Luận văn: Hương ước cải lương huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1921 – 1942)Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN THANH LIÊM VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LÀNG XÃ Ở HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM TRƯỚC KHI PHÁP XÂM 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên1.1.1. Vị trí địa lýThanh Liêm là một huyện đồng bằng chiêm trũng, bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Nam, trên tọa độ địa lý 20027 độ vĩ Bắc; 1050 75 độ kinh Đông. Phía Tây Bắc và Bắc giáp huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý và huyện Duy Tiên; phía Đông giáp huyện Bình Lục; phía Nam giáp huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) và huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), phía Tây giáp huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình).Toàn huyện hiện có một thị trấn và 19 xã. Năm 2003, diện tích tự nhiên của huyện khoảng 175km2, dân số khoảng 135.686 người. Thanh Liêm đứng vị trí thứ 2 trong tỉnh về diện tích và dân số, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.Vị trí địa lý và diện tích đất đai khá rộng, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, nằm trọn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ… đã tạo lợi thế cho Thanh Liêm trong giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch và đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ với thành phố Phủ Lý và các huyện trong tỉnh cũng như với các vùng lân cận. Thanh Liêm được coi là có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh, quốc phòng cũng như trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực.1.1.2. Điều kiện tự nhiênVề địa hình: Huyện Thanh Liêm có địa hình đa dạng bởi những cuộc vận động kiến tạo địa chất phức tạp cách đây hàng chục triệu năm, với sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và đồi núi. Đất đai ở đây được chia thành hai vùng rõ rệt:+ Phía Đông là miền đồng bằng ô trũng (do phù sa sông Đáy và sông Châu bồi đắp) chiếm phần lớn diện tích của huyện.+ Phía Tây huyện là dãy núi đá vôi, như bức tường thành làm ranh giới giữa Thanh Liêm và huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình).Sông Đáy chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam, ở đoạn thuộc xã Thanh Hải giáp tỉnh Ninh Bình, dòng sông kẹp chặt giữa núi đá vôi hẹp tạo ra cảnh quan khá đẹp, có tên gọi là Kẽm Trống, đã đi vào thơ ca như: Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu – Nghệ An) thế kỷ XVIII đã có thơ vịnh: “Hai bên thì núi giữa thì sôngCó phải đây là Kẽm Trống khôngGió giật sườn non khua lắc cắcSóng dồn mặt nước vỗ long bongỞ trong hang núi còn hơi hẹp Ra khỏi đầu non đã rộng thùngQua cửa mình ơi nên ngắm lại Nào ai có biết nỗi bưng bồng”.Bên cạnh đó, với đặc thù là một huyện đồng bằng chiêm trũng, Thanh Liêm có nhiều ao, hồ, đầm và các thùng đấu lớn, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thủy văn, lưu trữ khối lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu trong đời sống và sản xuất. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để Thanh Liêm phát triển ngành thủy sản và một số ngành nghề khác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.Về đất đai: Phần lớn diện tích của huyện Thanh Liêm nằm trong tiểu vùng sông Đáy, diện tích lúa chiếm tới 80 – 90% tổng diện tích canh tác. Do đặc trưng là vùng đồng bằng chiêm trũng, nhiều nơi có địa hình lòng chảo, ít được phù sa bồi đắp nên trước đây khu vực này thường xuyên bị ngập úng, đất chua, mỗi năm chỉ canh tác được một vụ.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
- người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Lịch
sử, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam, Phòng tư liệu khoa Lịch sử,Phòng đào tạo và Phòng sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm HàNội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện sử học, Thư viện Viện Hàn Lâm khoahọc xã hội Việt Nam, Thư viện tỉnh Hà Nam, Thư viện huyện Thanh Liêm –tỉnh Hà Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho emtrong quá trình học tập, nghiên cứu
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tôi hoàn thành khóa học
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6
5 Đóng góp của luận văn 6
6 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN THANH LIÊM VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LÀNG XÃ Ở HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM TRƯỚC KHI PHÁP XÂM 8
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8
1.2 Dân cư và truyền thống văn hóa 12
1.3 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội 16
1.4 Việc quản lý làng xã ở huyện Thanh Liêm trước khi Pháp xâm lược 18
Tiểu kết chương 1 29
Chương 2: CÔNG CUỘC CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở BẮC KỲ VÀ SỰ RA ĐỜI CÁC VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG VÙNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 31
2.1 Chủ trương cải lương hương chính của thực dân Pháp ở Bắc Kì từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất 31
2.1.1 Nguyên nhân Pháp tiến hành cải lương hương chính ở Bắc Kì 31
2.1.2 Nội dung cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kì 34
2.2 Tình hình thực hiện chủ trương cải lương hương chính ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam qua hai lần cải lương của Pháp (1921 và 1927) 40
2.2.1 Việc thực hiện chính sách cải lương hương chính của thực dân Pháp năm 1921 và năm 1927 40
Trang 42.2.2 Việc thực hiện cải lương hương chính ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam qua hai lần cải lương của thực dân Pháp 49
2.3 Những chuyển biến về cơ cấu quản lý xã hội nông thôn ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam sau hai lần cải lương hương chính 74
2.3.1 Nhận thức của chính quyền làng xã ở huyện Thanh Liêm về cải lương hương chính 74
2.3.2 Cơ cấu quản lý xã hội nông thôn ở huyện Thanh Liêm sau hai lần cải lương hương chính 78
Tiểu kết chương 2 87
Chương 3: THỰC DÂN PHÁP TIẾP TỤC TIẾN HÀNH CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH VÀ SỰ RA ĐỜI CÁC BẢN HƯƠNG ƯỚC MỚI CỦA HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM 89
3.1 Lý do điều chỉnh chính sách cải lương hương chính của Pháp 89
3.2 Quá trình thực hiện cải lương hương chính và sự hình thành các bản hương ước mới ở huyện Thanh Liêm 92
3.2.1 Việc thực hiện đợt cải lương hương chính cuối cùng của thực dân Pháp (năm 1941) 92
3.2.2 Sự hình thành các bản hương ước mới của huyện Thanh Liêm 97
3.3 Một số nhận xét về kết quả thực hiện hương ước cải lương ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 101
Tiểu kết chương 3 104
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC
Trang 5CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
6 CTQG HN Chính trị Quốc gia Hà Nội
7 ĐHKHXH&NV Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
8 ĐHSP HN Đại học Sư phạm Hà Nội
9 ĐHVH HN Đại học Văn hóa Hà Nội
21 TTKHXH Thông tin khoa học xã hội
22 UBND Uỷ ban nhân dân
24 VHTT Văn hóa thông tin
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử ra đời và tồn tại của hương ước cho thấy nó luôn giữ vị trí quantrọng trong việc ổn định cuộc sống ở nông thôn Việt Nam, là công cụ đắc lực
để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã Khi nghiên cứu về "Nguồn gốc và
điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ”, tác giả Vũ Duy Mền đã đưa ra nhận định: “Dù không phải là một bộ luật hoàn chỉnh, hương ước, với những điều qui định về một số nét sinh hoạt riêng của làng xã vẫn đóng một vai trò "cương lĩnh”, có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao cũng đáng xem là một nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi
cá nhân, mọi tổ chức, trong làng, trong xã phải tuân thủ” “Hương ước giữ vị trí quan trọng, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội, dung hòa giữa tục lệ của làng
xã và luật pháp của nhà nước”, là khẳng định của nhà sử học Đinh Khắc Thuần,
Viện Hán-Nôm, Viện TT KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn Lâm khoa học xã
hội Việt Nam) trong tọa đàm: “Một số vấn đề về hương ước làng xã người Việt”
tổ chức ngày 20/06/2012 tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội
Tồn tại song song với luật pháp, hương ước từng là công cụ và phươngthức quản lý trong xã hội truyền thống của người Việt Ngày nay, hương ướccòn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của làng xã Việt Nam Tronggiai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng nông thôn mới đang được Đảng và Nhànước đẩy mạnh thực hiện ở nhiều địa phương, hương ước đã cho thấy phần nàoquá trình lịch sử phát triển của làng xã Trên cơ sở nắm vững quá trình phát triểncủa làng xã, nghiên cứu đặc điểm cụ thể trong quá khứ mới có thể đưa ra đượcchiến lược phát triển phù hợp đối với địa phương
Hương ước tồn tại cùng luật pháp, giữ vai trò là công cụ để điều chỉnhcác mối quan hệ trong cộng đồng và quản lý làng xã Trong làng xã Việt Namxưa, người nông dân tập hợp lại với nhau bằng nhiều hình thức tổ chức: xómngõ, dòng họ, phe giáp, phường hội và theo các thiết chế của bộ máy chính trị
Trang 7- xã hội ở địa phương Mỗi thiết chế hoặc tổ chức ấy có quy định riêng, độclập, tách biệt với nhau Hương ước đóng vai trò quan trọng trong việc điềuhoà các thiết chế, là sợi dây ràng buộc hữu cơ mọi thành viên, tổ chức.
Hương ước là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng tôn giáovào làng xã , hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật khi xử lí những việc cụ thể nảysinh trong làng xã Nó phản ánh văn hoá làng, tự đưa cuộc sống của mọi ngườidân trong làng vào khuôn phép, gắn bó họ thành một cộng đồng chặt chẽ dựatrên trách nhiệm và quyền lợi chung của làng Nhà nước can thiệp, quản lý,điều hoà lợi ích giữa làng xã với nhà nước thông qua hương ước
Việc thực hiện hương ước đã làm phong phú đời sống văn hoá làng xã,giữ gìn được các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Điều quan trọng
là hương ước vẫn giữ vai trò to lớn trong việc ổn định cuộc sống chốn hươngthôn Có thể nói, từ chỗ là quy ước về lối sống, hương ước đóng vai trò là
“Cương lĩnh tinh thần” điều chỉnh các hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân
trong làng xã Trong suốt chiều dài lịch sử xã hội phong kiến, hương ước luôngiữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của dân làng, là công cụđắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã
Đối với hương ước cải lương, trước đây có nhiều cách nhìn phiến diện
vì đó là thời gian nhà nước thực dân phong kiến trực tiếp quản lý hương ước
của các làng xã, soạn thảo “Hương ước mẫu”, buộc các làng lấy đó làm căn
cứ để soạn thảo hương ước cho từng làng (nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ)với mục đích dùng hương ước để nắm quyền quản lý theo hướng có lợi chochính quyền thực dân Tuy nhiên, khi tìm hiểu cụ thể, chúng ta thấy hươngước cải lương mang lại nhiều yếu tố tích cực với nội dung là những điều răndạy về nếp ăn, nếp ở, về bảo vệ tính mệnh cũng như tài sản chung của làng
xã Không những thế, hương ước còn là nguồn tư liệu phong phú để thế hệsau có thể nghiên cứu, tìm hiểu làng xã người Việt trước Cách mạng tháng8/1945 Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định hương ước là nguồn tư liệu cực kỳphong phú để nghiên cứu về sử học, dân tộc học và luật học
Trang 8Hiện nay, hương ước cải lương của huyện Thanh Liêm còn lại rấtnhiều, chủ yếu lưu giữ ở Thư viện của Viện Hàn Lâm khoa học xã hội ViệtNam - là những văn bản gốc viết tay Thư viện tỉnh chỉ lưu giữ một số bảnhương ước xây dựng làng văn hoá mới Hơn nữa, việc soạn thảo hương ước
và kế hoạch xây dựng làng văn hóa đang được đẩy mạnh, trở thành vấn đềtrọng tâm hiện nay của huyện Thanh Liêm
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Hương ước cải
lương huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1921 – 1942)” làm luận văn Thạc
sĩ, mong muốn làm phong phú hơn kho tư liệu lịch sử của tỉnh nhà cũng như
gìn giữ những giá trị tốt đẹp của người xưa
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giá trị thực tiễn và lý luận của hương ước cổ, hương ước cải lương đãđược minh chứng bằng các công trình nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Các công trình nghiên cứu hương ước đã được tập hợp thành sách hoặc in rảirác trên các báo, tạp chí nghiên cứu (Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nhànước và Pháp luật) Hương ước còn được tìm hiểu ở nhiều góc độ: Các công
trình sưu tầm, giới thiệu và dịch hương ước như: “Hương ước Hà Tĩnh” (Sở
VHTT Hà Tĩnh, 1996); Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu
“Luật tục Ê-đê” (Nxb CTQG HN, 1996); “Hương ước Thái Bình” (Nxb
VHDT HN, 2000) do Nguyễn Thanh biên soạn; Ninh Viết Giao chủ biên
cuốn “Hương ước Nghệ An” (Nxb CTQG HN, 1998).
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Bùi Xuân Đính như
“Lệ làng phép nước” (Nxb Pháp lý HN, 1985), “Hương ước và quản lý làng
xã” (Nxb KHXH, 1998); tác giả Lê Đức Tiết “Về hương ước lệ làng” (Nxb
CTQG HN, 1998) Một số học giả đã đặt hương ước làng Việt trong mối quan
hệ tương đồng và dị biệt với “hương qui” của Trung Quốc, “luật làng của Nhật
Bản” với cuốn “Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật làng Kanto Nhật Bản (thế kỷ XVII - XIX)”, (Viện Sử học, 2001) của tác giả Vũ Duy Mền (chủ
Trang 9biên), hay “Hương ước và quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam
hiện nay” (Nxb CTQG HN, 2003) của tác giả Đào Trí Úc (chủ biên).
Một số bài đăng trên các báo, tạp chí: Tác giả Vũ Duy Mền có nhiềubài in trên tạp chí NCLS, các số 4/1982, số 3 + 4/1989, số 1/1993 đã xác định
thuật ngữ “khoán ước”, “hương ước”, giới thiệu nội dung của nó, trình bày
nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã vùng đồng bằng vàtrung du Bắc Bộ Tạp chí NCLS số 3/1998 cũng có bài viết của Cao Văn Biềnvới cách nhìn khá đầy đủ về hương ước cải lương ở Bắc Kì
Tác giả Bùi Xuân Đính với công trình nghiên cứu: “Về một số hương
ước làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” (Luận án PTS KHLS, Hà Nội, 1996) đã
làm rõ về vai trò, chỉ ra những tác động của hương ước trong việc quản lýlàng xã nói chung và làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng Tác giả Nguyễn
Huy Tính với đề tài: “Hương ước mới - một phương tiện góp phần quản lý xã
hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay (từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh)” đã phân tích
sự biến đổi từ hương ước làng xã cổ truyền đến hương ước mới và đi đếnkhẳng định hương ước mới là phương tiện tự quản, tự điều chỉnh hữu hiệu củalàng xã, có quan hệ biện chứng với pháp luật Bên cạnh đó, tác giả cũng nêulên những giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện và thực hiện hương ước mới
Một số luận văn Thạc sĩ: của Hoàng Hoa Vinh với “Vai trò của hương
ước làng Nhất trong việc xây dựng làng văn hoá tỉnh Hà Nam” (ĐHVH HN,
2000); “Hương ước với việc xây dựng làng văn hoá ở huyện Quỳnh Phụ
-Thái Bình” (ĐHVH HN, 2004) của Dương Xuân Thoạn “Bước đầu tìm hiểu công cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường của ông cha ta (qua nguồn tư liệu hương ước người Việt trước cách mạng tháng Tám - năm 1945)” - khóa luận
tốt nghiệp của sinh viên Đào Thu Vân, khoa Lịch sử - ĐHSP HN Đến năm
2005, SV Nguyễn Lan Dung, khoa Lịch sử - ĐHKHXH&NV HN đã tìm hiểu
“Sinh hoạt làng xã huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông trong cuộc cải lương
Trang 10hương chính giai đoạn 1915 - 1945 (qua hương ước)” Năm 2008 học viên Lê
Thị Luyến đã chọn đề tài “Hương ước cải lương huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh
Phúc (1922 – 1942)” (ĐHSP HN, 2008) Năm 2009, học viên Nguyễn Lan
Hương đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Lịch sử với đề tài “Hương ước
cải lương huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang (1923 – 1942)”.
Ngoài ra, hương ước còn là nguồn tư liệu phong phú khi các tác giả
nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và quản lý làng xã như: Cuốn “Xã thôn Việt
Nam” (Nxb Văn - sử - địa, 1959) của Nguyễn Hồng Phong; tác giả Trần
Từ với cuốn “Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” (Nxb KHXH
HN, 1984); các tác giả Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc với “Kinh
nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” (Nxb CTQG
HN, 1994); “Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội”
(Nxb CTQG HN, 2000) của tác giả Phan Đại Doãn
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước còn cónhiều bài giới thiệu về mối quan hệ giữa hương ước với phong tục làng xã
như: Ngô Tất Tố với phóng sự “Việc làng” (Nxb Mai Lĩnh HN, 1937) và
“Tập án cái đình” (Nxb Văn học HN, tái bản năm 1997) Chúng tôi đã được
thừa hưởng nhiều công trình nghiên cứu của các thế hệ trước về hương ướcnói chung và hương ước cải lương nói riêng đồng thời hiểu thêm về làng xã
cổ truyền đồng bằng Bắc Bộ Chúng tôi cho rằng, đến nay chưa có một côngtrình nào viết riêng về hương ước cải lương của huyện Thanh Liêm, tỉnh HàNam nên có mong muốn được góp phần tìm hiểu về vấn đề này
Các công trình nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quan trọng, phongphú, giúp chúng tôi kế thừa hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình
3 Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ của đề tài
- Trước hết, sưu tầm, tập hợp các bản hương ước cải lương huyện ThanhLiêm – tỉnh Hà Nam từ năm 1921 đến 1942 làm tài liệu nghiên cứu đề tài
Trang 11- Sau đó, nêu được thực trạng của các bản hương ước cải lương vàbước đầu nghiên cứu làm rõ giá trị lịch sử, văn hoá của nó trong bức tranhsinh hoạt làng quê ở Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nói riêng và Việt Nam trướcCách mạng tháng 8/1945 nói chung
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các bản hương ước cải lương huyện ThanhLiêm, tỉnh Hà Nam và tham khảo thêm một số bản hương ước về việc xâydựng làng văn hóa mới trong giai đoạn hiện nay Tìm hiểu thêm về hương ướccải lương và hương ước mới của một số huyện khác trong và ngoài tỉnh HàNam
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Về thời gian: từ năm 1921 đến năm 1942
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu tin cậy nhất là các văn bản gốc hương ước cải lương củahuyện Thanh Liêm từ 1921 đến 1942, lưu trữ tại Thư viện của ViệnTTKHXH (nay là Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam) Ngoài ra, còn
có nguồn tư liệu chúng tôi thu thập được trong quá trình đi tìm hiểu thực địatại địa phương Chúng tôi còn tham khảo các công trình nghiên cứu trước đónhư các tạp chí NCLS, sách tham khảo, chuyên khảo về hương ước, về làngViệt cổ truyền…
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phươngpháp lôgic, luận văn được hoàn thiện hơn với các phương pháp so sánh, thống
kê, tổng hợp, phương pháp liên ngành
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn sau khi hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau:
- Nghiên cứu có hệ thống về hương ước cải lương ở huyện ThanhLiêm, tỉnh Hà Nam góp phần phác họa rõ hơn về bức tranh sinh hoạt chốn
Trang 12thôn quê đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời giúp mọi người có cách nhìn đúng đắnhơn về hương ước cải lương từ những yếu tố tích cực mà nó mang lại.
- Làm sáng rõ giá trị của hương ước cải lương với tư cách là một di sảnvăn hóa của địa phương
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho những người soạn thảo về hương ướcmới trong thời gian hiện nay cũng như việc biên soạn lịch sử và địa chí củađịa phương
- Ngoài ra, đây còn là nguồn tài liệu tham khảo đối với giáo viên lịch
sử khi dạy các bài về lịch sử địa phương
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Sơ lược về huyện Thanh Liêm và tình hình quản lý làng xã
ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam trước khi Pháp xâm lược
Chương 2: Công cuộc cải lương hương chính của thực dân Pháp ở Bắc
Kỳ và sự ra đời các văn bản hương ước cải lương vùng nông thôn đồng bằngBắc Bộ
Chương 3: Thực dân Pháp tiếp tục tiến hành cải lương hương chính và
sự ra đời các bản hương ước mới của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Trang 13Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN THANH LIÊM VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LÀNG XÃ Ở HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM
TRƯỚC KHI PHÁP XÂM
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Liêm là một huyện đồng bằng chiêm trũng, bán sơn địa, nằm ởphía Tây Nam tỉnh Hà Nam, trên tọa độ địa lý 20027' độ vĩ Bắc; 1050 75' độkinh Đông Phía Tây Bắc và Bắc giáp huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý vàhuyện Duy Tiên; phía Đông giáp huyện Bình Lục; phía Nam giáp huyện ÝYên (tỉnh Nam Định) và huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), phía Tây giáphuyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình)
Toàn huyện hiện có một thị trấn và 19 xã Năm 2003, diện tích tự nhiêncủa huyện khoảng 175km2, dân số khoảng 135.686 người Thanh Liêm đứng
vị trí thứ 2 trong tỉnh về diện tích và dân số, có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển kinh tế
Vị trí địa lý và diện tích đất đai khá rộng, là cửa ngõ phía Nam của thủ
đô Hà Nội, nằm trọn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ… đã tạo lợi thếcho Thanh Liêm trong giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch và đẩy mạnh các hoạtđộng trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ với thành phố Phủ Lý và cáchuyện trong tỉnh cũng như với các vùng lân cận Thanh Liêm được coi là có
vị trí chiến lược về chính trị, an ninh, quốc phòng cũng như trong xây dựng,phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Về địa hình: Huyện Thanh Liêm có địa hình đa dạng bởi những cuộc
vận động kiến tạo địa chất phức tạp cách đây hàng chục triệu năm, với sựtương phản giữa địa hình đồng bằng và đồi núi Đất đai ở đây được chia thànhhai vùng rõ rệt:
Trang 14+ Phía Đông là miền đồng bằng ô trũng (do phù sa sông Đáy và sôngChâu bồi đắp) chiếm phần lớn diện tích của huyện.
+ Phía Tây huyện là dãy núi đá vôi, như bức tường thành làm ranh giớigiữa Thanh Liêm và huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình)
Sông Đáy chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam, ở đoạn thuộc xã ThanhHải giáp tỉnh Ninh Bình, dòng sông kẹp chặt giữa núi đá vôi hẹp tạo ra cảnhquan khá đẹp, có tên gọi là Kẽm Trống, đã đi vào thơ ca như: Hồ XuânHương (Quỳnh Lưu – Nghệ An) thế kỷ XVIII đã có thơ vịnh:
“Hai bên thì núi giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không Gió giật sườn non khua lắc cắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang núi còn hơi hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng Qua cửa mình ơi nên ngắm lại Nào ai có biết nỗi bưng bồng”.
Bên cạnh đó, với đặc thù là một huyện đồng bằng chiêm trũng, ThanhLiêm có nhiều ao, hồ, đầm và các thùng đấu lớn, là một bộ phận quan trọngtrong hệ thống thủy văn, lưu trữ khối lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu trongđời sống và sản xuất Đây cũng là yếu tố thuận lợi để Thanh Liêm phát triểnngành thủy sản và một số ngành nghề khác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
Về đất đai: Phần lớn diện tích của huyện Thanh Liêm nằm trong tiểu
vùng sông Đáy, diện tích lúa chiếm tới 80 – 90% tổng diện tích canh tác Dođặc trưng là vùng đồng bằng chiêm trũng, nhiều nơi có địa hình lòng chảo, ítđược phù sa bồi đắp nên trước đây khu vực này thường xuyên bị ngập úng,đất chua, mỗi năm chỉ canh tác được một vụ
Trang 15Địa hình đồi núi hình thành do quá trình phong hóa trên các loại đá, cóđất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất đỏ nâu trên đávôi, thành phần NP có tỉ lệ mùn thấp, độ chua cao, khác biệt theo độ cao và
độ dốc Một số xã thuộc khu vực tả ngạn sông Đáy có nhiều vùng đất phù samàu mỡ, có cốt đất cao và tương đối bằng phẳng, thích hợp cho việc trồng cácloại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và các loại hoa màu
Đất lâm nghiệp của Thanh Liêm chiếm khoảng 213 ha, bằng 1/3 diệntích của huyện và bằng 53% đất rừng núi toàn tỉnh, nằm trong 8 xã miền núi
Về khí hậu, thủy văn: Thanh Liêm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
nắng và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 230 C, độ ẩm tương đối là 88% Tổng
số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.000 – 1.200 giờ
Lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều, tập trung tới 70% vàomùa hạ; mùa đông khô lạnh, giá rét kéo dài, lượng mưa ít Về mùa mưa,Thanh Liêm thường xuyên bị lũ lụt, lũ sông Đáy nhiều năm dâng cao làm sạt
lở, vỡ đê, gây ngập úng trên diện rộng Để hạn chế sự phá hoại của thiênnhiên, huyện Thanh Liêm đã quy hoạch vùng phân lũ ở bên hữu ngạn sông,giáp dãy núi đá vôi
Những đặc điểm về khí hậu, thủy văn nói trên cũng chỉ mang tính chấttương đối vì sự bất ổn qua các năm, sự giao động qua các mùa Nguyên nhânchủ yếu là do các nhiễu động bên trong của chế độ gió mùa thường xuyêndiễn ra ở khu vực Bắc Bộ khiến cho mùa đông ở đây vẫn có nắng xen lẫnnhững ngày nồm ẩm, mùa hè có ngày rất oi nóng nhưng lại có nhiều ngày thờitiết dịu mát
Nhìn chung, các yếu tố về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí, sựbốc hơi nước, ánh sáng đều thích hợp với đời sống và sản xuất nông nghiệpcủa nhân dân trong huyện
Trang 16Về tài nguyên khoáng sản và du lịch: Tài nguyên khoáng sản của
huyện vào loại phong phú, có mỏ đá vôi ở Kiện Khê (trữ lượng 2,2 triệu tấn),
đá vôi Đồng Ao (12,4 triệu tấn), đá vôi Thanh Tân (5,3 triệu tấn) để sản xuất
xi măng, vôi, đá xây dựng, rải đường, làm hóa chất Mỏ sét làm gạch ngói, sétlàm xi măng ở các xã Thanh Tân, Thanh Tâm, Liêm Sơn và Đồng Ao (xãThanh Thủy) Thanh Liêm còn có các loại đá quý hiếm như đá vân hồng tímnhạt, đá vân mây, đá da báo… xẻ làm vật liệu ốp lát các công trình xây dựng.Với nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, nhiều cơ sở công nghiệpquan trọng của Trung ương và của địa phương đã và đang được xây dựng tạiThanh Liêm
Địa hình đồi núi tạo ra nhiều cảnh quan đẹp như: núi Hàm Rồng,Thung Ngàn, hang Gióng Lở (xã Thanh Nghị), núi Chiềng, núi Son, núi VẻVang (xã Thanh Tân), núi Thờ, núi Bùi (thị trấn Kiện Khê)… Đặc biệt, đoạnsông Đáy thuộc xã Thanh Hải (giáp tỉnh Ninh Bình) được kẹp chặt giữanúi đá vôi tạo thành dòng chảy hẹp nhưng rất sâu, có tên gọi là KẽmTrống – thắng cảnh du lịch nổi tiếng được nhân dân trong và ngoài tỉnhbiết đến và thường xuyên lui tới tham quan Những yếu tố tự nhiên đượckết hợp với văn hóa và lợi thế về hạ tầng cơ sở, trình độ dân trí sẽ tạo nênmột thế mạnh trong phát triển du lịch của Thanh Liêm nói riêng và của HàNam nói chung
Về giao thông thủy bộ: Thanh Liêm có điều kiện thuận lợi cả về
đường bộ, đường thủy và đường sắt Trên địa bàn huyện có hai trục đườngquốc lộ huyết mạch chạy qua: Quốc lộ 1A dài 16,5km chạy dọc giữa huyện từBắc xuống Nam như sợi chỉ đỏ nối các xã trong huyện thành một hệ thốngliên hoàn trong phát triển kinh tế - xã hội, nối liền Thanh Liêm với thành phốPhủ Lý và các huyện trong tỉnh, đồng thời tạo cho Thanh Liêm trở thành vị trítrung chuyển trên tuyến đường trục Bắc – Nam của đất nước; Quốc lộ 21
Trang 17chạy song song với đường sắt Bắc – Nam, chéo ngang phía Đông Bắc củahuyện nối liền thành phố Phủ Lý với tỉnh Nam Định, tạo điều kiện thuận lợitrong vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh phía Nam đồng bằng sôngHồng.
Huyện còn có hệ thống sông ngòi khá dày đặc tạo điều kiện thuận lợicho giao thông đường thủy sớm phát triển Từ sông Đáy có thể theo sôngChâu ra sông Hồng để lên Hà Nội và đi các tỉnh lân cận
1.2 Dân cư và truyền thống văn hóa
Trong suốt thời kỳ dài quần tụ dân cư hình thành các làng xã ở ThanhLiêm, cho đến ngày nay, người Việt (người Kinh) chiếm tỉ lệ gần như tuyệtđối Mọi người dân trên địa bàn huyện đã và đang cùng chung sống hòa hợp
trong các xóm làng được lập nên từ lâu đời Sách “Hoàng Việt Thống Dư Địa
Chí” có chép về huyện Thanh Liêm và tỉnh Hà Nam (trước kia nằm trong phủ
Lý Nhân) như sau: “Phong tục: học trò dốc sức học hành, dân chăm lo cày
cấy, phong tục chuộng sự xa xỉ, cúng tế ma chay thì làm rất to lớn Thổ sản: lụa trơn, lụa mỏng, lụa màu, nhãn, vải, vỏ gai, đường cát, cá giếc, cá rô, dây đánh bằng tơ, nón lá” [11, 446] Với ngành kinh tế chủ đạo là nông nghiệp
trồng lúa nước, trong quá trình khai thác vùng đồng bằng châu thổ để lậplàng, các thế hệ cư dân Thanh Liêm đã hình thành phương thức thâm canh ởvùng đồng bằng Ngoài cây lúa, các loại cây lương thực khác, cây ăn quả, câycông nghiệp ngắn ngày cũng được đưa vào trồng rộng khắp Chăn nuôi giasúc, gia cầm và đánh bắt thủy sản là nghề phụ nhưng là hoạt động kinh tế có
từ lâu đời của người dân nơi đây
Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ởhuyện Thanh Liêm phát triển từ rất sớm, với nhiều loại hình đa dạng Nhiềulàng nghề và sản phẩm thủ công nghiệp của huyện nổi tiếng như nghề thêuren ở các thôn An Hòa, Hòa Ngãi (Thanh Hà), nghề làm nón ở các thôn
Trang 18Khoái, Quán (Liêm Sơn) và Phố Bói, Bói Hạ (Thanh Phong); nghề làm bún ởKim Lũ (Thanh Nguyên); nghề đan thuyền ở thôn Hạ Trang (xã Liêm Phong),
… Có những ngành nghề đã nổi tiếng cả nước như nghề nghiền đá, chạm đá,nung vôi (Sở Kiện) Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống ở Thanh Liêmvẫn được duy trì và mở rộng
Bên cạnh đó, có nhiều ngành nghề mới hình thành và phát triển năngđộng ở các làng xã Các sản phẩm thủ công nghiệp ở Thanh Liêm ngày càng
đa dạng, phong phú, có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài nước Nghềthêu ren ở Thanh Hà là một điển hình Xã Thanh Hà gồm 7 thôn nằm cạnhquốc lộ 1A, trong đó tập trung chủ yếu ở hai thôn An Hòa và Hòa Ngãi Nghềthêu ren Thanh Hà tương truyền đã có vài trăm năm, trước đây còn ở quy mônhỏ với những sản phẩm đơn giản, việc truyền nghề thường kiêng kị đối vớingười ngoại tộc Sau khi miền Bắc được giải phóng, làng nghề được mở rộng
về quy mô và được truyền dạy rộng rãi, sản xuất không ngừng phát triển, sảnphẩm đa dạng, tinh xảo, đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Nghề thủcông ở Thanh Liêm có từ lâu đời, được truyền dạy từ đời này sang đời khác
và ngày càng được phát huy Học nghề và học chữ là hai nghiệp luôn đòi hỏiphải có những bậc thầy giỏi giang, mẫu mực, đồng thời cũng đòi hỏi phải cónhững lớp học trò thông minh, chăm chỉ và nhất là bền chí khổ luyện Cả haiyếu tố đó đều hội tụ trong người dân Thanh Liêm
Nghề buôn bán ở Thanh Liêm khá thịnh đạt Là địa bàn trung chuyểnquan trọng giữa các huyện trong tỉnh và giữa tỉnh Hà Nam với các địa phươngkhác, lại có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi nên hoạt động thương nghiệp
ở đây phát triển từ rất sớm Trong thời kì phong kiến, các hoạt động thươngnghiệp chủ yếu diễn ra dưới hình thức mua bán, trao đổi ở phạm vi hẹp, ít cóđiều kiện mở rộng Hiện nay, trên địa bàn huyện có 22 chợ, đáp ứng nhu cầutrao đổi hàng hóa ngày càng gia tăng và đời sống sinh hoạt của nhân dân
Trang 19Thanh Liêm có truyền thống hiếu học và khoa cử từ nhiều đời nay.
Trong suy nghĩ, ý thức và quan niệm của người dân Thanh Liêm, “kẻ sĩ” rất
được coi trọng Điều này được thể hiện trong bản hương ước của các làng,trong gia phả, gia phong của các dòng tộc Lâu dần, trải từ đời này đến đờikhác, việc học hành đã trở thành nếp nhà, thành gia phong và hình thànhtruyền thống hiếu học của con em trong huyện
Là vùng đất khoa cử, Thanh Liêm đã sản sinh ra nhiều nhà nho họcrộng, tài cao, giúp vua trị nước Tiêu biểu cho truyền thống hiếu học và đỗ đạtcủa huyện là tấm gương Dương Bang Bản (người làng An Cừ - nay làthôn Chảy, xã Liêm Thuận) Năm 33 tuổi, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ(Hoàng giáp) khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484) dướitriều vua Lê Thánh Tông Suốt chặng đường 30 năm làm quan, ông đãđem tài đức phục vụ đất nước trên nhiều lĩnh vực: sử học, ngoại giao,kinh tế, giáo dục… Do hết lòng đem tài đức phụng sự triều đình nên ôngđược nhà vua ban Quốc tính, đặt tên là Tung
Ngoài ra, đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thanh Liêm rấtphong phú Những lễ hội được tổ chức xen kẽ quanh năm ở hầu khắp cácthôn, xã trong huyện Lễ hội nào cũng tổ chức rước kiệu và có những trò vui,trò diễn, các cuộc thi sôi động, hấp dẫn như: hát trống quân ở hội đình làngGừa, làng Sông, làng Chảy (Liêm Thuận); hội đua thuyền bơi chải mùa xuân(Thanh Thủy); hát chèo (Liêm Sơn, Kiện Khê)… Đặc biệt, hình thức hát
trống quân trên thuyền là một nét văn hóa độc đáo, một “đặc sản tinh thần”
của vùng văn hóa Liễu Đôi Văn hóa Liễu Đôi (Liêm Túc) được coi là biểutượng, là niềm tự hào của người dân Thanh Liêm mà nội dung chủ yếu của nó
là tinh thần thượng võ và yêu nước
Tinh thần thượng võ, chí khí anh hùng trong chống giặc ngoại xâm củangười dân Thanh Liêm còn in sâu trong những câu chuyện cổ, truyện ngụngôn, qua những bài ca dao, dân ca, hò, vè được nhân dân truyền tụng Tìnhyêu – lòng yêu nước – chí khí anh hùng đã quyện chặt, hài hòa và thống nhất
Trang 20trong tâm hồn, suy nghĩ và hành động của người dân Thanh Liêm, làm nên vẻđẹp nhân văn cao cả.
Do có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự, quốc phòng, an ninh màtrong lịch sử Thanh Liêm luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch.Trong bất kì giai đoạn lịch sử nào của dân tộc, khi họa xâm lăng đe dọa đấtnước, quê hương, nhân dân Thanh Liêm đều nhiệt tình và hăng hái tham giahoặc tự mình tổ chức đấu tranh Chẳng hạn, ngay từ thời Hai Bà Trưng, ởlàng Thạch Tổ (xã Thanh Hà) có bà Cao Thị Liên đã cùng với người em họ làHoàng Nghệ xây dựng căn cứ địa tại Thạch Tổ, tập hợp nhân dân chống giặcĐông Hán giành được thắng lợi lớn Còn có vị anh hùng Lê Hoàn nổi tiếngphá Tống, bình Chiêm cuối thế kỷ X vốn quê ở Liêm Cần Trong cuộckháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ nhất (năm 1258) códanh tướng Trần Bình Trọng (tương tuyền quê ở Liêm Cần), lúc sinh thờiông đã lập nên nhiều chiến công hiển hách Khi bị giặc bắt và chúng định
mua chuộc nhưng ông đã khẳng khái mà nói: “Ta thà làm quỷ nước Nam
chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Thời nhà Hồ, đất Thanh Liêm được chọn làm nơi luyện tập binh mã,xây dựng phòng tuyến chống giặc phương Bắc Hưởng ứng cuộc khởi nghĩaLam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, những người con ưu tú của Thanh Liêm đã nônức gia nhập nghĩa quân, chiến đấu giải phóng dân tộc Đến thời kỳ đầuchống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Thanh Liêm đã tham gia vào nhiềucuộc khởi nghĩa lớn, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Đinh CôngTráng lãnh đạo
Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm được coi là nét nổi bậttrong truyền thống lịch sử văn hóa của người dân Thanh Liêm Nó đã in sâutrong tâm thức và trong tính cách của người dân nơi đây Vì vậy, trải qua baothế kỷ đấu tranh để tồn tại và phát triển với truyền thống đoàn kết, tương thân
Trang 21tương ái, tự lực tự cường, dũng cảm bất khuất trước mọi thử thách của thiênnhiên và sự tàn bạo của chiến tranh, nhân dân Thanh Liêm đã cùng nhân dân
cả nước viết nên những trang sử vẻ vang trong suốt quá trình dựng nước vàgiữ nước Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,truyền thống quý báu ấy vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trở thành điểmtựa tinh thần cho người dân Thanh Liêm phấn đấu vươn lên trong xây dựng
và 69 xã
Về chính trị: Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện ThanhLiêm nằm dưới sự cai trị của chính quyền thực dân phong kiến Do đó, để tậptrung quyền lực vào tay giai cấp thống trị, thực dân Pháp ra sức củng cố bộmáy hành chính từ huyện đến xã Đứng đầu là tri huyện kiêm trách mọi việchành chính, tư pháp trong huyện Cấp tổng có chánh tổng, phó tổng đứng đầu
và là cấp trung gian giữa huyện với xã Bộ máy chính quyền ở cấp xã dướithời thực dân phong kiến gồm hai bộ phận: Hội đồng kỳ mục (gồm Tiên chỉ,Thứ chỉ và các kỳ mục nắm quyền phán quyết mọi việc trong làng xã) vàchức dịch hay lý dịch (gồm Lý trưởng, Phó lý và các dịch mục có nhiệm vụthực hiện quyết định và ứng xử với chính quyền cấp trên Bên cạnh bộmáy cai trị, chính quyền thực dân còn xây dựng hệ thống đồn bốt (mỗiđồn từ 15 đến 25 lính), nhà giam, cùng đội quân tay sai gồm lính cơ, línhdõng, lính lệ (ở huyện) và trương tuần, tuần đinh (ở xã) thẳng tay đàn áp,khủng bố những hành động phản kháng, yêu nước của nhân dân
Trang 22Về xã hội: Chính quyền thực dân phong kiến triệt để thực thi chính
sách “ngu dân” Chúng chỉ mở một số trường học để đào tạo đội ngũ quan lại
và những người giúp việc Do đó, “đến cuối năm 1930, toàn huyện mới chỉ có
một trường kiêm bị dạy hết lớp 4 (tại Trà Châu) Đến năm 1940, một số xã
mở trường hương sư (dạy hết lớp 3) Nhưng học sinh ở các trường này thường là con em địa chủ, cường hào, quan lại… còn nhân dân lao động hầu hết là không được đi học” [9, 35].
Các vấn đề phúc lợi xã hội không được quan tâm Cả huyện không cómột cơ sở y tế nào Dịch bệnh thường xuyên xảy ra đe dọa tính mạng và làmcho cuộc sống của người nông dân ngày càng khốn khó bởi bệnh tật, đóinghèo Thực dân phong kiến còn đầu độc nhân dân bằng rượu cồn, thuốcphiện, nạn cờ bạc ngày càng nhiều Bên cạnh đó, bọn thống trị còn dung túngcho những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan phát triển dẫn đến tình trạng mất ổnđịnh trong các xóm làng vốn rất yên bình trước kia
Tất cả những thủ đoạn trên đều nhằm mục đích đầu độc tinh thần vàhủy hoại thể chất của nhân dân, nô dịch, ru ngủ nhân dân Nhìn chungtrong các vấn đề về xã hội, chính quyền bảo hộ xây dựng thì ít, chủ yếu là
vơ vét, bóc lột và đàn áp nhân dân
Về kinh tế: Kinh tế của huyện Thanh Liêm trong thời kỳ thuộc địaphát triển rất chậm, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc Đất trồng trọt phầnlớn là đồng chiêm trũng, úng hạn thường xuyên Dưới thời thực dân phongkiến, hàng năm đồng ruộng ngập lụt, hạn hán, nạn vỡ đê, mất mùa thườngxuyên xảy ra Do cách thức canh tác lạc hậu và đặc biệt là sự bóc lột củathực dân phong kiến nên sản xuất nông nghiệp của Thanh Liêm luôn trongtình trạng phân tán, độc canh, trì trệ, bấp bênh, khiến đời sống nhân dân gặpnhiều khó khăn
Cùng với việc tước đoạt ruộng đất để xây dựng đường sá, thực dânPháp còn dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để lập các
Trang 23đồn điền “Ngay từ năm 1883, anh em nhà Guyôm (Guill Aume), Bôren
(Borel) đã vào vùng Kẻ Sở (Thanh Liêm), Quyển Sơn (Kim Bảng) khai thác
đá, thăm dò lập đồn điền” [9, 34] Bên cạnh đó, còn có hàng trăm địa chủ vừa
và nhỏ ở các làng xã chiếm hàng ngàn mẫu ruộng đẩy người nông dân vàocảnh bần cùng hóa do họ bị tước hết tư liệu sản xuất
Không những thế, người nông dân Thanh Liêm còn bị bóc lột tàn bạobởi chính sách sưu thuế Cũng như nhiều nơi khác, cứ đến kỳ khảo thuế lạidiễn ra bao cảnh đau lòng Tỉnh chỉ đưa lệnh bài về huyện, huyện giao cho Lýtrưởng, Lý trưởng cho họp để bổ thuế Ai không nộp sẽ bị Chánh Phó lý bắt
ra đình tra tấn kiểu ngũ trảo (kẹp 5 ngón tay) Từ khi phát xít Nhật vào
xâm lược nước ta, nhân dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” nên người
nông dân càng bị bóc lột nặng nề hơn: bị bắt đi phu, đi lính, phải nhổ lúa
và hoa màu để trồng đay, bán thóc gạo với giá rẻ mạt cho chúng “ Đến
năm 1943, mức thu thóc tạ của Nhật tăng lên 7 lần so với năm 1942; năm
1944 tăng 10 lần nhưng giá lúc này chỉ bằng 1/8 so với trước ”[17, 19].
Chính sách vơ vét này đã gây ra nạn đói khủng khiếp vào năm 1945 trong
đó có huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Tuy nhiên, những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù cả về chínhtrị, kinh tế, xã hội vẫn không thể làm phai nhạt tinh thần yêu nước nồng nàn
và ý chí quyết tâm đấu tranh của nhân dân Thanh Liêm
1.4 Việc quản lý làng xã ở huyện Thanh Liêm trước khi Pháp xâm lược
Đến những năm trước khi thực dân Pháp xâm lược, làng xã Việt Namvẫn theo chế độ tự quản với tính tự chủ khá cao so với sự can thiệp trực tiếphay gián tiếp của nhà nước phong kiến Chế độ tự quản cho phép các làng xã
tự đứng ra điều hành mọi công việc nội bộ của làng xã mình bên cạnh việcđáp ứng những nhu cầu của Nhà nước về thuế khóa, sưu thuế hay binh dịch…
Chế độ “tự quản” trong các làng xã được thể hiện thông qua hương ước Do
đó, hương ước giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống làng xã Chúng
Trang 24được coi là công cụ để tự điều hành và quản lý làng xã Nội dung của hươngước đều tập trung vào các mặt chính của đời sống xã hội: tổ chức quản lý, bảo
vệ an ninh làng xã, đảm bảo đời sống tâm linh trong cộng đồng và đảm bảocác nghĩa vụ đối với Nhà nước… đi liền với các hình thức khen thưởng và xửphạt Có thể thấy việc quản lý làng xã đều gắn liền với những điều quy định
trong hương ước Tác giả Nguyễn Huy Tính quan niệm: “Hương ước là phần
lệ làng đã được văn bản hóa thành “bộ luật” riêng của mỗi làng Việt, dùng
để điều chỉnh các mối quan hệ phổ biến trong phạm vi làng xã dưới chế độ phong kiến từ nhiều thế kỷ trước đây Hương ước là một bộ phận của văn hóa làng; đồng thời là di sản văn hóa dân tộc có tính chất pháp lý khá độc đáo của làng xã cổ truyền Việt Nam” [65, 9] Hương ước là công cụ để điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội phức tạp chốn thôn quê
Với tư cách là công cụ để quản lý làng xã, ngay từ khi ra đời hầu hết cácđiều khoản của hương ước đã quy định rõ trách nhiệm và chế độ thưởng phạt
đối với người dân trong làng về các công việc của cộng đồng “Hương ước
trực tiếp kiểm soát thái độ ứng xử của từng thành viên, không phân biệt già trẻ, nam nữ thuộc bất cứ hình thức tổ chức và giai tầng xã hội nào, có địa vị hoặc tài sản ra sao Từ ăn mặc, đi lại, nói năng, thăm hỏi, họp hành cho đến những nghĩa vụ đối với gia đình, họ mạc, làng xóm, trong các việc ma chay, cưới xin, khao vọng, việc biện lễ, tế lễ, việc canh gác tuần phòng… đều được quy định chặt chẽ, tỉ mỷ trong hương ước, không ai được vi phạm” [12, 84].
Đối với bộ máy tổ chức quản lý làng xã nói chung và bộ máy quản lýlàng xã huyện Thanh Liêm nói riêng, hương ước đóng vai trò quan trọngtrong đời sống làng xã Chúng là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xãhội trong cộng đồng, là công cụ để tự điều khiển và quản lý làng xã Nói mộtcách khác, trước đây, các làng Việt được quản lý chủ yếu bằng hương ước –
lệ làng Hình thức quản lý làng xã bằng hương ước dựa trên các đặc điểm sau:
Trang 251 Thiết chế làng xã với nhiều hình thức tổ chức và mối quan hệ đanxen chồng chéo.
2 Tục lệ dựa trên các nguyên tắc đạo đức và các quan niệm tín ngưỡngtruyền thống, được hình thành từ rất sớm cùng với quá trình ra đời và pháttriển của các làng xã, sau đó được văn bản hóa (hương ước) gồm các điềukhoản liên quan đến quyền lợi thiết thân của cộng đồng và của các thành viên
3 Do hương ước tập trung vào các điều khoản về nếp sống, trong đó làcác quy định về quyền lợi và nghĩa vụ, về khen thưởng và xử phạt, cả khuyếncáo và răn đe, trực tiếp tác động đến quyền lợi của mỗi cá nhân nên hiệu lựcthực tế rất cao
4 Áp dụng chế độ xử phạt trực tiếp đối với cá nhân vi phạm
5 Thực thi hương ước kết hợp với quản lý cá nhân bằng tổ chức và sức
ép dư luận, với cả pháp luật nhà nước phong kiến, do vậy đó là kiểu quản lýrất chặt chẽ
6 Tác dụng rất nhanh gọn, không cần tòa án, viện kiểm sát chỉ bằngvăn bản hương ước với vài chức viên hào lý cùng sức ép dư luận là có thểnhanh chóng xử lý xong một vụ vi phạm
Với những đặc điểm của mình, hương ước đã giúp cho bộ máy quản lýlàng xã hoạt động một cách có hiệu quả, hài hòa và chặt chẽ Với các điềukhoản được dân làng thông qua hương ước giúp bộ máy quản lý làng xã nắm
được các tổ chức cấu thành guồng máy làng xã, “xâu” chúng lại với nhau
thành những quy định trong một thế phân công chung, chặt chẽ Từ chỗ là
quy ước về lối sống cho từng thành viên, hương ước đóng vai trò là “Cương
lĩnh tinh thần” điều chỉnh các hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân trong
làng xã Ngay từ đầu, bộ máy quản lý làng xã được hình thành bằng hai cách:một là, do được bổ nhiệm; hai là, do dân bầu ra Trong nội dung Hương ước
cổ thì phần đầu nêu lên những quy phạm về tổ chức bộ máy quản lý làng xã,
Trang 26phạm vi chức năng, nhiệm vụ của toàn thể bộ máy cũng như trách nhiệm,nghĩa vụ, quyền lợi của từng người trong tổ chức đó.
Theo đó, ở mỗi làng xã dưới chế độ quân chủ thường có 3 đẳng cấp
chính: “Hạng quan viên: là đẳng cấp có thế lực và quyền hành trong làng xã
được hưởng nhiều ưu đãi, được miễn các nghĩa vụ đối với Nhà nước (thuế đinh, lao dịch), có quyền quyết định mọi việc trong làng Hạng dân nội tịch:
là những người quê gốc tại các làng xã, có tên trong sổ hộ khẩu của làng Trên thực tế, họ chủ yếu là những người dân đinh nộp thuế cho Nhà nước và
họ không được xếp vào hạng quan viên Hạng dân ngụ cư, dân ngoại tịch: Về nguyên tắc đẳng cấp này không được xem là dân làng, mặc dù trong thực tế
họ vẫn thường xuyên cư trú và sinh sống ở đó Trên danh nghĩa họ không được pháp luật che chở, không có tên trong hộ khẩu của làng, không được hưởng quyền lợi chính thức nào, vì vậy họ là đẳng cấp nghèo khổ nhất trong làng xã” [35, 36-37].
Bộ máy quản lý cấp xã trước khi Pháp xâm lược gồm ba thiết chếchính, hay là ba tổ lồng vào nhau với chức năng như sau:
1 Dân hàng xã: gồm toàn bộ cư dân nam giới từ 18 tuổi trở lên, tức toàn thể những người đã đóng sưu thuế cho chính quyền quân chủ trung ương và được Nhà nước công nhận là có quyền bầu cử cấp xã, cũng như bàn bạc việc làng nước trong các tổ chức ở cấp xã.
2 Hội đồng kỳ mục: trên danh nghĩa là do dân làng xã cử lên từ nội bộ của mình, nhưng thực ra gồm những người có điền sản, vừa có chức vụ hay phẩm hàm, nghĩa là “lớp kem” của làng xã, mà chức trách được công nhận là
đề ra những chủ trương và biện pháp để làm tròn việc làng việc nước.
3 Những “lý dịch”, tức chức viên ở cấp xã, của chính quyền quân chủ trung ương, đứng đầu là Xã trưởng (Lý trưởng) do dân xã bầu ra, có nhiệm vụ
là cùng với các chức viên đồng sự thực hiện những chủ trương của Hội đồng kỳ
Trang 27mục và chịu trách nhiệm về việc làng việc nước trước chính quyền quân chủ trung ương (được đại diện bởi các cấp quan liêu trung gian) [56, 65-66].
Với cơ cấu tổ chức như trên, việc quản lý ở các làng xã mang tính
chất “tự trị” khá rõ nét Về mặt chức năng và nhiệm vụ thì tổ chức quản lý
làng xã đã bao quát được mọi nhiệm vụ được đặt ra trước nó và có khả
năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao mà không cần sự “ làm thay”
của chính quyền cấp trên Chỉ có hai trường hợp là tổ chức quản lý làng
xã phải nhờ tới cấp trên là việc phòng và trị bệnh dịch, việc cử giáo viêndạy trong các trường làng
Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý xã thôn được quy định chotừng chức danh Các mối quan hệ được xác định cụ thể: trong mọi công việcthì Lý trưởng và Phó lý không được tự ý quyết định; khi Hội đồng kỳ mụcbàn định công việc thì quyết định theo đa số Tất cả những điều trên đều đượcghi thành các quy định trong hương ước làng xã Chính vì thế mà tổ chứcquản lý làng xã hoạt động được thông suốt, tránh được sự giẫm đạp, chồngchéo lên nhau trong việc xử lý các công việc của cộng đồng làng xã Tục lệthôn Hạ, xã Đồng Lư huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam ghi rõ việc kiện cáo:
“Trong thôn người có việc oan ức, đem trầu cau trình các chức mục trong
thôn, xã trưởng chỉ bảo để làm rõ đúng sai Nếu người sai mà không nghe bản thôn phân giải, lại ngoan cố kêu lên nha môn, quan trên nha môn phân xử y như trong thôn thì bản thôn sẽ phạt người đó một con bò đáng giá 10 quan cổ tiền và phải chịu tiền phí tổn Nếu không có tiền đóng, sẽ bắt phạt sang anh em người đó Lại còn tách người đó ra ngoài, không được ăn uống cùng người bản thôn”[50, 517].
Ngoài ra, việc quản lý làng xã còn là những quy ước về việc bảo vệ anninh làng xã Hầu hết hương ước các làng xã đều có những điều khoản quy
định rõ về vấn đề này “Hương ước làng Mộ Trạch phạt nặng (50 quan)
những người làm nghề trộm cắp, phạt người ăn trộm ban đêm (ở nhà tư) 20
Trang 28quan, trộm của công 10 quan và tương tự, nếu ăn trộm ban ngày thì phạt 10 quan và 5 quan, ai thấy, tố giác được thưởng 2 quan, biết mà không tố cũng
bị phạt như vậy (tiền năm 1665), nếu ăn trộm mà chưa bị bắt quả tang nhưng
đã nhiều lần khả nghi thì đem sự tình phơi bày và xử phạt đuổi đi để dẹp mầm gian” [12, 40] Điều lệ thôn Hạ xã Đồng Lư, tổng Vũ Điện, huyện Nam
Xương, tỉnh Hà Nam có ghi rõ mức phạt đối với tội ăn trộm của công như
sau: “Người nào lấy trộm, nếu bắt được quả tang sẽ phạt theo lệ định: người
lấy trộm ban đêm phạt 1 quan 5 mạch cổ tiền, lấy trộm ban ngày phạt 6 mạch Theo lệ nên thưởng cho người bắt được quả tang Người nào trong thôn nhìn thấy kẻ gian lấy cắp đồ vật trong đền mà lại che giấu sự thực, vì đó
là thân thuộc hoặc là bạn bè mình thì mắc tội bất kính…” [50, 515] Hương
ước một số làng còn có các điều khoản ngăn chặn tệ cờ bạc “Ở làng Mộ
Trạch, quan viên đánh bạc phạt lợn rượu giá 3 quan tiền xử và không cho dự quan viên; nếu là nho sinh trúng thức, giám sinh, nho sinh sinh đồ thì phạt 2 quan xử tiền và đuổi khỏi hàng quan viên…” [12, 41].
Những điều khoản nhằm ngăn ngừa việc nam nữ quan hệ bất chính,việc đánh chửi nhau cũng được ghi trong hương ước Đa số các làng đều phạt
vạ những người con gái chưa chồng mà chửa hoang, buộc họ phải rời khỏilàng sau khi bị cắt tóc, gọt đầu bôi vôi, có làng còn áp dụng hình phạt nặnghơn là thả bè trôi sông Về sau, những hình thức này bị loại dần và được thaythế bằng những món tiền phạt vạ rất lớn
Một trong những vấn đề sống còn của mỗi làng xã là việc giữ gìn trật
tự, trị an thôn xóm và việc tổ chức vũ trang bảo vệ làng xã Về giữ gìn trật tự
an ninh, hương ước các làng đều có quy định rõ xung quanh việc tuần tra,canh gác, ngăn chặn các tệ nạn trộm cắp, đánh bạc, rượu chè, nghiện hút…Cùng với các điều khoản đó là hình phạt rất cụ thể Chẳng hạn, khi có cháynhà, sụt đê, có cướp mọi người đều phải có trách nhiệm ngăn chặn, chống
đỡ Ai biết mà không tham gia thì bị phạt kể từ hàng quan viên trở xuống Ai
Trang 29có công ngăn chặn, chống đỡ thì được thưởng dưới nhiều hình thức, có thểthưởng tiền hoặc ban cho phẩm hàm hoặc chức tước Một số làng lập ra bảnhương ước riêng về điều lệ canh phòng với những quy ước cụ thể.
Các làng xã coi trọng việc lập các điếm canh, điểm tuần phòng, việctrang bị khí giới và đặc biệt là việc trồng và bảo vệ các lũy tre bao quanh làng.Theo đó các đội dân binh làng xã được tập hợp dựa trên các quy định cụ thểsau: các nam giới từ 18 đến 49 tuổi (trước tuổi lên lão và thường là ngườikhông có ngôi thứ ở đình) Chế độ tuần tra, canh gác phụ thuộc vào tập tục củatừng làng, được ghi trong hương ước Ngoài ra, để đảm bảo nghiêm ngặt vàoban đêm, hương ước cũng quy định rõ việc trình báo mỗi khi nhà có khách lạ.Tất cả những quy định mà các làng xã đưa ra đã giúp cho việc chủ động bảo vệđược trật tự trị an trong phạm vi làng xã mình và các làng xã lân cận
Việc quản lý làng xã còn bao hàm nội dung đảm bảo đời sống tâm linhcủa cộng đồng Đó là những yếu tố thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng như: lịchthờ cúng (các kỳ tế lễ hay cầu cúng trong tháng qua các năm), lễ vật thờ cúng(số lễ vật, loại lễ vật), việc phân công tổ chức lễ thờ cúng Trong đó thôngthường làng cho các giáp thay nhau hoặc cùng nhau đảm nhiệm và cử ra một
giáp chịu trách nhiệm chính Điều lệ thôn Hạ cho biết: “Việc phụng thờ Thần,
4 giáp thay phiên ứng trực, đến nửa đêm đương cai phát hiệu lệnh điểm danh, nếu ai vắng thì cứ bắt phạt Cỗ bàn thì bản giáp chia đều theo số người… Hàng năm, ngày mồng 10 mỗi tháng có lệ thờ Thần Đến lượt giáp nào thì đương cai giáp đó làm cỗ: xôi nấu 6 đấu gạo, gà rượu trị giá 2 mạch
cổ tiền, trầu cau mỗi phần 1 phong 6 miếng” [50, 518].
Hầu hết các làng đều dành ra một số ruộng đất công để phục vụ choviệc biện lễ cúng Việc cầu cúng (đặc biệt là việc tế lễ) được phân công theotrật tự ngôi thứ trong làng Hương ước cũng quy định về vị trí, chức năng theotrật tự ngôi thứ của các hạng dân trong làng trong tế lễ Những người có phẩmhàm, có chức tước cao được đảm nhận những chức trách quan trọng hơn Đó
Trang 30là “vinh dự” và uy thế quyền lợi của họ Ai vi phạm sẽ bị làng phạt vạ và nhiều khi bị thù hằn, kiện cáo suốt đời “Trong thôn có tiết nào phụng thờ
Thần,thì tất cả các quan viên văn võ cùng toàn dân ăn mặc tề chỉnh, chiếu theo thứ hạng mà hành lễ như nghi thức để tỏ rõ sự tôn kính và uy nghiêm Ai
ăn mặc không nghiêm chỉnh, xướng xuất không đúng thì mỗi tuần xướng bị phạt 10 miếng cau trầu, nếu cố tình không theo thì giao cho thứ Nhị bắt phạt Viên soạn văn có lỗi bị phạt 3 mạch tiền cổ, thứ Nhị có lỗi bị phạt 2 mạch tiền cổ, thủ từ 1 mạch tiền cổ” [50, 522] Việc chia biếu các lễ vật
sau tế lễ cũng theo trật tự ngôi thứ và cũng có những quy định nghiêmngặt như đã nói ở trên Ngoài ra, những điều kiêng kỵ trong các dịp hội hè,
tế lễ cũng được nêu cụ thể trong các hương ước
Khoán ước thôn Tử Can, xã Bài Nhiễm, tổng Bạch Sam, huyện DuyTiên, tỉnh Hà Nam còn dành toàn bộ nội dung để nói về lễ cầu phúc nhập tịch,xướng ca phụng thờ Thần để tỏ ý nghiêm túc, kính cẩn Trong khoán ước
cũng nói rõ những lễ vật và loại lễ vật cúng Cụ thể là: “Mỗi ngày dâng một
tuần rượu để tế, mỗi tuần gồm 1 con gà giá 1 mạch 30 văn tiền, 1 chai rượu,
10 khẩu trầu, xôi dùng 3 đấu gạo tốt” [50, 520] Tiếp đó, giáp đăng cai hay
chịu trách nhiệm chính phân cho các thành viên theo trật tự tuổi tác “các quan
viên theo thứ tự ngồi, sau đó đến các giáp văn chức, võ chức và thôn trưởng cùng thứ Nhị, thứ Tam ăn mặc tề chỉnh Mỗi ngày sáng sớm đến phụng rước
lễ Thánh để tế lễ Nếu ai vắng mặt bị phạt 3 mạch tiền” [50, 520] Lệ biếu xén
cũng được nói cụ thể trong khoán ước thôn Tử Can như sau: “Lệ biếu xén dịp
lễ xướng ca phụng thờ Thần, tư văn, soạn 6 mạch tiền cổ và 1 mâm cỗ gồm xôi, gà, rượu; biếu võ chức nghênh rước, đưa tiễn phù giá kiệu Thần 5 mạch tiền cổ và 1 cỗ gà, xôi, rượu Thủ chỉ làm chủ tế được biếu 1 cỗ gà, xôi, rượu
và 3 mạch tiền cổ Thôn trưởng, thứ Nhị, thứ Tam, thủ từ 1 mâm cỗ như cỗ biếu bên võ ở trên Còn lại chia đều cho các giáp ăn uống Trong lễ ca hát thờ Thần, có ai là người ngoài làng lấy vợ trong làng mà có tiền dâng lễ thì
Trang 31cũng được biếu như hạng thứ Nhất” [50, 521] Trong thôn có tiết nào phụng
thờ Thần thì tất cả các quan viên văn võ cùng toàn dân ăn mặc tề chỉnh, chiếutheo thứ hạng mà hành lễ như nghi thức để tỏ rõ sự tôn kính và uy nghiêm
Những quy ước về việc đảm bảo các nghĩa vụ đối với Nhà nước cũngnằm trong phạm vi quản lý làng xã Vấn đề này nằm trong nội dung củahương ước vì hương ước chính là công cụ quản lý làng xã Trước hết là nghĩa
vụ sưu thuế với hai loại là thuế đinh bổ cho các nam giới từ 18 đến 60 tuổi vàthuế điền (tức là thuế ruộng đất) Đảm bảo đủ thuế cho Nhà nước là việc hệtrọng đối với làng xã và với mỗi người nông dân Khoán ước thôn Hạ có nói
tới vấn đề này nhưng khá chung chung: “…việc cày cấy ruộng công phải nộp
thuế thì vẫn như mọi người trong thôn Đến 60 tuổi thì được miễn trừ mọi việc” [50, 517] Mỗi năm, “đến kỳ bổ thuế, Lý trưởng của xã đem bài chỉ thuế
về, Hội đồng kỳ mục họp với đại diện các giáp xét duyệt lại số thuế phải nộp, đối chiếu với số đinh và số điền hiện có, từ đó phân bổ cho các giáp Trưởng giáp phân bổ thuế cho các đối tượng và nhận rồi nộp cho Lý trưởng; Lý trưởng nộp cho đại diện chính quyền nhà nước cấp trên” [12, 52] Những quy
định về việc phạt những cá nhân không nộp đủ thuế cũng được chỉ rõ trong
hương ước các làng, “ai không nộp đủ thuế sẽ bị làng thu khẩu phần ruộng
đất công được chia và cả hoa màu trồng trên đó” [12, 52].
Đi đôi với nghĩa vụ sưu thuế là việc đảm bảo nghĩa vụ sưu dịch đối vớiNhà nước Tùy từng thời kỳ, Nhà nước bổ cho các làng một số lượng lính
nhất định đối với những trai đinh của các làng từ 18 tuổi, “các hạng việc của
đinh phu, phải chịu lao dịch vất vả Hễ đến 55 tuổi bản thôn châm trước miễn cho việc đắp đê, làm đường, thủy lợi, kể cả các con đường nhỏ, và việc canh tuần” [50, 517] Quyền lợi và nghĩa vụ của người đi lính, việc xử phạt những
người trốn lính đều được ghi trong hương ước
Ngoài ra, hương ước nhiều làng còn có các điều khoản về bảo vệ môitrường, liên quan đến sản xuất nông nghiệp, việc khẩn hoang, khuyến học,
Trang 32việc xây dựng các công trình công cộng như đào đắp đê điều, xây dựng đường
sá, cầu cống… Các vấn đề về lao động sản xuất cũng nằm trong nội dungquản lý làng xã Nó được đưa ra thành các điều khoản trong hương ước vềbảo vệ lãnh thổ của làng, bảo vệ môi trường thiên nhiên bao quanh làng, giữgìn ao hồ sông suối, bảo vệ sức kéo cùng các thành quả sản xuất nông nghiệpnhư lúa và hoa màu Khoán ước thôn Hạ của huyện Nam Xương, tỉnh HàNam ghi chép khá đầy đủ về các vấn đề nêu trên Cụ thể là:
Đối với vấn đề sản xuất nông nghiệp: “Người nào ruộng hạn, đem trầu
cau trình Xã trưởng xin được đưa nước vào ruộng, khi xong xuôi phải lấp lại như cũ Nếu không lấp lại như cũ bản xã lại phạt tiếp Còn như việc cày cấy ngoài đồng ruộng nếu người nào cần đào đường dẫn nước thì viết đơn, sau
đó lấp lại như cũ Ai coi thường đào đường dẫn nước mà không làm đơn, bản thôn sẽ tróc phạt theo khoán lệ…”[50, 516] Hay như việc cải tạo những công
trình phục vụ sản xuất nông nghiệp đã xuống cấp cũng được đưa ra bàn bạc
và nêu cụ thể trong tục lệ của thôn: “Bản thôn ta từ đời cha ông triều trước
tới nay đã có đường nhỏ và vườn ao ở địa phận bản thôn để phòng nước lớn, giờ đây đã nứt vỡ Vậy nên quan viên, các binh hộ cùng hội họp ở bản đình, bàn bạc việc bồi đắp thêm đường xá sao cho như cũ để tránh nước ngập đảm bảo trồng trọt… Về con đường bên các ao vườn, bản thôn tùy theo chỗ mạch nào tiện mà đặt cống Với các ao thì không được đào cống Về việc dẫn nước
ao tùy vào địa thế làng mà mở đường dẫn nước chứ không được đục mở đường đê” [50, 518] Trong việc khẩn hoang, tục lệ thôn cũng kê rõ: “Vốn từ đời cha ông trước đã có đám đất ở xứ Đồng Thí tổng cộng 22 mẫu Nay bản thôn cùng toàn thể dân binh, nghĩ rằng dân thôn chỗ ở còn chật hẹp nên lấy đám đất đó làm nơi ở cho dân cư và lập làm ruộng nương lấy đó làm kế sinh nhai, cứ chia đều chiếu bổ tiền tôm miễn trừ thóc lúa…” [50, 517].
Trong làng có ai thi đỗ thì làng có lệ đi mừng Tục lệ thôn Hạ còn cóđiều khoản quy định chế độ thưởng phạt về việc khuyến học Cụ thể như sau:
Trang 33“Người nào trong thôn chuyên cần học hành, bản thôn nên châm chước các
việc làm đường và tuần đêm Nếu ai ỷ thế không chăm chỉ học tập bản thôn lại bắt đi làm các công việc chung” [50, 517].
Như vậy, việc quản lý làng xã của người Việt đều thông qua hươngước Nói cách khác hương ước quản lý tất cả các mặt của đời sống làng xã.Trên cơ sở việc quản lý làng xã thì hương ước còn nêu lên những quy định vềhình thức khen thưởng và xử phạt
Đối với hình thức khen thưởng: các làng xã thường phân loại “công
trạng” để thưởng bằng tiền hay hiện vật (chủ yếu là thóc, gạo) được trích từ
công quỹ hoặc tiền của người vi phạm để thưởng cho người đã lập được
“công trạng” Có làng xã lại dùng hình thức khen thưởng là ban thêm hay tăng vị trí ngôi thứ trong làng tùy thuộc vào mức độ “công trạng” mà người
đó lập được Ngoài ra, việc giảm bớt một số nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhànước cũng là hình thức khen thưởng dành cho người có công, chủ yếu làngười có công chống trộm cướp Các hình thức khen thưởng nói trên được thểhiện rất đa dạng trong các hương ước làng xã Bên cạnh đó, theo quy định thìmỗi làng xã còn có các điều khoản quy định mức bồi thường cho người bị hại
khi đang làm nhiệm vụ “Ngoài tiền trợ cấp thương tật hay tiền tuất, người bị
nạn còn được giảm các nghĩa vụ đóng góp, không chỉ của bản thân mình mà đôi khi của cả con cháu, có khi là cả con rể”[12, 56].
Ngược lại, những người bị phạt phải chịu một trong các hình thức như:phạt tiền (hình thức phổ biến nhất), phạt bằng hiện vật (trâu, lợn, gà, trầu,rượu), bồi thường thiệt hại (tức là ngoài việc chịu phạt ra người phạm tội cònphải trả lại, đền bù cho người bị hại) hay chịu hình thức đánh đập với ý thức
răn đe “đòn đau nhớ đời” Hạ vị trí ngôi thứ cũng là một hình phạt được lệ
làng áp dụng Vì vị trí ngôi thứ gắn liền với những quyền lợi được hưởng nênkhi bị hạ vị trí ngôi thứ thì không những quyền lợi về vật chất bị mất mà danh
dự, uy tín cũng bị hạ thấp hoặc không còn Bị đuổi khỏi làng là hình thức xử
Trang 34phạt cao nhất đối với những người phạm tội Vì khi bị đuổi khỏi làng người
phạm tội có thể đến làng khác nhưng với thân phận “dân ngụ cư” – là người
bị khinh rẻ
Có thể thấy, hiện trạng làng xã ở huyện Thanh Liêm trong thời giannửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mang hai đặc trưng quan trọng, đó là tính
cộng đồng và tính tự trị “Làng có HĐKM do dân cử ra để trông coi mọi việc.
Hội đồng ấy có Tiên chỉ và Thứ chỉ đứng đầu, rồi có Lý trưởng và Phó lý do HĐKM cử ra thay mặt làng mà can thiệp với quan tư, có tuần đinh chuyên coi việc cảnh sát trong làng [1, 61] Việc quản lý làng xã – đơn vị hành chính
cấp cơ sở, cấp thấp nhất nhưng quan trọng nhất trong hệ thống quản lý đấtnước được vận hành theo những nguyên tắc, điều khoản đặt ra trong hươngước, khoán ước, tục lệ của các làng
Tiểu kết chương 1
Huyện Thanh Liêm là một trong những vùng đất “địa linh – nhân kiệt”
của tỉnh Hà Nam Ngay từ thời Hai Bà Trưng đã xuất hiện những vị anh hùngdân tộc như nữ tướng Cao Thị Liên quê ở Thạch Tổ (xã Thạch Hà) Tươngtruyền Lê Hoàn – người anh hùng phá Tống, bình Chiêm cuối thế kỷ X vốnquê ở Liêm Cần Đất Tràng Xá nay thuộc địa phận xã Thanh Tân là quêhương của Đinh Công Tráng – lãnh tụ kiệt xuất của cuộc kháng chiến chốngPháp năm 1873… Điều đó, chứng tỏ huyện Thanh Liêm đã có lịch sử vàtruyền thống đấu tranh cách mạng từ lâu Thanh Liêm có nhiều tiềm năng đểphát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái tự nhiên vớicác di tích lịch sử nổi tiếng như: Kẽm Trống (Thanh Hải), chùa Châu (KiệnKhê), chùa Tiên (Thanh Lưu)… Trong tương lai với những tiềm năng đadạng, Thanh Liêm có đầy đủ các yếu tố để trở thành một đô thị phát triểnđứng đầu tỉnh Hà Nam
Việc quản lý làng xã ở huyện Thanh Liêm nói riêng và các địa phươngkhác nói chung trước cải lương hương chính của thực dân Pháp vẫn mang tính
Trang 35chất “tự trị” và tính cộng đồng, đứng đầu là Hội đồng kỳ mục Trong làng, Lý trưởng được coi là “cầu nối” giữa nhà nước và làng xã Làng xã trở thành đơn
vị hành chính cấp cơ sở, cấp thấp nhất nhưng quan trọng nhất trong hệ thốngquản lý đất nước Hiện trạng làng xã người Việt ở huyện Thanh Liêm trongthời gian nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đã cho chúng ta thấy rõđiều đó Hương ước chính là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trongcộng đồng, là công cụ để quản lý làng xã và là một tri thức dân gian về quản
lý cộng đồng
Từ khi xâm lược và thiết lập chế độ cai trị, thực dân Pháp dần nhận
ra rằng tính độc lập và tự trị của làng xã mà chúng đã từng lợi dụng giờ
đây có thể biến mỗi làng thành một “pháo đài” chống Pháp Để nắm chặt
nông thôn, thực dân Pháp phải có một chủ trương mới, cải tổ lại bộ máy
hành chính làng xã mà đương thời gọi là “cải lương hương chính” Điều
đó đã dẫn tới những chuyển biến về cơ cấu quản lý xã hội ở nông thônhuyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Trang 36Chương 2: CÔNG CUỘC CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở BẮC KỲ VÀ SỰ RA ĐỜI CÁC VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC
CẢI LƯƠNG VÙNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
2.1 Chủ trương cải lương hương chính của thực dân Pháp ở Bắc
Kì từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
2.1.1 Nguyên nhân Pháp tiến hành cải lương hương chính ở Bắc Kì
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do nhu cầu của cuộc khai thác thuộcđịa, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cải lương hương chính, hương tục ở Việt
Nam, lúc đầu ở Nam kỳ, sau đó là Bắc Kỳ và Trung Kỳ “Cải lương hương
chính” là thuật ngữ nói về các chính sách mà chính quyền thực dân đưa ra để
thực hiện việc cải tổ bộ máy quản lý làng xã – một đơn vị hành chính cấp cơ
sở trong thiết chế cai trị của chế độ thuộc địa thực thi ở Việt Nam và ĐôngDương Theo đó, năm 1919 chính quyền thực dân ban hành Thượng dụ thayđổi ngạch hành chính quan lại Bắc Kỳ; sau đó điều chỉnh bộ máy hành chínhcấp xã Vì vậy, việc biên soạn các hương ước của các làng xã cũng phải tuânthủ theo những nội dung này Chính sách cải lương hương chính mà thực dânPháp chủ trương tiến hành là nhằm mục đích tăng cường sự kiểm soát củachính quyền trung ương tới cấp cơ sở, biến bộ máy chức dịch làng xã thànhcông cụ đắc lực cho việc cai trị của chúng
Lúc đầu, thực dân Pháp có cách nhìn hoàn toàn khác đối với vấn đề
làng xã Theo chính quyền thực dân, “một tổ chức phức tạp như thế, dễ bảo
như thế, một tổ chức mà trong đó không bao giờ thấy viên kì mục nào lại hành động đơn độc cả, một tổ chức đã tồn tại theo truyền thống từ thời xa xưa, tổ chức đó chúng ta không nên đụng tới kẻo làm dân chúng bất bình, xứ
Trang 37xở rối loạn” [49, 198] Hơn thế, Pháp còn tính toán rằng: “Làng xã là một nước cộng hòa nhỏ phải cống nạp Chúng ta xác định mức cống nạp tùy theo
sự giàu có của tổng thể làng xã; còn chính làng xã phải tìm cách thu cống phẩm… Phương pháp này là thuận lợi đối với chúng ta, và dường như đây là một phương pháp tốt: nó tạo cho làng xã một sức mạnh lớn, tránh được sự tiếp xúc trực tiếp của người Pháp với dân chúng…” [49, 199].
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào đấutranh giải phóng dân tộc ngày càng dâng cao và lan rộng tới cả những vùngnông thôn Đó là tầm ảnh hưởng sâu rộng của phong trào Cần Vương, phongtrào Yên Thế Lúc này, một mặt Pháp thấy sự cần thiết phải tăng cường kiểmsoát nông dân chặt chẽ hơn nữa bằng cách cải tổ lại tổ chức làng xã theohướng có lợi cho chúng; mặt khác chúng dùng mọi thủ đoạn lôi kéo, muachuộc nhằm tách nông dân và nông thôn ra khỏi môi trường cách mạng.Chúng đưa ra nhiều chính sách mị dân nhằm lôi kéo quần chúng với chiêu bài
“hợp tác đuề huề, cải lương” nhằm xoa dịu dư luận và để tiến hành cải lương
một cách thuận lợi hơn Chúng còn cho thiết lập các Viện Dân biểu Bắc kK,Trung Kỳ, đào tạo và dung dưỡng tầng lớp thượng lưu trí thức làm nòng cốtcho việc thống trị về tư tưởng, cơ bản là khẳng định quyền hạn gần như tuyệtđối của Thống sứ và Công sứ Pháp trong bộ máy cai trị Mặt khác, sau khiChiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng nềnkinh tế bị thiệt hại nặng nề Để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phụckinh tế, chính quyền thực dân một mặt ra sức thúc đẩy sản xuất trong nước;mặt khác tiến hành đầu tư khai thác thuộc địa, ra sức vơ vét sức người, sức
của Muốn đạt được mục đích đó, thực dân Pháp phải “với tay” đến cấp xã
thôn, cải cách bộ máy hành chính theo ý của mình
Thực tế cho thấy, ở các địa phương bộ máy quản lý làng xã rất lỏng lẻo,tùy tiện, kém hiệu quả, không phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị củathực dân Pháp Khi tìm hiểu về làng xã người Việt, thực dân Pháp nhận rarằng bộ máy các làng đại thể có những nét tương đồng Đứng đầu và đưa ra
Trang 38các quyết nghị là Hội đồng kỳ mục đại diện là Tiên chỉ, Thứ chỉ đảm tráchcác việc quan trọng như: phân bổ sưu thuế, lính tráng, phân cấp công điền, sửdụng công quỹ…
Theo phong tục của các làng xã thì trong tổ chức của bộ máy làng xãthành viên của Hội đồng kỳ mục không do bầu cử và không cần sự công nhận
của Nhà nước Còn Hội đồng lý dịch đứng đầu là Lý trưởng - “cầu nối” giữa
Nhà nước với làng xã, có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu đóng góp cho Nhànước, quản lý sổ đinh, sổ điền, giữ gìn an ninh trong làng Giúp việc cho Lýtrưởng có Phó lý (số lượng nhiều hay ít tùy theo số dân đinh ở mỗi làng xã).Tuy nhiên, cả Lý trưởng và Phó lý đều kém vai vế, ngôi thứ lại đứng sau Tiênchỉ, Thứ chỉ và những người chức tước phẩm hàm, không có chân trong Hội
đồng làng Khi Hội đồng họp, Lý trưởng chỉ là người “bàng thính”.
Cách thức tổ chức làng xã như trên tỏ ra kém hiệu quả khi thực dân
Pháp nhận ra rằng: “Các hương thôn ta từ xưa đến nay các chức sự kỳ mục kỳ
nát đều là bọn vô học hay học dở dang mới chịu ra làm Nhưng tuy vô học mà phần nhiều lại có khéo khôn riêng, khi ra làm việc dân chủ chỉ chăm chăm về
sự lập bè đảng để giữ lấy quyền bính ở trong làng” [59, 222] Do đó, tình
trạng ẩn lậu về dân đinh và điền thổ diễn ra phổ biến làm cho nguồn thu từcác thứ thuế của chính quyền thực dân bị thất thoát
Mặt khác, quản trị việc làng chỉ do một nhóm người thực hiện, sự phâncông, phân nhiệm không rõ ràng Chính vì vậy, việc tranh giành ngôi thứ hầunhư làng nào cũng có, làm mất hiệu lực của bộ máy chính quyền Đây là mộtthực trạng đã diễn ra khá phổ biến ở làng xã Bắc Kỳ thời đó Do sự dung túngcủa chính quyền thực dân, bọn cường hào, lý dịch ỷ thế làm càn, chúng không
từ thủ đoạn nào để đàn áp, bóc lột người nông dân Chức dịch thường sử dụngbừa bãi quỹ làng, phân chia không công bằng ruộng đất công, duy trì hủ tục,cắt xén, tham ô tiền xây cất, tiền cheo, tiền bán ngôi thứ Người nông dân bịđẩy đến con đường bần cùng hóa bởi nạn cường hào lũng đoạn Ngay cả một
Trang 39số quan lại, trí thức trung thành với Pháp cũng phải thốt lên: “Nếu các quan cai
trị hiểu tiếng An-Nam, nghe được những người dân nói chuyện với nhau ban đêm trong các nhà tranh, chắc rằng chúng không khen chúng ta” [33, 29].
2.1.2 Nội dung cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kì
Trước tình hình bất ổn ở các làng xã thực dân Pháp phải cải cách bộmáy quản lý xã thôn, từng bước phá vỡ tính truyền thống của nó, để lập lạitrật tự trong làng xã nhằm xoa dịu sự oán giận của nhân dân đối với chúng.Thực ra, sự can thiệp của thực dân Pháp vào làng xã đã có từ năm 1907 bằng
việc đề ra “lệ bầu tổng lý” nhưng phải đến năm 1913, mới có Nghị định quy
định một cách đầy đủ và chặt chẽ thể hiện mục đích của chính quyền bảo hộ
là biến Lý trưởng và Phó lý thành những tên tay sai trung thành để thực hiện ý
đồ cai trị của chúng Cuối năm 1914, Thống sứ Đêtơnay đã ra chủ trương phảitiến hành cải lương hương chính ngay, nhưng thực dân Pháp chưa kịp thihành thì xảy cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất Sau nhiều lần trì hoãn, năm
1921, chính quyền bảo hộ đã chính thức tiến hành cuộc “cải lương hương
chính” đầu tiên ở Bắc Kì.
Việc can thiệp của thực dân Pháp vào tổ chức quản lý làng xã Việt
Nam được thực hiện thông qua việc “tổ chức lại bộ máy hành chính xã” mà chúng gọi là chính sách “cải lương hương chính” và kiểm soát chặt chẽ hơn
nữa việc chi tiêu của làng xã Mục đích của chính sách này là tăng cường hơnnữa sự kiểm soát của chính quyền trung ương tới cấp cơ sở, biến bộ máy chứcdịch làng xã thành công cụ đắc lực cho việc cai trị của bọn thực dân Đó cũng
là nội dung chính của ba đợt cải lương hương chính ở Bắc Kì vào các năm
Trang 40này, việc quản trị làng xã được giao cho HĐTB với số lượng thành viên từ 4đến 20 người theo cách bỏ phiếu trên số dân đinh cho các giáp tộc với sốlượng 100 cử tri thì được bầu một tộc biểu Nhiệm kỳ của HĐTB là 3 năm và
các tộc biểu có quyền tái cử Nghị định năm 1921 quy định: “Trong các kỳ
hội đồng, công chúng được vào xem” tất nhiên không có quyền phát biểu và
không mất trật tự
Như vậy, về hình thức cơ chế tuyển cử tộc biểu mang tính dân chủ hơn
so với cơ chế kỳ mục truyền thống Toàn bộ nhân sự bộ máy hành chính làng
xã là do xã dân, quan viên hàng xã bầu ra Trên thực tế thì Công sứ Pháp quyếtđịnh từ việc duyệt danh sách các tộc biểu, hương hội, các chức dịch đến việcgiám sát hoạt động Yếu tố dân chủ trong cơ chế tuyển cử đã bị yếu tố tập trungquyền lực của chế độ cai trị trong tay người Pháp làm giảm mất hiệu lực
Tiêu chuẩn với những thành viên trong HĐTB là “những xã dân từ 25
tuổi trở lên và là người có tài sản trong làng, mà xưa nay chưa bao giờ làm mất quyền công dân” [42, 4] Đứng đầu là viên Chánh hương hội và Phó
hương hội trực tiếp điều khiển một số công việc như phân bổ thuế, phu lính,
chia ruộng công, định lệ làng, bàn việc xây cất Chánh hương hội là “người
đại diện cho làng trước pháp luật” Chánh hương hội vừa là người đứng đầu
Hội đồng, vừa là người đứng đầu bộ phận chức dịch làng xã Dưới quyềnHội đồng còn có nhóm kỳ dịch gồm Lý trưởng, Phó lý và Trương tuần chịutrách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội đồng Trong bộ phận chấphành còn được bổ sung thêm Thư ký và Thủ quỹ Trách nhiệm và quyền hạn
của họ cũng được quy định rõ ràng: “Người thủ quỹ phải chọn người vật lực
cẩn thận, thức tự chuyên giữ tiền công quỹ và thóc nghĩa xương Hôm họp Hội đồng đầu tháng thì Thủ quỹ phải đem sổ sách trình trước Hội đồng… Người Thư-ký phải chọn người thông hiểu chữ Nho và chữ Quốc ngữ, coi việc dựng biên bản các kỳ hội-đồng của Hương-hội, cùng giữ các sổ sách của xã giao cho Hội đồng có chi việc gì thì Thư ký phải khai vào giấy