1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân khúc thị trường khách du lịch tại cần thơ

113 808 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Đó là lý do tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân khúc thị trường khách du lịch tại Cần Thơ” 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học Phân khúc thị trường là một tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VĂN THIỆN

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: MARKETING

Mã số ngành: 52340115

12-2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

SVTH: NGUYỄN VĂN THIỆN

MSSV:4104937

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Sau khoảng thời gian gầ

, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp này như một bài làm tổng kết những kiến thức mà em đã thu thập được sau gần 4 năm học tập Và để hoàn thành tốt luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự chỉ dạy tận tình, giúp đỡ, động viên

Trước hết, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD trong gần 4 năm qua đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu, là nền tảng

để em có thể hoàn thành luận văn, và không những thế đó còn là những bài học, những kinh nghiệm giúp em có thể vững tin hơn trong những bước đường làm việc sau này

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Huỳnh Thị Cẩm Lý – người đã trực tiếp hướng dẫn, nhận xét, góp ý cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn

Sau cùng, em xin cám ơn các ban quản lý các điểm du lịch, Sở du lịch Cần Thơ và cùng với các công ty du lịch….tại Thành phố Cần Thơ đã giúp em trong quá trình phỏng vấn thu thập dữ liệu cho nghiên cứu Em xin gửi lời cảm

ơn tới người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong thời gian em học tập và làm luận văn tốt nghiệp

Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn và một số điều kiện không cho phép nên đề tài không tránh được các thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn

Cuối cùng em kính chúc cô Huỳnh Thị Cẩm Lý dồi dào sức khỏe và công tác tốt!

Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013

Nguyễn Văn Thiện

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các thông tin thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Thiện

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

…….………

Ngày … tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn

TH.S HUỲNH THỊ CẨM LÝ

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Lược khảo tài liệu 4

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 Phương pháp luận 7

2.1.1 Những khái niệm cơ bản về du lịch 7

2.1.2 Khái quát về phân khúc thị trường 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 14

2.2.3 Khái niệm phương pháp phân tích 16

2.3 Khung phân tích 22

2.4 Mô hình nghiên cứu 23

Chương 3: THỰC TRẠNG DU LỊCH TẠI CẦN THƠ 24

3.1 Khát quát về thành phố Cần Thơ 24

3.1.1 Vị trí địa lí 24

3.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch 24

3.1.3 Điểm tham quan hấp dẫn 26

3.2 Thực trạng quá trình hoạt động du lịch tại Cần Thơ 28

Trang 7

3.2.1 Thực trạng về khách du lịch và tình hình hoạt động kinh doanh 28

3.2.2 Cơ sở hạ tầng,kĩ thuật phục vụ cho phát triển du lịch 32

Chương 4: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TẠI CẦN THƠ 35

4.1 Phân tích thông tin về đáp viên 35

4.1.1 Thông tin về nhân khẩu học 35

4.1.2 Hành vi du lịch 39

4.2 Phân khúc thị trường khách du lịch tại Cần Thơ 46

4.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của các tiêu chí động cơ du lịch46 4.2.2 Xác định nhóm động cơ du lịch 48

4.2.3 Phân đoạn thị trường khách du lịch Cần Thơ 49

4.3 Lựa chọn phân khúc mục tiêu cho thị trường du lịch Cần Thơ 54

4.3.1 Lựa chọn phân khúc mục tiêu 54

4.3.2 Mô tả đăc điểm nhận dạng của từng phân khúc mục tiêu 55

Chương 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CẦN THƠ 63

5.1 Cơ sở đề ra giải pháp phát triển du lịch tại Cần Thơ 63

5.1.1 Định hướng phát triển du lịch Cần Thơ 63

5.1.2 Đánh giá kết quả số liệu thu thập từ du khách tại Cần Thơ 66

5.1.3 Xác định thế mạnh và hạn chế của thị trường du lịch Cần Thơ 67

5.2 Giải pháp phát triển thị trường du lịch Cần Thơ 68

5.2.1 Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho phát triển du lịch 68

5.2.2 Về nguồn nhân lực 68

5.2.3 Về thị trường mục tiêu 69

5.2.4 Về khách hàng mục tiêu 70

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CẦN THƠ 72

6.1 Kết luận 72

6.2 Kiến nghị 72

6.2.1 Về cơ sở lưu trú và nâng cấp các địa điểm tham quan du lịch tại Cần Thơ 72

6.2.2 Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của du lịch Cần Thơ 72

Trang 8

6.2.3 Các công ty du lịch và Sở du lịch Cần Thơ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 78

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Ngành du lịch được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây, với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và lạm phát trong nước nhưng tỉ lệ đóng góp của du lịch vào kinh tế Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn.Không chỉ thế nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận là di sản thiên nhiên như Vịnh Hạ Long và một số kỳ quan

khác Ngoài ra từ năm 2011 "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê

duyệt ngày 30/12/2011 Du lịch là một ngành mang lại lợi nhuận lớn trong nền kinh tế dựa vào cả con người và lợi thế đặc điểm của đất nước Chính vì vậy, trước những cơ hội và thách thức lớn về lạm phát và khủng hoảng kinh tế, du lịch Việt Nam đòi hỏi phải có những chiến lược đúng đắn và hiệu quả để phát triển nhanh, bền vững hơn

Cần Thơ là trung tâm kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long được đánh giá cao về tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: du lịch sinh thái, du lịch team-building và gần đây là sự xuất hiện của du lịch mạo hiểm…Thị trường du lịch Cần Thơ trong năm 2013 sẽ đón và phục vụ hơn 1,25 triệu lượt du khách trong đó có khoảng 210.000 lượt khách quốc tế, tăng 5,9% so với ước thực hiện năm 2012 Tổng doanh thu ngành trong năm 2013 ước đạt 970 tỷ đồng, tăng 10,2% so với ước thực hiện năm 2012 (vietnamplus.vn) Một chiến lược phát triển sản phẩm du lịch thành công khi sản phẩm đó tận dụng được ưu thế của điểm đến và đáp ứng được đòi hỏi, mong muốn của du khách Khi khách du lịch được thỏa mãn, họ sẽ kể cho những người khác về trải nghiệm của mình hay về điểm đến Vì vậy, cần phải biết đối tượng khách đang hướng đến là những ai, họ mong muốn điều gì khi chọn mua sản phẩm Xác định thị trường du khách mục tiêu là việc làm hết sức quan trọng, không thể thu hút tất cả khách hàng trên thị trường vì khách hàng quá đông và quá phân tán Chính vì thế, việc phân khúc và xác định thị trường khách du lịch mục tiêu cho du lịch Cần Thơ nhằm thu hút, thoả mãn nhu cầu của du khách, phát huy thế mạnh của địa phương là hết sức cần thiết Bên cạnh đó, khách du lịch đến Cần Thơ ngày càng tăng và nhu cầu của họ

Trang 10

đòi hỏi về du lịch cũng càng cao do đó cần phải có chiến lược tiếp thị marketing phù hợp cũng như nắm bắt đúng điều mà khách du lịch mong đợi

khi đi du lịch đến Cần Thơ Đó là lý do tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân

khúc thị trường khách du lịch tại Cần Thơ”

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Phân khúc thị trường là một trong những phương pháp được sử dụng trong các chiến lược Marketing nhằm xác định khách hàng mục tiêu và nắm bắt đúng nhu cầu của nhóm đối tượng cần phân khúc Ngày nay, các công ty

du lịch, các công ty nghiên cứu thị trường, các chuyên gia trong ngành hay chính các sinh viên, giảng viên làm luận văn tôt nghiệp đại học, cao học điều thực hiện những đề tài có liên quan đến phân khúc thị trường nhằm có cái nhìn toàn diện về nhóm khách hàng mục tiêu Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc phân khúc thị trường nhằm xác định thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng Vì vậy, du lịch Cần Thơ vì sao cần phải phân khúc thị trường nhằm chỉ ra đâu là nhóm khách hàng mục tiêu ,đánh giá xem khách du lịch quan tâm gì khi du lịch đến Cần Thơ, ngoài ra nhóm khách hàng này có những nhu cầu hay giá trị mong đợi gì ,lợi ích tìm kiếm trong chuyến đi, tạo dựng động lực khi đi du lịch đến Cần Thơ

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương với cơ sở hạ tầng phát triển và có thế mạnh về kinh tế đặc biệt là du lịch được chú trọng quan tâm trong những năm gần đây.Tuy nhiên, hướng phát triển thì nhiều, lượng đầu tư lớn, nhưng phải đầu tư và phát triển như thế nào cho hiệu quả về mặt kinh tế nhất nhưng vẫn không làm mất vẻ đẹp đặc trưng của vùng sông nước và ngày càng nâng cao nhận thức người dân về du lịch là một việc không

hề dễ dàng Đề tài “Phân khúc thị trường khách du lịch tại Cần Thơ”,nhằm tiến hành xác định khách hàng có những nhu cầu gì và đâu là nhóm khách hàng mục tiêu khi đi du lịch tại Cần Thơ, đồng thời khách du lịch mong muốn

gì hay tìm kiếm lợi ích gì cho chuyến đi du lịch Mặt khác, việc phân khúc sẽ cần thiết cho hướng phát triển sắp tới của ngành du lịch tạo ra nét đặc trưng trong lòng khách du lịch khi nhắc đến Cần Thơ Từ đó, các doanh nghiệp, công ty du lịch, nhà quản lý địa phương ,các khách sạn sẽ có các kế hoạch, chính sách phát triển du lịch tốt nhất bằng cách phân phối nguồn lực đúng chỗ

và đầu tư đúng hướng, đặc biệt giữ lấy khách hàng, thuyết phục nhóm khách hàng mục tiêu tiếp tục đến tham quan du lịch Cần Thơ

Trang 11

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng khách du lịch tại Cần Thơ và dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn để tiến hành phân khúc thị trường Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách ứng với từng phân khúc

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Phân tích thực trạng du lịch Cần Thơ

(2) Phân khúc thị trường du lịch tại Cần Thơ

(3) Tìm ra các đặc điểm nhận dạng các phân khúc và chọn được phân khúc khách hàng mục tiêu cho du lịch Cần Thơ

(4) Đề xuất các giải pháp, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm giúp du lịch Cần Thơ phát triển và đáp ứng tốt các nhu cầu của từng phân khúc

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Thực trạng kinh doanh du lịch tại Cần Thơ trong những năm qua đạt được kết quả như thế nào?

Căn cứ và tiêu chí và sử dụng phương pháp nào để phân khúc thị trường khách du lịch tại Cần Thơ ?

Giải pháp nào cho phân khúc khách hàng mục tiêu của du lịch tại Cần Thơ ?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian

Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Cần Thơ

Số liệu sơ cấp: tác giả tiến hành phỏng vấn 100 du khách đã từng hoặc đang du lịch tại Cần Thơ

1.4.2 Thời gian

Các số liệu được sử dụng trong luận văn là từ năm 2010 đến 2013 Thời gian thu thập số liệu điều tra tháng 9/2013, nghiên cứu từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu du lịch tại Cần Thơ bao gồm: thực trạng du lịch về loại hình, cơ sở kinh doanh lưu trú, lượt khách đến Cần Thơ; phỏng vấn trực tiếp khách du lịch để tìm ra các điểm tương đồng giữa khách hàng và tiến hành phân khúc thị trường

Trang 12

Giới hạn của để tài nghiên cứu: do nguồn lực và thời gian còn hạn chế nên việc thu số liệu sơ cấp chỉ tiến hành trong một tuần nên số lượng mẫu thu được trong vòng 100 mẫu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch trong ba năm 2010, 2011, 2012; bên cạnh đó, thu mẫu theo phương pháp phân tầng khách du lich quốc tế và khách du lịch nội địa dựa theo tỷ lệ trung bình từ năm 2010 tới 2012 Đề tài chỉ đi sâu phân tích về phân khúc thị trường khách du lịch và đưa ra chiến lược phù hợp cho từng phân khúc thị trường cụ thể, các vấn đề khác có thể không được nhắc đến hoặc không đi sâu phân tích trong đề tài Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp là chủ yếu,

do đó các số liệu thứ cấp sẽ không được phân tích sâu và cụ thể

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Nguyễn Quỳnh Như (2012).“Phân khúc thị trường du lịch sinh thái

thành phố Cần Thơ” Xác định các tiêu chí và tiến hành phân khúc thị trường

du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ.Xác định đặc điểm của du khách trong từng phân khúc Đề xuất giải pháp, kiến nghị thu hút và đáp ứng nhu cầu của

du khách trong từng phân khúc Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp du khách đã từng hoặc đang đi du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (tỷ lệ 20% khách quốc tế, 80% khách nội địa), thông qua bảng câu hỏi Thu thập 100 mẫu thông qua bảng câu hỏi bằng việc phỏng vấn trực tiếp các đáp viên tại thành phố Cần Thơ Đề tài sự dụng theo phương pháp Data-Driven để tiến hành phần khúc thị trường du lịch ,đồng thời đề tài sử dụng các biến lợi ích xây dựng theo thang đo Liker 5 mức độ với 19 biến lợi ích phân theo tiêu chí nhân khẩu học và hành vi du lịch.Kết quả phân tích cho thấy:Phân khúc 1 là nhóm “tìm sự yên bình” gồm 27 đối tượng, phân khúc 2 là nhóm “tận hưởng thiên nhiên, niềm vui gia đình và thích khám phá” gồm 37 đối tượng, phân khúc 3 là nhóm “tìm lối sống mới” gồm 36 đối tượng

Châu Mỹ Lan (2012).”Phân khúc thị trường du lịch sinh thái tại Phú

Quốc”.Địa điểm thực hiện đề tài là Huyện đảo Phú Quốc, mục tiêu nghiên cứu

xác định thực trạng du lịch sinh thái tại Phú Quốc về cơ sở lưu trú,lượt khách đến đây du lịch để tìm ra các điểm tương đồng giửa khách hàng và tiến hành phân khúc thị trường Số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn 100 đáp viên bằng bảng câu hỏi theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện,trong đó có 1 mẫu không đáp ứng yêu cầu của đề tài nên kết quả sử dụng 99 mẫu, bảng câu hỏi bao gồm phần nhân khẩu học ,hành vi và các biến lợi ích theo thang đo Liker,gồm 21 biến.Sử dụng phương pháp Data-driven để tiến hành phân khúc dựa trên thông tin của khách cung cấp.Kết quả phân tích cho ra 3 phân khúc, Phân khúc 1 là nhóm”tìm về thiên nhiên và hoạt động giải trí là mạnh nhất” gồm 62 đối

Trang 13

tượng,phân khúc 2 gồm 31 đối tượng là nhóm “không có động cơ du lịch hoặc nếu có thì rải đều ở các tiêu chí, mức độ thấp hơn so với phân khúc 1” ,phân khúc 3 gồm 6 đối tượng do số lượng quá ít và cũng không có động cơ du lịch rõ ràng nên kết quả không mang tính đại diện cao Kết quả nghiên cứu xác định phân khúc 1 là phân khúc mục tiêu cho thị trường du lịch sinh Phú Quốc với nhưng đặc điểm nhân khẩu học và hành vi du lịch riêng để nhận dạng phân khúc này

Nguyễn Văn Mến (2012) “Phân khúc thị trường khách du lịch tại Phú

Quốc”.Địa điểm thu thập số liệu tại đảo Phú Quốc,nghiên cứu được thực hiện

nhằm phân khúc thị trường khách du lịch và đặc điểm nhận dạng của khách hàng mục tiêu Tác giả tiến hành thu thập 108 mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ là 33% khách quốc tế và 67% khách nội địa bằng cách phóng vấn trực tiếp các đáp viên bằng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi bao gồm phần yêu cầu về lợi ích và nhân khẩu học, các biến lợi ích theo thang đo Liker,gồm 24 biến.Sử dụng phương pháp Data-Driven để tiến hành phân khúc dựa trên thông tin thu thập từ khách du lịch.Kết quả phân tích cho ra 3 phân khúc, Phân khúc 1 là nhóm” tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, khám phá thiên nhiên và tìm kiếm sự mới lạ” gồm 46 đối tượng,Phân khúc 2 là nhóm “tìm kiếm sự gần gũi với thiên nhiên”,gồm 38 đối tượng,Phân khúc 3 là nhóm “tìm kiếm sự hạnh phúc và lãng mạn” ,gồm 24 đối tượng.Biến lợi ích được tham khảo từ nghiên cứu này là: Khám phá thiên nhiên,Tìm kiếm sự mới lạ,Tìm về thiên nhiên,Sự hạnh phúc và lãng mạn

Lại Ngọc Linh (2012).”Phân khúc thị trường dịch vụ tour du lịch trọn

gói tại thành phố Cần Thơ ”.Mục đích của nghiên cứu nhằm phân khúc thị trường dịch vụ tour du lịch trọn gói tại thành phố Cần Thơ Đồng thời mô tả đặc điểm về nhân khẩu học và hành vi du lịch của du khách ở từng phân khúc Bên cạnh đó, tìm ra điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các phân khúc khác nhau Đề xuất giải pháp cho từng phân khúc cụ thể nhằm phát triển thị trường dịch vụ tour du lịch trọn gói tại thành phố Cần Thơ Nghiên cứu sử dụng 132 bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các đáp viên với 33 tiêu chí lợi ích.Bộ tiêu chí được đánh giá bằng thang do Likert 5 mức độ để đo lường, và được kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp kiểm định Cronbach’s alpha.Sử dụng phương pháp Data-Driven để tiến hành phân khúc nhóm khách hàng mục tiêu và nhu cầu.Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba phân khúc chính: Phân khúc 1 ,Nhóm du khách yêu cầu được cảm thông ,có 43,2% nam và 56,8% nữ với thu nhập cao và đi du lịch chủ yếu nhằm mục đích vui chơi giải trí,Phân khúc 2, nhóm du khách quan tâm đến chuyến đi có 43,2% nam và 56,8% nữ chủ yếu là học sinh, sinh viên và du lịch với mục đích vui chơi giải trí kết hợp

Trang 14

với công việc,Phân khúc 3,nhóm du khách thích sự thoải mái, an toàn và trải nghiệm trong chuyến đi có tỷ lệ nam cao hơn chiếm 52,4% và nữ là 47,6%,ở nhóm này chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức ,du lịch nhằm mục đích chính vẫn là vui chơi giải trí nhưng du lịch ở nơi có nhiều đồi núi và biển là sự lựa chọn hàng đầu.

Qua việc lược khảo tài liệu,đề tài sẽ có sự thay đổi lợi ích cho phù hợp với du lịch Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng Vì thế,đề tài : “Phân khúc thị trường khách du lịch tại Cần Thơ” sử dụng phương pháp Data-Driven Segmentation và các phương pháp khác để tiến hành phân khúc thị trường

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

2.1.1.2 Sản phẩm du lịch

Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền

sở hữu khi sử dụng Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán

bộ nhân viên du lịch Theo Michael M Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất

lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát

Theo Trần Đức Thanh (1998) cho rằng cơ cấu của sản phẩm du lịch: Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn

Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm

cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích

cho tổ chức cung ứng du lịch

2.1.1.3 Khách du lịch

Trang 16

Định nghĩa: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến (Trần Đức Thanh, 1998)

Phân loại khách du lịch:

 Khách tham quan: là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm, còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở trong ngày

 Du khách: là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với mục đích như tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng, tham dự hội nghị, công tác, thể thao…

 Khách du lịch quốc tế: Pháp lênh du lịch Việt Nam theo điều 20 chương V, những người được thống kê là khách du lịch quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau: là người nước ngoài, người Việt Nam cư trú ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân một nước hay người nước ngoài đang

cư trú ở nước đó đi ra nước ngoài du lịch

 Khách du lịch nội địa: bất kì người nào cư ngụ tại quốc gia nào, bất

kể quốc tịch gì đi du lịch đến một nơi khác với chỗ thường trú của mình trong phạm vi quốc gi trong thời gian 24 giờ hay một đêm và vi xuất phát từ bất kì

lý do nào khác hơn là thực hiện một hoạt động trả công tại nơi đến thăm

2.1.1.4 Tài nguyên du lịch

Định nghĩa: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Weaver

& Lawton, 2006, Trần Đức Thanh, 1998)

Phân loại tài nguyên du lịch:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

- Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

2.1.2 Khái quát về phân khúc thị trường

Trang 17

2.1.2.1 Thị trường

Theo Kotler (1984) là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá

cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng

và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó

2.1.2.2 Thị trường mục tiêu

Theo Kotler (1984), Smith (1956) việc lựa chọn thị trường mục tiêu là một trong những nội dung quan trọng nhất của lý thuyết Marketing và là một khâu không thể thiếu được của tiến trình hoạch định các chiến lược marketing,đặc biệt trong quá trình phân khúc thị trường Các chuyên gia Marketing đã cho rằng, cốt lõi của Marketing hiện đại là phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược định vị Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu xuất - Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau Sẽ không có một doanh nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thu hút, lôi kéo khách hàng khác nhau

Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạng xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường

Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả duy trì và phát triển được thị phần, từng doanh nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn các đối thủ

cạnh tranh Những đoạn thị trường như vậy được gọi là thị trường mục tiêu

2.1.2.3 Khách hàng mục tiêu: là khách hàng “sẵn sàng “ với việc đáp ứng

đồng thời cả hai tiêu chí: khả năng và khát khao ( Kotler, 1984)

2.1.2.4 Quan niệm về phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường thành những đoạn khác nhau mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất định cho một nhóm người nhất định Người ta gọi các đoạn phân chia đó là phân khúc thị trường, tức là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của marketing Và phân khúc thị trường chính là

Trang 18

quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt như nhu cầu, về tính cách hay hành vi (Kotler, 1984; Smith, 1956)

Việc phân khúc thị trường được tiến hành qua các bước sau: xác định thị trường kinhdoanh, xác định tiêu thức để phân khúc thị trường, ti ến hành phân khúc thị trường bằngcác tiêu thức đã lựa chọn( Kotler, 1984; Weaver & Lawton, 2006)

Bước 1: Xác định thị trường kinh doanh Phải xác định được thị trường kinh doanh mà công ty hướng tới Thị trường này sẽ bao gồm nhiều nhóm khách hàng không đồng nhất

Bước 2: Xác định tiêu thức để phân khúc thị trường.Tìm ra các tiêu thức

để phân khúc thị trường vốn không đồng nhất thành các nhómkhách hàng

đồng nhất

Bước 3: Tiến hành phân khúc thị trường theo tiêu thức đã được lựa chọn

2.1.2.5 Phân loại phân khúc thị trường

Về mặt lý thuyết, có 3 loại chính trong phân khúc thị trường Đó là, phân khúc thị trường người tiêu dùng, phân khúc thị trường cơ sở kinh doanh và phân khúc thị trường quốc tế (Weaver & Lawton, 2006) Trên thực tế, phân khúc thị trường người tiêu dùng là loại phân khúc phổ biến nhất và có tính hữu dụng cao nhất Đề tài này cũng dựa trên loại phân khúc thị trường người tiêu dùng để phân khúc thị trường

Trong phân khúc thị trường người tiêu dùng, có nhiều tiêu thức để tiến hành phân khúc Thông thường, các nhà nghiên cứu kết hợp hai hay nhiêu tiêu thức phân khúc để cho ra kết quả chính xác và xác định rõ hơn nhóm khách hàng mục tiêu Theo Kotler (1984) cho rằng các tiêu thức đó là:

 Theo vùng địa lý: Thị trường được chia thành các khu vực địa lý khác nhau như: các quốc gia, các thành phố, quận,huyện…Vì vậy, mỗi khu vực sẽ khác nhau về khí hậu, kinh tế, văn hóa,đồng thời nhu cầu của họ cũng

sẽ khác nhau

 Theo hành vi: Dựa vào lợi ích mà khách hàng mong đợi khi mua hàng hóa hay sử dụng các dịch vụ

 Theo tâm lý: Theo tầng lớp xã hội: trong xã hội có nhiều tầng lớp ,

và mỗi tầng lớp đều có sự khác biệt về tâm lý tiêu dùng đối với các hàng hóa

và dịch vụ Theo lối sống : sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các loại hàng hóa đã chịu ảnh hưởng của lối sống, thể hiện qua việc lựa chọn Theo cá tính: một tiêu thức được quan tâm trong quá trình phân khúc cho sản phẩm

Trang 19

 Theo nhân khẩu: các độ tuổi khác nhau có tâm sinh lý khác nhau trong đó giới tính được sử dụng nhiều trong các phân khúc thị trường, phân biệt giới tính làm cho nhu cầu khách hàng khác nhau về nhiều mặt

2.1.2.6 Yêu cầu đối với phân khúc thị trường du lịch

Có nhiều cách để xác định phân khúc tốt nhất, tuy nhiên dựa vào từng loại thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh mà nhà nghiên cứu thị trường sẽ đưa

ra những tiêu chí khác nhau để đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường

Theo Sara Dolnicar, trong nghiên cứu “Phân khúc thị trường du lịch” ông đã đưa ra những tiêu chí xác định như thế nào là một phân khúc hiệu quả trong du lịch như sau:

Có sự khác biệt rõ, nghĩa là các thành viên trong một phân khúc phải có những nét tương tự nhau và khác biệt rõ đối với các thành viên khác thuộc phân khúc khác

Phân khúc đó phải phù hợp với những thế mạnh của điểm đến du lịch đó

Phân khúc có thể tiếp cận được để có những chiến lược tiếp thị du lịch hiệu quả, ví dụ: đối với những khách du lịch lướt sóng, có thể tiếp cận để quảng cáo bằng các tạp cchí lướt sóng, tạp chí thể thao biển…

Phân khúc phải đủ lớn, điều này không có nghĩa là phân khúc càng lớn thì càng tốt Một điểm đến du lịch phát triển hiệu quả khi có được một lượng khách hàng ổn định và đủ lớn để sinh lời

Phân khúc có thể nhận biết được Trong khi các khách du lịch là nữ giới rất dễ nhận ra thì việc nhận biết những khách tham quan với động cơ thư

giãn và nghỉ ngơi lại rất khó

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu được tổng hợp từ các nguồn như: Sở văn hóa, thể thao-du lịch Cần Thơ, sách, báo, tạp chí, bài nghiên cứu

có liên quan, Internet…

 Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách du lịch

đã và đang đi du lịch tại các điểm du lịch của Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện trong đó:

Trang 20

Tổng thể nghiên cứu

Tổng thể đề tài nghiên cứu được xác định là khách du lịch đã và đang du lịch tại Thành phố Cần Thơ ,chủ yếu tại các điểm du lịch nổi tiếng của Cần Thơ như Bến Ninh Kiều, Nhà cổ Bình Thủy, Chuà Nam Ông, Khu du lịch Mỹ Khánh ở các thời điểm khác nhau trong ngày để đảm bảo tính đại diện

Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

 Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện

 Cỡ mẫu nghiên cứu:

Dựa vào công thức tính cỡ mẫu (Lưu Thanh Đức Hải, 2010):

Nội dung nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố nên cỡ mẫu phải bằng 4, 5 lần số biến dùng trong phân tích (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Đề tài sử dụng 20 biến trong phương pháp phân tích nhân tố, vì vậy cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định là 100 mẫu để thuận tiện cho việc nghiên cứu

Cơ cấu mẫu :

Tổng thể khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ trong 3 năm 2010, 2011,

2012 Tỷ lệ khách du lịch quốc tế và khách nội địa được xác định theo cơ cấu trung bình của khách du lịch trong 3 năm : 20% khách quốc tế, 80% khách nội địa Trong 100 mẫu nghiên cứu dự kiến sẽ có 80 mẫu thu từ khách nội địa và

20 mẫu thu từ khách quốc tế

n=N/(1+N*e 2 )

Trang 21

Bảng 2.1 Tổng lượt khách du lịch đến Cần Thơ 2010-2012 Chỉ tiêu

du lịch tại Cần Thơ

Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu và đặc tính của thị trường du lịch Cần Thơ cũng như các tiêu chí được dùng để phân khúc thị trường nhằm phân tích đúng với mục đích của đề tài.Cơ cấu bảng câu hỏi gồm có 3 phần chính

Phần I: từ câu 1-7 là thông tinh về nhân khẩu học của đáp viên nhằm xác định những yếu tố tác động đến khách du lịch thông qua tuổi,giới tính,trình độ,thu nhập,ngành nghề,tôn giáo và quốc tịch

Phần II: từ câu 8 -19 là thông tin về hành vi du lịch của đáp viên nhằm xác định rõ hành vi của khách du lịch khi đến Cần Thơ

Trang 22

Phần III: gồm 20 biến lợi ích về động cơ du lịch nhằm xác định lợi ích

mà khách du lịch tìm kiếm trong chuyến đi Dưới đây là bộ tiêu chí động cơ

du lịch tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trước đó và dựa vào đặc điểm của điểm

du lịch Cần Thơ bổ sung thêm những tiêu chí phù hợp về động cơ du lịch của

du khách khi đến Cần Thơ du lịch:

Bảng 2.2 Động cơ du lịch của du khách khi đến Cần Thơ 1.Thư giãn

2.Có thêm niềm vui

3.Thoát khỏi công việc hằng ngày

4.Ngắm phong cảnh đẹp

5.Tìm kiếm sự lãng mạn

6.Giải tỏa sự căng thẳng và áp lực

7.Mở rộng kiến thức

8.Quen biết nhiều bạn bè

9.Đi đến một nơi chưa từng đến trước đây

10.Có thời gian tụ hợp với bạn bè,đồng nghiệp và gia đình

11.Được tham gia các hoạt động ngoài trời

12.Đi đến các điểm du lịch sinh thái

13.Đi du lịch bằng xuồng, ghe

14.Tìm hiểu về văn hóa truyền thống Nam Bộ

15.Tận hưởng không khí trong lành

16.Tìm hiểu lối sống,tập quán của dân địa phương

17.Khoảng thời gian riêng tư

18.Đi đến các điểm du lịch lịch sử

19.Đi đến các điểm du lịch văn hóa

20.Thỏa mãn ước mơ đi du lịch

(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu)

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1

Trang 23

Đề tài tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng du lịch tại Cần Thơ” Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối được dùng để phân tích dữ liệu thứ cấp về hoạt động du lịch tại Cần Thơ

 Khái niệm về phương pháp so sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện (Mai Văn Nam, 2008) Tác cdụng của phương pháp này là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng

Tăng (+) Giảm (-) = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối

 Khái niêm phương pháp so sánh số tương đối: Phương pháp này chỉ

ra mối quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác về thời gian và không gian hoặc cả hai khác loại những có liên quan (Mai Văn Nam, 2008) Mục đích của phương pháp này nhằm làm rõ biến động của các chỉ tiêu trong thời gian nghiên cứu,giúp nhận diện rõ các hoạt động trong nghiên cứu

Y = (Y1 : Y0)*100 Căn cứ vào nội dung và mục đích phân tích ta có 5 loại số tương đối như sau:

 Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số (y0) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh)

 Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp hay của ngành

 Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể, chẳng hạn như có bao nhiêu phần trăm doanh thu từ khách du lịch quốc tế trong tổng doanh thu của ngành du lịch Tp Cần Thơ

 Số tương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau nhưng có liên hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc vào đơn vị tính của tử số và mẫu số trong công thức tính

 Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau

Mục tiêu 2: Phân khúc thị trường khách du lịch bằng việc sử lý các số liệu sơ cấp dựa vào phương pháp: Thống kê mô tả,phân tích nhân tố,phân tích

Trang 24

cụm, phân tích phân biệt… Trong đó,việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố dùng để gom nhóm bộ các lợi ích có được từ chuyến đi để xác định bộ tiêu chí phân khúc thị trường khách cho du lịch Cần Thơ Phương pháp phân tích cụm theo thủ tục Ward và K-mean được dùng để xác định số phân khúc khách du lịch tại Cần Thơ dựa vào tiêu chí lợi ích của chuyến đi( Dolnicar, 2007) Phân tích phân biệt được dùng để kiểm định lại sự khác biệt giữa các phân khúc khách du lịch dựa vào các biến lợi ích của chuyến đi( Park & Yoon, 2006)

Mục tiêu 3: Đặc điểm nhận dạng của từng phân khúc và phân khúc mục tiêu bằng việc sử dụng phân tích bảng chéo( Dillon, Modden, Firtle, 1994) Mục tiêu 4: Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường du lịch Cần Thơ

2.2.3 Khái niệm phương pháp phân tích

2.2.3.1 Thống kê mô tả

Theo Mai Văn Nam (2008) cho rằng các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng: trung bình cộng (mean), tổng cộng (sum), độ lệch chuẩn (Std Deviation), giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (maximum), sai

số chuẩn khi ước lượng trị trung bình (SE mean)

Trong đề tài này khoảng cách được chọn để phân tích là Likert 5 mức độ (Rennis Likert, 1932), và ý nghĩa của từng giá trị trung bình (TB) đối với thang đo khoảng trong phân tích thống kê mô tả được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất)/n

Trang 25

Hệ số a của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức

độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Công thức của hệ số Cronbach Alpha là:

Trong đó r là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,7 đến gần 0,8 là đã sử dụng được Nhưng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới, hoặc mới

so với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu Chính vì thế, hệ số Cronbach alpha được chọn sử dụng trong đề tài là 0,6 nguyên nhân đây là một nghiên cứu khá mới, và các khái niệm dùng để đo lường cũng rất mới đối với những đối tượng nghiên cứu(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Bên cạnh hệ số Cronbach alpha của mô hình, kết quả của kiểm định độ tin cậy của thang đo còn có hệ số Cronbach alpha nếu bỏ từng biến trong mô hình Nếu hệ

số Cronbachalpha nếu bỏ biến của một biến nào đó lớn hơn hệ số Cronbach alpha của mô hình thì biến đó nên được loại bỏ, vì khi bỏ biến đó, hệ số Cronbach alpha của mô hình sẽ tăng lên và thang đo có độ tin cậy cao hơn

2.2.3.3 Phân tích nhân tố

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau, thành một tập hợp biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dụng thông tin của các biến ban đầu Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt

dữ liệu, phân nhóm các dữ liệu trừu tượng và phức tạp hình thành các biến mới cho các nghiên cứu tiếp theo (Lưu Thanh Đức Hải, 2010; Nguyễn Khánh Duy, 2009)

Phân tích nhân tố được dùng đến trong trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn là không rõ ràng hay không chắc chắn Phân tích nhân tố theo đó được tiến hành theo kiểu khám phá để xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bớt số biến mô tả bằng phương trình (Nguyễn Khánh Duy, 2009; Lưu Thanh Đức Hải, 2010): F1 = a11x1 + a12x2 + a13x3 + … +a1pxp

F1 = a21x1 + a22x2 + a23x3 + … +a2pxp

α= Nρ/[1 + ρ(N – 1)]

Trang 26

Số lượng các nhân tố cơ sở tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy

ra hiện tượng tương quan Phân tích nhân tố rất hữu dụng trong bước thực nghiệm ban đầu của các nghiên cứu

Tham số thống kê trong phân tích nhân tố:

Kiểm định KMO là chỉ tiêu dùng để xem xét thích hợp của phân tích nhân tố khám phá Giá trị giữa 0 và 1 với KMO > 0.5 thì phân tích nhân tố là thích hợp Còn nếu KMO <0.5 là không phù hợp

Căn cứ chọn Loading factor:

Từ tài liệu chương trình kinh tế Fullbright, factor loading có ý nghĩa thực tiễn khi >= 50% Tuy nhiên để nó bắt đầu tạm chấp nhận là 0,3 và có ý nghĩa tốt hơn là 0,4 Theo Hair & ctg (1998) cũng khuyên bạn đọc như sau:

 Nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là

Khái niệm: Là phương pháp gom các đối tượng tương tự nhau thành 1

nhóm và có sự khác biệt rõ ràng với các nhóm còn lại(Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008)

Các bước tiến hành phân tích cụm:

Có 6 bước phân tích cụm tất cả Đó là: Xác định vấn đề nghiên cứu, chọn thước đo khoảng, chọn thủ tục phân cụm, quyết định số cụm, diễn giải và mô

tả cụm, đánh giá ( Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Phần quan trọng nhất khi xác định vấn đề phân cụm là việc chọn lựa các biến để phân cụm Nếu chỉ dựa vào một hay hai biến không có liên quan hay không thích hợp thì cũng sẽ làm nhiễu hay hỏng cả kết quả phân cụm Vì thế nên chọn tập hợp biến có khả năng mô tả được sự giống nhau giữa các đối tượng theo mục đích nghiên cứu Các biến có thể được chọn trên cơ sở phân tích lý thuyết, kết quả nghiên cứu trong quá khứ, hay xem xét các giả thuyết liên quan đã được kiểm định hoặc người nghiên cứu có thể dùng cả phán đoán

và trực giác để xác định các biến này

Trang 27

Bước 2: Chọn lựa thước đo khoảng cách hay thước đo mức độ giống nhau Phương pháp thông thường nhất là đo lường mức độ giống nhau bằng khoảng cách giữa hai đối tượng trong một cặp đối tượng Các đối tượng có khoảng cách giữa chúng nhỏ thì giống nhau hơn là các đối tượng có khoảng cách giữa chúng lớn Có 3 loại thước đo khoảng cách giữa hai đối tượng: khoảng cách Euclid hay khoảng cách Euclid bình phương; k/c Manhattan (là tổng các độ lệch tuyệt đối của các giá trị trên từng biến); k/c Chebychev (là chênh lệch tuyệt đối lớn nhất của giá trị trên từng biến) ( Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Bước 3: Chọn thủ tục phân cụm Các thủ tục phân cụm được chia thành hai loại thủ tục theo thứ bậc và thủ tục không thứ bậc ( Dolnicar, 2007)

+ Phân cụm thứ bậc (hierarchical clustering): Trong số các phương pháp phân cụm tích tụ thì phương pháp khoảng cách trung tâm và thủ tục Ward đã được chứng minh là có kết quả tốt hơn các phương pháp kia (Aaker, Kumar & Day, 2001)

Thủ thuật Ward: ta sẽ tính giá trị trung bình tất cả các biến cho từng cụm một Sau đó tính khoảng cách Euclid bình phương giữa các phần tử trong cụm với trị trung bình của cụm, rồi lấy tổng tất cả các khoảng cách bình phương này

+ Phân cụm không thứ bậc: (Non-hierarchical clustering) Thường được gọi là phân cụm K-mean, gồm có: phương pháp bắt đầu tuần tự (sequential threshold), bắt đầu song song (parallel threshold), phân chia tối ưu (optimizing partitioning) (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

*Lựa chọn phương pháp phân tích cụm:

Dựa vào ưu nhược điểm của từng phương pháp: Phương pháp K-mean

có 2 nhược điểm là: phải thử xác định số cụm trước và việc lựa chọn trung tâm cụm là tùy ý nên kết quả phân cụm có thể không chính xác Nhưng bên cạnh

đó, phương pháp K-mean cũng có một số ưu điểm: khối lượng tính toán ít hơn, thời gian thực hiện nhanh hơn phương pháp phân cụm thứ bậc(Dolnicar, 2007; Wedel & Kamakura, 2002)

Vì vậy, phương pháp cần chọn là sử dụng cả 2 phương pháp Ward và mean ( Dolnicar, 2007) Theo Aaker, Kumar & Day (2001), Dolnicar (2007) cho rằng đầu tiên sử dụng phân cụm thứ bậc (thủ tục Ward) để tìm ra kết quả ban đầu, sau đó số cụm và các trung tâm cụm của kết quả này được sử dụng làm thông tin ban đầu để áp dụng phương pháp phân chia tối ưu (một phương pháp của K-mean)

Trang 28

K-Bước 4: Quyết định số cụm Đây là một vấn đề chính trong phân tích cụm Cho tới nay chưa có những quy tắc rõ ràng và chắc chắn về việc xác định

số cụm (Dolnicar, 2007) Nói một cách khác là số cụm cần thiết hay hợp lý không phải là một vấn đề hoàn toàn về mặt kỹ thuật, mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: phân tích lý thuyết; sử dụng khoảng cách giữa các cụm làm tiêu chuẩn để xác định cụm; dựa vào tỷ số giữa phương sai nội bộ nhóm và phương sai giữa các nhóm; dựa vào quy mô tương đối của các cụm

Bước 5: Diễn giải và mô tả các cụm

Để diễn giải và mô tả các cụm ta sẽ xem xét các trung bình cụm (centroid), dùng phân tích biệt số hay đơn giản hơn là dùng thủ tục tính trung bình (Park & Yoon, 2006)

Bước 6: Đánh giá

Có nhiều cách thẩm định và đánh giá độ tin cậy và tính hợp lý của kết quả phân tích cụm: sử dụng nhiều thước đo khoảng cách khác nhau trên cùng tập hợp dữ liệu và so sánh kết quả; sử dụng các phương pháp phân cụm khác nhau; chia dữ liệu làm hai phần rồi thực hiện phân tích từng phần riêng

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích phân biệt, Cross tabulation và phân thích cụm để hoàn thành ( Park & Yoon, 2006; Dillon, Modden & Firtle, 1994)

2.2.3.5 Phân tích phân biệt

Đây là thuật toán dùng để xem xét các nhóm phân khúc có sự khác biệt với nhay hay không Kiểm định được sử dụng là kiểm định Wilks’ Lambda Phân tích phân biệt là dạng tổng quát của hàm phân biệt tuyến tính (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Nó có các giả định cơ bản:

 Số lượng các nhóm rời rạc và được định nghĩa trước

 Biến độc lập có phân phối chuẩn; tương quan giữa các biến độc lập thấp hoặc không tương quan

 Ma trận hiệp phương sai của các nhóm là như nhau

 Hàm phân biệt là tuyến tính

Các giả thuyết đặt ra:

 Giả thuyết H0: trung bình tất cả các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm bằng nhau (không có sự phân biệt)

Trang 29

 Giả thuyết H1: trung bình tất cả các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm khác nhau ( có sự phân biệt)

 Giả thuyết H0 bị bác bỏ khi Significance trong bảng Canonnical discriminant function nhỏ hơn mức ý nghĩa α Mô hình có độ phân biệt có ý nghĩa

2.2.3.6 Phân tích bảng chéo

Phân tích bảng chéo dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương; ngoài ra còn thống kê mô tả được đặc điểm của khách du lịch Người ta dùng Kiểm định Chi-square để kiểm tra xem liệu một biến này có quan hệ hay không với một biến khác, tuy nhiên phương pháp kiểm nghiệm này không chỉ ra cường độ của mối quan hệ giữa hai biến mạnh hay yếu giữa 2 biến Tùy theo loại thang

đo mà kiểm định 2 có kết quả khác nhau Thông thường kiểm định 2 có hiệu quả nhất đối với thang đo định danh (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Lưu Tiến Thuận và cộng sự, 2012)

Trong phân tích bảng chéo, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định

Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến

Giả thuyết trong kiểm định có nội dung sau:

 H0: Không có mối quan hệ giữa các biến

 H1: Có mối quan hệ giữa các biến

Giá trị kiểm định 2 trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P-value) Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác

bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau Ngược lại thì các biến không có liên hệ nhau

Trong nghiên cứu này phân tích bảng chéo dùng để thống kê mô tả các

về đặc điểm nhận dạng của các phân khúc và phân khúc mục tiêu

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.1 Khung phân tích

Trang 30

Hình 2.1 Khung phân tích chung cho nghiên cứu

Mức chi tiêu Lợi ích tìm

kiếm từ chuyến đi du lịch

Xác định số cụm

Đánh giá tính chính xác của từng phân

khúc

Phân khúc dựa vào đặc

điểm nhân khẩu học và

hành vi du lịch

Xác định mức chi tiêu cho từng nhóm các phân khúc

Giải pháp phát triển du lịch Cần Thơ

Thống kê mô tả

Phân tích nhân tố

Thủ thuật Ward

và phân tích mean

K-Phân tích bảng chéo

Phân tích phân biệt

Trang 31

2.3.2 Mô hình nghiên cứu

1 Phương tiện đi du lịch

2 Phương tiện tham quan

Xác định

số cụm và tiến hành phân khúc

Xác đinh phân khúc mục tiêu

Thông tin nhân khẩu học

Thông tin hành vi du lịch

Mức chi tiêu

Động cơ du lịch

Thông tin

về hành

vi du lịch

Mức chi tiêu trung bình cho chuyến đi

Trang 32

An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp Thành phố Cần Thơ là đô thị trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên 1389,60 km2, có diện tích nội thị là 53 km2, Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ Mêkông với nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch như: sông Hậu, sông Cần Thơ,…Các tuyến đường lớn chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91 ( www.cantho.gov.vn)

3.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch

Khí hậu - thời tiết

Trang 33

Thành phố Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 27 độ Mưa tập trung chủ trong các tháng 9&10 Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau; gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 28 độ Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3 Nếu xét trên góc độ kinh tế du lịch, thì số giờ nắng trong năm chính là một “lợi thế cạnh tranh” của du lịch Cần Thơ Điều này thật sự có ý nghĩa khi ta nhắm vào nhóm khách hàng mục tiêu là những người đến từ xứ lạnh, hay người có nhu cầu tránh rét trong những ngày đông giá lạnh

Địa hình và thổ nhưỡng Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam Do được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai Cần Thơ tương đối màu mỡ Nhìn chung, khí hậu và thổ nhưỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật nuôi Chính điều này đã đem lại cho Cần Thơ những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng của khách

du lịch trong và ngoài nước

Sông ngòi và tài nguyên nước

Ai đã từng đến Cần Thơ - Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ đều trầm trồ trước vẻ đẹp nên thơ của Bến Ninh Kiều bên dòng sông Hậu hiền hoà và sự đông vui nhộn nhịp của những phiên chợ Nổi với hàng trăm ghe thuyền san sát trên mặt nước Và điều đáng nói là để tạo nên sức hấp dẫn của một Cần Thơ

“Gạo trắng nước trong” ấy còn phải kể đến hệ thống sông ngòi chằng chịt quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ cho những cánh đồng lúa tốt tươi và những miệt vườn trĩu nặng hoa trái Mạng lưới sông ngòi dày đặc này đã hình thành tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương phát triển Đặc biệt là với hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng những vườn cây ăn trái bạt ngàn và đồng ruộng mênh mông, các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo đã tạo điều kiện cho Cần Thơ phát triển loại hình du lịch sông nước từ nhiều năm nay

Các dự án đầu tư phát triển du lịch

Trang 34

Thành phố Cần Thơ đã và đang đầu tư nhiều dự án lớn cho phát triển du lịch như dự án khu du lịch sinh thái cù lao Tân Lộc với 2100 ha xây dựng khu sinh thái và các dịch vụ cho du khách trong và ngoài nước Khu du lịch Cồn Sơn với 74.4 ha Bên cạnh đó xây dựng khách sạn hội nghị 5 sao tại cồn Cái Khế khối khách sạn nghĩ dưỡng gồm 264 phòng có diện tích 17.500 m2 với

các dịch vụ giải trí ,sân tennis ,bến du thuyền…

3.1.3 Điểm tham quan hấp dẫn

 Chợ nổi Cái Răng

Nằm trên sông Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6

km đường bộ và 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ Nếu như dân địa phương và các vùng lân

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao,du lịch Cần Thơ

Hình 3.2: Chợ nổi Cái Răng cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe Có những chiếc ghe như "căn hộ di động" trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh có cả

xe gắn máy đậu trên ghe

Trang 35

bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ Ngoài ra Bến Ninh Kiều còn có chợ đêm Ninh Kiều và hình thành loại

hình đường phố đi bộ, đường phố ẩm thực, chợ đêm để phát huy lợi thế "đêm

lung linh giăng mắc ánh đèn lồng đỏ, soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp loáng" góp phần tạo nên diện mạo và sắc thái mới cho khu vực trung tâm

thành phố Cần Thơ về đêm Chợ mở cửa từ 4 giờ chiều hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau tại phường Tân An, quận Ninh Kiều Tuy nhiên, phần lớn các hộ kinh doanh ở đây đều dọn hàng trước 12 giờ đêm Chợ đêm Ninh Kiều mang nét đặc trưng của miền sông nước

Đêm trên bến Ninh Kiều, hệ thống đèn chiếu sáng dọc bờ sông, người dân sinh hoạt dạo chơi, rao bán Bên ngoài bến, đèn sáng rực rỡ Cứ cách 100m lại có dãy phố chạy dài, mỗi dãy bán một mặt hàng khác nhau, có phố bán quần áo, phố đồ ăn chay, lại có phố chỉ bán trái cây, nơi đây với khung cảnh trữ tình và lãng mạn

 Khu du lịch Mỹ Khánh

Khu du lịch Mỹ Khánh là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của TP.Cần Thơ Mỹ Khánh nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, với diện tích hơn 50.000m2 rất bề thế và thoáng mát, đáp ứng nhu cầu

Trang 36

vui chơi, nghỉ dưỡng Xuất phát từ nội ô TP.Cần Thơ, đến cầu Cái Răng rẽ phải hơn 5km, du khách sẽ đến với làng du lịch Mỹ Khánh Hơn 20 loại cây được trồng đan xen dọc lối đi như: mận, xoài, chôm chôm, mít, dâu, sầu riêng lúc nào cũng tươi tốt, trĩu quả, cùng hương vị thơm ngon độc đáo sẽ mang đến cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn Đặc biệt, nơi đây còn được tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: leo cao, xích lô đạp, nhảy bao bố và những trò mang tính tập thể, có tinh thần đồng đội như: đua guốc mộc, đi cầu ô thước, câu cá sấu Bên cạnh đó, ẩm thực Nam bộ được phát huy, bằng cách chế biến những món ăn đặc sản miệt vườn, mang nhiều nét đặc trưng của xứ sở đồng bằng như: chuột quay lu, cá nướng ống tre, lẩu đồng quê, cá lóc nướng trui Du khách được thưởng thức món ngon dưới những túp lều nhỏ xinh xinh, ấm cúng, thâm tình.Ngoài hệ thống nhà được xây theo lối kiến trúc Tây Nguyên, nơi đây còn có hai nhà hàng thủy tạ với sức chứa hàng trăm du khách.

 Vườn cò Bằng Lăng

Vườn có Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Qua khỏi bắc Vàm Cống, từ ngã ba Lộ Tẻ xuôi theo Quốc lộ 80 khoảng 80 km, có cây cầu bắc qua con rạch nhỏ, cầu và rạch đều mang tên Bằng Lăng, một loại cây có hoa mày tím được lứa tuổi học trò ưa thích Nơi đây có nhiều giống cỏ nhất nước Du khách sẽ được leo lên đài quan sát cao 8m để ngắm nhìn thoải mái vườn cò Các loại cò ở nơi đây bao gồm: cò ruồi, cò cá, cò ngà, cò ma, cò xanh, cò lép, cò đúm… Du khách sẽ hòa mình vào không gian của thiên nhiên,cảm nhận được như sống gần gủi thêm với thiên nhiên, tìm cho bản thân khoảng không gian riêng

Ngoài ra, còn có các lễ hội văn hóa và làng nghề truyền thống giúp du khách có nhiều cơ hội hiểu biết thêm về nền văn hóa truyền thống,bản sắc cư dân Nam Bộ như: Lễ Kỳ Yên – Đình Bình Thủy, Lễ hội Chùa Ông, Lễ hội dân tộc Khơme, và các làng hoa ,trái cây miệt vườn như: làng hoa Thới Nhựt, vườn Lan, vườn trái Cây Cái Sơn, Vườn Trái Cây Ba Cống…

3.2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CẦN THƠ

3.2.1 Thực trạng về khách du lịch và tình hình hoạt động kinh doanh

Cần Thơ là trung tâm của ĐB.Sông Cửu Long cũng là điểm hấp dẫn về

du lịch Lượng khách đến Cần Thơ để nghĩ ngơi ,giải trí ngày càng tăng

Lượng khách du lịch đến Cần Thơ trong 3 năm được thể hiện quan bảng sau:

Trang 37

Bảng 3.1: Tổng lượt khách đến Cần Thơ 2010-2012 Chỉ tiêu

Chênh lệch

SL (Người)

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao,du lịch Cần Thơ

Du khách đến Cần Thơ chủ yếu từ các thành phố lớn trong nước như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngoài ra các tỉnh lận cận với Cần Thơ trong đồng bằng sông Cửu Long cũng là đối tượng đi du lịch đến đây Tính đến năm 2012 lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng đáng kể Cụ thể năm 2011 tổng khách

du lịch đến Cần Thơ tăng 10,47 % (92.198 lượt), trong đó khách nội địa tăng 11,96% (85.708 lượt) Nguyên nhân có thể năm 2011, Cần Thơ đầu tư mạnh cho du lịch với các dự án lớn xúc tiến phát triển du lịch cùng với đó là đồng bộ

cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các công ty du lịch tăng cường kích thích nhu cầu bằng các dịch vụ mới lạ và độc đáo, các điểm du lịch mới hình thành và được nâng cấp, bên cạnh đó Cần Thơ đăng cai tổ chức nhiều sự kiện văn hóa thể thao lớn trong nước Năm 2012 du lịch Cần Thơ có bước tăng trưởng tương đối lớn với hơn 1 triệu lượt khách đến tham quan du lịch tăng 20,81% (202.373 lượt), trong đó khách ngoài nước tăng 11,62% , khách trong nước tăng 22,76% Số lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng trong năm 2012 có thể do việc xây dựng các loại hình du lịch mới như : Homestay, nghĩ dưỡng kết hợp với du lịch sinh thái, các làng nghề thủ công được mở rộng, các loại hình du lịch kết hợp với nghĩ dưỡng và chữa bệnh tạo cho du khách sự mới lạ…

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch trong và ngoài nước tại Cần Thơ từ năm 2010-2012 được thể hiện qua bảng sau:

Trang 38

Bảng 3.2: Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại Cần Thơ 2010-2012

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao,du lịch Cần Thơ

Từ bảng số liệu trến có thể thấy số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch trong và ngoài nước tăng tương đối chậm Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012 tăng tương thấp từ 1,33 ngày năm 2010 lên 1,68 ngày năm 2012 Cụ thể số ngày lưu trú của khách quốc tế trung bình từ 1,33 năm 2010 đến 1,37 năm 2012, còn khách du lịch nội địa từ 1,33 năm 2010 lên 1,74 năm 2012 Qua đó có thể hiểu rằng du lịch Cần Thơ mặc dù là điểm tham quan hấp dẫn nhưng vẫn chưa đủ sức để tạo được sức hút lâu dài để giữ chân khách hàng là các khách du lịch trong và ngoài nước Tuy du lịch miệt vườn hay sinh thái là yếu tố du lịch quan trọng nhưng vẫn chưa tạo ra được cái riêng, cụ thể là về không gian các điểm du lịch hầu như các điểm du lịch ở đây đều chưa đầu tư cao cho các dịch vụ giải trí, cảnh quan sinh thái có nét tương đồng giữa các điểm du lịch với nhau ngoài ra chất lượng một số các hoạt động dịch vụ như :ăn uống và nghĩ dưỡng…còn quá kém, chưa kiểm soát chất lượng gây mất lòng tin của du khách về việc đảm bảo chất lượng Vì thế, chưa hấp dẫn khách du lịch để nghĩ lại lâu hơn, kéo dài thời gian du lịch và kích thích chi tiêu của họ nhiều hơn Do đó du lịch Cần Thơ cần tạo được đặc điểm mới cho khách du lịch tại các điểm du lịch để có thể tăng số ngày lưu trú tại Cần Thơ cao hơn

Doanh thu về hoạt động du lịch tại Cần Thơ được thể hiện qua bảng sau:

Trang 39

Bảng 3.3: Tổng doanh thu ngành du lịch Cần Thơ 2010-2012

vụ khách du lịch tăng nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh thu thấp hơn so với năm 2011, bên cạnh đó các dịch vụ như vui chơi giải trí và doanh thu từ các hoạt động khác hầu như có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu từ dịch vụ buồng và dịch vụ ăn uống tăng tương đối thấp với tỷ lệ lần lượt

Trang 40

là 20,97% và 3,59%, đối với doanh thu từ hàng hóa và lữ hành cũng tăng thấp hơn Nguyên nhân có thể là do năm 2011 lạm phát cao (18,13%) làm cho giá

cả các dịch vụ du lịch cao như : giá phòng khách san, giá dịch vụ ăn uống, chi phí đi lại, các dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác…cho nên làm doanh thu tăng cao hơn, còn đối với năm 2012 nên kinh tế đang hồi phục sau khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như lạm phát trong nước với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế đẩy lạm phát giảm xuống còn 6,81% năm 2012 Các khách sạn, nhà hàng cũng giảm giá và kích thích khách du lịch với nhiều hoạt động khuyến mãi, đẩy mạnh chất lượng và các yếu tố khác…

3.2.2 Cơ sở hạ tầng,kĩ thuật phục vụ cho phát triển du lịch

3.2.2.1 Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật phục vụ cho phát triển du lịch

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long với cơ

sở hạ tầng phát triển, được đầu tư lớn với hệ thống giao thông có tính tương tác cao cả về đường thủy và đường bộ Bên cạnh đó, đường hàng không và các cảng biển đang từng bước được chú trọng và phát triển như: Cảng hàng không Cần Thơ, cảng Cái Cui…

Bảng 3.4: Cơ sở lưu trú tại Cần Thơ 2010-2012 Chỉ tiêu

du lịch sông nước miệt vườn nên các phương tiện vận chuyển đường thủy khá phát triển, tuy nhiên hình thức còn đơn giản, chưa đặc trưng, và chỉ thực hiện các tuyến ngắn, chưa có thuyền lớn phục vụ du lịch trên sông nối tuyến liên tỉnh Du lịch sinh thái được chú trọng dựa trên đặc điểm vị trí của Cần Thơ thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch này Vì thể , trên địa bàn thành phố hiện có đến 11 điểm vườn du lịch sinh thái và trong đó có 6 vườn có nơi lưu trú cho khách nghỉ qua đêm Kết hợp đồng bộ giữa việc lưu trú và các khuôn viên giải trí phục vụ cho du khách nhằm tạo ra sự hấp dẫn, đa dạng nhu cầu

Ngày đăng: 18/09/2015, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w