2.CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC 2.1.Quan hệ tỷ lệ 2.1.1.Các tỷ lệ thường gặp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MỸ THUẬT TRANG PHỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM (Trang 27)

1.3.4.Trọng tâm bố cục – Emphasis Layout

Trọng tâm chính của bố cục chính là điểm nhìn chính của bộ trang phục. Trên một bộ trang phục thường có nhiều phần, nhiều mảng hình kết hợp lại với nhau nên người thiết kế nên có ý định, ý tưởng ban đầu là phần nào chính phần nào phụ. Phần chính thường to, rõ, đẹp bắt mắt người nhìn ngay khi vừa quan sát, nó được thể hiện là điểm nhấn của bộ trang phục. Tùy vào ý tưởng nhà thiết kế, nên trọng tâm có thể ở phần cổ, ngực, eo hay phần chân,...thường được thể hiện dưới dạng màu sắc, mảng hình, đường viền,...để gây ấn tượng thị giác với người đối diện.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUESTIONS AND HOMEWORKS:

1.Hãy cho biết điểm khác nhau giữa bố cục cân đối và bố cục hàng lối?

2.Tại sao trên bộ trang phục cần có tuyến vận động chính? Tuyến vận động chính của bố cục có ý nghĩa như thế nào?

3.Sưu tầm những hình ảnh trang phục vận dụng bố cục cân đối và bố cục hàng lối? Trên các bộ trang phục đó chỉ ra tuyến vận động chính của bố cục và trọng tâm của bố cục (ít nhất 6 mẫu)

2. CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC - METHOD LAYING OUT CUSTOME

Mục tiêu - Goal:

-Người học nhận ra được bộ trang phục được thiết kế theo tỷ lệ nào, họa tiết trang trí, các yếu tố tạo hình xây dung theo mối quan hệ nào.

-Người học vận dụng được các tỷ lệ vào thiết kế trang phục.

-Người học tự xây dựng bố cục cho trang phục phù hợp với tính cách, vóc dáng từng người.

Một bố cục trang phục được xem là đẹp khi chúng được kết hợp các thành phần với nhau một cách hài hòa, hợp lý. Nên xây dựng bố cục thường được dựa trên các mối quan hệ.

2. 1.Quan hệ tỷ lệ - Rate relations

Mọi yếu tố thành phần tạo nên bộ trang phục đều có quan hệ mật thiết với nhau trong mối quan hệ cân xứng. Trong mỹ thuật, thiết kế quần áo đẹp là kết quả so sánh giữa các giá trị: độ dài, diện tích, thể tích:

-Số đo độ dài trong quần áo: hạ eo, dài áo, dài tay, dài quần, vòng ngực, vòng eo, vòng mông.

-Số đo diện tích: diện tích mảng thân trước, thân sau, diện tích mảng ngực, mảng bụng trên cùng một thân áo,...

-Số đo thể tích: thể tích ống tay áo, thể tích ống thân áo, thể tích phần áo và thể tích phần quây dưới của váy áo,...

Mọi mối quan hệ được qui thành các tỷ lệ sau:

2.1.1.Các tỷ lệ thường gặp – Common rates

Các mẫu trang phục thường là các tỷ lệ: 1:2; 1:3; 1:4; 1:5;....tỷ lệ 1:2 là độ dài của áo vest so với quần. Tỷ lệ 2/3 là độ dài tay áo so độ dài cánh tay. Tỷ lệ 7//8 là độ dài của áo so tổng thể. Tỷ lệ 1/8 là độ dài phần trên so tổng thểchiều dài đầm dạ hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MỸ THUẬT TRANG PHỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM (Trang 27)