Luận văn tốt nghiệp: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012Hòa vào không khí của công cuộc CNH HĐH trên khắp mọi miền tổ quốc, nhân dân các huyện lị đã tiếp thu phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu của Đảng và nhà nước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương. Trong hoàn cảnh chung của đất nước, nhân dân các xã ven biển huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã phát huy những thành quả sau 10 năm đổi mới , và từng bước khắc phục khó khăn, đưa nền kinh tế tiến bước vào thời kì CNH HĐH và đạt nhiều thành tựu. Nghiên cứu tình hình kinh tế các xã ven biển trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2012 được nhà nước chú trọng. Đây là hướng nghiên cứu có giá trị khoa học. Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển, cả huyện có 9 xã ven biển. Sau 10 năm đổi mới, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Xương bắt đầu bước vào thời kì CNH HĐH. Trong suốt thời kì thực hiện công cuộc CNH HĐH (1996 2012) nhân dân các xã này đã từng bước phát huy thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng các loại hình kinh tế, bám đồng, bám biển, từng bước tạo ra những thành tựu to lớn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công cuộc CNH HĐH, các xã ven biển vẫn còn những hạn chế, vướng mắc như: kinh tế chậm phát triển, và chuyển biến chậm so với các xã khác trong huyện. Bên cạnh đó thì đời sống cư dân các xã này vẫn gặp nhiều khó khăn, thử thách trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nghiên cứu về kinh tế của các xã ven biển trên địa bàn huyện Quảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012 nhằm góp phần vào việc nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế của cư dân vùng biển Thanh Hóa nói chung, và cư dân vùng ven biển huyện Quảng Xương nói riêng. Nghiên cứu vấn đề này có giá trị lớn về mặt khoa học. Từ việc nghiên cứu kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012, nhằm góp phần khẳng định bước đi đúng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012
Hà Nội, 2014
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa lịch sử- trường Đại học sư phạm Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Nhân đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, các cơ quan, các phòng ban thuộc UBND huyện Quảng Xương, huyện ủy Quảng Xương, chi cục thống kê huyện Quảng Xương, thư viện huyện Quảng Xương, cùng UBND các xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch, Quảng Nham, cùng bạn
bè và những người thân đã động viên giúp đỡ suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Học viên
Lê Thị Thanh Vân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tư liệu dùng để viết luận văn là do tôi thu thập tại thực địa và trong một số tài liệu thứ cấp (có danh mục cuối luận văn) Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin dữ liệu đã công bố trong luận văn này.
Hà Nội tháng 6 năm 2014
Học viên
Lê Thị Thanh Vân
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.NXB : Nhà xuất bản
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
GS, TS : Giáo sư, tiến sĩ
PGS, TS : Phó giáo sư, tiến sĩ
HĐBT : Hội đồng bộ trưởng
Trang 6MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp của luận văn 10
6 Bố cục của luận văn 10
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TRƯỚC NĂM 1996 11
1.1 Điều kiện tự nhiên 11
1.1.1 Vị trí địa lý 11
1.1.2 Khí hậu 12
1.1.3 Địa hình và đất đai 14
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 15
1.2 Điều kiện văn hóa- xã hội 16
1.2.1 Lịch sử hình thành vùng đất 16
1.2.2 Con người và truyền thống lịch sử 21
1.2.3 Văn hóa- văn vật 23
1.2.4 Di tích- thắng cảnh 27
1.2.5 Cơ sở hạ tầng- giao thông 28
1.3 Tình hình kinh tế 29
1.3.1 Nông nghiệp 29
1.3.1.1 Trồng trọt 29
1.3.1.2 Chăn nuôi 32
1.3.2 Lâm nghiệp 33
Trang 71.3.3 Diêm nghiệp 33
1.3.4 Thủy sản 34
1.3.5 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 37
1.3.5.1 Công nghiệp 37
1.3.5.2 Tiểu thủ công nghiệp 38
1.3.6 Du lịch- dịch vụ 39
Tiểu kết chương I 39
CHƯƠNG II : CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KÌ THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (1996-2012) 42
2.1 Chủ trương CNH- HĐH 42
2.2 Chủ trương phát triển kinh tế vùng ven biển huyện Quảng Xương và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo 44
2.3 Bước phát triển mới về kinh tế của các xã ven biển huyện Quảng Xương 45
2.3.1 Nông nghiệp 46
2.3.1.1 Trồng trọt 46
2.3.1.2 Chăn nuôi 50
2.3.2 Lâm nghiệp 54
2.3.3 Diêm nghiệp 55
2.3.4 Sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản 56
2.3.4.1 Đầu tư cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản 56
2.3.4.2 Diện tích NTTS 59
2.3.4.3 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản 59
2.3.4.4 Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật 62
2.3.5 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH- HĐH 63
2.3.5.1 Công nghiệp 63
Trang 82.3.5.2 Tiểu thủ công nghiệp 65
2.3.6 Bước phát triển mới của ngành du lịch- thương mại và dịch vụ 66
2.3.6.1 Du lịch 66
2.3.6.2 Thương mại- dịch vụ 68
Tiểu kết chương II 68
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THỜI KÌ (1996-2012)70 3.1 Nhận xét 70
3.1.1 Thuận lợi 70
3.1.2 Hạn chế 73
3.2 Tác động và vị trí 74
3.2.1 Tác động về mặt văn hóa 74
3.2.2 Tác động về mặt xã hội 75
3.2.3 vị trí 77
3.3 Bài học kinh nghiệm 80
3.4 Giải pháp 82
Tiểu kết chương III 86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 100
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
1.1 Hòa vào không khí của công cuộc CNH- HĐH trên khắp mọi miền tổquốc, nhân dân các huyện lị đã tiếp thu phương hướng, nhiệm vụ mục tiêucủa Đảng và nhà nước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễncủa địa phương Trong hoàn cảnh chung của đất nước, nhân dân các xã venbiển huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã phát huy những thành quả sau
10 năm đổi mới , và từng bước khắc phục khó khăn, đưa nền kinh tế tiếnbước vào thời kì CNH- HĐH và đạt nhiều thành tựu Nghiên cứu tình hìnhkinh tế các xã ven biển trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2012 được nhànước chú trọng Đây là hướng nghiên cứu có giá trị khoa học Quảng Xương
là một huyện đồng bằng ven biển, cả huyện có 9 xã ven biển Sau 10 năm đổimới, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Xương bắt đầu bước vào thời kìCNH- HĐH Trong suốt thời kì thực hiện công cuộc CNH- HĐH (1996-2012) nhân dân các xã này đã từng bước phát huy thế mạnh, chuyển đổi cơcấu kinh tế, đa dạng các loại hình kinh tế, bám đồng, bám biển, từng bước tạo
ra những thành tựu to lớn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần.Tuynhiên trong quá trình thực hiện công cuộc CNH- HĐH, các xã ven biển vẫncòn những hạn chế, vướng mắc như: kinh tế chậm phát triển, và chuyển biếnchậm so với các xã khác trong huyện Bên cạnh đó thì đời sống cư dân các xãnày vẫn gặp nhiều khó khăn, thử thách trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Nghiên cứu về kinh tế của các xã ven biển trên địa bàn huyện Quảng Xương
từ năm 1996 đến năm 2012 nhằm góp phần vào việc nghiên cứu nhữngchuyển biến trong đời sống kinh tế của cư dân vùng biển Thanh Hóa nóichung, và cư dân vùng ven biển huyện Quảng Xương nói riêng Nghiên cứuvấn đề này có giá trị lớn về mặt khoa học Từ việc nghiên cứu kinh tế các xãven biển huyện Quảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012, nhằm góp phần
Trang 10khẳng định bước đi đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương tiến hành công cuộcCNH- HĐH của Đảng Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, xác định nhiệm vụtrọng tâm để nhân dân các xã ven biển huyện Quảng Xương thực hiện thắnglợi toàn diện công cuộc CNH- HĐH đất nước Từ đó rút ra những nhận xétkhách quan, góp phần vào kho tang lý luận chung của Đảng và nhà nước vềxây dựng và phát triển kinh tế Đồng thời bổ sung vào kho tàng lý luận về sựnghiệp CNH- HĐH hiện nay của một xã cụ thể.
1.2 Nghiên cứu kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương từ năm
1996 đến năm 2012 cho thấy rõ tính thực tiễn của vấn đề Trong thời kì nàyngoài việc sản xuất nông nghiệp nhân dân các xã ven biển trên địa bàn huyệnQuảng Xương còn tiến hành khai thác, và nuôi trồng thủy hải sản Bên cạnh
đó tại một số xã đã hình thành khu nghỉ mát, du lịch như: Quảng Lợi, khu dulịch Nam Sầm Sơn (Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại), hay một số xã đãhình thành vùng sản xuất muối, sản xuất mắn, nước mắn như: Quảng Thạch,Quảng Nham, Quảng Thái, Quảng Vinh…Thông qua việc nghiên cứu kinh tếtại các xã ven biển huyện Quảng Xương sẽ chỉ ra những mặt tích cực, đồngthời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đi lên của nhân dânvùng biển Ngoài ra đề tài này còn góp phần nghiên cứu thực tiễn sinh độngđang diễn ra trong đời sống kinh tế của cư dân vùng biển Quảng Xương Trên
cơ sở dựng lại bức tranh kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương từ năm
1996 đến năm 2012 sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, phương hướng phát triểnkinh tế các xã này trong thời gian tới Góp phần hoạch định chính sách nhằmthúc đẩy hơn nữa sự nghiệp CNH- HĐH nền kinh tế các xã này trong tìnhhình mới Đề tài có tác dụng giáo dục tình yêu quê hương, nâng cao nhận thứccủa giới trẻ về công cuộc CNH- HĐH Đồng thời các xã ven biển căn cứ vàotình hình thực tiễn địa phương, áp dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, pháthuy thế mạnh để từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện
Trang 11địa phương đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn Từ đó từng bướclàm thay đổi diện mạo nông thôn, và đời sống nhân dân tại các xã này Bêncạnh đó đề tài còn hệ thống hóa tư liệu liên quan đến huyện Quảng Xương nóichung, và các xã ven biển nói riêng để tiếp tục nghiên cứu, và biên soạn lịch
sử địa phương, phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa phương
1.3 Xuất phát từ những giá trị khoa học và thực tiễn Đồng thời là mộtngười con trên quê hương Quảng Xương chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm
1996 đến năm 2012” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học lịch sử của
mình nhằm thể hiện tình cảm với quê hương và góp phần nhỏ bé vào côngcuộc xây dựng và phát triển toàn diện huyện Quảng Xương
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nói về kinh tế, nhất là kinh tế trong gần 20 năm kể từ khi nước ta bướcvào công cuộc CNH- HĐH đất nước đã thu hút được sự quan tâm của các nhàlãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội,
và các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước Nếu trước đây hướng nghiêncứu chỉ tập trung vào những chuyển biến đang diễn ra ở nông thôn, đời sốngnhân dân, nông nghiệp, thì hiện nay xu hướng đó đã mở rộng ra nhiều đốitượng, nhiều khu vực, nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội, trong đó cókinh tế biển Có thể kể một số công trình nghiên cứu sau:
Lê Mậu Hãn (chủ biên), “Đại cương lịch sử Việt Nam- tập 3”, Nxb giáodục năm 2005, đã dành một chương viết về đất nước trên con đường đổi mới(1986- 2000) Trong đó đề cập đến nội dung các đại hội đại biểu của Đảng lầnthứ VI, VII, VIII, và nói về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội củanước nhà trong hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới Tác giả đã nêu lênnhững thành tựu chủ yếu, những mặt hạn chế, và bài học kinh nghiệm trongquá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là sự chuyển mình của đất nước trong
Trang 12buổi đầu thực hiện chủ trương CNH- HĐH, trong đó sự chuyển biến về kinh
tế là điểm nổi bật
Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử năm 2010, “Chuyển biến kinh tế ởvùng ven biển tỉnh Thái Bình thời kì đổi mới những năm 1986- 2010”, của LêThị Thu Hằng, trường Đại học sư phạm Hà Nội Đây là luận văn nghiên cứumột cách cụ thể và chi tiết về sự chuyển biến kinh tế của vùng ven biển tỉnhThái Bình trong thời kì đổi mới (1986- 2010) Tác giả đã trình bày những đặcđiểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đất Thái Bình trước đổi mới Tácgiả đã làm rõ sự chuyển biến về kinh tế của vùng biển nơi đây qua 2 giai đoạn(1986- 2000) và (2001- 2010) trên tất cả các ngành kinh tế Qua đó thấy được
sự chuyển biến, phát triển của kinh tế vùng biển Thái Bình qua các thời kì lịch
sử Ngoài ra tác giả còn so sánh với một số chỉ tiêu về kinh tế vùng biển NamĐịnh để thấy được thế mạnh của kinh tế nơi đây Trong luận văn này tác giảcòn đề cập đến những chủ trương, chính sách của Đảng, và sự chỉ đạo của cáccấp lãnh đạo về chiến lược phát triển kinh tế biển
Khóa luận tốt nghiệp năm 2009, “Chuyển biến về kinh tế ở các xã vùngbiển huyện Diễn Châu- Nghệ An từ năm 1986 đến năm 2008”của Cao MinhNgọc, trường Đại học Vinh Đây là một đề tài khóa luận nghiên cứu một cách
cụ thể về sự chuyển biến kinh tế ở các xã ven biển của huyện Diễn Châu từ1986- 2008 Tác giả đã đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của các
xã ven biển huyện Diễn Châu Tác giả đã dựng lại bức tranh kinh tế sinh độngcủa các xã ven biển huyện Diễn Châu qua sự chuyển biến của các ngành kinh
tế ở hai giai đoạn (1996- 1995) và (1996- 2008) Thông qua đó tác giả đã rút
ra những tác động của kinh tế đến đời sống xã hội trên địa bàn
Ở góc độ địa phương nghiên cứu về vấn đề kinh tế huyện Quảng Xươngcũng được đề cập đến trong một số tác phẩm như:
Trang 13Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Xương (1975- 2005)”, củaBCH Đảng bộ huyện Quảng Xương, Nxb Thanh Hóa, 2006, là một công trìnhnghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng, song tác phẩm đã trình bày khá côngphu, ghi lại những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh quốc phòng…của Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Xươngtrong suốt thời kì (1975- 2005) Những thành tựu đó đã tạo tiền đề vững chắc
để huyện nhà bước vào thời kì CNH- HĐH, đồng thời rút ra những bài họckinh nghiệm quý báu góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thốngcho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau Tác phẩm cũng đã đề cập đến những thànhtựu về kinh tế của các xã ven biển của huyện trên tất cả các ngành kinh tế, tuynhiên còn quá ít
Cũng nghiên cứu ở góc độ lịch sử Đảng, cuốn Lịch sử Đảng bộ xãQuảng Lưu (1948- 2008), do ban chấp hành đảng bộ xã Quảng Lưu biên soạncũng đã trình bày về những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã QuảngLưu Tác phẩm ghi lại lịch sử hình thành vùng đất này, truyền thống, và quátrình đấu tranh cách mạng của nơi đây Trong đó có đề cập đến các ngànhkinh tế, những thành tựu, và hạn chế về kinh tế của xã trong nhiều giai đoạnlịch sử Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho sự phát triểntrong giai đoạn sau
Trong cuốn “Quảng Xương- Hòa Vang thắm tình kết nghĩa” do Huyện
ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Quảng Xương- tỉnh ThanhHóa, và Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Hòa Vang-
TP Đà Nẵng biên soạn, Nxb Thanh Hóa, 2013 Đây là một tác phẩm nói vềnghĩa tình thắm thiết của đảng bộ và nhân dân hai huyện: Quảng Xương- HòaVang Tác phẩm nói về sự gặp gỡ và sát cánh bên nhau của nhân nhân haihuyện trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, sau đó là cùng nhauchia ngọt sẻ bùi khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng CNXH, và cùng
Trang 14nắm tay nhau thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công cuộc CNH- HĐHđất nước Trong đó tác phẩm đã đề cập đến những điều kiện tự nhiên, kinh tế,văn hóa, xã hội của hai huyện Quảng Xương- Hòa Vang Từ đó thấy được thếmạnh để phát triển kinh tế của nơi đây Đồng thời tác phẩm đã đề cập đếnnhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của hai huyện Đối vớiQuảng Xương thì tác phẩm có nhắc đến một số ngành kinh tế, và thành tựukinh tế của các xã ven biển của huyện.
Trong cuốn “Quảng Xương quê hương tôi- tập II”, do Huyện Ủy QuảngXương, Hội đồng hương Quảng Xương ở Hà Nội biên soạn, Nxb nôngnghiệp, 2002 Tác phẩm là tập hợp các bài viết gồm nhiều thể loại văn, thơ…
mà tác giả là những người đồng hương của huyện Quảng Xương tại Hà Nội
Đề cập đến nhiều vấn đề như: truyền thống văn hóa của người Quảng Xương,các đặc sản, phong trào đấu tranh cách mạng, và một số ngành nghề kinh tếcủa nhân dân huyện nhà Trong đó có một số ngành thủ công truyền thốngcủa các xã ven biển huyện Quảng Xương
Ngoài ra trong các báo cáo của huyện ủy, UBND huyện qua các kì đạihội, hay trong báo cáo của phòng nông nghiệp, phòng công thương…cũng đã
đề cập đến kinh tế của huyện trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,thương mại- dịch vụ trên địa bàn huyện Trong các phóng sự của báo ThanhHóa, cổng thông tin điện tử huyện Quảng Xương và các phóng sự của đàiphát thanh và truyền hình tỉnh Thanh Hóa, đài phát thanh huyện QuảngXương cũng có đề cập đến kinh tế của huyện và một số xã ven biển trên địabàn huyện trong thời kì CNH- HĐH
Tất cả các công trình trên đã góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề về kinhtế- xã hội của đất nước, của huyện Quảng Xương dưới nhiều khía cạnh khácnhau Các công trình đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu về kinh tế biểnnói chung, và kinh tế các xã ven biển của huyện Quảng Xương nói riêng Tuy
Trang 15nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ,
cụ thể và có hệ thống về “Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnhThanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012” Vì vậy đây là một vấn đề mới mẻ,
và cần thiết đối với địa phương Bởi vậy chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tàiluận văn thạc sĩ của mình Và chúng tôi xác định các công trình nghiên cứutrên là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứulàm rõ các vấn đề của đề tài này, nhằm tái hiện lại bức tranh kinh tế của các
xã ven biển Quảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012
3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu đề tài “Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương,tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012”, luận văn tập trung nghiên cứu kinh
tế vùng ven biển Quảng Xương thuộc địa bàn 9 xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng,Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch,Quảng Nham, trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2012
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Với đề tài “Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012” Luận văn giới hạn quãng thờigian nghiên cứu của đề tài này từ năm 1996 đến năm 2012 Mốc năm 1996 lànăm mở đầu cho công cuộc CNH- HĐH của đất nước nói chung, của tỉnhThanh Hóa cũng như huyện Quảng Xương nói riêng, nhất là trên địa bàn các
xã ven biển Đây cũng là năm diễn ra đại hội đại biểu Đảng bộ huyện QuảngXương lần thứ XXI Một trong những nội dung của đại hội là chú trọng đếnphát triển kinh tế, trong đó "kinh tế biển là một yêu cầu quan trọng trong pháttriển kinh tế của huyện" BCH Đảng bộ huyện cũng đã có một hội nghịchuyên đề về khai thác kinh tế biển Tuy nhiên để thấy được sự phát triểnkinh tế toàn diện của các xã này chúng tôi còn tìm hiểu, đề cập đến các ngànhkinh tế của vùng bãi ngang trước năm 1996
Trang 16Về không gian: Huyện Quảng Xương có 9 xã ven biển thuộc vùng bãi
ngang, đề tài tập trung nghiên cứu về kinh tế của các xã này bao gồm: QuảngVinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, QuảngThái, Quảng Thạch và Quảng Nham
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau:
- Trình bày những nét chủ yếu về kinh tế của các xã ven biển huyệnQuảng Xương từ năm 1996 đến năm 2012 Tuy nhiên để làm rõ sự phát triểnkinh tế của các xã này từ năm 1996 đến năm 2012 trong quá trình thực hiện
đề tài chúng tôi còn tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, truyềnthống lịch sử ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các xã ven biển huyệnQuảng Xương Và trình bày một số nét về tình hình kinh tế của các xã nàytrước năm 1996
- Chỉ ra được những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng bộ,chính quyền các cấp về phát triển kinh tế vùng ven biển trên địa bàn huyện
- Nêu bật kinh tế của các xã này trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp,Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắtthủy hải sản, du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ Ngoài ra theologic lịch sử chúng tôi nghiên cứu sự phát triển kinh tế của các xã ven biểntrong xu thế chung của toàn huyện, toàn tỉnh Từ đó so sánh kinh tế giữa cácthời kì của các xã này, cũng như sự phát triển kinh tế của các xã này với các
xã khác trên địa bàn huyện
- Đồng thời làm rõ sự tác động của kinh tế đến đời sống văn hóa- xã hộicủa nhân dân vùng biển nói riêng, và nhân dân huyện Quảng Xương nóichung Mặt khác đề tài còn nói lên vị trí kinh tế của các xã này đối với kinh tếcủa toàn huyện nói riêng và đối với kinh tế tỉnh Thanh Hóa nói chung, rút ranhững nhận xét khách quan, bài học kinh nghiệm nhằm góp phần đẩy mạnh
Trang 17sự phát triển của vùng ven biển huyện Quảng Xương trong thế kỉ XXI- thế kỉđược xem là của ngành kinh tế biển.
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Nguồn tài liệu.
Để thực hiện các yêu cầu của đề tài “Kinh tế các xã ven biển huyệnQuảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012”, bên cạnh việctham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu, chuyên khảo, chúng tôi sửdụng chủ yếu các tài liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng và nhà nước về kinh tế, đặc biệt là các chínhsách cụ thể đối với kinh tế, chủ yếu là kinh tế vùng ven biển từ năm 1996 đếnnăm 2012
- Các văn kiện của Đảng bộ huyện Quảng Xương, và Đảng bộ các xã venbiển của huyện qua các kì đại hội từ năm 1996 đến năm 2012
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội của cácban ngành, các phòng ban thuộc UBND huyện Quảng Xương, cũng như củaUBND và Đảng bộ 9 xã ven biển trên địa bàn huyện
- Các số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm 2012 thuộc chi cục thống kêhuyện Quảng Xương
- Các công trình, tài liệu tham khảo đã được công bố dưới dạng chuyênkhảo, báo, tạp chí
- Ngoài ra chúng tôi còn chú trọng khai thác và sử dụng nguồn tài liệuthu thập được qua các đợt đi thực tế điền dã, khảo sát tại các địa bàn, có chụpảnh minh họa, khảo sát các mô hình sản xuất tiên tiến
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này luận văn sử dụng phương phápchuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày và lýgiải những vấn đề mà đề tài đặt ra Bên cạnh đó chúng tôi còn kết hợp sử
Trang 18dụng các phương pháp liên ngành như: phương pháp thống kê, xã hội học,phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và điền dãlịch sử…để đánh giá một cách khách quan khoa học đối với các vấn đềnghiên cứu, nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học của đề tài.
5 Đóng góp của luận văn.
Luận văn là một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
về kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương trong những năm 1996- 2012.Thông qua luận văn này chúng tôi muốn đóng góp trên một vài phương diện sau:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc tập hợp nguồn tưliệu liên quan đến tình hình kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xươngthuận lợi cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương
- Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống, và toàn diện về lịch sử kinh tếcác xã ven biển Quảng Xương thời kì 1996- 2012 Từ đó đánh giá một cáchxác đáng, khách quan, khoa học về sự phát triển kinh tế của vùng biển huyệnQuảng Xương
- Đề tài còn góp phần cùng Đảng bộ chính quyền, và nhân dân các xãvùng biển rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ pháttriển kinh tế vùng biển Quảng Xương trong thời gian tới
- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tácgiảng dạy, và học tập lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông trên địabàn huyện Từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng những thành quả nhân dânvùng ven biển đạt được trong thời kì 1996- 2012 Đồng thời xây dựng lý tưởng,cũng cố niềm tin cho nhân dân các xã ven biển nói riêng, và nhân dân huyệnQuảng Xương nói chung về con đường đi lên CNXH mà Đảng ta đã đề ra
6 Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính của luận văn được trình bày trong ba chương
Trang 19CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC XÃ VEN BIỂN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TRƯỚC NĂM 1996
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa Lúcđầu có 47 xã, và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã ven biển Tháng 8/ 1971, xãQuảng Thắng được sát nhập vào thị xã Thanh Hóa Tháng 12/ 1981, thị trấnSầm Sơn và 3 xã: Quảng Cư, Quảng Tiến, Quảng Tường được tách ra để thànhlập thị xã Sầm Sơn Tháng 12/ 1995, hai xã: Quảng Hưng và Quảng Thànhđược sát nhập vào thành phố Thanh Hóa Đến tháng 2/ 2012, năm xã: QuảngThịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát được chuyển vềthành phố Thanh Hóa Sau nhiều lần chia tách địa giới, hiện nay Quảng Xươngcòn 198,20 Km2 và dân số là 227,971 người, với 35 xã và 1 thị trấn Trong đó
có 9 xã ven biển bao gồm: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải,Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch và Quảng Nham
Huyện Quảng Xương nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa, thuộcmiền duyên hải, có chung bờ biển với huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc,Nga Sơn Vị thế tự nhiên tạo nên địa thế khắc nghiệt về thiên nhiên, xung yếu
về quân sự, như một con thuyền chở đầy bùn đất, và cồn cát neo đậu trướcBiển Đông, nơi đầu sóng ngọn gió Đó là sự hình thành tự nhiên bởi hai dòngsông lớn chảy ra biển: Sông Mã, và Sông Yên, với sự đóng góp không biếtmệt mỏi của hải lưu và gió mùa nhiệt đới Phía Bắc huyện gần cửa Hới (SôngMã) là núi Sầm Sơn, bên cửa Ghép (Sông Yên) là núi Lau Chẹt, như hai cộtmốc định vị cho Quảng Xương không thể khác Chính dãy núi Sầm Sơn, vàdãy núi Lau Chẹt là hai cánh tay khổng lồ của tạo hóa chắn đỡ, đón nhận phù
sa của hai dòng sông lớn và những hải lưu của biển cả
Trang 20Vùng ven biển của huyện Quảng Xương gồm toàn bộ diện tích đất tựnhiên, cùng phạm vi biển ven bờ và biển ngoài khơi của 9 xã: Quảng Vinh,Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái,Quảng Thạch, và Quảng Nham Khu vực này nằm về Phía Đông của huyệnvới 18km chiều dài bờ biển, tính từ Sông Đơ (Quảng Vinh) đến cửa SôngGhép (Quảng Nham) Trong đó xã Quảng Lưu có đường bờ biển ngắn nhấtvới 0,8 km và xã Quảng Nham có đường bờ biển dài nhất với 5,5 km Vùngbiển này chịu tác động mạnh mẽ của sức gió, tạo nên những hình khối lồilõm, gồ ghề khó chịu, ngoại trừ một vài đường nét đáng gọi là thanh tú, hấpdẫn như Quảng Hùng Khoảng giữa là xã Quảng Thái lù lù những cồn cát cao
mà lầy lội, cây Sa Mộc cũng khó bề chinh phục Dường như cát ngày một vẫn
cứ đội cao lên, ngày càng cao thêm Con người nơi đây từ thế kỉ XV đã phảiđấu tranh chống lại cát, giành giật với cát từng tấc đất để sống Phía cực namdường như thiên nhiên chưa hoàn thành nhiệm vụ bồi tụ, dòng Sông Yên mở
ra bao la cửa Ghép, bỏ lại sau những cánh đồng sác cũng mênh mông ì oạpsóng vỗ Liền kề các xã Quảng Trung, Quảng Chính quanh năm lầy lội là xãQuảng Thạch bên dãy núi Lau Chẹt đồng bãi đất sỏi gan gà
Với vị trí như vậy, thì Quảng Xương mà trực tiếp là các xã ven biển củahuyện có nhiều thế mạnh không chỉ phát triển kinh tế trong vùng, mà còn khaithác để mở rộng và tăng cường giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vớicác vùng và các huyện phụ cận Đây chính là ưu thế của Quảng Xương nóichung, của các xã ven biển nói riêng trong việc phát triển kinh tế gắn với quátrình CNH- HĐH Khai thác các thế mạnh này sẽ tạo ra bước chuyển biến cănbản trong phát triển kinh tế của huyện và các xã ven biển của huyện
1.1.2 Khí hậu
Các nhà nghiên cứu đặt Quảng Xương vào "Tiểu vùng khí hậu ven biển"[48.T16], tương đồng với khí hậu các huyện ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc,
Trang 21Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và xã Hà Toại của huyện Hà Trung Các xã ven biểncủa huyện cũng không nằm ngoài khí hậu này Nhiệt độ trung bình cả năm là
23oC, phân chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, trong mùa nóng lại có các phânmùa Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, bình quân 27,9oC, lúc nóng nhất
có khi lên tới 41oC Mùa mát tháng 8, tháng 9, chớm mát Mùa nóng QuảngXương hứng chịu những đợt gió Tây Nam thổi thẳng tới do dãy núi Nưa ởquá xa và rặng núi đá Hoằng Sơn chẳng những không đủ sức ngăn bớt, màcòn đưa thêm khí nóng mà nó hấp thụ được tỏa ra theo chiều gió
Mùa lạnh từ tháng 10 chớm lạnh, sang tháng 11, 12 gió mùa đông bắcthổi mạnh, nhiệt độ bình quân tụt dần xuống 25,5oC- 17,9oC vào tháng giêng.Thời kì này nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10oC Từ tháng 11, gió Bắcthổi mạnh từng đợt, lúc thưa, lúc dày, trời hết mưa, độ ẩm tương đối giảm đinhưng trời vẫn nhiều mây xám Buổi sáng nhiều sương mù rồi quang dần, trờisáng lên xuất hiện mặt trời ấm áp Thường trước mỗi đợt gió mùa Đông Bắctrời ấm đến nóng rực lên như thời tiết mùa hè hôm mát dịu Từ tháng 11 đếntháng giêng năm sau cũng là mùa mưa dầm gió bấc, nhưng trời hanh khô
Độ ẩm tháng 2 và tháng 3 cao nhất (86%), tháng mưa nhiều nhất là tháng
9 và 10, độ ẩm thấp hơn 80% do trời nhiều mây hơn, và bốc hơi ít hơn Mùanóng từ tháng 4 đến tháng 7 có bão xen hạn hán kéo dài Mùa mưa tháng 8đến tháng 10 mưa to, và dày hơn
Gió: Tiểu vùng này là nơi đón gió bão, gió mùa Đông Bắc và các luồng gió
từ Biển Đông tràn vào Tốc độ gió khá mạnh, trung bình năm 1,8- 2,2m/s, tốc độgió mạnh nhất đo được trong bão lên tới trên 40m/s và trong gió mùa Đông Bắc
là 25m/s Gió biển ở tiểu vùng này khá mạnh, tốc độ mạnh nhất là 10m/s
Với khí hậu này thu hút các dịch vụ vui chơi, giải trí, du lịch Từ đó mở
ra cơ hội để phát triển kinh tế Nhờ có năng lượng bức xạ mặt trời và độ ẩm
Trang 22phong phú nên cây cối quanh năm tốt tươi, đơm hoa kết trái, cây lương thực vàcây công nghiệp đều cho năng suất và sản lượng cao Tuy nhiên vùng ven biểnQuảng Xương cũng không nằm ngoài sự đổ bộ của các cơn bão vào đất liền Cáctrận bão nhìn chung đều dữ đội gây thiệt hại lớn cho các làng ven biển.
1.1.3 Địa hình và đất đai
Đến nay Quảng Xương vẫn mang dáng dấp của biển cả Những dãi đấtcát, cồn cát nổi lên kéo dài từ Bắc xuống Nam như những đợt sóng cát từnglớp, từng lớp đổ xô vào bờ Rất rất bất ngờ, biển cả như chùng xuống bỏ lạidải nước, hồ sâu để thành đồng chiêm trũng thuộc địa phận các xã dọc đường
số 4, trong đó có Quảng Hùng, Quảng Lưu Tác giả của dải đất ven biển vẫn
là sóng, gió và hải lưu Biển bất ngờ như dồn cát lại, đội cao lên, đắp thànhmột dãy trường thành kéo dài từ cửa Hới đến cửa Ghép Nhờ con đê cát này
mà lục địa được bình yên trước những cơn giận giữ bất ngờ của biển khơi vàcác làng xóm sống an toàn ngay bên cạnh biển cả
Các xã ven biển của huyện Quảng Xương có bãi biển thoải, cát dẽ vàmịn thuận lợi cho thuyển bè và ngư dân ra vào dễ dàng Riêng vùng biểnQuảng Thái có những cồn cát cao dọc theo bờ biển, trong đó nổi lên 4 cồn cátlớn: Phía Bắc có cồn Ông Dôn, cồn Ông Báu, ở giữa xã là cồn Ngõ Trại, PhíaNam là cồn cát cao làng Hà Đông Tại cồn cát Ngõ Trại nơi giáp ranh giữa 2làng Hà Đông và Đồn Điền địa hình hoang vu, chạy dọc theo các cồn đốngven biển với diện tích khoảng 118,87 ha Bãi biển của Quảng Thái cát dẽ,thoải thuộc vùng nhật triều Khi thủy triều rút chiều rộng bãi biển lên tới 200-300m Từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 6 âm lịch năm sau thường có
độ măn 25- 28%, riêng tháng 7 và tháng 8 âm lịch độ mặn 15- 20%, và thỉnhthoảng xuất hiện thủy triều đỏ mà dân địa phương gọi là "Nước bã chè" [48.T53], xuất hiện loại cá chạy có thể đón đánh Bờ biển Quảng Lưu là một dãy
gò cao, và không có đê biển chắn sóng Quảng Lợi thuộc vùng thủy triều phía
Trang 23Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa, chế độ triều không đồng nhất với nhật triều vàbán nhật triều Thời gian triều lên thì ngắn triều xuống thì dài Độ lớn của thủytriều tại bãi biển trung bình 135cm Triều lên có thời gian từ 7-8h, triều xuống16- 17h Ngư dân lợi dụng lúc triều xuống để ra khơi, và lúc triều lên để vào bờ.Với địa hình như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xã này phát triểncác ngành kinh tế biển Biển Quảng Thạch có độ mặn cao cho phép phát triểnngành muối Đặc biệt các xã này thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biểnnhư: Bãi biển Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại đã được quy hoạch vàobãi tắm và khu du lịch Nam Sầm Sơn Đặc biệt vùng biển Quảng Lợi hằngnăm phù sa biển bồi đắp thêm thành bãi bồi rộng hàng chục ha, bãi cát trắngmịn, thoai thoải, giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và xây dựng khunghỉ mát Hiện nay Quảng Lợi đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quyhoạch chi tiết khu du lịch Tiên Trang có nhà nghỉ mát, và bãi tắm hiện đại.Thổ nhưỡng vùng ven biển Quảng Xương là dải cát giáp biển cấu tạochủ yếu bằng những hạt cát khô, nhẹ, dễ bay, dễ hấp thụ nhiệt Nhìn chungcác xã này chia làm 4 loại đất với các dạng đất khác nhau đôi chút về lượngcát nhưng đều là dạng đất chua mặn ven biển, đó là: Đất chua mặn ít màu mỡnhưng có thể trồng 2 vụ lúa, và 1 vụ màu trong năm Vùng đất cát chuyên sảnxuất rau màu và 1 vụ lúa Vùng đất cát mịn nhanh úng và chóng khô "chưanắng đã hạn, chưa mưa đã úng" chuyên trồng màu Và đất cát ven biển nhiễmmặn không thể cấy lúa hay trồng màu Nó chỉ có thể trồng cây Sa Mộc (PhiLao) giống như cái tên của nó- cây trên cát [4] [ 6].
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên.
Các xã ven biển Quảng Xương có nhiều loại tài nguyên về khoáng sản,lâm sản, thủy sản
Khoáng sản: Ở bãi cát ven biển các xã như: Quảng Hùng, bãi biển PhíaNam Quảng Vinh, bãi biển Quảng Hải, Quảng Lợi có titan, song trữ lượng
Trang 24không đáng kể Trong cát thuộc địa phận xã Quảng Nham có kim loại hiếm.Bên cạnh đó còn có nhiều đá trên các núi đã cung cấp nguồn nguyên liệutrong xây dựng ở địa phương như đá đỏ Ngoài ra còn có đất làm gạch ngóiđạt chất lượng, có mỏ sịch làm phân bón…
Lâm sản: với nhiều loại gỗ như bạch đàn, lác hoa, keo lá chàm, keo taitượng, phi lao chắn cát…
Thủy sản: với chiều dài 18km bờ biển chạy dài từ Quảng Vinh đếnQuảng Nham, với hai cửa lạch chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội,nguồn lợi về thủy sản là một trong những lợi thế của các xã ven biển huyệnQuảng Xương Vùng biển nơi đây phong phú về hải sản, đa dạng về chủngloại Hầu hết các loại hải sản ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ đều có ở vùng biển này,đem lại giá trị kinh tế cao Quảng Xương được mệnh danh là đất cá, bởi vậymới có câu "Cơm Nông Cống, cá Quảng Xương, văn chương Hoằng Hóa".Nơi đây có nhiều loại cá có giá trị kinh tế như; cá thu, cá trích, cá nục, cámú… bên cạnh đó là các loại tôm, cua, mực, ốc, ngao, sò…ngoài ra còn cómoi Đây là đội quân đông đảo nhất Do đó mà ngạn ngữ có câu "Cá kể đầu,rau kể mớ" (đối với moi không thể tính bằng đầu mà phải tính bằng rổ, lấy bát
Trang 25Cồn Bần, và Đồng Mẩy tại xã Quảng Thắng Điều đó khẳng định rằng từ thờivăn hóa Đông Sơn (cách ngày nay khoảng 2000 năm) tại những dải cồn cao
đã có mặt cư dân mở đầu cho quá trình chiếm lĩnh đồng bằng ven biển Tạivùng ven biển Quảng Xương trên dải cồn cát cũng đã tìm thấy 2 chiếc trốngđồng, trong đó có 1 chiếc tìm thấy năm 1928 tại làng Mậu Xương thuộc xãQuảng Lưu ngày nay Mặc dù chỉ là di vật cổ thuộc văn hóa Đông Sơn (chưaphải di chỉ khảo cổ), nhưng nó là cơ sở để các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiêncứu sự xuất hiện của cư dân Đông Sơn trong quá trình tiến hành khai phávùng đồng bằng ven biển Quảng Xương nói chung và quá trình hình thànhcộng đồng dân cư tại các xã ven biển của huyện này [6]
Vùng ven biển huyện Quảng Xương ngày nay là kết quả của bao côngsức nhân dân và các thế hệ khai hoang lấn biển trong nhiều thế kỉ Song đấtđai Quảng Xương nói chung và các xã ven biển của huyện nói riêng khôngthể xuất hiện sớm như 2 huyện bạn giáp sông, kề núi là Nông Cống và ĐôngSơn Phải đến thời Lý- Trần vùng ven biển Quảng Xương mới hình thành cáclàng xã Qua bia Hưng Phúc tự (Chùa Kênh) nay thuộc xã Quảng Hùng đượcdựng và khắc năm 1324 (hoàn thành năm 1326) chúng ta có thể đoán biếtđược nhiều làng thuộc hương Yên Duyên thành lập từ rất sớm, từ thời TiềnLê- Lý trở về trước Hương Yên Duyên ở miền biển huyện Quảng Xương,trong đó có các xã ven biển như ngày nay gồm: Quảng Vinh, Quảng Hùng,Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thạch,Quảng Nham Đây là quê hương của Thượng tướng minh tự Lê An (Lê Tần)lập công trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm 1258 Do lập công nênông được ban tặng cả vùng đất còn nhiều hoang rậm Phía Đông huyện QuảngXương để khai phá, mở mang Chắc vua Trần nhìn thấy Yên Duyên là miềnđất xung yếu trước Biển Đông nằm giữa hai con lạch: Lạch Hới, lạch Ghép và
có con sông Rào nối liền hai lạch nên giao phó cho Lê Tần nhất cử mà lưỡngtiện: giải quyết cả hai mặt kinh tế và quân sự [48 T 56- 58]
Trang 26Trước khi được thành lập như ngày nay, các xã ven biển huyện QuảngXương đã được nhiều thế hệ khai hoang lấn biển Quá trình khai phá mởmang của họ Lê ở dải đất bên sông Rào có nhiều thuận lợi Làng Hà Đông làmột trong những trại ấp được lập nên đầu tiên dưới thời thượng tướng Lê An
và con cháu ông dưới danh nghĩa đất phân phong [48 T59] Theo gia phả họHoàng và họ Trần thì làng này được thành lập vào năm (1428- 1433) dướithời Lê Thái Tổ Người đầu tiên đến khai phá là một người họ Hoàng Bá sauthành làng, dân tôn là thần tổ và lập đền thờ [48 T73] Về sau năm 1473,dưới thời vua Lê Thánh Tông hai đồn điền sứ là Tô Chính Đạo và Uông NgọcChâu đã khai hoang lập ra làng Đồn Điền thuộc xã Quảng Thái ngày nay Lúcđầu là sở đồn điền, đến thời Tây Sơn, tiếp đến thời Nguyễn tổ chức đồn điềnvẫn được duy trì Sách "Đồng khánh địa dư chí" biên soạn thời Đồng Khánh(1885- 1888) ghi Đồn Điền sở, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ TĩnhGia Như vậy đến đầu thế kỉ XX sở đồn điền mới được chính quyền thuộc địachuyển thành thôn Đồn Điền và nó tồn tại đến ngày nay [48 T62- 63] Làng
Du Vịnh thuộc xã Quảng Vinh ngày nay cũng được khai phá từ rất sớm dướithời Hồng Đức (1471- 1472) Lúc này là Du Vịnh sở là sở đồn điền thuộc xã
Du Vịnh Cả sở Du Vịnh nay là làng Du Vịnh chỉ có một họ Dư gốc ChiêmThành Sau đó nhiều dòng họ từ các vùng miền, địa phương lần lượt đến vùngbiển Quảng Xương góp phần khai phá đất đai, xây dựng làng xã Khoảng cuốithế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII làng Đai Thôn thuộc xã Quảng Hải ngày nayđược thành lập Đến nay trên vùng đất ven biển Quảng Xương đã có mặtnhiều dòng họ lớn như: họ Tô ở Quảng Thái (gốc Tô Chính Đạo), họ Đái Sỹ,Nguyễn, Đoàn, Viên, Bùi, Trần ở Quảng Hải, Họ Dư ở Quảng Vinh,…
Qua các thời kì lịch sử cùng với sự thay đổi tổ chức hành chính của cảnước các xã ven biển huyện Quảng Xương cũng có sự thay đổi về mặt địagiới hành chính cũng như tên gọi
Trang 27Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, các xã ven biển của huyệnQuảng Xương nằm trong 3 tổng: tổng Giặc Thượng (sau đổi thành KínhThượng, Cung Thượng), tổng Thủ Hộ (sau đổi thành Thủ Chính) và tổng TháiLai, thuộc hương Yên Duyên, bao gồm các xã:
1 Xã Trường Lộc và xã Du Vịnh (tương đương với Quảng Vinh ngàynay), xã Lương Niệm (tương đương với xã Quảng Tiến và xã Quảng Cư- naythuộc thị xã Sầm Sơn) thuộc tổng Giặc Thượng
2 Xã Yên Đông (đến thời Minh Mạng đổi thanh An Đông- tương đươngvới Quảng Hải, Quảng Đại ngày nay) và xã Chàng Xá (đến thời Minh Mạngđổi thành Lương Xá- tương đương với Quảng Hùng ngày nay), xã Ngọc Giáp(một phần xã này nay thuộc Quảng Thạch), xã Đa Lộc và xã Cam Biều (mộtphần đất của hai xã này nay thuộc Quảng Lợi), xã Thủ Hộ (tương đương vớiQuảng Lưu ngày nay), xã Thái Các và sở đồn điền (tương đương với xãQuảng Thái ngày nay) thuộc tổng Thủ Hộ
3 Xã Cự Nham (tương đương với Quảng Nham ngày nay, và một phần
xã này nay thuộc xã Quảng Thạch), xã Thái Lai (một phần đất nay thuộcQuảng Lợi), thuộc tổng Thái Lai
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòađược thành lập, đơn vị phủ và tổng bị bãi bỏ thay bằng đơn vị xã mới có quy
mô nhỏ Do đó tên gọi và địa giới hành chính của Quảng Xương nói chung,các xã ven biển của huyện nói riêng cũng có sự thay đổi Sau cuộc bầu cửquốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đầu năm 1946 toàn huyện QuảngXương thành lập 39 xã Và các xã ven biển thuộc các xã:
1 Xã Bắc Sơn (tương đương với Quảng Tiến và Quảng Cư- nay thuộcthị xã Sầm Sơn)
2 Xã Bạch Đằng (tương đương với xã Quảng Vinh ngày này)
3 Xã Lê Lợi (tương đương với xã Quảng Hải ngày nay)
Trang 284 Xã Nguyễn Trãi (tương đương với xã Quảng Hùng ngày nay).
5 Xã Tây Hồ (tương đương với xã Quảng Đại ngày nay)
6 Xã Diên Hồng (tương đương với xã Quảng Lưu cùng với làng ĐồnĐiền xã Quảng Thái ngày nay)
7 Xã Sào Nam (tương đương với xã Quảng Lợi ngày nay)
8 Xã Ký Con (tương đương với xã Quảng Nham và xã Quảng Thạchngày nay)
9 Một phần đất xã Hồng Lạc (thuộc xã Quảng Thái ngày nay- thôn Hà Đông)
Từ tháng tháng 4 năm 1948, huyện Quảng Xương sát nhập 39 xã thành
17 xã lớn lấy từ Quảng làm tên đầu Đến đây các xã trong huyện nói chung,các xã ven biển nói riêng lại thay đổi địa giới cũng như tên gọi
1 Xã Bạch Đằng được sát nhập cùng với xã Lãnh Phiên và Lê Viêmthành xã Quảng Châu
2 Ba xã: Tây Hồ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi sát nhập với nhau thành xãQuảng Hải
3 Xã Hồng Lạc và Sào Nam, Diên Hồng sát nhập với nhau thành xãQuảng Lộc
4 Xã Ký Con, Hoa Lư, và Lý Thường Kiệt sát nhập thành xã Quảng Chính
5 Xã Bắc Sơn và Sầm Sơn sát nhập thành xã Quảng Tiến
Năm 1953- 1954 địa giới hành chính trên địa bàn huyện được điều chỉnhlại, 17 xã lớn giải thể thành lập 47 xã nhỏ Do đó các xã vùng ven biển củahuyện lại một lần nữa chia tách, điều chỉnh
1 Xã Quảng Châu tách ra thành 3 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, QuảngVinh Trong đó có Quảng Vinh thuộc xã ven biển
2 Xã Quảng Hải tách ra thành 5 xã: Quảng Hải, Quảng Hùng, QuảngNhân, Quảng Giao, Quảng Đại Trong đó có Quảng Hải, Quảng Hùng, QuảngĐại thuộc xã ven biển
Trang 293 Quảng Lộc tách ra thành 5 xã: Quảng Lộc, Quảng Thái, Quảng Lưu,Quảng Lĩnh, Quảng Lợi Trong đó có 3 xã ven biển là Quảng Thái, QuảngLưu và Quảng Lợi.
4 Quảng Chính tách ra thành 5 xã: Quảng Chính, Quảng Trung, QuảngKhê, Quảng Thạch, Quảng Nham Trong đó các 2 xã ven biển là QuảngThạch và Quảng Nham
5 Quảng Tiến tách ra thành 4 xã: Quảng Tiến, Quảng Sơn, QuảngTường, Quảng Cư Trong đó có 2 xã ven biển là Quảng Tiến và Quảng Cư.Như vậy đến đây huyện Quảng Xương có 11 xã ven biển Đến ngày 18/12/ 1981 theo quyết định số 157- HĐBT (hội đồng bộ trưởng) thành lập thị xãSầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa thì 4 xã Quảng Tiến, Quảng Sơn, QuảngTường, Quảng Cư được chuyển về thị xã Sầm Sơn Đến đây thì huyện QuảngXương còn lại 9 xã ven biển như ngày nay bao gồm: Quảng Vinh, QuảngHùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Thái, QuảngThạch và Quảng Nham [48 T83- 116]
1.2.2 Con người và truyền thống lịch sử.
Vùng đất ven biển Quảng Xương được hình thành từ cuộc vật lộn bền bỉbằng mồ hôi giữa con người với thiên nhiên từ thuở khai thiên lập địa Dùhình thành muộn song lại sớm tạo nên bề dày lịch sử với những truyền thốngtốt đẹp về chống giặc ngoại xâm, khí phách kiên cường trước những khó khăngian khổ Con người nơi đây mang khí chất chung của con người xứ Thanh
Họ là những con người nơi "đầu sóng ngọn gió" Họ đã chinh phục cải tạo tựnhiên, tôi luyện nên một tính cách mạnh mẽ, tự lực tự cường, và bản chấtchịu cần cù chịu khó Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay cư dân venbiển Quảng Xương vẫn giữ nguyên cho mình những bản chất tốt đẹp ấy.Dựng và giữ nước là hai mặt cơ bản gắn bó với nhau trong đời sống dântộc Việt Nam Đó cũng là đặc điểm bao trùm, là quy luật của nước ta Suốt
Trang 30mấy ngàn năm lịch sử nhân dân ta vừa lao động, vừa xây dựng và chiến đấubảo vệ tổ quốc Từng bước khẳng định truyền thống của mình Đó là truyềnthống kiên cường bất khuất chống lại mọi thế lực cản bước đi lên của lịch sửdân tộc Trong suốt tiến trình đó của lịch sử dân tộc, cùng với nhân dân cảnước nhân dân vùng ven biển Quảng Xương cũng quật cường trong đấu tranhbảo vệ tổ quốc Do nơi đây có vị trí xung yếu về mặt quân sự Do đó nhân dânnơi đây luôn phải chống chọi với mọi kẻ thù từ phía biển cũng như đất liền.Cho nên ngay từ thuở ban đầu người dân nơi đây đã phải chống chọi với baogian nan vất vả mới có thể tồn tại được Bởi vậy cư dân các xã ven biển huyệnQuảng Xương đã sớm được tôi luyện trong thử thách, có ý chí kiên cườngtrước mọi hiểm nguy Lịch sử cổ đại cũng đã ghi lại nhiều trận chiến xảy ratrên vùng đất này Cho đến nay ta vẫn thấy trong các làng mạc thôn xóm, đâuđâu cũng có các đền thờ, miếu mạo, văn bia, chùa chiền thờ cúng các vị thần
có công diệt trừ cái ác, những tướng quân đã dũng cảm hi sinh trên các chiếnđịa, những võ tướng có công dẹp giặc Chùa "Hưng Phúc tự bi" (Chùa Kênh)
có văn bia kể lại cuộc đấu tranh chống giặc Nguyên Mông của nhân dânhương Yên Duyên xưa (nay thuộc xã Quảng Hùng), hay đền thờ Đông Hảiđại vương Nguyễn Phục (Quảng Đại) thờ một danh tướng thời Hậu Lê cócông đánh giặc Chiêm Thành bảo vệ đất nước, giữ yên bờ cõi sau được vuatruy phong tước "Đại vương biển đông hải" Hay thần tích nghè Ba Mươi(Quảng Vinh) ghi lại chuyện La Luyện Chiểu Chước tôn thần giúp dân giệtgiặc cướp và hỗ trợ quân Lê đánh đuổi quân Mạc [49 T27] Tuy lịch sử cổđại còn nhuốm màu sắc huyền thoại, nhưng cũng đủ nói lên từ xa xưa conngười nơi đây đã có một tinh thần đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm.Điều đó đã tạo nên một truyền thống rất đáng tự hào
Cho đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta làn sóng đấu tranh chốnggiặc ngoại xâm đã bùng lên mạnh mẽ tại đây Sẵn có truyền thống đấu tranh
Trang 31anh dũng, một ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn gian khổ, nhân dânnơi đây đã đồng lòng xây dựng công sự, đồn bốt ven biển, khơi thông sôngngòi chuẩn bị cho cuộc chiến ngăn không cho giặc Pháp tấn công từ phíabiển Đến khi cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, người dân nơi đây lạihưng khởi bắt tay góp phần xây dựng chính quyền mới, thực hiện nhiệm vụvừa kháng chiến vừa kiến quốc, thể hiện vai trò là một hậu phương chiếnlược chi viện sức người sức của cho chiến trường Từ 1950- 1954, thực dânPháp tiến hành bắn phá và 3 lần đổ bộ vào vùng biển Quảng Xương trong đó
có các xã Quảng Nham, Quảng Vinh…toan tính chiếm đóng các xã ven biểnlàm bàn đạp tấn công Thanh Hóa Song chúng đã gặp phải sự đánh trả quyếtliệt của cư dân nơi đây Truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất trước
kẻ thù của cư dân ven biển Quảng Xương đã luôn được tiếp nối và phát huymạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc [49]
1.2.3 Văn hóa- văn vật.
Trải qua hàng ngàn năm người Quảng Xương nói chung, cư dân ven biểnnói riêng đã biết chinh phục, cải tạo tự nhiên Có thể nói những người dân nơiđây đến từ nhiều miền đất khác nhau về đây khai hoang lập làng Họ đến đemtheo cả những phong tục tập quán của nhiều miền quê vùng Đồng Bằng SôngHồng Đồng thời họ lại hình thành những nét văn hóa đặc trưng của vùng đấtmới Nếu văn hóa là sự ứng xử của con người với thiên nhiên thì những cưdân nơi đây đã lựa chọn cho mình một cách ứng xử thích hợp với vùng đấtlắm sóng, nhiều gió cả trong việc kiến thiết đồng ruộng, làm nhà, bố trí khu
cư dân…là một sự lựa chọn thông minh của nhiều thế hệ người dân ven biển.Mặt khác, lấn biển vươn ra biển để thích ứng với biển lại là một cách ứng xửkhác với thiên nhiên của cư dân nơi đây Đây chính là nguồn nội lực để vùngđất cũng như con người nơi đây vững vàng vượt qua mọi khó khăn thử tháchtrong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và biển Nghề chính của họ là đánh bắt
Trang 32hải sản trên biển Nơi đây còn là nơi sản sinh và lưu giữ nhiều ngành nghềtruyền thống trong đó chế biến hải sản là một nghề thủ công có truyền thống
từ lâu đời của cư dân ven biển [50] như: Nghề làm mắn (Quảng Thái, QuảngNham, Quảng Vinh…), làm nước mắn và đã xây dựng được 2 thương hiệunước mắn nổi tiếng là nước mắn Tâm Sắc Trường Lệ (Quảng Vinh) và nướcmắn Cự Nham (Quảng Nham), ngoài ra còn có nhiều ngành nghề thủ côngkhác như: đan lưới, Sản xuất muối, mộc, đóng bè mảng…[6]
Bên cạnh đó cư dân ven biển Quảng Xương còn có một nền văn họcnghệ thuật độc đáo mang bản sắc riêng của cư dân miền biển Có thể bắt gặp
ở đây đủ loại hình múa hát dân gian, nhiều trò diễn dân gian, và hằng năm córất nhiều lễ hội được tổ chức như: Hội đua thuyền (Quảng Nham), lễ hội chùaMậu Xương (Quảng Lưu), lễ hội đền Phúc (Quảng Nham), đánh cờ, đấu vật,đánh đu… Qua đó thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Nhữngphong tục thuần hậu đó đã tồn tại và gắn liền với con người nơi đây qua baothế hệ, và trở thành nét tính cách riêng của cư dân nơi đây
Cùng với văn hóa nghệ thuật cư dân nơi đây còn đóng góp vào kho tàngvăn học dân gian những phương ngôn, ca dao, truyện cổ tích, truyền thuyếtnhư: Sự tích Đông Hải đại vương, truyền thuyết Ông Lau khổng lồ gánh núi,
sự tích đặt tên các núi: Núi Đỏ, Núi Eo, Núi Hang Nhà…Phần lớn sáng tácnày đều gắn với con người, sự kiện của làng, ca ngợi quê hương, xóm làngchứa đựng những giá trị về lịch sử, địa lý, văn hóa, nhân văn [6] Một loạihình văn học dân gian tiêu biểu của cư dân ven biển không thể không kể đến
đó là vè như: "vè đói năm bính tuất", "vè được vàng năm bính tuất", "Kể từ ấtdậu làm ghi"…với nội dung nói về thiên tai, kể về thói hư tật xấu của bọntham quan địa phương
Ẩm thực là một nét không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa của cư dân vùngven biển Quảng Xương Họ vốn sống trong một miền quê nghèo nên ăn uống
Trang 33rất đạm bạc và tằn tiện với phương châm "ăn chắc mặc bền" họ ăn khoai, kê
là chính Bởi vậy ông bà tổ tiên vẫn dặn con cháu:
"ý ai thì mặc ý ai
Ta đây cứ giữ cơm khoai đầy nồi".
Song không phải vì thế mà họ không có những món ăn được xem là đặcsản đậm đà bản sắc vùng miền Thật độc đáo khi thưởng thức khoai lang ănvới cà, khoai lang ăn với cá (láo nháo) (Quảng Nham), kê ăn với bánh tránggọi là bánh kê (Quảng Lưu), cá nục, cá trích kho nồi ăn với bánh đa…Mỗimón ăn đều có hương vị riêng của người dân vùng biển tuy chỉ là những món
ăn dân dã, nhưng nếu ai biết thưởng thức mới hiểu hết được cái tinh tế trong
ẩm thực của cư dân nơi đây
Cùng với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thì nơi đây còn là mộtvùng đất văn vật nhiều nhân tài Dù vùng đất này được khai thác muộn song
từ thời Trần đã có những nhân vật lừng danh tên tuổi mãi lưu truyền như Lê
An (Lê Tần) Ông đã lấy vùng đất triều đình phân phong làm quê hương vàđược nhân dân tôn thờ Từ thời Hậu Lê về sau đời nào, bậc tài đức nào cũng
có Các nhân tài của vùng đất này gồm cả các danh nhân, các nhà khoa họctrên lĩnh vực tự nhiên và xã hội, các văn nghệ sĩ
Về danh nhân tiêu biểu như: chủ tịch Phạm Tiến Năng (Quảng Lợi), anhhùng lao động Nguyễn Công Thiệp (Quảng Hùng), anh hùng Nguyễn NgọcQuốc (Quảng Nham), anh hùng Đinh Công Chấn (Quảng Nham), trung tướng
Đỗ Xuân Công (Quảng Nham)…Họ đã có những đóng góp to lớn trong sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
Trên lĩnh vực KHTN- XH tiêu biểu như: GS.TS, viện sĩ Đái Xuân Ban(Quảng Hải) Hiện ông là hiệu trưởng trường đại học công nghệ Vạn Xuân-Nghệ An Ông có nhiều công trình khoa học về công nghệ sinh học, đượcnhận nhiều giải thưởng của chính phủ và quốc tế như: bằng khen của thủ
Trang 34tướng chính phủ, giải thưởng sáng tạo Vifotex, huy chương vì sự nghiệp khoacủa bộ khoa học và công nghệ…Ông có 17 công trình nghiên cứu cấp nhànước và cấp bộ PGS.TS sử học Nguyễn Danh Phiệt (Quảng Đại) Ông cónhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu về lịch sử cổ- trung đại như: "Kếsách giữ nước thời Lý- Trần", sách khảo cứu lịch sử (viết chung), "Di dân củangười Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV", "Địa chí Thanh Hóa", tập 1, địa lý vàlịch sử ông chủ biên phần lịch sử, "Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỉX", tập 1, chủ biên cuốn "Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỉ XV", tập2…Nhà nghiên cứu Trần Đương (Quảng Thái) Ông là tác giả, dịch giả, soạngiả của gần 50 đầu sách, là hội viên hội nhà văn nước cộng hòa dân chủ Đức,hội viên hội nhà báo Việt Nam…Ông có 22 cuốn sách viết về Bác Hồ, trong
đó có 2 cuốn viết chung, 15 cuốn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt, và 3 cuốndịch từ tiếng Việt ra tiến Đức, và nhiều tác phẩm bút kí, hồi kí khác Ôngđược nhận giải thưởng về thơ do hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội traotặng, giải thưởng về nghiên cứu lý luận do hội liên hiệp văn học nghệ thuậtViệt Nam trao tặng cho tập tiểu luận "Đến với văn hóa Đức", huy chươngvàng "Vì tình hữu nghị giữa các dân tộc" do nhà nước cộng hòa dân chủ Đứctrao tặng, và nhiều phần thưởng cao quý khác Ông được xem là chiếc cầu nốihai nền văn minh Đức- Việt [48 T 735-781] PGS triết học Tô Huy Rứa(Quảng Thái), hiện ông là ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ươngĐảng cộng sản Việt Nam…[49 T38]
Các văn nghệ sĩ như: nhà văn Kiều Vượng (Quảng Hải) Ông là hội viênhội nhà văn Việt Nam, hội viên hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa, trưởngđoàn đại diện báo văn nghệ khu vực Bắc Miền Trung Ông được nhận huychương vì sự nghiệp văn học nghệ Việt Nam, và nhiều giải thưởng khác Vớicác tác phẩm tiêu biểu như: truyện dài "Về một vùng quê" (1982), tiểu thuyết
"Người cuối cùng ở lại" (1986), "Sóng gió" (1987)… Họa sĩ Hoàng Hoa Mai
Trang 35(Quảng Thái), nguyên là giám đốc công ty mĩ thuật Thanh Hóa, nguyên làgiám đốc sở văn hóa- thông tin Thanh Hóa Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếngnhư: "Bé ngoan" (tranh lụa và bột màu), "Bác Hồ với cây chì đỏ" (tranh sơndầu), "anh hùng dân tộc Lê Lợi" (tranh sơn dầu), "Nguyễn Ái Quốc", "Đồngquê" (tranh sơn dầu)…[48 T789- 793].
1.2.4 Di tích- thắng cảnh.
Quảng Xương là vùng đồng bằng ven biển ít núi, nhiều sông Song núiQuảng Xương lại như nét chấm phá cho vùng đồng bằng ven biển nên thơ.Chính nó đã tạo nên những danh lam thắng cảnh tuyệt vời cho Quảng Xươngnói chung, cho các xã ven biển của huyện nói riêng như: Núi Trường Lệ(Quảng Vinh) được xem là ngọn núi dài và đẹp nhất của huyện Núi có hìnhuốn lượn như người đàn bà đang nằm ngủ Trên núi có nhiều đền thờ thầnlinh, điển hình là Đền Độc Cước (đền Thượng) và đền Cô Tiên, có hòn TrốngMái Dãi Trường Lệ vốn là niềm tự hào của người dân Quảng Xương cả vềgiá trị kinh tế, và văn hóa Tuy hiện nay nó đã được cắt về thị xã Sầm Sơn,nhưng với Quảng Xương nói chung và cư dân ven biển nói riêng đây vẫn lànơi gắn bó nhiều mặt trong quá khứ và hiện tại [49 T33-34] Cùng với núitrường Lệ là núi Lau Chẹt và núi Đá Chẹt Đây là dãy núi chạy dài từ Tâysang Đông thuộc các xã Quảng Lĩnh, Quảng Lợi, Quảng Thạch Cây cối trênnúi chủ yếu là lau sậy nên gọi là núi Lau Núi Lau nhô ra nhiều đồi, núi nhỏ,thấp mang nhiều hình dáng khác nhau như: Núi Eo, Núi Hang, Núi Rồng, NúiChúa, Núi Đá, Núi Hành…[6 T1] Cùng với núi là biển với nhiều bãi tắm đẹpnhư: bãi tắm Quảng Lợi, Quảng Vinh, Quảng Hùng…
Ngoài những danh lam thắng cảnh các xã ven biển này còn có rất nhiều
di tích lịch sử, đền chùa, miếu mạo Trong đó có những di tích đã được xếphạng cấp quốc gia như: di tích lịch sử văn bia chùa Kênh (Quảng Hùng), các
di tích được xếp hạng cấp tỉnh như: chùa Yên Đông (Quảng Hải), chùa Tuyết
Trang 36Sơn Phong Tự (Mậu Xương- Quảng Lưu), ngoài ra còn nhiều di tích khácnhư: Đền Điềm (Quảng Nham), chùa Hưng Phúc (Quảng Hùng)…[49 T35].
Sự phong phú đa dạng về văn hóa cùng với quá trình quai đê lấn biển,chinh phục thiên nhiên đã tạo nên sợi dây liên kết các cư dân trong vùng Đâychính là sức mạnh trong công cuộc phát triển của thời kì mới
1.2.5 Cơ sở hạ tầng- giao thông.
Vùng ven biển Quảng Xương là nơi có cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt trênđịa bàn huyện Ngoài các công trình kinh tế, chính trị, văn hóa, thể dục thểthao như: bãi tắm Quảng Lợi, Quảng Hùng, cảng cá Quảng Nham, còn phải
kể đến hệ thống bưu điện, trạm xá, trường học…có mặt ở hầu khắp các thôn,
xã Nhìn chung cơ sở hạ tầng nơi đây cơ bản đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầuđời sống của nhân dân
Mạng lưới giao thông cũng khá đa dạng, và thuận tiện nhiều mặt Tuyếnđường tỉnh lộ 4A, cùng các tuyến đường liên xã 4B, 4C nối với quốc lộ 1A
Từ con đường huyết mạch 1A, cư dân ven biển có thể đi tới mọi miền trongtỉnh và ra tỉnh ngoài Hiện nay các tuyến đường liên thôn, liên xã ở các xã nàyđang được đầu tư mở rộng, nâng cấp và bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại củanhân dân, góp phần tạo điều kiện để địa phương đẩy mạnh giao lưu, phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh đó các xã này còn có các hệ thống sông chảyqua như: Sông Yên, sông Lý, sông Nhà Lê…đã tạo điều kiện thuận lợi chogiao thông đường thủy Theo các dòng sông này thuyền bè có thể đi ngược,xuôi lên rừng, xuống biển, hoặc ra các tỉnh Phía Bắc, vào các tỉnh Phía Nam…Với cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông nói trên đã tạo điều kiện thuậnlợi cho việc đi lại của cư dân, góp phần phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa,giao lưu tiếp xúc với các vùng trong huyện, với các huyện phục cận và cáctỉnh bạn từ Bắc vào Nam Bên cạnh đó còn góp phần phát triển các loại hìnhdịch vụ vận tải
Trang 371.3 Tình hình kinh tế
Với phương châm "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ
sự thật" [30 T12] Nhân dân vùng biển hứng khởi bắt tay vào công cuộc đổimới, xây dựng đất nước trong điều kiện còn nhiều khó khăn, phức tạp, vànhững vấn đề nảy sinh Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấpchính quyền, nhân dân các xã ven biển huyện Quảng Xương đã dần chuyển từnền kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Với sự vận dụng đúng đắnđường lối đổi mới của Đảng, cùng chính sách phát triển kinh tế hàng hóanhiều thành phần, với quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới các xã vùng venbiển đã huy động được tiềm lực kinh tế của địa phương, và đạt những thànhtựu đáng phấn khởi Nền kinh tế đang dần đi vào thế ổn định, trên một số mặt
có bước tăng trưởng khá Tuy nhiên các xã này về cơ bản vẫn là những xãthuần nông, với ưu thế về sản xuất nông nghiệp, khai thác hải sản chủ yếu làđánh bắt gần bờ và làm muối Kinh tế các xã này trước 1996 được biểu hiệntrên các mặt sau:
Trang 38Bảng 1.1: Diện tích một số loại cây trồng chủ yếu của các xã ven biển
huyện Quảng Xương tính đến năm 1995:
xã này là 2115,7 ha Sau lúa là diện tích khoai lang Đây là những cây lươngthực chính đáp ứng nhu cầu tại chỗ của người dân
- Tăng sản lượng cây trồng
Với những đường lối chính sách mới nhằm giải phóng sức sản xuất chongười nông dân, cùng với sự gia tăng diện tích gieo trồng, và lượng phù samàu mỡ đã trở thành những yếu tố cơ bản làm tăng năng suất cho toàn vùng.Tính đến năm 1995, tổng sản lượng quy thóc của toàn vùng đạt 8649,7 tấn
Trang 39Trong đó xã Quảng Lưu đạt sản lượng cao nhất với 2062 tấn, tiếp đó là cácxã: Quảng Vinh 1467,6 tấn, Quảng Hải 1198,7 tấn, Quảng Hùng 1000 tấn,Quảng Lợi 980,8 tấn [22 T15] Xã Quảng Thạch sản lượng thấp nhất songcũng liên tục tăng qua các năm Tổng sản lượng lương thực đạt 190 tấn (1989)tăng lên 435 tấn (1993) và đến năm 1995 tổng sản lượng quy thóc là 462,6 tấn,với năng suất bình quân từ 300- 320 kg/sào/vụ [3 T96- 102] Sự tăng nhanhsản lượng lương thực thời kì này chủ yếu là do sản lượng lúa tăng nhanh.
Sản lượng cây trồng đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh như vậy là do diệntích gieo trồng không ngừng được mở rộng, chuyển đổi mùa vụ Và một điềuquan trọng hơn là sản xuất nông nghiệp được chú trọng đầu tư thỏa đáng, tăngcường áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kĩ thuật và có những giống lúamới cho năng suất cao như: tạp giao, nhị ưu 63, Q5, Xi 21- Xi 23… Ngoàilúa các xã này còn phát triển các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày,tạo nên tính đa dạng trong nông nghiệp
- Đa dạng các loại cây trồng
Trong lĩnh vực trồng trọt ngoài lúa là chủ yếu, thì các xã ven biển huyệnQuảng Xương cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã đầu tư pháttriển các loại cây trồng khác như cây màu lương thực: khoai lang, ngô, rauđậu…và các loại cây công nghiệp hằng năm như: lạc, thuốc lào…Kết quả sảnxuất các loại cây trồng này trong thời kì đổi mới cũng đem lại lợi ích đáng kểlàm tăng giá trị cho ngành trồng trọt nơi đây, đảm bảo an ninh lương thực của
cư dân, đồng thời góp phần chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng trong sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn các xã nói chung, và trong huyện nói chung.Bên cạnh đó các xã này cũng bắt đầu chú trọng phát triển các loại câycông nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả Họ đã cải tạo vườn tạp để trồng cây ănquả, và các loại rau màu ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa năngsuất ngành trồng trọt tăng cao Đến năm 1993, xã Quảng Thạch đã giao 19 ha
Trang 40đất cồn bãi cho 50 hộ trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ Với phương châm lấyhiệu quả kinh tế làm chính, tùy theo đặc điểm đất đai, thị trường và tập quáncanh tác của từng xã để lựa chọn cây trồng hợp lý như: xã Quảng Thạch pháttriển cây thuốc lào, trên địa bàn các xã Quảng Lưu, Quảng Lợi lại phát triểncây lạc…Nhờ chú trọng tập trung đưa nền nông nghiệp sang sản xuất hànghóa mà nền kinh tế của địa phương đã nhanh chóng đạt hiệu quả tích cực.
1.3.1.2 Chăn nuôi.
Đây không phải là hoạt động kinh tế nổi bật của các xã ven biển huyệnQuảng Xương Song với công cuộc đổi mới ngành chăn nuôi bước đầu cónhững chuyển biến nhất định Các loại gia súc, gia cầm, và vật nuôi ngàycàng đa dạng hơn trước: trâu, bò, lợn, gà, các loại thủy cầm
Bảng 1.2: Kết quả ngành chăn nuôi gia súc tính đến năm 1995 của các xã