Việc thực hiện chính sách cải lương hương chính của thực dân Pháp năm 1921 và năm

Một phần của tài liệu Luận văn: Hương ước cải lương huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1921 – 1942) (Trang 44 - 53)

dân Pháp năm 1921 và năm 1927

Để củng cố chế độ thực dân, chính quyền thuộc địa đã từng bước vươn bàn tay của nó tới đơn vị hành chính cấp cơ sở đó là các làng xã. Những chính sách mà chúng ban hành để “tổ chức lại bộ máy hành chính xã” nhằm những mục đích sau:

Một là, giao cho chính quyền thực dân cấp tỉnh nắm quyền giám sát và kiểm soát tối cao về nhân sự của bộ máy ra quyết định ở cấp xã (HĐKM hay HĐTB).

Hai là, giám sát và kiểm soát mọi hoạt động nội bộ của làng xã, nắm quyền duyệt y hương ước, duyệt sổ chi thu,… của làng xã.

Ba là, nắm quyền lựa chọn Lý trưởng (tất nhiên do địa phương giới thiệu), mở rộng quyền của Lý trưởng. Lý trưởng không những chỉ có nhiệm vụ chấp hành mà còn có cả quyền bàn bạc và quyết định việc làm.

Như vậy, chính quyền thực dân đã không chỉ dừng lại ở cửa ngõ của làng xã như các chính quyền nhà nước phong kiến trước đây, mà nó đã xâm nhập khá sâu vào những hoạt động nội bộ của làng xã. Thực dân Pháp, sau khi tiến hành thử nghiệm công cuộc cải lương hương chính thành công ở một số làng xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là các làng xã thuộc tỉnh Hà Đông, chúng đã mở rộng phạm vi cải lương hương chính trên khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Kì trong đó có huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam. Qua quá trình tìm hiểu, thực dân Pháp đã biết sức mạnh của hương ước “lệ làng”, nên chúng tỏ ra rất khôn khéo trong việc lợi dụng hương ước để nắm lấy nông thôn. Hương ước được coi “là những quy ước về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt, như cách tổ chức và hoạt động của các thiết chế tổ chức trong làng xã: Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe – giáp, xóm ngõ…các hoạt động xã hội: Hội hè đình đám, tế lễ, tuần phòng, khao vọng… Một số hoạt động kinh tế… Đó là những quy ước vừa mang nét chung và rất nhiều nét riêng, rất riêng của mỗi làng Việt” [36, 83].

Có thể thấy, năm 1921, là năm đánh dấu sự thay đổi lớn của các làng xã về các mặt trong đó có hương ước. Thống sứ Bắc Kì đã ban hành Nghị định số 1949 nhằm giải thể HĐKM thành lập HĐTB và can thiệp sâu hơn vào các làng xã như: giám sát mọi hoạt động nội bộ trong làng, nắm quyền bầu chọn nhân sự ở các cơ quan của làng. Chính vì vậy, những bản hương ước được

soạn thảo vào thời gian đó đều dựa theo yêu cầu của chính quyền thực dân và theo tinh thần của cải cách “cải lương hương chính” và được gọi là “hương ước cải lương”. Ở nhiều bản hương ước tinh thần của cuộc cải lương hương chính cũng đã được thể hiện rõ, như “khoán ước làng ta lưu truyền từ xưa hoặc chỉ khẩu truyền mà không có minh văn, hoặc có minh văn mà không hợp thời thế… Suy xét hiện tình thời nay, so sánh khoán lệ thuở trước, điều nào hại phải đổi, điều nào lợi thời theo…”[70, 257].

Hơn nữa, thông qua việc lập hương ước mới, chính quyền thực dân đã áp đặt quyền lực của nó trong đời sống các làng xã. Khi đó, hương ước vốn là bộ luật riêng của làng xã bị biến thành công cụ cai trị trực tiếp của chính quyền thực dân. Đó mới là mục tiêu chính của chúng. Còn những nội dung để “bài trừ hủ tục”, để “chống bọn cường hào ô lại”, để “mở mang phong hóa”, để “người nông dân thoát khỏi cảnh bùn lầy nước đọng”, cảnh “tăm tối lầm than” chỉ là những luận điệu lừa bịp, những lời nói sáo rỗng mà chính quyền thực dân đưa ra.

Sau khi ban hành Nghị định về việc tổ chức hương hội và lập sổ thu chi trong các xã Bắc Kì, chính quyền thuộc địa ở cấp tỉnh đã chỉ đạo việc lập hương ước căn cứ vào nội dung chính sách cải lương hương chính của nhà nước thực dân và tham khảo một số hương ước cổ ở địa phương để soạn ra những “hương ước mẫu”. Những bản mẫu này được in thành nhiều bản, giao về cho các làng xã. Hội đồng quản trị các làng xã (Hương hội) có nhiệm vụ căn cứ vào mẫu đó và dựa vào tục lệ riêng của địa phương mình mà soạn ra hương ước của làng mình.

Thực tế cho thấy, đối với những bản hương ước mẫu do chính quyền cấp tỉnh soạn không phải hoàn toàn giống nhau. Điểm khác nhau dễ nhận thấy đó là về cách thức trình bày văn bản, số lượng và trật tự các điều khoản. Còn về nội dung vẫn nói lên tinh thần của chính sách cải lương hương chính. Các bản hương ước mẫu đều được chia ra làm hai phần rõ rệt:

Phần thứ nhất được gọi là “Điều lệ tổng cục” hay “Về chính trị”… Những điều quan trọng trong phần này được ghi rõ thể hiện tính chất áp đặt, như “Việc chính trị trong làng… thì phải chiểu theo Nghị định quan Thống sứ ngày 12/08/1921 về việc chỉnh đốn hương hội, và phải tuân lệnh truyền định theo bản nghị định ấy mà thi hành” [3, 78]. Hay “Lý trưởng tiếp quan phát chỉ bài thuế về thời phải tường chánh hương hội họp các tộc biểu lại mà tính bổ”, “sưu thuế đã có ngạch của nhà nước, Hương hội cứ theo trong chỉ bài mà bổ, không được chia đàn anh hay đàn em, ruộng nội canh hay phụ canh mà bổ nhiều hay bổ ít…”. Ngoài những điểm trên, phần thứ nhất của hương ước còn ghi các điều khoản quy định về việc giao thiệp với quan lại cấp trên, việc kiện cáo, việc canh phòng ở trong làng và ngoài đồng, việc sửa sang đường sá, cầu cống, đê điều, việc bắt lính, phu phen, tạp dịch, việc giáo dục, y tế…

Phần thứ hai là phần “tục lệ” hay “tục lệ riêng” còn gọi là “Hương tục”… Ở phần này, chính quyền thực dân tỏ ra rộng rãi hơn với các làng xã. Trong các hương ước mẫu xuất hiện những câu có tính chất gợi ý chung chung như: “Điều này mỗi làng có tục lệ riêng nên biên rõ và châm chước lại cho hợp thời”. Nếu có chi tiết hơn khi nói tới các điều khoản thì cũng chỉ ở mức độ: “Sự quân điền thổ” (tức là chia ruộng đất của làng). “Trong điều này phải nói rõ: a, Cách quân phân riêng của làng xã. b, Những hoa lợi riêng của làng xã (như là lĩnh trưng ao, hồ, sông con – tiền cho thuê điền thổ - tiền lãi phiếu quốc trái… mỗi khoản phải kể riêng từng mục”. Phần thứ hai của hương ước thường đề cập đến những vấn đề về việc vào ngôi thứ hương ẩm, việc vọng lão và khánh hạ, việc tế tự, việc ngôi thứ, việc cưới cheo, việc tang ma, việc ngụ cư, việc ký táng, việc quân cấp công điền thổ, việc các khoản thuế riêng của làng...”[71, 260].

Từ bản hương ước mẫu, đến các bản hương ước do các làng soạn chúng ta đã thấy sự đa dạng, phong thú trong hình thức thể hiện. Phần lớn các bản hương ước được soạn khá hoàn chỉnh có kết cấu chặt chẽ, nhưng lại có

những bản ghi hết sức sơ lược chỉ với một số điều khoản. Sự đa dạng của các bản hương ước này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể do điều kiện thực tế của mỗi làng. Trong đó có một nguyên nhân quan trọng là thái độ ứng xử của các làng xã trước mưu đồ kiểm soát và “thể chế hóa” hương ước của chính quyền thực dân, kể cả thái độ chống đối được thể hiện bằng nhiều cách thức ứng xử, hoặc trình với chính quyền cấp trên là làng mình xưa nay không có hương ước nên nay xin không phải khai, hoặc chỉ làm một cách hình thức.

Trước khi ban hành Nghị định ngày 12/08/1921, cuộc cải lương hương chính đã được tiến hành thử nghiệm tại một số làng xã ở Hà Đông thuộc địa hạt cai trị của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu và cũng đã đạt được một số kết quả. Cho đến cuối năm 1922, hầu khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã tiến hành cải lương. Sự ra đời của hàng loạt các hương ước cải lương ở các tỉnh Bắc Kì vào năm 1921 đã cho thấy công cuộc cải lương hương chính đã và đang được chính quyền thực dân tiến hành. Trong các xã thành lập HĐTB bằng cách bầu cử người trong các họ. Chức năng và quyền hạn của từng thành viên trong HĐTB và bộ phận lý dịch đã được nêu rõ trong văn bản cải lương năm 1921. Như vậy, HĐTB có mặt trong bộ máy quản lý làng xã cùng các lý dịch trở thành công cụ để chính quyền thực dân can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ của các làng xã.

Tuy nhiên, tình trạng rối ren, lộn xộn trong các làng xã lại diễn biến nghiêm trọng từ sau khi cuộc cải lương hương chính tiến hành được một năm. Trong nội bộ các làng xã diễn ra cuộc đấu tranh quyền lực giữa một bên là nhóm tộc biểu cầm quyền với một bên là thành viên của HĐKM trước kia. Chính quyền thực dân phải thừa nhận rằng: “Các viên lý hào cũ phần nhiều đã xa rời cuộc cải lương hương chính. Hội đồng được bầu ra thường đối lập với các ông Tiên chỉ, Thứ chỉ cũ, họ lặng lẽ hoặc công nhiên chống đối lại cuộc cải cách… gây trở ngại cho sự phát triển bình thường” [41, 35]. Tiên

chỉ và Thứ chỉ vẫn có tiếng nói lớn trong nhân dân, còn HĐTB đã nhanh chóng trở thành một bộ máy tham nhũng, thối nát, bè phái, chỉ tồn tại về hình thức mà không có hiệu lực. HĐTB không hơn gì HĐKM trước kia: “Vì cải lương thì mới tổ-chức quyền-lợi vào một hội-đồng, tạo thành cái kho tài-lợi dành cho một số ít người ngồi hưởng, mà không phải húy-kỵ vì chính bởi quyền trên ân tứ” [41, 36], “chẳng kỳ hội nào có biên bản, sổ biên-bản thì bỏ trắng hoặc có thì không thực, thành ra chẳng có nghĩa gì” [64, 550].

Âm mưu kiểm soát và thể chế hóa hương ước của chính quyền thực dân cũng vấp phải sự chống đối của các làng xã bằng cách trình với chính quyền cấp trên là làng mình xưa nay không có hương ước nên nay xin không phải khai, hoặc nhiều bản hương ước được các làng soạn thảo “không phù hợp với tập tục truyền thống trong làng chỉ dùng để đối phó” [71, 277]. Như vậy, thực tế công cuộc cải lương hương chính không được như ý muốn của thực dân Pháp. Năm 1922, trong bài: “Bàn về hương chính xứ Bắc Kì”, Trần Duy Nhất đã nói lên thực trạng của Hội đồng Hương-chính rằng: “Chỉ quanh đi quẩn lại với việc ăn uống, như việc cải-lương này, họ cũng yên trí là có thế thôi, chứ tuyệt nhiên không hiểu gì là việc dân, việc công ích như việc tuần-phòng, việc đường-sá, việc vệ-sinh, việc giáo-dục” [6, 362]. Điều này cho thấy sự thất bại bước đầu trong cải lương hương chính của chính quyền thực dân còn ở sự hạn chế về nhận thức của các thành viên trong HĐTB.

Có thế thấy rằng việc cải lương đã càng làm cho tình hình nông thôn thêm phức tạp và rắc rối. Tạp chí Nam Phong, đã viết về cải lương như sau: “Những cái văn minh ấy thuộc về lý tưởng, chứ khó mà thành thực lắm; càng cải lương càng nát, câu ấy đã thành câu sáo ngữ ở cửa miệng người đời” [45, 42]. Nghị định cải cách đặt trong bối cảnh nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ trở thành nguồn gốc của những thối nát như hối lộ, đút lót để bầu cử. “Câu chuyện Hội đồng tộc biểu ở hương thôn bây giờ càng tệ hại cho làng lại hơn lúc chưa cải lương” [33, 32], “cứ như các làng bầu cử những người dự vào

hội-đồng hương-chính, thì không xứng đáng chút nào… hầu hết mọi người đều đem cái gia tài đổi lấy cái danh-phận, mà cái mục-đích của danh-phận ấy chỉ là miếng xôi, khẩu thịt ở chốn đình-trung” [6, 361].

Mặc dù thực dân Pháp đã quy định rất cụ thể, chi tiết và kèm theo những biện pháp giám sát chặt chẽ trong việc lập sổ chi thu nhưng công việc này rất chậm chạp và thực hiện không đều khắp. Theo Nghị định năm 1921, việc lập sổ chi thu chỉ giới hạn ở những làng xã có từ 500 đinh và 2000 đồng thuế chính ngạch trở lên, cho nên lợi dụng điều này các làng xã tìm mọi cách che giấu các khoản chi tiêu, những quỹ bí mật và khai số đinh ít hơn để thoát khỏi sự giám sát của nhà nước vì họ bị liệt vào danh sách những làng dưới 500 suất đinh. Theo nhận định của Thống sứ Bắc Kì thì hầu khắp các tỉnh đã triển khai công cuộc cải lương nhưng trên thực tế cho thấy trong số hơn 7000 làng xã của Bắc Kì chỉ có khoảng 600 làng xã thuộc diện 500 suất đinh.

Bên cạnh việc tiến hành hoạt động lập sổ chi thu, chính quyền thực dân đã cho thành lập các trường để đào tạo thư ký, đào tạo những chức dịch trung thành với cấp trên. Chương trình được dạy bằng chữ Quốc ngữ với nội dung liên quan đến chính trị, luật pháp, ca ngợi công ơn khai hóa của Pháp. Ngoài việc thành lập trường ở một số tỉnh chính quyền thực dân còn lập ra hai trường đào tạo chung cho toàn kỳ đặt ở Hà Đông và Sơn Tây.

Cải lương hương tục đã tạo nên một số chuyển biến trong đời sống làng xã. Một số xã còn lập khoán ước mới, sửa đổi phong tục, tập quán, xây dựng các công quán, trường học. Nhiều hương ước quy định các lệ khao vọng được nộp thay bằng tiền cho làng xã để làm quỹ gọi là lệ “chiết can”. Trong việc hiếu, điều lệ cải lương hương tục cũng hạn chế việc ăn uống, quy định làng xã có trách nhiệm giúp tang chủ trong việc làm ma. Hầu hết các làng đều có quy ước về việc mở trường học, vệ sinh chung. Có làng thỏa thuận “lập ra một cái nhà thương để chữa thuốc và một nhà hộ sinh để cho các bà ở cữ. Làng thuê một khán hộ y tá và một cô đỡ có bằng cấp để trông coi việc ấy. Tiền sửa

sang nhà thương, nhà hộ sinh, tiền thuốc và tiền lương khán hộ cùng cô đỡ do công quỹ của làng chịu” [39, 19].

Tuy nhiên, không phải mọi điều ghi trong hương ước đều được thực hiện trong thực tế, chẳng hạn trong việc học hành, nhiều gia đình túng thiếu không cho con đi học hay việc khao vọng, tiền quỹ “chiết can” và nhiều khoản công quỹ khác thường bị đám hương lý, chức dịch thao túng để mưu lợi riêng. Báo Nam Phong thời kỳ này cũng nhận xét việc cải lương trong nhiều làng chỉ là cải lương trên khoán ước, trên giấy tờ mà không thấy cải lương thật sự. “Bây giờ đâu đâu cũng nói đến cải lương, trừ mấy xã ở tỉnh Hà Đông, còn nhiều nơi cải lương mà chưa thấy kết quả gì cho lắm, dường như thảo luận xong một tập khoán ước, đọc mấy bài diễn văn là xong” [6, 327]. Trong các làng xã vẫn phổ biến tình trạng chia bè phái, tranh đoạt quyền lợi, gây khó khăn cho việc quản lý làng xã. Việc cải lương hương tục chỉ mang tính hình thức, những tập tục lạc hậu, gây phiền toái ở nông thôn như khao vọng, đình đám mà Pháp muốn giảm bớt hoặc xóa bỏ vẫn tồn tại phổ biến. Mặc dù mục đích của Pháp là xóa bỏ nền Hán học cổ truyền để thay thế vào đó là nền giáo dục bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với nội dung là truyền bá tư tưởng “Đại Pháp”, nhưng “trường học rõ ràng là còn thiếu nhiều giáo viên thì chưa đủ tư cách để dạy” [33, 32]. Điều đó chứng tỏ chính sách cải lương hương chính của chính quyền thực dân chưa thực hiện được đến nơi.

Vì những thiếu sót trên, năm 1927, Pháp đã tiến hành đợt hai của cuộc cải lương hương chính. HĐKM được lập lại đứng bên cạnh HĐTB với tư cách cố vấn và giám sát bộ máy quản trị làng xã. Giống như đợt một, chính quyền thực dân soạn ra các bản hương ước mẫu với hai phần: Chính trị và

Một phần của tài liệu Luận văn: Hương ước cải lương huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1921 – 1942) (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w