1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của tính vị chủng tiêu dùng đến ý định mua sữa bột trẻ em của người dân quận ninh kiềutp cần thơ

104 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Thị trường sữa đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm với mức giá vừa phải hợp lý, các hoạt động tiếp thị cổ động cho hàng nội cũng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD

Ngành Quản trị Marketing

Mã số ngành: 52340115

Tháng 08 Năm 2013

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

  

Trong khoảng thời gian học tập trên ghế nhà trường, nhờ sự quan tâm, giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô em đã tiếp thu, học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích Em chân thành cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Huỳnh Nhựt Phương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm

đề tài luận văn

Em xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, động viên, ủng hộ em trong suốt thời gian em thực hiện khóa học của mình

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị đã trả lời bảng phỏng vấn cho em để em có thông tin làm đề tài nghiên cứu của mình

Cuối lời, em xin chúc Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy và ngày càng phát triển Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe!

Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày….tháng…năm

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thoa

Trang 3

TRANG CAM KẾT

  

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày …tháng…năm…

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thoa

Trang 4

MỤC LỤC

   CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 3

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phạm vi không gian 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 2 8

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8

2.1.1 Tính vị chủng của người mua 8

2.1.2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu: 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 22

CHƯƠNG 3 26

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT 26

3.1 GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 26

3.2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT 27

3.2.1 Thị trường sữa bột trẻ em 27

3.2.2 Vấn đề liên quan đến sữa nội và sữa ngoại 28

CHƯƠNG 4 35

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 35

4.1.1 Giới tính 36

4.1.2 Tuổi 36

4.1.3 Trình độ học vấn 36

4.1.4 Nghề nghiệp 36

4.1.5 Thu nhập 37

4.2 HÀNH VI TIÊU DÙNG SỮA BỘT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU – TP CẦN THƠ 37

4.2.1 Loại sữa 37

4.2.2 Chi tiêu cho việc mua sữa 38

4.2.3 Số lần mua sữa 38

4.2.4 Nơi mua sữa 39

Trang 5

4.2.5 Nguồn tham khảo để lựa chọn sữa bột trẻ em 40

4.2.6 Tiêu chí lựa chọn sữa bột 40

4.3 CÁC YẾU TỐ TRONG TÍNH VỊ CHỦNG TIÊU DÙNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SỮA BỘT TRẺ EM 41

4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo tính vị chủng tiêu dùng bằng kiểm định Cronbach alpha 41

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) xác định các yếu tố thuộc tính vị chủng ảnh hưởng đến ý định mua 44

4.4 CÁC YẾU TỐ TẠO RA SỰ PHÂN BIỆT GIỮA Ý ĐỊNH MUA SỮA NỘI VÀ Ý ĐỊNH MUA SỮA NGOẠI CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU – TP CẦN THƠ 48

4.5 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH MUA SỮA BỘT TRẺ EM VÀ CÁC YẾU TỐ VỀ GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP 55

4.5.1 Kiểm định mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột trẻ em và giới tính 55

4.5.2 Kiểm định mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột với độ tuổi 57

4.5.3 Kiểm định mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột với trình độ học vấn 57 4.5.4 Kiểm định mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột với nghề nghiệp 59

CHƯƠNG 5 61

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SỮA BỘT TRẺ EM TRONG NƯỚC 61

5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 61

5.2 GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SỮA TRONG NƯỚC TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỚI ĐỐI THỦ NƯỚC NGOÀI VÀ ĐÁP ỨNG TỐT NHU CẦU NGƯỜI TIÊU DÙNG 62

CHƯƠNG 6 65

KẾT LUẬN CHUNG 65

6.1 KẾT LUẬN CHUNG 65

6.2 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 70

BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC 93

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

  

Bảng 2.1 Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình 16

Bảng 2.2 Thang đo lược khảo quy chuẩn chủ quan 19

Bảng 2.3 Thang đo lược khảo 20

Bảng 2.4 Thang đo chính thức được sử dụng trong nghiên cứu 21

Bảng 4.1 Thông tin chung của đáp viên 35

Bảng 4.2 Thống kê loại sữa đã chọn mua 37

Bảng 4.3 Thống kê chi tiêu cho việc mua sữa 38

Bảng 4.4 Thống kê số lần mua sữa bột trẻ em trong một tháng 39

Bảng 4.5 Thống kê nơi mua sữa bột trẻ em 39

Bảng 4.6 Thống kê nguồn tham khảo lựa chọn sữa bột trẻ em 40

Bảng 4.7 Thống kê các tiêu chí lựa chọn sữa bột trẻ em 41

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo tính vị chủng 43

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test lần 1 44

Bảng 4.10 Kết quả ma trận nhân tố đã xoay lần 1 45

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test lần 2 46

Bảng 4.12 Kết quả ma trận nhân tố đã xoay lần 2 47

Bảng 4.13 Hệ số Eigenvalue 51

Bảng 4.14 Kết quả hệ số Wilks’ Lambda 51

Bảng 4.15 Kiểm tra sự bằng nhau về trung bình của các nhóm 52

Bảng 4.16 Mức độ tác động của các biến 52

Bảng 4.17 Kết quả đánh giá hàm phân biệt 54

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Chi Bình Phương 56

Bảng 4.19 Bảng chéo thể hiện mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột với giới tính 56

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định Chi Bình Phương 57

Bảng 4.21 Kết quả kiểm định Chi Bình Phương 57

Bảng 4.22 Bảng chéo thể hiện mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột với trình độ học vấn 58

Bảng 4.23 Kết quả kiểm định Chi Bình Phương 59

Bảng 4.24 Bảng chéo thể hiện mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột với nghề nghiệp 59

Bảng 5.1 Những cơ sở đề ra giải pháp 61

Trang 7

DANH SÁCH HÌNH

  

Hình 2.1 Mô hình ba thành phần của thái độ 9 Hình 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua 10 Hình 2.3 Nghiên cứu tính vị chủng của Th.s Nguyễn Thành Long 12 Hình 2.4 Tác động của tính vị chủng - trích từ Klein, Ettenson & Morris (1998) 13 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của WU Jianlin, ZHU Ning, DAI Qi 13 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu tính vị chủng- giá trị cảm nhận- niềm tin hàng nội-dự định hàng vi của tác giả Phạm Thị Bé Loan 14 Hình 2.7 Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA, Ajzen và Fishbein, 1975 15 Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 49 Hình 4.2 Biểu đồ phân phối của ý định mua 50

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, với mức sống ngày càng được nâng cao mọi người càng quan tâm, chú trọng đến sức khỏe và dinh dưỡng, nhất là đối với trẻ nhỏ Nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng, đặc biệt sữa bột dành cho trẻ em đang được các bậc cha mẹ quan tâm Theo thống kê, năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm chỉ đạt 0,47kg, tuy nhiên chỉ sau 20 năm con số này đã tăng trên 30 lần, đạt 14,4kg năm 2010 Trong 10 năm tới, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa dự báo sẽ tăng mạnh Theo Quy hoạch ngành công nghiệp chế biến sữa đã được Bộ Công Thương phê duyệt 6/2010, mức tiêu thụ sữa trên đầu người dự kiến tăng gấp đôi năm 2010, đạt 27-28kg/người/năm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các nhãn hiệu sữa đa dạng về chất lượng, giá cả, mẫu mã được xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau Giá cả và chất lượng đang là vấn đề được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, không chỉ đối với người tiêu dùng mà các cơ quan chức năng, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực này cũng rất quan tâm Đặc biệt phân khúc sữa bột dành cho trẻ em là sôi động nhất, các bậc cha mẹ ai cũng muốn chọn cho con của họ loại sữa tốt nhất với giá cả hợp lý Chọn sữa nội hay sữa ngoại? Có lẽ đây là câu hỏi thường đặt ra của người tiêu dùng khi chọn mua

Hiện nay, thị trường sữa bột đang là phân khúc cạnh tranh gay gắt nhất, với sự hiện diện của hơn 300 thương hiệu sữa bột mà trong đó sữa ngoại chiếm đa số Cụ thể là các hãng sữa ngoại chiềm gần 80% thị phần sữa bột trẻ

em, giá cao gấp 1,5-2,5 lần sữa nội cho dù cùng chất lượng và thành phần dinh dưỡng

Có rất nhiều người tiêu dùng mang tâm lý “sính ngoại” vì họ cho rằng sữa ngoại tốt hơn sữa nội Điển hình trong các yếu tố chọn mua, có đến 48,7% người tiêu dùng lựa chọn sữa ngoại vì chất lượng tốt hơn sữa nội Một kết quả được công bố tại cuộc họp giao ban chương trình bình ổn giá tại TP HCM diễn

ra năm 2012 cho thấy, hàm lượng một số vi chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể

và phù hợp với thể trạng người Việt Nam trong sữa nội cao hơn sữa ngoại, nhưng chênh lệch giá giữa sữa ngoại và sữa nội luôn ở mức 27% đến 74%, tuy nhiên sữa nội vẫn bị “lép vế” hơn so với sữa ngoại

Thị trường sữa mấy tháng gần đây có sự biến động mạnh, tính từ đầu năm đến nay, nhiều hãng sữa ngoại và sữa nội đã điều chỉnh tăng giá bán trung bình từ 5- 15%.Trong đó, điều chỉnh giá nhiều nhất là các hãng sữa ngoại Mặt

Trang 9

khác, việc một số sản phẩm sữa ngoại bị nhiễm khuẩn cũng ảnh hưởng đến tâm lý chọn sữa của người tiêu dùng

Thị trường sữa đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm với mức giá vừa phải hợp lý, các hoạt động tiếp thị cổ động cho hàng nội cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm bằng việc khơi dậy lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc của người tiêu dùng-sự biểu hiện của tính vị chủng Một minh chứng quan trọng, Chính phủ đang thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mặt hàng sữa được chọn làm tiên phong hưởng ứng cuộc vận động với

“Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt” Nỗ lực tiếp thị này dựa trên một yếu tố tâm lý xã hội khá phổ biến là “tính vị chủng tiêu dùng” Nhưng liệu yếu tố này

có giúp các doanh nghiệp sản xuất sữa thành công trên thương trường được không? Và yếu tố “tính vị chủng tiêu dùng” có tạo ra sự khác biệt giữa ý định mua sữa nội hay ý định mua sữa ngoại của người tiêu dùng hay không?

Từ các lý do nêu trên, đề tài “Ảnh hưởng của tính vị chủng tiêu dùng

đến ý định mua sữa bột trẻ em của người dân quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ” được thực hiện nhằm xác định yếu tố “tính vị chủng tiêu dùng” có tạo ra

sự khác biệt giữa ý định mua sữa nội và ý định mua sữa ngoại của người dân quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ hay không, qua đó đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp sữa trong nước có chiến lược kinh doanh hiệu quả để cạnh tranh, đứng vững trước sức ép của của các doanh nghiệp nước ngoài và đáp

ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Xác định ảnh hưởng của tính vị chủng tiêu dùng đến ý định mua sữa bột trẻ em của người dân quận Ninh Kiều-TP Cần Thơ, qua đó đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp trong nước có chiến lược kinh doanh hiệu quả để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 10

- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp sản xuất sữa bột trẻ em trong nước có chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên ảnh hưởng của tính vị chủng tiêu dùng đến ý định mua của người tiêu dùng, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu của họ

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hành vi tiêu dùng sữa bột trẻ em của người dân quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ như thế nào?

- Yếu tố tính vị chủng tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua của người dân quận Ninh Kiều-TP Cần Thơ đối với sữa bột trẻ em?

- Giải pháp nào nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho người tiêu dùng?

1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định

- Giả thuyết : Có mối quan hệ giữa ý định mua sữa bột trẻ em của người

tiêu dùng với các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi, trình độ học vấn

2013 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến 12/2013

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Vì mặt hàng là sữa bột cho trẻ em nên đối tượng nghiên cứu không phải

là người trực tiếp sử dụng (trẻ em) mà thông qua đối tượng trung gian là người mua sản phẩm này Thường là những người mẹ hoặc những ông bố đã hoặc đang tiêu dùng sữa bột trẻ em cho những đứa con nhỏ của họ ở địa bàn quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ

Trang 11

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

*Tài liệu trong nước

[1] Nguyễn Thành Long (02/2004), “Tính vị chủng trong hành vi tiêu

dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc”

Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem tính vị chủng và lượng giá hàng hóa của người tiêu dùng Việt Nam tác động như thế nào đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại, ở nghiên cứu này cụ thể là xe gắn máy nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc và đối tượng nghiên cứu là dân cư ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Nghiên cứu này được tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi với người tiêu dùng để khám phá, hiệu chỉnh các thang đo khái niệm và mô hình lý thuyết Sau đó, nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập thông tin từ bảng câu hỏi, với mẫu câu hỏi được lấy riêng cho trường hợp xe Nhật Bản và xe Trung Quốc (nhưng cùng cấu trúc), có cỡ mẫu lần lượt

là 216 và 243 Các thang đo được đánh giá độ tin cậy, giá trị qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố Kế tiếp, mô hình lý thuyết được kiểm định sự phù hợp bằng hồi quy đa biến Tác giả tập trung kiểm định mô hình lý

thuyết về mối quan hệ giữa tính vị chủng, chất lượng cảm nhận, giá cả cảm

nhận ,sự sẵn lòng mua hàng ngoại Tuy nhiên, qua thảo luận tác giả đã đưa

thêm vào mô hình biến “niềm tin hàng nội”, vì tác giả cho rằng yếu tố này có liên quan đến tính vị chủng và sự sẵn lòng mua hàng ngoại Kết quả hồi quy

cho thấy đối với trường hợp Trung Quốc, sự sẵn lòng mua chỉ chịu tác động dương của chất lượng cảm nhận , còn các tác động âm của tính vị chủng, và tác động dương của giá cả cảm nhận đều bị bác bỏ Đối với trường hợp xe Nhật Bản, sẵn lòng mua chịu tác động của cả ba yếu tố, cụ thể là chịu tác động dương của chất lượng cảm nhận, tác động âm của tính vị chủng và giá cả cảm

nhận

[2] Phạm Thị Bé Loan (2012), “Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm

tin hàng nội và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước” Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu

Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước Nghiên cứu này bao gồm hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Dữ liệu dùng cho nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp

300 người tiêu dùng tại Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi Nghiên cứu thực hiện đánh giá độ tin cậy về nội dung thông qua hệ số Cronbach Alpha, tiếp

Trang 12

theo là phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA).Tác giả thực hiện nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích

mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (bằng phần mềm AMOS 16) để kiểm định

mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình cấu trúc đa biến Mô hình cấu trúc được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến: Ý nghĩa mua hàng nội, Thái độ với hàng ngoại,Ủng hộ hàng nội, Chất lượng cảm nhận, Ấn tượng bao

bì, Giá cả cảm nhận, Dễ tiếp cận, Sự phát triển của công nghiệp dược,Sự phát triển của doanh nghiệp dược và Chính sách đối với người lao động.Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính khẳng định mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường Có mối quan hệ cùng chiều giữa ý nghĩa mua hàng nội, ủng hộ hàng nội,chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, dễ tiếp cận, sự phát triển công nghiệp dược, sự phát triển doanh nghiệp dược, chính sách lao động và dự định hành vi của người tiêu dùng, trong đó chất lượng cảm nhận ảnh hưởng nhiều nhất Kết quả của phân tích cấu trúc đa nhóm cho thấy, dự định hành vi đối với thuốc bổ trẻ em chịu ảnh hưởng không đáng kể từ các biến của đặc điểm nhân khẩu học, nó chỉ chịu ảnh hưởng từ thu nhập, tức là có sự khác biệt trong

dự định hành vi giữa những người có thu nhập khác nhau

[3] Trần Trúc Quỳnh và Lê Đức Anh (2011),”Sự sẵn lòng mua hàng

nội địa của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh: vai trò của độ vị chủng và lượng giá” Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh Mục tiêu

của nghiên cứu này là đánh giá tác động của mức độ vị chủng, cảm nhận về chất lượng và cảm nhận về giá đến mức độ sẵn lòng mua hàng nội của người tiêu dùng Việt Nam Tác giả thực hiện nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu qua hai bước là sơ bộ và chính thức Nghiên cứu sơ bộ bằng phỏng vấn tay đôi (5 khách hàng) và phỏng vấn định lượng thử (30 khách hàng) nhằm hiệu chỉnh và bổ sung thang đo Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp với số mẫu 422 Dữ liệu được phân tích qua các bước: phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân

tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA,kiểm định cấu trúc tuyến tính SEM,kiểm định mô hình cấu trúc đa nhóm Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra,

cảm nhận về giá và độ vị chủng tác động mạnh mẽ lên mức độ sẵn lòng mua

hàng nội của người tiêu dùng Việt Nam, còn cảm nhận về chất lượng thì không tác động Trong hai yếu tố tác động thì mức độ tác động của độ vị

chủng cao hơn mức độ tác động của cảm nhận về giá Đồng thời kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động rất lớn của độ vị chủng lên cảm

nhận về giá và mức độ tác động tương đối của cảm nhận về chất lượng đối với cảm nhận về giá

Trang 13

[4] Nguyễn Bảo Kim Trinh (2010),”Chất lượng cảm nhận, giá cả

cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại” Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học An Giang Tác giả thực

hiện đề tài này nhằm xác định ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận đến sự sẵn lòng mua sữa nội hay sữa ngoại, thái độ của người tiêu dùng đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” Phương pháp nghiên cứu được tác giả thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi để hiệu chỉnh các biến đo lường các khái niệm

và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, nghiên cứu định lượng bằng cách phỏng vấn trực tiếp với phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi với

cỡ mẫu là 127 Tác giả phân tích tương quan giữa các biến như chất lượng

cảm nhận, giá cả cảm nhận, thái độ đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và sự sẵn lòng mua Kết quả thu được là sự sẵn lòng mua sữa ngoại tương quan dương với chất lượng cảm nhận và tương quan âm

với giá cả cảm nhận Và sự sẵn lòng mua không chịu sự tác động bởi thái đối

phản đối tăng giá sữa và thái độ ủng hộ cuộc vận động Tác giả cũng kiểm

định sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt ở biến thu nhập và loại sữa đang dùng với một số đánh giá về chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, cuộc vận động, sự sẵn lòng mua Cụ thể là, (1)chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua khác biệt theo biến loại sữa đang dùng, (2) giá cả cảm nhận, thái độ đối với cuộc vận động và sự sẵn lòng mua khác biệt theo biến thu nhập gia đình

* Tài liệu nước ngoài

[5] WU Jianlin, ZHU Ning, DAI Qi (2010), ”Consumer

Ethnocentrism, Product Attitudes and Purchase Intentions of Domestic Products in China” Trường đại học khoa học và công nghệ Trung Quốc

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của tính vị chủng đến ý định mua sản phẩm trong nước của người tiêu dùng Trung Quốc Thông qua kết quả điều tra 501 học sinh trung học và sử dụng mô hình định lượng thông qua phân tích hồi quy Dữ liệu phân tích qua các bước: kiểm định độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội Tác giả phân tích tương quan giữa các nhân tố tính vị chủng tiêu dùng, thái đội đối với sản phẩm và ý định mua Kết quả cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa ý định mua hàng hóa trong nước và tính vị chủng của người tiêu dùng Phân tích hồi quy chỉ ra rằng tính vị chủng tiêu dùng tác động tích cực đến thái độ đối với sản phẩm, quy chuẩn chủ quan và thái độ đối với sản phẩm có tác động tích cực tới ý định mua và thái độ đối với

Trang 14

[6]Jeanette Nikdavoodi (11/2012), “The Impact of Attitude, Subjective

Norm, and Consumer Innovativeness on Cosmetic Buying Behavior”

BUSN29 Degree Project Master Level – Master Thesis in International Marketing and Brand Management Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của thái độ, quy chuẩn chủ quan và tính sáng tạo của người tiêu dùng đến ý định mua của người tiêu dùng Thông qua cuộc điều tra 210 phụ

nữ ở Thụy Điển, sau quá trình sàng lọc còn 194 bảng câu hỏi Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích các dữ liệu thực nghiệm, bao gồm phân tích nhân tố, phân tích tương quan để kiểm tra mức độ ảnh hưởng và hồi quy

đa biến để kiểm định các giả thuyết Kết quả cho thấy cả hai yếu tố tính sáng tạo của người tiêu dùng và thái độ đối với mỹ phẩm chăm sóc da và make-up đều ảnh hưởng tích cực đến ý định mua mỹ phẩm mới Ngoài ra, nhận thức về quy chuẩn chủ quan tác động tiêu cực , tuy nhiên nó chỉ tác động yếu đến ý định của người tiêu dùng

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Tính vị chủng của người mua

*Tính vị chủng (ethnocentrism) là một khái niệm xã hội học được đề

cập lần đầu tiên cách đây khoảng một thế kỷ Summer (1906) (trích dẫn theo Sharma, Shimp&Shin (1995)) định nghĩa như sau:

“Tính vị chủng là cách nhìn các sự vật của một người, mà cộng đồng của

họ được cho là trung tâm, mẫu mực, thước đo cho tất cả sự vật chung quanh…mỗi cộng đồng đều nuôi dưỡng niềm tự hào, tự tôn, tán dương những thành viên của mình và xem thường người ngoài cộng đồng đó”

Tính vị chủng là một hiện tượng phổ biến toàn cầu Nó không chỉ có ở quy mô chủng tộc, quốc gia mà còn hiện hữu ở các nhóm, tầng lớp xã hội và chuyển hóa thành niềm tự hào gia phong, định kiến tôn giáo, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa yêu nước

Tính vị chủng thể hiện qua các hoạt động bảo vệ nền văn hóa và sự tồn vong của cả cộng đồng thông qua sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên và lòng trung thành với cộng đồng Các đặc tính của tính vị chủng cho thấy các

xu hướng hành vi sau: (1) phân biệt giữa các cộng đồng, (2) nhận thức sự kiện theo cách của cộng đồng, (3) xem cộng đồng của mình là trung tâm vũ trụ, có phong cách sống vượt trội, (4) nghi ngờ và xem thường các cộng đồng khác, (5) xem cộng động của mình là ưu việt, hùng mạnh và trung thực, (6) cho rằng các cộng đồng khác là đáng ngờ, yếu kém và gây rắc rối (Levin & Campbell (1972) – trích dẫn theo Sharma, Shimp&Shin (1995))

*Tính vị chủng của người mua (consumer ethnocentrism) là một

dạng đặc biệt của tính vị chủng, được Shimp và Sharma giới thiệu vào năm

1987 như một khái niệm đặc trưng cho nghiên cứu hành vi tiêu dùng và hoạt động tiếp thị, định nghĩa như sau:

“Tính vị chủng của người mua là những niềm tin, quan niệm sẵn có về sự đúng đắn, phù hợp về mặt đạo đức trong việc mua hàng nước ngoài” (Shimp&Sharma (1987)- trích dẫn theo Sharma, Shimp & Shin (1995))

Khái niệm này có các đặc điểm sau: một là, kết quả của lòng yêu nước và

sự lo ngại mất khả năng kiểm soát các lợi ích kinh tế của mình do các tác động xấu của việc nhập khẩu mang đến Hai là, tạo ra tâm niệm không mua hàng

Trang 16

không chỉ là thuần túy kinh tế mà nó còn mang giá trị đạo đức: không mua hàng ngoại là yêu nước, là đúng đắn; trái lại, mua hàng ngoại là đáng trách, đi ngược lại lợi ích quốc gia Ba là, dẫn đến các định kiến chống lại việc nhập khẩu

Do đó, hậu quả của tính vị chủng là sự đánh giá thiên vị: nâng cao hàng nội, hạ thấp hàng ngoại, luôn ưu tiên quan tâm hàng nội và không sẵn lòng mua hàng ngoại Người có tính vị chủng càng cao, càng đánh giá thấp hàng ngoại Kết quả đánh giá thiên vị đó cũng góp phần trực tiếp hỗ trợ tính vị chủng làm gia tăng thái độ bài xích hàng ngoại

Thang đo tính vị chủng của người mua CETSCALE là thang đo đơn hướng gồm 17 biến đã được kiểm định qua nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới (ví dụ Nijen, Douglas & Bresser (1999), Kamarudin, Mokhlis & Othman (2002)) Tất cả đều cho thấy tác động tiêu cực đáng kể của tính vị chủng đến thái độ với hàng ngoại

*Thái độ đối với sản phẩm (product attitude)

Khái niệm thái độ: Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một

ý tưởng nào đó

Qua khái niệm trên thì thái độ sẽ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó Thái độ bao gồm ba thành phần cơ bản:

Hình 2.1 Mô hình ba thành phần của thái độ

(Nguồn: Theo Schiffman & Kanuk (2002), trang 203, trích từ Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị

Mai Trang)

- Nhận thức: Là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thế về đối tượng Thành phần này đôi khi được gọi là thành phần tin tưởng

Xu hướng hành vi Nhận Cảm

thức nhận

Trang 17

- Cảm nhận: Là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm

- Xu hướng hành vi: Nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức

* Quy chuẩn chủ quan (Subjective norms): là áp lực của xã hội lên

nhận thức của con người để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi trong một tình huống cụ thể (Ajzen, 1991, 188) Nhưng quy chuẩn chủ quan thường được định nghĩa chính xác hơn như là nhận thức của một cá nhân hoặc ý kiến quan trọng của người khác mà cá nhân tin mình nên làm (Finlay, Trafimow, và Moroi, 1999)

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của tính vị chủng tiêu dùng đến dự định mua của người dân Q.Ninh Kiều – TP Cần Thơ, do đó trên phương diện lý thuyết chúng ta phải biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua

sự

- Gia đình

- Vai trò và địa vị xã hội

XÃ HỘI

- Tuổi đời, giai đoạn

- Nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế

- Cá tính, phong cách sống

CÁ NHÂN

- Động cơ

- Sự cảm nhận

- Sự hiểu biết

- Niềm tin

và thái độ

TÂM LÝ

NGƯỜI MUA

Trang 18

* Ý định:

Định nghĩa: Ý định hành vi (Behavioral Intention) là khả năng nhận thức của một người hay “xác suất chủ quan rằng họ sẽ tham gia vào hành vi nhất định” (Ủy ban truyền thông thay đổi hành vi trong thế kỷ 21, 2002, p.31)

Ý định hành vi (Behavioral Intention) là hành vi cụ thể và được thể hiện bởi những câu hỏi trực tiếp như: “Tôi có ý định” với sự lựa chọn đáp ứng thang đo Likert để đo lường mức độ của ý định

Ý định mua (Purchase Intention) đề cập đến một kế hoạch mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai (Monash University, 2009)

Tuy nhiên trong vai trò của việc mua hàng, ý định mua hàng có ý nghĩa

là hoạt động mà một hoặc nhiều người có thể ra quyết định mua Sáu vai trò mua hàng bao gồm: (1) Người khởi xướng, là người đầu tiên đưa ra ý định mua sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó (2) Người ảnh hưởng, là người mà quan điểm của họ ảnh hưởng đến các thành viên khác trong việc đưa ra quyết định cuối cùng (3) Người quyết định, là người cuối cùng đưa ra quyết định mua hay không mua, mua những gì, mua như thế nào, mua ở đâu (4) Người mua, người xử lý giấy tờ của việc mua thực tế (5) Người sử dụng, người tiêu thụ hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Và (6) người gác cổng, là người kiểm soát thông tin ( Chanthima Plabdaeng, thesis final hard cover in University Sains Malaysia, 2010)

*Các vấn đề liên quan đến sữa bột

Theo Wikipedia trình bày định nghĩa, công dụng, thành phần sữa bột như sau:

-Định nghĩa: Sữa bột là một sản phẩm sản xuất từ sữa ở dạng bột khô,

được thực hiện bằng cách làm bốc hơi sữa để khô sau đó nghiền nhỏ, tán nhỏ thành bột

-Các thành phẩm trong sữa bột và các sản phẩm từ sữa: bao gồm như sữa khô nguyên chất, sữa khô không có chất béo, sữa khô sản phẩm và các hỗn hợp sữa khô

-Công dụng của sữa bột: được sử dụng trong việc sản xuất sữa bột (cho các đối tượng trẻ em, người già…), bánh kẹo như sô cô la và kẹo caramel và trong công thức nấu ăn Ngoài ra sữa bột còn được sử dụng rộng rãi trong các

đồ ăn ngọt khác

Trang 19

-Thành phần dinh dưỡng: Sữa bột bao gồm tất cả 21 loại amino tiêu chuẩn (thành phần chính của protein) và có hàm lượng vitamin và khoáng hòa tan cao

Theo USAID (Cơ quan phát triển Mỹ) hàm lượng dinh dưỡng bình quân trong sữa bột không béo (tính theo cân nặng) là: 36% protein, 52% hy-đrát ca-bon (carbohydrate), 1,3% can-xi (calcium), 1,8% ka-li (potassium) Sữa bột nguyên sẽ gồm: 25-27% protein, 36-38% hy-đrát ca-bon, 26-40% chất béo và 5-7% chất khoáng

2.1.2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu:

2.1.2.1 Mô hình lý thuyết

- Mô hình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Ths.Nguyễn Thành Long về

đề tài “Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với

hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc”

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định sự tác động của tính vị chủng, chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận đến sự sẵn lòng mua đối với xe gắn máy Trung Quốc và Nhật Bản Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là định tính và định lượng Mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.3 Nghiên cứu tính vị chủng của Th.s Nguyễn Thành Long Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, chỉ có chất lượng cảm nhận tác động đến sự sẵn lòng mua xe Trung Quốc của người tiêu dùng Còn sự sẵn lòng mua xe Nhật Bản chịu tác động dương của chất lượng cảm nhận, chịu tác động

âm của giá cả cảm nhận và tính vị chủng

Sẵn lòng mua

Chất lượng cảm nhận

Tính vị chủng Giá cả cảm nhận

Trang 20

- Mô hình tác động của tính vị chủng được trích ra từ Klein, Ettenson &

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của tính vị chủng đến

ý định mua sản phẩm trong nước của người tiêu dùng Trung Quốc Thông qua kết quả điều tra 501 học sinh trung học và sử dụng mô hình định lượng thông qua phân tích hồi quy Mô hình nghiên cứu như sau:

ZHU Ning, DAI Qi

Kết quả cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa ý định mua hàng hóa trong nước và tính vị chủng của người tiêu dùng Phân tích hồi quy chỉ ra rằng tính vị chủng người tiêu dùng có ảnh hưởng đáng kể về ý định mua hàng của

Đánh giá hàng hóa

Tính vị chủng

Dự định mua hàng ngoại

Quy chuẩn chủ quan (Subjective Norm)

Ý định mua hàng (Purchase intention)

Trang 21

người tiêu dùng các sản phẩm trong nước, trong khi thái độ đối với sản phẩm

là biến trung gian giữa chúng

- Mô hình nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Bé Loan về đề tài “Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm tin hàng nội và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước” Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Tác giả thực hiện nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (bằng phần mềm AMOS 16) để kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình cấu trúc đa biến Mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu tính vị chủng- giá trị cảm nhận- niềm tin

hàng nội-dự định hàng vi của tác giả Phạm Thị Bé Loan

Mô hình cấu trúc được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa tính vị chủng, chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, niềm tin hàng nội và dự định mua hàng Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy có mối quan hệ giữa tính vị chủng, chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, niềm tin hàng nội và dự định mua hàng, trong đó chất lượng cảm nhận ảnh hưởng nhiều nhất

Tính vị chủng

Niềm tin hàng nội

Dự định mua hàng Chất lượng

cảm nhận cảm nhận

Giá cả cảm nhận

Trang 22

- Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA

Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan.Trong đó, thái độ được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá với kết quả của hành vi đó Còn chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện Mô hình TRA được trình bày:

Hình 2.7 Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA, Ajzen và Fishbein,

1975

2.1.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kiểm định

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và kết quả của một số mô hình nghiên cứu liên quan trước đây, đồng thời xem xét sự phù hợp của việc ứng dụng các biến vào phạm vi thực tiễn và mục đích nghiên cứu tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tính vị chủng

của người tiêu

dùng

Thái độ đối với sản phẩm

Quy chuẩn chủ quan

Ý định mua hàng

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Đo lường niềm tin đối

nghĩ răng tôi thực hiện

hoặc không thực hiện

hành vi

Niềm tin đối với thuộc

tính sản phẩm

Ý định

Trang 23

2.1.2.3 Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 2.1 Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình

Tính vị chủng tiêu

dùng

Là khái niệm chỉ sự tự quan điểm, tự đánh giá của cá nhân cho rằng chủng tộc cộng đồng mà mình là thành viên có phẩm chất cao hơn chủng tộc cộng đồng khác

Tính vị chủng tiêu dùng là những niềm tin, quan niệm sẵn có về sự đúng đắn, phù hợp trong việc mua hàng nước ngoài

Shimp và Sharma (1987);

WU Jianlin, ZHU Ning, DAI

Qi (2010); Nguyễn Thành Long (2004); Nguyễn Thị Bé Loan (2012); Nguyễn Kim Bảo Trinh (2010)

Quy chuẩn

chủ quan

Là áp lực của xã hội lên nhận thức của con người để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi trong một tình huống

cụ thể

Nhưng quy chuẩn chủ quan thường được định nghĩa chính xác hơn như là nhận thức của một cá nhân hoặc ý kiến quan trọng của người khác mà cá nhân tin mình nên làm

có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó

Ajzen và Fisher (1975);

WU Jianlin, ZHU Ning, DAI

Qi (2010)

Ý định mua Đề cập đến một kế hoạch mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai Monash University (2009)

2.1.2.4 Các thang đo tính vị chủng tiêu dùng, quy chuẩn chủ quan, chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và ý định mua

 Các thang đo được lược khảo:

- Tham khảo thang đo CETSCALE- thang đo tính vị chủng của người tiêu dùng do Shimp & Sharma (1987) (trích dẫn theo Luthy & Parsa (1998)) thiết lập gồm 17 biến được trình bày ở bảng sau:

Trang 24

Bảng : Thang đo CETSCALE

1 Người Việt Nam nên mua hàng Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh

tế, giảm nhập khẩu

2 Chỉ nên nhập khẩu các hàng hóa không thể sản xuất được ở Việt Nam

3 Mua hàng nội là góp phần bảo đảm việc làm cho người Việt Nam

4 Mua hàng ngoại không là hành vi đúng đắn của người Việt Nam

5 Ủng hộ mua hàng ngoại là góp phần làm một số người Việt bị mất công ăn việc làm

6 Người Việt Nam chân chính luôn mua hàng Việt Nam

7 Mua hàng ngoại chỉ giúp cho nước khác làm giàu

8 Tốt nhất là mua hàng Việt Nam

9 Nên hạn chế tối đa mua bán, trao đổi với nước ngoài trừ phi quá cần thiết

10 Mua hàng ngoại có thể gây ra thất nghiệp và tổn hại kinh doanh của người trong nước

11 Cần đặt rào cản cho hàng nhập khẩu

12 Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn thích dùng hàng nội

13 Không nên cho phép nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa

14 Hàng ngoại phải bị đánh thuế nặng

15 Chúng ta chỉ nên mua hàng ngoại khi hàng hóa đó không thể sản xuất được trong nước

16 Người mua hàng ngoại phải chịu trách nhiệm do gây ra thất nghiệp cho đồng bào của mình

17 Hàng nội luôn luôn đứng đầu

Thang đo này tuy đã được kiểm định ở nhiều nơi trên thế giới nhưng mỗi quốc gia đều có sự khác biệt về đặc trưng văn hóa, tâm lý – xã hội và nền kinh

tế khác nhau nên thang đo này cũng cần được thẩm định với một phương pháp

mở, qua đó có thể hiệu chỉnh các biến cho phù hợp với ngữ cảnh mà vẫn đảm bảo sự đúng đắn về ý nghĩa của khái niệm cần đo lường

- Tham khảo thang đo tính vị chủng của tác giả Nguyễn Thành Long

trong nghiên cứu “Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam

đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc”

Trang 25

+ Mua hàng nội là góp phần đảo đảm việc làm cho đồng bào mình

+ Chuộng mua hàng ngoại là hành vi không đúng của người Việt Nam + Chuộng mua hàng ngoại là góp phần làm một số người Việt mất việc làm

+ Người Việt Nam phải ưu tiên mua hàng Việt Nam

+Mua hàng ngoại chỉ giúp cho nước khác làm giàu

+ Tốt nhất là mua hàng Việt Nam

+ Nên hạn chế tối đa việc giao thương với nước ngoài, trừ phi quá cần thiết

+ Mua hàng ngoại có thể gây ra tổn hại kinh doanh cho người Việt

+ Cần đặt rào cản cho hàng nhập khẩu

+ Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn ủng hộ dùng hàng nội

+ Không nên cho phép nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa

+ Hàng nhập khẩu phải bị đánh thuế nặng

+ Ta chỉ nên mua hàng ngoại khi nó không thể sản xuất được trong nước + Người chuộng mua hàng ngoại phải có trách nhiệm về việc gây thất nghiệp cho đồng bào mình

+ Hàng nội không hề thua kém hàng ngoại

- Thang đo quy chuẩn chủ quan ( Subjective norm) của tác giả Chen, C.F và Chao, W.H (2010) đo lường mức độ ảnh hưởng của 3 nhóm đối tượng đối với ý định sử dụng xe điện trong tương lai của người dân Kaohsiung Trong nhóm ý kiến của cộng đồng, tác giả có đề xuất thêm ảnh hưởng của cơ quan, trường học Thang đo cho nhóm yếu tố quy chuẩn chủ quan được trình bày như sau:

Trang 26

Bảng 2.2 Thang đo lược khảo quy chuẩn chủ quan

Borith, L., Kasem, C & Takashi, N.,

Borith, L., Kasem, C & Takashi, N.,

Chen, C.F.,& Chao,

W.H.,2010

- Thang đo ý định mua hàng của tác giả Lý Võ Đăng Khoa, Vũ Nhật Phượng, Phạm Thị Ngọc Trinh (5/2011) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích” Tác giả xây dựng thang đo này như sau:

+ YD 1: Thỉnh thoảng khi cần tôi sẽ mua hàng tại cửa hàng tiện ích

+ YD 2: Tôi sẽ thường xuyên mua hàng tại cửa hàng tiện ích

+ YD 3: Tôi không có ý định mua hàng tại cửa hàng tiện ích trong thời gian tới

- Thang đo sơ bộ ý định sử dụng của tác giả Hoàng Quốc Cường với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng”

+ Tôi dự định sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng) dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng trong vài tháng tới

+ Tôi cho rằng là mình sẽ sử dụng (hoặc tiếp tục sử dụng) mua hàng điện tử qua mạng trong thời gian tới

Trang 27

+ Tôi sẽ giới thiệu dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng cho người khác sử dụng

Bảng 2.3 Thang đo lược khảo

- Thang đo thái độ, quy chuẩn chủ quan và ý định mua của tác giả Jeanette Nikdavoodi với nghiên cứu “the impact of attitude, subjective norm, and consumer innovativeness on cosmetic buying behavior” Thang đo gộp chung cho loại mỹ phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm Make-up vì cấu trúc như nhau

 Các thang được sử dụng trong nghiên cứu chính thức

Dựa vào các thang đo được lược khảo như trên và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng các thang đo cho phù hợp với đề tài và tình hình thực tế như sau:

Thái

độ

A1 A2 A3 A4

-Sử dụng sản phẩm chăm sóc da/make-up là một ý tưởng hay

-Sử dụng sản phẩm chăm sóc da/make-up là một ý tưởng khôn ngoan

-Tôi thích ý tưởng sử dụng sản phẩm chăm sóc da/make-up

-Tôi hài lòng với các sản phẩm chăm sóc da/make-up

Taylor & Todd, 1995Venkatesh et al

Taylor & Todd, 1995Venkatesh et al

- Nói chung, tôi dành một ít thời gian để khám phá cách sử dụng sản phẩm chăm sóc da/make-up mới

- Nói chung, tôi đang do dự để thử các sản phẩm chăm sóc da/make-up mới

- Trong các đồng nghiệp của tôi, tôi thường

là người đầu tiên dùng thử các sản phẩm chăm sóc da/make-up mới

- Tôi thích thử nghiệm với các sản phẩm chăm sóc da mới

Agarwal& Prasad, 1998a Agarwal& Prasad, 1998b

Ý

định

mua

INT1 - Tôi dự định mua các sản phẩm chăm sóc

da/make-up mới trong tương lai

Agarwal & Prasad, 1998b Taylor & Todd 1995 Venkatesh & Davis,

2000

Venkatesh et al 2003

Trang 28

Bảng 2.4 Thang đo chính thức được sử dụng trong nghiên cứu

TVC _3 Mua sữa nội là góp phần đảm bảo việc làm cho đồng bào mình

TVC_ 4 Chuộng mua sữa ngoại là hành vi không đúng của người Việt Nam TVC_ 5 Chuộng mua sữa ngoại là góp phần làm một số người Việt mất việc

làm

TVC _6 Người Việt Nam nên ưu tiên mua sữa Việt Nam

TVC_ 7 Mua sữa ngoại chỉ giúp cho nước khác làm giàu

TVC_ 8 Tốt nhất là mua sữa Việt Nam

TVC_9 Nên hạn chế tối đa việc giao thương với nước ngoài, trừ phi quá cần

thiết

TVC_10 Mua sữa ngoại có thể gây ra tổn hại kinh doanh cho người Việt TVC_11 Cần đặt rào cản cho sữa nhập khẩu

TVC_12 Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn ủng hộ dùng sữa nội

TVC_13 Không nên cho phép nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa TVC_14 Sữa nhập khẩu phải bị đánh thuế nặng

TVC_15 Ta chỉ nên mua sữa ngoại khi nó không thể sản xuất được trong nước TVC_16 Người chuộng mua sữa ngoại phải có trách nhiệm về việc gây thất

nghiệp cho đồng bào mình

TVC_17 Sữa nội không hề thua kém sữa ngoại

Quy chuẩn chủ quan

QCCQ _1 Lời khuyên của gia đình tôi về việc lựa chọn sữa bột trẻ em có ảnh

hưởng đến ý định mua của tôi QCCQ_2 Lời khuyên của bạn bè tôi về việc lựa chọn sữa bột trẻ em có ảnh

hưởng đến ý định mua của tôi

QCCQ _3 Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt” có ảnh hưởng đến

ý định mua của tôi

Thái độ đối với sản phẩm

TD_1 Tôi thích sử dụng sữa nội cho con tôi hơn là sữa ngoại vì giá cả hợp lý TD_2 Tôi thích sử dụng sữa nội cho con tôi vì đảm bảo chất lượng và an

toàn

TD_3 Tôi thấy xứng đáng khi chi trả một khoản tiền lớn hơn để mua sữa

ngoại so với sữa nội

TD_4 Tôi tin dùng sữa ngoại cho con tôi vì sữa ngoại có nhiều dưỡng chất

giúp phát triển trí não, chiều cao tốt hơn sữa nội

Ý định mua

YD_1 Tôi sẽ tiếp tục mua sữa nội cho con tôi trong thời gian tới

YD_2 Nếu có thêm cháu tôi có ý định dùng sữa nội cho cháu

YD_3 Nếu phải lựa chọn mua sữa nội hay sữa ngoại tôi sẽ chọn mua sữa nội

Trang 29

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu trong đề tài này bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được thu thập như sau:

Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các sách, báo,

tạp chí, các đề tài nghiên cứu, các bài viết trên internet…

Số liệu sơ cấp: Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng

cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi

*Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các bà mẹ hoặc các ông bố đã từng hoặc đang cho con em của họ sử dụng sữa bột trẻ em ở địa bàn quận Ninh Kiều – TPCT

*Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu: Trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố EFA nên theo Hair & ctg, 1998 (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2003) cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100 Với 17 biến quan sát của nghiên cứu, như vậy để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài

là 17 x 5 = 85 Tuy nhiên để đảm bảo được tính đại diện và trong quá thu số liệu có thể có một số mẫu bị loại bỏ do không đạt yêu cầu, vì vậy tác giả tiến hành thu mẫu với kích cỡ mẫu là 150

*Phương pháp chọn mẫu:

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất) Đây là phương pháp lấy mẫu mà theo đó tìm được các đáp viên một cách dễ dàng, tiện lợi và kinh tế

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1:

+ Sử dụng thống kê mô tả để mô tả đối tượng nghiên cứu, hành vi tiêu dùng sữa bột trẻ em của người dân quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ

 Phân tích thống kê mô tả (Descriptive statistics):

Thống kê mô tả được định nghĩa như là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

Trang 30

 Phân tích tần số

Là một trong những công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số mẫu thô nào đó

Trong phạm vi nghiên cứu này phương pháp phân tích tần số được dùng

để đo lường cả biến định lượng và biến định tính dưới dạng đếm số lần xuất hiện, để mô tả một số biến liên quan tới đặc tính nhân khẩu học của đối tượng được phỏng vấn như giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… Ngoài ra phương pháp này còn được dùng để mô tả và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng như sản phẩm thường mua, nơi mua sắm hay tần suất mua sắm…Phương pháp này cho ta cái nhìn tổng thể về mẫu điều tra

- Đối với mục tiêu 2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định

Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) gom nhóm các biến có liên quan với nhau để tạo ra các biến mới độc lập nhau

và sử dụng các biến này cho các phân tích tiếp theo Phân tích phân biệt sẽ được tác giả sử dụng để xác định các yếu tố tính vị chủng tiêu dùng, quy chuẩn chủ quan, thái độ đối với sản phẩm và thu nhập tạo ra sự khác biệt giữa

ý định mua sữa nội và ý định mua sữa ngoại của người dân quận Ninh Kiều –

TP Cần Thơ

 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), tác giả đánh giá

hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định độ tin cậy cho các thang đo Công

cụ này giúp loại đi những biến quan sát và những thang đo không phù hợp Cụ thể, trong phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item – total correlation) dưới 0,30 sẽ bị loại bỏ (Nunnally & Burnstein 1994 (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2002)) Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu

đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm trong nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008))

Sau khi phân tích Cronbach Alpha, ta đi vào phân tích nhân tố khám phá Mô hình phân tích nhân tố chung có dạng như sau:

Fi = wi1x1 + wi2x2 + … +wikxk

Fi : Ước lượng nhân tố thứ I (I = 1,2,…,k)

Trang 31

wi : Trọng số hay hệ số điểm nhân tố

xi : Biến quan sát

k : Số biến

Trong nghiên cứu này, Fi được thể hiện là các thành phần của dự định mua Trong quá trình phân tích, nhằm xem xét mô hình có phù hợp để phân tích nhân tố hay không cần tiến hành kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)

và Barletett’s Test Nếu sau khi kiểm định giá trị KMO > 0,5 và giá trị Sig (Barletett’s Test) < 5% ( mức ý nghĩa xử lý Alpha) (Hair & cộng sự,2006) thì chứng tỏ các biến có tương quan với nhau và mô hình phù hợp để phân tích nhân tố Trong phân tích EFA, các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,50 sẽ bị loại ra khỏi mô hình (Hair & cộng sự, 2006)

 Phân tích phân biệt:

Phân tích phân biệt là một kỹ thuật phân tích dữ liệu khi biến phụ thuộc

là biến phân loại và biến độc lập là biến định lượng (thang đo khoảng cách hay

tỷ lệ)

*Mục tiêu của phân tích phân biệt:

-Xây dựng các hàm phân tích phân biệt hay một hàm tuyến tính kết hợp các biến độc lập sao cho phân biệt rõ nhất các biểu hiện của biến phụ thuộc (trong trường hợp này biến phụ thuộc là biến định tính chỉ có các biểu hiện không có các mức độ)

-Nghiên cứu xem có tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm xét theo các biến độc lập

-Xác định những biến độc lập nào là nguyên nhân lớn nhất gây ra những

sự khác biệt giữa các nhóm

-Phân loại các quan sát vào trong một nhóm nào đó dựa vào các giá trị của các biến độc lập

-Đánh giá tính chính xác của việc phân loại

* Phân loại phân tích phân biệt:

-Phân tích phân biệt giữa hai nhóm: là phân tích được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc được chia làm hai loại

-Phân tích phân biệt đa nhóm: là kỹ thuật phân tích được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc được phân loại thành ba hay nhiều nhóm

*Mô hình phân tích phân biệt

Trang 32

Mô hình phân tích phân biệt được dựa vào mô hình thống kê sau:

D = b0 + b1x1 + b2x2 + … +bkxk

Trong đó:

D: là điểm phân biệt (biến phụ thuộc)

bi: Các hệ số hay trọng số phân biệt (i = 1,2,…,k)

xi: Các biến độc lập (i = 1,2,…,k)

Trong mô hình phân tích, hệ số hay trọng số (bi) được ước lượng để phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm dựa vào giá trị của hàm phân biệt Điều này xuất hiện khi tỷ số giữa tổng bình phương giữa các nhóm và tổng bình phương trong từng nhóm có điểm phân biệt lớn nhất (Giáo trình nghiên cứu Marketing- ĐH Cần Thơ)

Tuy nhiên, một số biến độc lập thuộc về yếu tố cá nhân như giới tính,

tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp được xây dựng bằng thang đo biểu danh nên không thích hợp để phân tích phân biệt Vì vậy, tác giả dùng phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation) kèm theo kiểm định Chi – bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa các biến này với ý định mua sữa bột của người dân quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ

 Phân tích bảng chéo (Cross – tabulation)

Cross-tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt

Trong quá trình phân tích ta sẽ chọn kiểm định Chi - bình phương để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến:

H0: Không có mối quan hệ giữa các biến

H1: Có mối quan hệ giữa các biến

Nếu giá trị P-value của kiểm định nhỏ hơn hoặc bằng mức ý nghĩa Alpha bằng 5% thì ta có thể bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có mối quan hệ với nhau

- Đối với mục tiêu 3: Từ kết quả nghiên cứu của hai mục tiêu trên, tác

giả dùng phương pháp suy luận để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sữa bột trẻ em trong nước

Trang 33

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT

3.1 GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long Đây là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam Ngày 24 tháng 6 năm 2009, TP Cần Thó chính thức công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam

- Vị trí địa lý:

TP Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang TP Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng, dân số vào khoảng 1.200.300 người, mật độ dân số tính đến 2011 là 852 người/km²

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

 Quận Ninh Kiều 13 phường

- Điều kiện tự nhiên: Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn phù sa bồi

đắp quanh năm Ngoài ra, Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa

Trang 34

- Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

TP Cần Thơ có 3 bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng Từ xa xưa Cần Thơ đã được coi là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất

và xuất khẩu gạo chính cuả cả nước

Với đất đai phù nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là tôm cá nước ngọt và chăn nuôi như lợn, gà, vịt Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000 kw); kỹ thuật điện, điện tử, hóa chất, may và chế biến nông sản, thủy sản…là thế mạnh của tỉnh

TP Cần Thơ tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ Đã từ lâu, nơi đây là trung tâm kinh tế - văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ

- Dân tộc, tôn giáo

Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hóa đồng bằng Nam Bộ được kết hợp hài hòa các sắc thái văn hóa truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa…

- Giao thông

Cần Thơ cách Vĩnh Long 34 km, Long Xuyên 62 km, Rạch Giá 116 km,

TP Hồ Chí Minh 169 km và Cà Mau 179 km Đường bộ có các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1 A, quốc lộ 91 đi An Giang, quốc lộ 80 đi Kiên Giang Đường thủy Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam

bộ, nối liền với Cam-pu-chia Thành phố có cảng quốc tế Cái Cui khá lớn tiếp nhận tàu 5.000 tấn Đường hàng không hiện nay có sân bay quốc tế Cần Thơ (Theo Wikipedia)

3.2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT

3.2.1 Thị trường sữa bột trẻ em

Trước khi trình bày thông tin về thị trường sữa, nghiên cứu cần xác định

rõ “sữa nội” và “sữa ngoại” được hiểu như thế nào trong nghiên cứu này?

Có thể cho rằng:

- Sữa nội: được xem là những nhãn hiệu sữa như Vinamilk (Dielac Alpha, Dielac Star…), Dutch Lady (Dutch Lady 123, Dutch Lady 456…), Nutifood (GrowPlus+, Nuti IQ Pedia 123, Nuti IQ Pedia 456, Pedia Plus…)

Trang 35

- Sữa ngoại: các nhãn hiệu sữa như Mead Johnson (Enfalac A+, Enfakid

A+,…), Abbott (Grow Advance IQ, Gain Plus,…), Dumex (Dugro)…

Ở Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng sữa những năm gần đây tăng nhanh,

khoảng 20%/năm; sản lượng sữa tiêu dùng (quỹ sữa tươi) khoảng 1,4 tỷ lít, bình quân hơn 15 lít/người/năm Mặc dù mức tiêu thụ sữa thấp hơn nhiều so với các nước, nhưng nguyên liệu trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu sản xuất, còn lại phải nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa khoảng 850 triệu USD/năm)

Riêng về sữa bột, sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 65.000 tấn, trong đó chỉ có 20.000 tấn (30%) được sản xuất trong nước, còn lại 45.000 tấn (70%) là phải nhập khẩu Theo số liệu từ bộ Công Thương, thị trường sữa bột của Việt Nam hiện có doanh thu vào khoảng 2.359 tỷ đồng trong năm 2012, chiếm 1/4 doanh thu toàn thị trường sữa Đây là một thị trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7%/năm, cùng sự hiện diện của hơn 300 thương hiệu sữa bột, trong đó sữa ngoại chiếm đa số Tuy nhiên, theo khảo sát của Euromonitor, hầu hết những người dân có thu nhập trung bình trở lên có xu hướng cho con dùng sữa ngoại, mặc dù giá sữa nội hiện đang thấp hơn giá sữa ngoại 27%-74% Nguyên nhân sữa nội vẫn chưa được ưa chuộng một phần do tâm lý của một bộ phận người dân còn chưa đánh giá tích cực cho các sản phẩm chất lượng trong nước Điều này khiến cho người tiêu dùng đôi khi phải sử dụng sữa bột với chất lượng tương đương nhưng chi phí bỏ ra nhiều hơn rất nhiều (Nguồn: vtc.vn)

Theo thống kê, trên thị trường Việt Nam đang có gần 500 dòng sản phẩm sữa Trong đó, lượng sữa sản xuất từ nguồn nghiên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, chủ yếu phục vụ cho sản xuất sữa nước Khoảng 70% còn lại là nhập khẩu, trong đó 50% là sữa nguyên liệu và 20% là sữa thành phần Chính thực tế đó đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa sữa nội và sữa ngoại (Nguồn: baodaviet.vn)

3.2.2 Vấn đề liên quan đến sữa nội và sữa ngoại

Sữa và các sản phẩm từ sữa luôn nằm trong thực đơn thiết yếu hàng ngày của nhiều gia đình, nhất là với những gia đình có con nhỏ Vì vậy, các bà mẹ

dù phải cắt giảm các khoản chi tiêu khác song vẫn ưu tiên khoản chi dành cho sữa Thế nhưng, chỉ trong 6 tháng đầu năm, giá sữa đã tăng tới 4 lần, mức tăng thêm 8 – 9%, thậm chí có loại tăng giá 15% Từ ngày 1/8, đồng loạt nhiều

hãng sữa ngoại lại tăng giá 10%.(Nguồn: Báo VOV)

Trang 36

Gần đây, sự kiện các nhãn hiệu sữa ngoại như Dumex, Abbott bị thu hồi một số lô hàng nhập khẩu vì nghi nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum (vi khuẩn độc thịt) làm người tiêu dùng lo lắng, bất an Để an người tiêu dùng, ngay sau khi sự cố xảy ra, đại diện các nhãn sữa trong nước đã đồng loạt lên tiếng khẳng định nguyên liệu sữa của đơn vị mình không liên quan đến sữa nhiễm khuẩn, trong đó dẫn đầu là 2 công ty lớn của Việt Nam là Vinamilk và Nutifood Theo báo SGGP.- Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TPHCM vừa công bố kết quả giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các mặt hàng sữa bột của 2 thương hiệu sữa hàng đầu VN là Vinamilk và Nutifood Kết quả kiểm nghiệm đã được công bố, cả 6 nhóm mặt hàng dinh dưỡng của NutiFood (gồm Nuti IQ step 1, Luxia step 2, Nuti IQ 123, Nuti Mum, Diabetcare, Obilac) với 24 sản phẩm, được lấy mẫu ngẫu nhiên từ kho hàng của Nhà máy NutiFood và trên thị trường đều không chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum (vi khuẩn độc thịt) Tương tự, kết quả kiểm nghiệm đối với 16 mẫu sữa bột của Công ty Vinamilk (gồm các loại sữa dinh dưỡng đặc biệt; sữa bột dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú; sữa bột nguyên kem có đường; sản phẩm dinh dưỡng Dielac Alpha các loại…) đều đạt các chỉ tiêu lý hóa, kim loại, vi sinh theo tiêu chuẩn đã công bố, không chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum Kết quả kiểm tra trên có thể cho thấy sữa nội vẫn đảm bảo chất lượng tốt và

phần nào giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn về sữa nội

Theo nhận định của BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám Đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM : “Xem xét về giá trị dinh dưỡng giữa sữa sản xuất trong nước

và sữa nhập khẩu, chúng tôi nhận thấy giá trị về năng lượng, dinh dưỡng cũng như vi chất là như nhau, bởi cơ bản các loại sữa dành cho trẻ em hiện nay đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của thế giới Nếu là nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì chủ yếu từ các nước có công nghệ sản xuất lớn, còn nếu sử dụng nguyên liệu trong nước thì có vùng nguyên liệu riêng Đặc biệt là công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp sữa trong nước hiện nay đã rất hiện đại ”

(Nguồn: Báo Lao Động)

Trên thị trường, giá sữa bột của các công ty do Việt Nam sản xuất chỉ bằng 50-70% giá một lon sữa nhập khẩu, điều này đã khiến cho dư luận đặt ra câu hỏi khoảng cách này có phải do sự khác biệt về chất lượng Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm sữa bột của các công ty trong nước cũng vẫn được xuất khẩu và tiêu thụ ở Mỹ, các nước châu Âu với số lượng ngày càng tăng, chứng

tỏ vấn đề không nằm ở chất lượng Vậy thì vì sao lại có sự chênh lệch lớn đến

vậy?

Sự “lép vế” của sữa nội ngay tại sân nhà có thể là do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư cho truyền thông, quảng cáo quá rầm rộ Hình ảnh về sữa

Trang 37

ngoại xuất hiện khắp mọi nơi mọi chốn, trên ti vi, trên báo in, trên các diễn đàn, các pano quảng cáo ngoài trời… Không những thế, sữa ngoại còn len lỏi vào cả bệnh viện, chi hoa hồng đậm cho nhân viên y tế tiếp thị đến các mẹ từ khi bé còn chưa uống được sữa ngoài, cho đến chi tiền tài trợ sơn phủ kín tường các trường mẫu giáo khiến người tiêu dùng chạy đâu cũng… không thoát Chính độ “phủ sóng” rộng khắp và thường xuyên này đã khiến tổng chi phí cho quảng cáo của các hãng sữa ngoại cao đứng thứ 2 trong các sản phẩm

chi nhiều tiền cho quảng cáo tiếp thị, chỉ đứng sau ngành hóa mỹ phẩm

Theo ông Trần Hữu Đức - GĐ Quan hệ công chúng - Công ty Nutifood cho biết: “Chi phí cho truyền thông và quảng cáo của các hãng sữa nước ngoài rất lớn, các doanh nghiệp trong nước không thể bì kịp” Còn bà Bùi Thị Hương - GĐ Đối ngoại Vinamilk cũng nhận định: “Có thể các hãng sữa ngoại

đổ nhiều tiền vào tiếp thị, hoa hồng cho những người trực tiếp khuyến nghị dùng sữa… Nếu các công ty của Việt Nam cũng làm theo thì giá sữa chắc

chắn sẽ không thể ở mức hợp lý như hiện nay”

Theo Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI), giai đoạn

2007-2010, sữa có tới 16 lần tăng giá khiến mỗi năm trung bình sữa tăng giá hơn 5 lần Tần suất tăng giá ngày càng dày đặc hơn khi chỉ trong quý 1 năm nay, sữa

đã 3 lần tăng giá; tính đến hết 6 tháng đầu năm 2013 có hãng sữa đã tăng giá

tới 5 lần, mỗi lần tăng từ 5-10%, thậm chí có loại tăng 13-15%

Sở dĩ sữa ngoại độc quyền tăng giá như vậy chính là bởi tâm lý không tin tưởng vào những sản phẩm của nội Việc đánh đồng chung hàng nội kém chất lượng đã mang đến nhiều hệ lụy khôn lường cho những mặt hàng sản xuất

trong nước mà sữa là một sản phẩm tiêu biểu (Nguồn: Baomoi.com)

 Một số thương hiệu sữa bột trẻ em tại địa bàn quận Ninh Kiều – TP

Cần Thơ

Trên thị trường sữa bột nói chung và sữa bột dành cho trẻ em nói riêng được bày bán khắp mọi nơi với rất nhiều thương hiệu, mẫu mã đa dạng Tại địa bàn quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ, người tiêu dùng nơi đây thường chọn mua những loại sữa bột có thương hiệu lâu năm điển hình như Vinamilk, Dutch Lady, Abbott…

Các nhãn hiệu sữa này được bày bán nhiều ở các siêu thị như Coopmart, Big C, Vinatex, Metro Hưng Lợi; tại các cửa hàng tiện lợi như Ngọc Tiên, các cửa hàng bán sữa chuyên dụng và Vinamilk có các cửa hàng dành riêng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty

Trang 38

Một số thương hiệu sữa điển hình tại quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ

 Công ty cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Công

ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát

Dielac là nhãn hiệu thuộc dòng sản phẩm dinh dưỡng của Vinamilk, gồm các nhóm sản phẩm sau: Sản phẩm dinh dưỡng Dielac Mama dành cho bà mẹ mang thai, Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em,Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn

 Trong đó sản phẩm dinh dưỡng Dielac trẻ em gồm các nhóm sản phẩm dinh dưỡng Dielac Optimum, Dielac Alpha, và sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng Dielac Pedia

+ Sản phẩm Dialec Optium với công thức Opti-Digest hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu

hóa của trẻ, là nền tảng cho việc hấp thu tối đa dưỡng chất và khả năng miễn dịch cho trẻ từ 0-3 tuổi, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện Sản phẩm dành cho nhiều độ tuổi từ 0-6 tháng tuổi, từ 6-12 tháng tuổi và từ 1-3 tuổi với

2 loại hộp thiếc 400g và 900g

+ Sản phẩm Dielac Alpha giúp hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường sức đề

kháng và hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và thúc đẩy phát triển thể chất được nghiên cứu bởi Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và Phát triển sản phẩm Vinamilk theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia dành cho trẻ em Việt Nam từ 0-6 tuổi, tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế-Codex và Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị-RNI của Bộ Y Tế-Việt Nam Sản phẩm dành cho nhiều độ tuổi từ 0-6 tháng tuổi, từ 6-12 tháng tuổi, từ 1-3 tuổi và từ 4-6 tuổi Sản phẩm được thiết kế với 2 loại bao bì là hộp giấy và hộp thiếc với khối lượng tịch là 400g và 900g

+ Sản phẩm Dielac Pedia là sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho trẻ biếng ăn

giúp kích thích cho trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và cung cấp dưỡng chất dễ hấp thu Sản phẩm này phù hợp cho 2 nhóm trẻ em từ 1-3 tuổi

và từ 4-6 tuổi

Trang 39

 Abbott Nutrition Việt Nam

Với hơn 80 năm, Abbott Dinh dưỡng (Abbott Nutrition) là một bộ phận của Abbott Laboratories đã được công nhận là một trong những tên tuổi uy tín nhất thế giới về các sản phẩm dinh dưỡng Nhờ kết hợp nghiên cứu khoa học với công nghệ tiên tiến, Abbott đã đưa ra những phát kiến thực sự, khoa học tiên phong của Abbott giúp tạo ra những nhãn hiệu được tin cậy nhất trên thế giới về dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em - từ những công thức dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển toàn diện trong lứa tuổi đến trường, dinh dưỡng dành cho người lớn và dinh dưỡng chuyên biệt trong điều trị y khoa

 Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ gồm:

+ Similac gồm có sản phẩm Similac Total Comfort 1 (từ 0-6 tháng),

Similac Gain Total Comfort 1 (từ 0-6 tháng tuổi) , Similac Gain Total Comfort 2 (từ 6-12 tháng tuổi), Gain Plus Total Comfort dành cho trẻ có

triệu chứng đầy hơi, khó chịu, quấy khóc do nhạy cảm với Lactose chứa AA

và DHA Sản phẩm chứa hệ dưỡng chất Tummy Care thích hợp với đường tiêu hóa còn non yếu của trẻ, dễ dàng cho việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, ngoài ra còn chứa hệ dưỡng chất EYEQ Immunify gồm các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa mẹ và sữa non giúp bé yêu có khởi đầu thật khỏe mạnh

Sản phẩm Similac IQ (từ 0-6 tháng tuổi), Gain Plus IQ ( 3 tuổi) cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và năng lượng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện cả về thể chất, trí não và sức đề kháng trong suốt giai đoạn tăng trưởng, giúp bé luôn khỏe mạnh để khám phá thế giới lý thú xung quanh

Sản phẩm Gain Kid IQ 4 (từ 3 tuổi trở lên) với hệ dưỡng chất IQ Plus

Immunify được thiết kế dựa trên các thành tựu mới nhất về khoa học dinh dưỡng giúp trẻ lớn mau và hỗ trợ tối đa sự phát triển của trí não, hệ miễn dịch Gain Kid IQ bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong chế độ

ăn hàng ngày của trẻ

+ Abbott Grow gồm sản phẩm Abbott Grow 1 (từ 0-6 tháng tuổi),

Abbott Grow 2(từ 6-12 tháng tuổi), Abbott Grow 3 (từ 1-3 tuổi), Abbott Grow

4 (từ 3-6 tuổi) giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển xương và hỗ trợ tăng

trưởng chiều cao và cân nặng

Sản phẩm Grow Advance G-Power với hệ dưỡng chất tiên tiến Growth

Power trong công thức GROW Advance chứa 32 dưỡng chất gồm cả DHA, Nucleotid, cần thiết cho phát triển toàn diện & giúp đáp ứng tốt cho nhu cầu tăng cao của bé suốt giai đoạn phát triển 3-6 tuổi Hệ dưỡng chất tiên tiến

Trang 40

Growth Power được thiết kế một cách khoa học hỗ trợ tăng trưởng nhanh chóng của trẻ

Grow School G-Power (từ 6-10 tuổi) đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh

dưỡng, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển vượt trội của trẻ trong suốt giai đoạn đến trường Khoa học được chứng minh hiệu quả của hệ dưỡng chất tiên tiến Growth Power trong việc: Giúp trẻ tăng cường trí nhớ, học tập tốt; giúp trẻ phát triển xương & chiều cao; giúp trẻ luôn khỏe mạnh

+ Sản phẩm Pediasure dành riêng cho trẻ biếng ăn, cung cấp nguồn

dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho trẻ 1-10 tuổi, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp

và tiếp tục đà tăng trưởng tối ưu cả về thể chất và trí tuệ Hiệu quả của sản phẩm là: Giúp trẻ biếng ăn cải thiện tình trạng dinh dưỡng; giúp trẻ biếng ăn tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh; giúp trẻ biếng ăn có chỉ số phát triển cân nặng và chiều cao dưới chuẩn nhanh chóng phát triển bắt kịp và tiếp tục đà tăng trưởng hoàn hảo

 FrieslandCampina Việt Nam với hai thương hiệu sữa Dutch Lady và

Friso

FrieslandCampina Việt Nam Nam là công ty liên doanh được thành lập

từ năm 1995 tại Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal FrieslandCampina – tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với

135 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thế giới Với cam kết góp phần cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam, trong 15 năm qua, FrieslandCampina Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam

 Dutch lady: gồm có Dutch lady Complete được thiết kế khoa học cho

trẻ từ 2-6 tuổi bị biếng ăn, cung cấp đầy đủ 100% số lượng vitamin và khoáng chất được khuyến cáo theo Chế độ Dinh dưỡng tham khảo của Hoa Kỳ (US

DRI- United States Dietary Reference Intakes) Sản phẩm Dutch lady Gold

123, Dutch lady Gold 456 hoàn thiện và tăng trưởng não bộ, tối ưu hóa hoạt

động trí não, phát triển thể chất toàn diện…

 Friso: Frisolac Gold 1 dành cho trẻ từ 1-6 tháng tuổi, giúp tăng cường vi khuẩn tốt, giúp đường ruột phát triển khỏe mạnh, Frisolac Gold 2

dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi, giúp tăng cường vi khuẩn tốt, chống các bệnh

nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa, Frisolac Gold 3 dành cho trẻ từ 1

tuổi trở lên, giúp tăng cường vi khuẩn tốt-bảo vệ từ bên trong, giúp tăng cường

trí não và thị giác của bé và các sản phẩm như Friso 1, Friso 2, Friso 3…

Ngày đăng: 18/09/2015, 13:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thành Long (02/2004), “Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc”. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc”
3. Nguyễn Bảo Kim Trinh (2010),”Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại”
Tác giả: Nguyễn Bảo Kim Trinh
Năm: 2010
5. Phạm Thị Bé Loan (2012), “Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm tin hàng nội và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước”. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm tin hàng nội và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước”
Tác giả: Phạm Thị Bé Loan
Năm: 2012
7. Trần Trúc Quỳnh và Lê Đức Anh (2011),”Sự sẵn lòng mua hàng nội địa của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh: vai trò của độ vị chủng và lượng giá”. Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh. Danh mục tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự sẵn lòng mua hàng nội địa của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh: vai trò của độ vị chủng và lượng giá”
Tác giả: Trần Trúc Quỳnh và Lê Đức Anh
Năm: 2011
2. Douglas,S.P. &amp; E. Nijessen (2002). On the use of “Borrowed” Scales in Cross-National Research: A Cautionary Note Sách, tạp chí
Tiêu đề: Borrowed
Tác giả: Douglas,S.P. &amp; E. Nijessen
Năm: 2002
5. Jeanette Nikdavoodi (11/2012), “The Impact of Attitude, Subjective Norm, and Consumer Innovativeness on Cosmetic Buying Behavior”. BUSN29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Impact of Attitude, Subjective Norm, and Consumer Innovativeness on Cosmetic Buying Behavior”
11. Shimp &amp; Sharma (1987), “Consumer Ethnocentrism: Construction and Validation of the CETSCALE," Journal of Marketing Research, Vol. 24 (August), 280-289 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consumer Ethnocentrism: Construction and Validation of the CETSCALE
Tác giả: Shimp &amp; Sharma
Năm: 1987
13. WU Jianlin, ZHU Ning, DAI Qi (2010), ”Consumer Ethnocentrism, Product Attitudes and Purchase Intentions of Domestic Products in China”.Trường đại học khoa học và công nghệ Trung Quốc. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Consumer Ethnocentrism, Product Attitudes and Purchase Intentions of Domestic Products in China”
Tác giả: WU Jianlin, ZHU Ning, DAI Qi
Năm: 2010
15. Tiêu thụ sữa của Việt Nam đã tăng trên 30 lần.&lt; http://www.dairyvietnam.com/vn/Thi-truong-trong-nuoc/Tieu-thu-sua-cua-Viet-Nam-da-tang-tren-30-lan-1809.html&gt;. [Ngày truy cập: 18 tháng 8 năm 2013] Link
1. Hoàng Trọng &amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu với SPSS. TP.HM: Nhà xuất bản thống kê Khác
4. Nguyễn Đình Thọ &amp; Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Khác
6. Phạm Lê Hồng Nhung (2011). Tài liệu hướng dẫn thực hành SPSS. Trường Đại học Cần Thơ Khác
1. Ajzen, I. (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179-211 Khác
3. Fishbein, M., &amp; Ajzen, I. (1975).Niềm tin, thái độ, Ý định, và hành vi: Giới thiệu về Lý thuyết và nghiên cứu.Reading, MA: Addison-Wesley Khác
4. Finlay, KA, Trafimow, D., &amp; Moroi, E. (1999).Tầm quan trọng của tiêu chủ quan về ý định để Thực hiện hành vi sức khỏe.Tạp chí Ứng dụng Tâm lý xã hội, 29 (11), 2381-2393 Khác
6. Klein, J.R., R. Ettenson &amp; M.D. Morris (1998). The Animosity Model Of Foreign Product Purchase: An Empirical Test in The People’s Republic of China- Journal of Marketing Vol.62, 89-100 Khác
7. Kamaruddin, A.R., S. Mokhlis &amp; Md N. Othman (2002). Ethnocentrism Orientation and Choice decisions of Malaysian Consumers: The Effect of Socio-Cultural and Demographic Factor Khác
8. Krystina A.Finlay, David Tranfimow &amp; Eri Moroi (1999). The Importance of subjective norms on intentions to Perform Health Behaviors. Journal of Applied Social Psychology, 2381-2393 Khác
9. Nunnally và Burnstein (1994), Calculating, Interpreting, and Reporting Cronbach’s Alpha Reliability Coefficient for Likert-Type Scales Khác
10. Philip Kotler (1994), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w