Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) xác định

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tính vị chủng tiêu dùng đến ý định mua sữa bột trẻ em của người dân quận ninh kiềutp cần thơ (Trang 51)

Analysis) xác định các yếu tố thuộc tính vị chủng ảnh hƣởng đến ý định mua.

Phân tích nhân tố thƣờng dùng trong quá trình xây dựng thang đo lƣờng các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu, kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo lƣờng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nhƣ vậy phân tích nhân tố giúp ta rút gọn một tập hợp nhiều biến thành một số ít các nhân tố đại diện, đồng thời kiểm tra độ tin cậy của các biến trong cùng một thang đo. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố giúp ta xem khả năng rút gọn 17 biến của tính vị chủng tiêu dùng đƣa vào phân tích nhân tố xuống còn một số ít nhân tố gây ảnh hƣởng đến ý định mua sữa bột trẻ em.

Một số tiêu chuẩn mà nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm khi phân tích nhân tố là : hệ số KMO >= 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett Test <= 0,05, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >=0,50, biến nào có hệ số tải nhân tố <0,5 sẽ bị loại, thang đo đƣợc chấp nhận khi phƣơng sai trích >=50%, hệ số Eigenvalues phải có giá trị >=1 (Gerbing & Anderson, 1998, tr.80).

Đầu tiên, ta tiến hành kiểm tra hệ số KMO và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s Test.

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test lần 1

Giá trị KMO 0,867

Giá trị Sig. (Bartlett’s Test) 0,000

Nguồn: kết quả phân tích SPSS 16.0

Theo kết quả phân tích, hệ số KMO có giá trị bằng 0,867 (0,5 <= KMO = 0,867 <1) và giá trị Sig. của Bartlett’s Test bằng 0,000 nhỏ hơn rất nhiều mức ý nghĩa alpha 5% cho thấy các biến là có tƣơng quan chặt chẽ với nhau và hoàn toàn phù hợp để phân tích nhân tố (Hair và cộng sự, 2006). Ta xét tới hệ số tải nhân tố trong bảng hệ số nhân tố sau khi xoay để kiểm tra và loại những biến nào không phù hợp trong mô hình.

Bảng 4.10 Kết quả ma trận nhân tố đã xoay lần 1

Kí hiệu Tên biến Nhóm nhân tố

1 2 3 4

TVC_1

Ngƣời Việt Nam nên mua sữa Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế nƣớc nhà.

0,725 -0,026 0,324 -0,011

TVC_2 Chỉ nên nhập khẩu các sữa nào

không thể sản xuất đƣợc ở Việt Nam. 0,340 0,491 0,104 0,127

TVC_3 Mua sữa nội là góp phần đảm bảo việc

làm cho đồng bào mình. 0,742 0,110 0,164 0,159

TVC_4 Chuộng mua sữa ngoại là hành vi

không đúng của ngƣời Việt Nam. 0,531 0,397 0,144 -0,578 TVC_5

Chuộng mua sữa ngoại là góp phần làm

một số ngƣời Việt mất việc làm. 0,384 0,270 0,620 -0,164 TVC_6 Ngƣời Việt Nam nên ƣu tiên mua sữa

Việt Nam. 0,807 0,134 0,091 0,014

TVC_7 Mua sữa ngoại chỉ giúp cho nƣớc khác

làm giàu. 0,365 0,316 0,604 0,002

TVC_8 Tốt nhất là mua sữa Việt Nam.

0,731 0,323 0,209 0,020

TVC_9 Nên hạn chế tối đa việc giao thƣơng

với nƣớc ngoài, trừ phi quá cần thiết. -0,064 0,668 0,442 -0,158

TVC_10 Mua sữa ngoại có thể gây ra tổn hại

kinh doanh cho ngƣời Việt. 0,386 0,359 0,481 0,078

TVC_11 Cần đặt rào cản cho sữa nhập khẩu.

0,037 0,010 0,797 0,144

TVC_12 Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn ủng hộ dùng

sữa nội. 0,582 0,331 0,325 0,089

TVC_13

Không nên cho phép nƣớc ngoài tham

gia vào thị trƣờng nội địa. 0,134 0,756 0,108 0,018 TVC_14 Sữa nhập khẩu phải bị đánh thuế nặng.

0,254 0,352 0,197 0,750

TVC_15 Ta chỉ nên mua sữa ngoại khi nó không

Kí hiệu Tên biến Nhóm nhân tố

1 2 3 4

TVC_16

Ngƣời chuộng mua sữa ngoại phải có trách nhiệm về việc gây thất nghiệp cho đồng bào mình.

0,082 0,739 0,248 0,052

TVC_17

Sữa nội không hề thua kém sữa ngoại.

0,740 0,091 -0,033 -0,011

Nguồn: kết quả phân tích SPSS 16.0

Kết quả EFA cho thấy, có hai biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 đó là

biến TVC_2: Chỉ nên nhập khẩu các sữa nào không thể sản xuất được ở Việt NamTVC_10: Mua sữa ngoại có thể gây ra tổn hại kinh doanh cho người Việt, vì vậy hai biến này bị loại ra khỏi mô hình (Hair & ctg,1998).

Sau khi tiến hành loại biến, ta tiếp tục EFA lần hai.

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test lần 2

Giá trị KMO 0,851

Giá trị Sig. (Bartlett’s Test) 0,000

Nguồn: kết quả phân tích SPSS 16.0

Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy, trị số KMO bằng 0,851 (0,5 <= KMO = 0,851 <1) và kiểm định Bartlett’s về tƣơng quan của các biến quan sát có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Xét tới hệ số tải nhân tố đã xoay lần hai cho ta thấy rằng 15 biến còn lại đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5  độ phù hợp của dữ liệu đƣợc đảm bảo. Phƣơng pháp trích nhân tố đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là Pricipal Component Analysis – phƣơng pháp rút trích các thành phần chính với giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 – nghĩa là chỉ những nhân tố đƣợc trích ra có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích.

Sau khi phân tích nhân tố lần 2 có 4 nhân tố đƣợc rút trích (Eigenvalues lớn hơn 1), tuy nhiên có một nhóm chỉ có 1 yếu tố là “TVC_14: Sữa nhập khẩu phải bị đánh thuế nặng” không thể tạo thành một nhóm, vì vậy biến này cũng sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Giá trị phƣơng sai cộng dồn là 57,863% điều này cho biết 3 nhân tố đầu giải thích đƣợc 57,863% biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4.12 Kết quả ma trận nhân tố đã xoay lần 2

Tên biến Nhóm nhân tố

1 2 3 4

TVC_1: Ngƣời Việt Nam nên mua sữa

Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế nƣớc nhà.

TVC_3: Mua sữa nội là góp phần đảm bảo

việc làm cho đồng bào mình.

TVC_4: Chuộng mua sữa ngoại là hành vi

không đúng của ngƣời Việt Nam.

TVC_6: Ngƣời Việt Nam nên ƣu tiên mua

sữa Việt Nam.

TVC_8: Tốt nhất là mua sữa Việt Nam TVC_12: Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn ủng

hộ dùng sữa nội.

TVC_17: Sữa nội không hề thua kém sữa

ngoại. 0,721 0,742 0,574 0,814 0,747 0,597 0,750

TVC_9: Nên hạn chế tối đa việc giao

thƣơng với nƣớc ngoài, trừ phi quá cần thiết.

TVC_13: Không nên cho phép nƣớc ngoài

tham gia vào thị trƣờng nội địa.

TVC_15: Ta chỉ nên mua sữa ngoại khi nó

không thể sản xuất đƣợc trong nƣớc.

TVC_16: Ngƣời chuộng mua sữa ngoại

phải có trách nhiệm về việc gây thất nghiệp cho đồng bào mình.

0,729

0,743 0,553 0,769

TVC_5: Chuộng mua sữa ngoại là góp phần làm một số ngƣời Việt mất việc làm.

TVC_7: Mua sữa ngoại chỉ giúp cho nƣớc

khác làm giàu.

TVC_11: Cần đặt rào cản cho sữa nhập

khẩu.

0,571 0,581 0,803

TVC_14: Sữa nhập khẩu phải bị đánh thuế nặng.

0,797

Từ ma trận nhân tố sau khi xoay lần 2, có 3 nhóm nhân tố đƣợc rút ra nhƣ sau:

+ Nhân tố 1: bao gồm các biến “TVC_1: Người Việt Nam nên mua sữa Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế nước nhà”; “TVC_3: Mua sữa nội là góp phần đảm bảo việc làm cho đồng bào mình”; “TVC_4: Chuộng mua sữa ngoại là hành vi không đúng của người Việt Nam”; “TVC_6: Người Việt Nam nên ưu tiên mua sữa Việt Nam”; “TVC_8: Tốt nhất là mua sữa Việt Nam”;”

TVC_12: Dù có hao tốn hơn, tôi vẫn ủng hộ dùng sữa nội”; “TVC_17: Sữa

nội không hề thua kém sữa ngoại”. Nhóm 1 bao gồm nhiều yếu tố thể hiện phƣơng châm của ngƣời tiêu dùng đối với sữa nội, vì vậy nhóm 1 sẽ đƣợc đặt tên là “phƣơng châm mua sữa nội” .

+ Nhân tố 2: bao gồm các biến TVC_9: Nên hạn chế tối đa việc giao thương với nước ngoài, trừ phi quá cần thiết”; TVC_13: Không nên cho phép nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa”; TVC_15: Ta chỉ nên mua sữa ngoại khi nó không thể sản xuất được trong nước”; TVC_16: Người chuộng mua sữa ngoại phải có trách nhiệm về việc gây thất nghiệp cho đồng bào mình”. Nhóm này thể hiện nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với việc tiêu dùng hàng ngoại, cụ thể trong bài nghiên cứu đề cập đến sữa ngoại, chính vì thế nhóm này thuộc nhóm “nhận thức về việc mua sữa ngoại”

+ Nhân tố 3: bao gồm các biến “TVC_5: Chuộng mua sữa ngoại là góp phần

làm một số ngƣời Việt mất việc làm”; “TVC_7: Mua sữa ngoại chỉ giúp cho nƣớc khác làm giàu”; “TVC_11: Cần đặt rào cản cho sữa nhập khẩu”, nhóm này là nhóm nói về “tác động của việc mua sữa ngoại”

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tính vị chủng tiêu dùng đến ý định mua sữa bột trẻ em của người dân quận ninh kiềutp cần thơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)