độ thuần màu không cao khi trên một đơn vị diện tích hay thể tích có sự pha trộn từ hai sắc tố trở lên hoặc một sắc tố nhưng không phủ kín bề mặt hay không bão hòa trên một đơn vị diện tích
Ví dụ như một sắc tố đỏ nhưng chấm trên nền giấy trắng hoặc giấy đen mà để lộ phần nền Đó cũng là màu đỏ pha trộn với sắc tố khác là đen hoặc trắng
2.8 Độ sáng, độ tối – Bright, dark colours
Độ sáng, độ tối là để chỉ sự thay đổi sắc độ của một màu hay một gam màu Độ sáng, độ tối được đánh giá bằng sự chênh lệch sắc độ so với màu đen, trắng hoặc giữa các màu với nhau Ví dụ trên vòng tròn màu, màu vàng sáng nhất, màu cam sáng hơn màu đỏ,
Để thay đổi độ sáng, độ tối của một màu ta lấy màu đó pha trộn thêm màu trắng hoặc đen Ta cũng có thể tăng độ tối bằng cách pha trộn màu muốn tăng sắc độ với một màu đối diện trên vòng tròn màu hoặc pha trộn với một màu khác gam màu với
nó Ví dụ: Tăng độ tối của màu đỏ, ngoài việc pha màu đen vào còn có thể pha thêm màu xanh đối diện vòng tròn màu Màu đỏ là màu nóng pha thêm bất kỳ một màu lạnh (họ màu xanh), sắc độ cũng tăng độ tối lên
2.9.Độ rực (độ tươi,độ chói) - Shining bright of colours
Độ rực là để chỉ cường độ kích thích màu đối với mắt Trong vòng tròn màu, màu
có độ chói là đỏ, vàng Màu có độ tươi là màu cam, lục Màu có độ trầm là chàm, tím Khi ta muốn một màu tươi hơn ta pha thêm vàng, đỏ Khi muốn màu sáng hơn ta pha thêm trắng Màu trầm hơn ta pha thêm chàm, đen
Trang 13Độ rực, độ chói Đỏ - vàng Độ rực, độ chói Lục - cam
Một màu thường bắt mắt người khác khi ở diện tích nhỏ, nó tạo cảm giác rực rỡ hơn Nên trên trang phục thường sử dụng những đường viền, trang trí nhỏ vừa tạo sự duyên dáng và bắt mắt người xem
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP - QUESTIONS AND HOMEWORKS
1.Cần có tối thiểu bao nhiêu sắc độ của một bài vẽ màu hay của một tác phẩm mỹ thuật?
2.Phối màu tương phản được sử dụng ở đâu trong đời sống là thích hợp nhất?
3.Vẽ và phối màu bậc 2, bậc 3 vào vòng thuần sắc đã được kẽ sẵn
Trang 143 HÒA SẮC – MIX COLOURS
Mục tiêu - Goal:
-Người học phân biệt được đâu là hòa sắc đẹp, hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh, -Người học tự tạo ra các bài hòa sắc theo các màu mình yêu thích
-Người học vận dụng những gam màu đẹp vào màu sắc của trang phục cá nhân
3.1.Các dạng hòa sắc – Classifications of Mix colours
Hòa sắc là sự sắp xếp các tương quan của màu trong không gian nhất định nhằm tạo được mối qua hệ hài hòa màu sắc
3.1.1.Hòa sắc tương đồng – Similar of Mix colours
Là sự sắp xếp phối hợp giữa các màu cùng tông, cùng họ hoặc cùng nhóm màu nóng hoặc lạnh lại với nhau, làm chúng có mối quan hệ hài hòa màu trong cùng một sắc Còn gọi là phối hợp các màu tương sinh cùng họ
Ví dụ: hòa sắc nâu là kết hợp các màu nâu đậm đến nâu nhạt, nâu chuyển sang vàng, nâu chuyển xanh, Hay hòa sắc xanh bao gồm các màu từ xanh đậm đến xanh nhạt, xanh ngả vàng, xanh ngả lam,
Hòa sắc tương đồng của các màu đứng cạnh nhau cho cảm giác êm ái, nhẹ nhàng Hòa sắc tương đồng của các màu vô sắc (phác thảo đen trắng) cho cảm giác thuần khiết, giản dị
3.1.2.Hòa sắc tương phản – Contract Mix colours
Hòa sắc tương phản là sự sắp xếp bố trí các màu có tính đối lập nhau: nóng lạnh; sáng - tối; đậm - nhạt; tươi - rực; dịu - trầm; mảng lớn - mảng nhỏ; màu hữu sắc - màu vô sắc; Đứng cạnh nhau tạo nên tương quan hài hòa về màu sắc Thông thường các hòa sắc tương phản gây sự kích thích thị giác mạnh Như khi dùng các cặp màu
bổ túc sẽ gây sự chú ý người xem Nhưng khi dùng hòa sắc với các cặp màu tương phản sẽ kích thích thị giác mạnh hơn Còn hòa sắc đối với những màu hữu sắc và vô sắc sẽ kích thích thị giác mạnh nhất và ổn định nhất Ngoài ra còn các cặp hòa sắc về sắc độ, sắc điệu, độ rực, độ thuần màu,
Trên thực tế hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng chỉ mang tính tương đối và không có sự tách biệt một cách rõ ràng Vì một hòa sắc đẹp, sinh động thì ngoài lượng
Trang 15màu nhất định tương phản hoặc tương đồng còn phải kết hợp thêm các cặp màu tương đồng, hoặc một vài cặp màu tương phản và ngược lại
Ví dụ: một loại vải có hoa văn, mình vải màu xanh lục - hoa văn màu xanh lá non hoặc màu vàng đất thì cho dù diện tích các họa tiết lớn hay nhỏ cũng không làm nổi bật giữa mình vải và hoa văn Đó là hòa sắc tương đồng
Ngược lại, mình vải màu đen, hoa văn vàng cơ bản thì hoa văn này dù nhỏ hay lớn ta vẫn thấy rõ giữa vải và hoa văn Đó là hòa sắc tương phản
3.2.Hiệu quả hòa sắc – Mix colour effects
Màu sắc là công cụ của người họa sĩ, một người sáng tác Việc dùng màu sao cho đẹp thì đòi hỏi các màu sử dụng phải hài hòa, đẹp mắt phù hợp với người thể hiện và
cả người sử dụng nó Vì vậy, hoà sắc cần đạt ba hiệu quả sau:
3.2.1.Hiệu quả rực - Shining bright effect of Mix colours:
Hòa sắc đạt được hiệu quả rực là nhờ sự kết hợp các màu có độ rực cao với các màu đối chọi về sắc: màu nóng và lạnh; đối chọi sắc độ sáng - tối, giữa các màu có
độ đậm nhạt cao thấp khác nhau; màu nguyên sắc với màu có độ thuần thấp
3.2.2.Hiệu quả trầm – deep effect of Mix colours:
Hiệu quả hòa sắc trầm có được nhờ sự kết hợp các màu trầm đục, đen, xám với các màu ít đối chọi về sắc loại và độ sáng Hiệu quả trầm sẽ giảm bớt khi ta sử dụng các màu trầm nhưng trong đó sử dụng các màu tương phản về độ sáng tối
3.2.3.Hiệu quả nhã – Elegant effect of Mix colours
Hiệu quả nhã chính là độ trung gian của hiệu quả rực và hiệu quả trầm Hòa sắc nhã là sự kết hợp các màu trung lập về sắc loại (không rõ nóng, lạnh) và trung tính
Trang 16về độ rực (không quá rực hoặc quá trầm), trung gian về độ sáng (không chênh lệch mạnh giữa độ sáng và độ tối)
Việc phối màu trong hòa sắc nhã trên các bộ trang phục khá công phu nhưng
dễ dàng được người thưởng thức chấp nhận hơn các hòa sắc trầm hoặc hòa sắc rực Ngoài ba hiệu quả trên còn có các hiệu quả kép như nhã rực, nhã trầm, Một hòa sắc được coi là đẹp, nếu đạt được một tổng thể hài hòa các quan hệ đặc trưng của hòa sắc trong đó có sự cân bằng về sắc loại, độ sáng tối, độ thuần, độ rực, Nếu người thiết
kế chỉ nghiêng về hiệu quả của một loại hòa sắc nhất định sẽ làm giảm bớt hiệu quả thẩm mỹ Cho nên phối màu cần có sự sáng tạo và biết kết hợp các yếu tố sắc loại, độ sáng tối, độ thuần, độ rực, thì mới đem lại hiệu quả cao
Hòa sắc nhã
Ví dụ khi phối hợp màu, chỉ sử dụng những màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím thì khi kết hợp lại các màu ấy tạo cảm giác nóng bức khó chịu, mệt mỏi Nhưng cũng trên cơ sở các màu đó người thiết kế cho thêm các màu đen, trắng, ghi tạo cảm giác cân bằng và sự nghỉ ngơi của thị giác Thêm những màu có sắc trầm như đen, nâu pha trộn với những màu trên tạo cảm giác chắc chắn, đậm đà màu sắc thêm đẹp hơn, đồng thời cũng giảm bớt độ thuần của màu, cũng làm thay đổi sắc độ sáng, tối, trung gian
Thông thường những bài hòa sắc chưa được đẹp khi mắc phải các lỗi sau đây: dùng quá nhiều màu xanh, đỏ, tím, vàng, nhưng gọi "không màu" là do không có sắc độ đậm nhạt hay còn gọi màu bị "non" Hoặc màu bị "vôi" là màu sắc lẫn lộn không sắc điệu, không rõ gam màu Màu bị "khê" là quá nhiều độ đậm thiếu độ sáng
Bị "sượng" khi màu sắc thiếu độ chuyển, không hài hòa độ thuần màu Bị "chua" khi quá nhiều độ sáng, độ rực, phối 2 màu cạnh nhau không hợp
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP – QUESTIONS AND HOMEWORKS
1.Hãy cho biết bộ trang phục em đang mặc màu sắc được thể hiện theo hòa sắc nào? Giải thích
2.Tìm những màu sắc phù hợp để phối màu cho một bộ trang phục hòa sắc lạnh?
Kể tên những màu đó
3.Phối màu năm hòa sắc nóng và năm hòa sắc lạnh, trình bày lên giấy A3 Kích thước mỗi bài hòa sắc 10 x10cm
Trang 17Chương 2: HÌNH DÁNG - HỌA TIẾT TRANG PHỤC - FORM -
MOTIFS OF COSTUME
1 HÌNH DÁNG QUẦN ÁO –CLOTHES FORM
Mục tiêu - Goal:
-Người học phân biệt được hình dáng của quần áo và hình bóng cắt
-Người học biết kết hợp các kiểu hình cơ bản thành những mẫu trang phục đẹp -Người học phát triển thành những mẫu trang phục từ các hình học cơ bản
1.1.Hình khối của trang phục – Costume Cube
Hình khối của trang phục được tạo thành là sự kết hợp các mảng chi tiết (thân, tay, cổ, của áo) lại với nhau của một loại trang phục (áo, váy, nón, ) mà người thiết
kế dựa trên đặc điểm hình khối của cơ thể
Trong không gian có ba loại hình khối thường gặp: khối hộp (khối lập phương, khối chữ nhật), khối cầu và khối kim tự tháp Về mặt ý nghĩa khối cầu thể hiện sự viên mãn, no đủ, trọn vẹn nhất, nên nó thường đứng độc lập nhưng cũng khó sắp xếp nhưng nếu biết dùng sẽ mang lại hiệu quả rất cao Khối hộp thể hiện sự vững vàng,
ổn định, bề thế Khối kim tự tháp như vươn lên, hướng tới và phát triển Mỗi khối đều có ý nghĩa riêng của nó, nếu ta biết vận dụng các khối một cách sáng tạo chúng không chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ và có khả năng ứng dụng cao
Trên cơ thể con người cũng được qui thành các khối: đầu khối cầu, thân, tay, chân, cũng được xem khối hộp Thiết kế trang phục việc đầu tiên phải dựa trên hình khối cơ thể, sau đó mới dựa vào ý tưởng thiết kế Lúc đó người thiết kế mới đưa ra hình dáng thiết kế thế nào, gồm bao nhiêu hình khối, khối to hay nhỏ, để tạo thành mẫu trang phục Ví dụ như khi ta thiết kế một chiếc áo hay váy cũng được tạo thành
từ các chi tiết mà các chi tiết đó chính là các hình khối
Một chiếc váy gồm hai chi tiết: hình cánh quạt lớn và hình chữ nhật mảnh và dài Đường cong lớn là gấu váy, đường cong nhỏ là đường ngang eo, hình chữ nhật mảnh dài làm cạp váy, hình cánh quạt là thân váy Từ những chi tiết này được ráp nối lại thành hình khối của chiếc váy Như vậy để tạo thành hình khối của quần áo hoàn toàn
Trang 18dựa vào các mảng hình khối chi tiết Số lượng, kiểu dáng các mảng chi tiết như thế nào thì phụ thuộc vào:
-Công nghệ gia công sản phẩm
Thông thường hình khối trang phục có dạng hình nón, hình nón cụt, hình trụ, hình tang trống, Hình khối trang phục hoàn toàn dựa vào hình khối cơ thể, tuy nhiên người thiết kế cũng đã đưa ý tưởng sáng tạo của mình vào từng bộ trang phục cho đẹp hơn như độn thêm phần vai cho trang phục thêm mạnh mẽ, cá tính hay tạo độ phồng, độ xòe cho mềm mại, nữ tính,
1.2.Hình bóng cắt – Silhouette cut
Hình bóng cắt là hình chiếu của hình khối quần áo lên một mặt phẳng đứng đối diện và vuông góc với mặt đất Nói một cách khác, đường viền chu vi của quần áo được chiếu lên mặt phẳng đứng vuông góc mặt đất thì thu được hình ảnh trùng khít với hình bóng cắt
Hình khối quần áo càng lớn thì thu được hình bóng cắt có thể tích lớn và ngược lại Nhờ sự tác động của ánh sáng chiếu vào mà tạo ra hình bóng cắt với những chỗ đậm, nhạt khác nhau tạo nên những cảm xúc thẩm mỹ tác động đến người xem Người thiết kế cũng dựa vào hình bóng cắt làm nền mà có những ý tưởng thiết kế, trang trí sao cho đẹp, sinh động hay mềm mại Vì khi người mặc vào di chuyển hình bóng cắt
sẽ thay đổi, cho nên họ thường lót vải, keo để cải tạo độ mềm; dùng ren, đăngten, ở những đường viền, trang trí thêm cho mềm mại quyến rũ với các trang phục nữ
Trang 19Hình bóng cắt Các kiểu trang trí hình bóng cắt
1.3.Kiểu hình cơ bản của quần áo - Basic phenotypic of clothes
Mỗi bộ trang phục đều có kiểu hình nhất định, kiểu hình đó chính là hình bóng cắt sau khi được lượt bớt những chi tiết, đường cong uốn lượn rườm rà còn lại những nét lớn, nét chính, nét cơ bản nhất Chính những nét lớn đó làm nên kiểu hình bộ trang phục
Phân tích hình dáng của các mẫu trang phục là sự kết hợp các kiểu hình lại với nhau Mặc dù có nhiều loại hình, kiểu dáng trang phục nhưng khi nhìn tổng thể người
ta qui chúng thành những kiểu hình chính: hình chữ nhật và biến tấu của hình chữ nhật, hình thang và biến tấu của hình thang, hình ô van và biến tấu của hình ô van,
Cứ mỗi kiểu dáng trang phục mang một dạng hình học khác nhau, mỗi hình đều có ý nghĩa, tác động đến tâm lý người mặc Các trang phục có dạng vuông cho cảm giác cứng, cân đối, bền vững Các hình lệch về một hướng cho cảm giác không
an toàn, không bền vững Hình tròn, ô van có vẻ như xoay tròn, không ổn định Nếu hình tròn có điểm nhọn sẽ tạo sự chuyển động tăng dần theo chiều mũi tên, Với một hình thang quây xuống, người mặc như bị nén chặt xuống Nhưng nếu hình thang thuận quây lên sẽ là vươn lên cao Còn những hình tam giác tạo cảm giác năng động và cá tính mạnh mẽ nhờ vào góc nhọn của nó, nhưng cùng là tam giác nhưng hình càng cao càng thể hiện sự thanh thoát và vươn lên mạnh mẽ hơn