2.1.2.Các tỷ lệ đặc biệt 2.1.3.Tỷ lệ vàng 2.2.Quan hệ đối lập

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MỸ THUẬT TRANG PHỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM (Trang 28)

2.1.2.Các tỷ lệ đặc biệt – Special rates

Các tỷ lệ đặc biệt có thể gặp trong thiết kế quần áo như 1: 2 là tỷ lệ giữa cạnh

hình vuông với đường chéo hình vuông ; 1: là tỷ lệ 1/2 cạnh của tam giác đều với

đường cao của tam giác đó.

2.1.3. Tỷ lệ vàng - Golden ratio

Tỷ lệ vàng là tỷ lệ hiếm gặp và rất đẹp được các nhà mỹ thuật tìm ra trong hội họa thời Hy Lạp cổ đại. Bản chất của tỷ lệ vàng được tính như sau: trên đoạn thẳng a giới hạn bởi A, B. Tìm điểm C chia đoạn a thành hai đoạn không bằng nhau. Đoạn lớn AB gọi a, đoan AC gọi b, đoạn CB gọi c. Sau cho đạt được quan hệ : a/b =b/c thì đó gọi là tỷ lệ vàng. Tương ưng với các tỷ lệ 3:5:8 và 5:8:3 hoặc 8:13:21 áp dụng trên quần áo.

Để có được một tỷ lệ vàng, đôi khi người thiết kê cố tình làm thay đổi đôi chút cho hiệu quả trang phục đẹp hơn. Như chiếc áo dài Việt Nam ngày này được người may xẻ tà cao hơn từ 3 đến 5 cm nhằm để đạt được tỷ lệ vàng. Như vậy cùng một kiểu dáng của trang phục nếu người thiết kế biết cân nhắc đôi chút về tỷ lệ cũng tạo ra điều mới lạ trên trang phục.

2.2.Quan hệ đối lập - Oppositional relationship

Các bộ phận của quần áo, xét về yếu tố mỹ thuật (hình dáng, thể tích, khối lượng, kích thước, màu sắc, đường nét,...) ta thấy chúng có mối quan hệ tương tự nhau (tương đồng ) hoặc khác nhau (biến điệu), hoặc trái ngược nhau (tương phản hay đối lập).

Như vậy quan hệ đối lập trên trang phục là các bộ phận trên trang phục (quần, áo, váy,....có sự trái ngược nhau về mảng hình, màu sắc, đường nét,hình khối,...nhằm tạo nên hiệu quả thẩm mỹ của bộ trang phục.

Tỷ lệ 1: 2 và1: 3

Phân tích mối quan hệ đối lập ta thấy các trường hợp đối lập là tương phản mạnh. Còn tương đồng là đối lập ít. Nên đối lập và tương đồng có mối quan hệ mật thiết với nhau, Biến điệu giữ vai trò trung gian. Trên các bộ trang phục,tính đối lập giữa quần và áo đôi khi được đẩy lên(a), (c), mờ đi (b) hoặc đồng điệu (d), ( e ) được nhấn mạnh nhờ vào sự góp mặt của hình dáng ống tay.

Quan hệ đối lập mảng sáng tối

Quan hệ đối lập a,c tăng;bgiảm; d,e đồng điệu

Trong lĩnh vực thời trang thường gặp các cặp đối lập: -Đối lập về đường nét: cong - thẳng; lượn - gãy

-Đối lập về hình khối: tròn - vuông; chữ nhật - tam giác -Đối lập về màu sắc: đậm - nhạt; đen - trắng; nóng - lạnh -Các đối lập khác: chi tiết - sơ lược; nhỏ - to; nhiều - ít.

Quan hệ đối lập không hề mâu thuân với quan hệ tỷ lệ mà chúng còn khiến cho sự cân bằng thị giác không bị đơn điệu. Đối lập đôi khi thành đối chọi, thu hút thị giác mạnh mẽ. Chính sự đối lập dễ nêu bật được trọng tâm, chính phụ rõ ràng làm bố cục hài hòa khỏe khoắn. Do vậy, quan hệ đối lập đóng vai trò chủ đạo và phổ biến nhất trong thiết kế thời trang.

Quan hệ đối lập Quan hệ tương đồng

2.3.Quan hệ nhịp điệu - Rhythmic relationship

Quan hệ nhịp điệu là các yếu tố mỹ thuật (mảng hình, màu sắc, đường nét,....) được lặp lại một tuần hoàn theo một quy luật nào đó tạo nên hướng vận động của toàn hệ thống gây cảm xúc thẩm mỹ của thị giác.

Khi sử dụng tính nhịp điệu không nên quá phức tạp nhưng cũng không đơn điệu, tầm thường, mờ nhạt không đủ gây ấn tượng người xem.

Một số cách thể hiện nhịp điệu:

- S ắ p x ế p h ì nh b ằ ng nhau nh ư ng thay đổ i kho ả ng c á ch.

- Thay đổ i di ệ n t í ch h ì nh nh ư ng kho ả ng c á ch kh ô ng đổ i

- Thay đổ i h ì nh, thay đổ i kho ả ng c á ch v à thay đổ i c ả c á ch s ắ p x ế p.

- Nh ắ c l ạ i m ộ t h ọ a ti ế t, chi ti ế t trang tr í .

Xen

- k ẽ h ọ a ti ế t kh á c theo chu k ỳ nh ấ t đị nh.

-Sắp xếp nhiều tầng, nhiều hàng. -...

Khi xây dựng bố cục trang phục cần tránh những trường hợp sau - Things to avoid when building layouts custome:

-Các mảng hình, chi tiết không dứt khoát, rõ ràng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nhiều mảng hình, nhiều họa tiết trang trí, không thay đổi hình tạo nên sự vụn vặt, rời rạc không rõ trọng tâm.

-Sắp xếp một cách đều đều, đơn điệu, không tính toán.

-Tránh sự sao chép, sắp xếp nhiều thứ không tính toán trong một tổng thể không rõ ý đồ.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUESTIONS AND HOMEWORKS:

1.Vận dụng các tỷ lệ đã học vào thiết kế trang phục có cần xác định đối tượng không? Vì sao?

2.Tại sao khi thiết kế bộ trang phục cần chú ý đến bố cục? Nêu một ví dụ cho thấy sự cần thiết của bố cục trong trang phục.

3. PHONG CÁCH THỜI TRANG – FASHION STYLE

Mục tiêu – Goal :

-Người học phân biệt được sự khác nhau của các phong cách thời trang.

-Người học có khả năng nhận biết người mặc trang phục theo phong cách nào, có phù hợp điều kiện, địa điểm hay không.

-Người học thể hiện sự yêu thích của mình về một phong cách mà phù hợp với sở thích cá nhân.

1.Phong cách cổ điển – Classical style

Phong cách cổ điển là tạo nên bộ trang phục không lòe loẹt, thái quá, trung thành một cách hoàn toàn với hình dáng cơ thể. Kiểu cổ điển tôn vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể nên các đường kết cấu phải giữ đúng cấu trúc cơ thể.

ví dụ: đường eo của quần áo trùng với đường eo của cơ thể; đường tra tay của áo trùng với đường vòng nách của cơ thể.

Hình thức của phong cách cổ điển phù hợp với tính sử dụng của quần áo. Trang phục cổ điển có hình thức giản dị, nghiêm túc, lịch sự. Cho nên những trang phục theo phong cách cổ điển thường không bị lỗi mốt theo thời gian. Ví dụ: bộ trang phục váy xòe hình thang kết hợp áo sơ mi tay măng sét.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MỸ THUẬT TRANG PHỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM (Trang 28)