1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

115 1,2K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 567,5 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý của vịêc quản lý hoạt động GDĐĐ trong trường THCS 28Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-LÊ THANH HẢI

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 05

Trang 2

VINH – 2011

Trang 3

- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa

học Phó giáo sư tiến sĩ Hà Văn Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và

giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

- Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến các thầy, cô lãnhđạo và chuyên viên Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, cũng như cácthầy lãnh đạo ở Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Quảng Xương; các đồngchí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, cùng tất cả các thầy cô giáo ở các trườngTHCS vùng ven biển huyện Quảng Xương ( tỉnh Thanh Hóa ) đó tạo điềukiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tư liệu và nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôitrong quá trình nghiên cứu

- Cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ

và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Mặc dù đó cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đónggóp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và cácbạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 12 năm 2011.

Tác giả

Lê Thanh Hải

Trang 4

MỤC LỤC

1.3 Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 141.4 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HS THCS 251.5 Cơ sở pháp lý của vịêc quản lý hoạt động GDĐĐ trong trường THCS 28Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN

HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HOÁ 352.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương 312.2 Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường

2.3 Thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HS ở các trường THCS vùng

ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 54

Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA 673.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 673.2 Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường

THCS vùng ven biển huyện quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 69

3.4 Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 97

Trang 5

MỤC LỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

1 BCH.TW: Ban chấp hành trung ương

3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

14 GDTCĐĐ Giáo dục tình cảm đạo đức

15 GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp

16 GDTQ ĐĐ Giáo dục thói quen đạo đức

Trang 6

MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài:

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong năm nhiệm vụ quan trọngcủa GD toàn diện Ngày 21 tháng 10 năm 1964, khi về thăm trường Đại học

sư phạm Hà Nội, Bác Hồ đã dạy: “Công tác GDĐĐ trong nhà trường là một

bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường Xãhội chủ nghĩa (XHCN) Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài.Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” [25]

Giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt namlại càng trở nên đặc biệt quan trọng Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tếthị trường, mặt trái của cơ chế thị trường đó tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ.Như Đảng ta nhận định trong Nghị quyết TW II, khoá VIII: “Đặc biệt đáng longại là trong một bộ phận sinh viên, HS có tình trạng suy thoái đạo đức, mờnhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp

vì tương lai của bản thân và đất nước” [13] Vì vậy, trong những năm tới cần

“Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước,chủ nghĩa Mác – Lê nin.… Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội,văn hóa - thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”[13]

Các nghiên cứu lý luận cho thấy trong trường học nói chung và trườngTHCS nói riêng, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ là yếu tố ảnh hưởngmang tính quyết định đến chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh Thế hệhọc sinh Trung học cơ sở (THCS) đang trong độ tuổi vị thành niên, tâm sinh

lý có sự biến đổi mạnh mẽ, rất nhạy cảm, rất thích cái mới nhưng chưa đủ trithức và bản lĩnh nên dễ bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong đời sống

xã hội, nhất là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường Do đó, công tácGDĐĐ cho các em học sinh ở trường phổ thông cần được chú ý đặc biệt

Trang 7

Thực tiễn ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trong thờigian qua, các trường THCS đó có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tíchkhá khả quan trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ của huyện nhà Tuynhiên, chất lượng GDĐĐ cho học sinh THCS còn thấp, biện pháp quản lýhoạt động GDĐĐ còn nhiều bất cập, cần được nghiên cứu tổng kết kinhnghiệm để tìm ra những vấn đề cần giải quyết và xác định những biện phápquản lý để nâng cao chất lượng GDĐĐ HS.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.

2- Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngGDĐĐ cho học sinh phù hợp trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện

3- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Khách thể: Quản lý hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS

- Đối tượng: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương

- Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên, học sinh các trường THCS Quảng Đại, THCS Quảng Hải, THCS Quảng Hùng, THCS Quảng Vinh, THCS Quảng Thái huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong 3 năm trở lại đây( từ

2008 đến 2011)

4- Giả thuyết khoa học

Bằng việc đề xuất và vận dụng một cách hợp lí những biện pháp quản lí

có tính khoa học thì sẽ năng cao được chất lượng giáo dục đạo đức cho họcsinh ở trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Trang 8

5- Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các

trường THCS

- Nghiên cứu thực trạng QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường

THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất những biện pháp QL để nâng cao chất lượng hoạt động

GDĐĐ cho HS tại các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnhThanh Hóa

6- Các phương pháp nghiên cứu:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng các biện phápphân tích, tổng hợp, khái quát hoá các vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức,các văn bản của nhà nước

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng các phương phápquan sát, điều tra và khảo nghiệm bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên giaqua các phiếu điều tra, thăm hỏi để thu thập thông tin, dữ kiện

- Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm, và các phương pháp khác

hỗ trợ như phương pháp toán thống kê, phân tích, so sánh, để đánh giá xử lý

số liệu thu thập được, định lượng và viết báo cáo

7- Đóng góp mới của luận văn

Trang 9

8- Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường

THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

GDĐĐ cho HS ở các trường THCS vùng ven huyện Quảng Xương, tỉnhThanh Hóa trơng giai đoạn hiện nay

Trang 10

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có vai trò quan trọng trong bất

kỳ xã hội nào từ trước đến nay Do đó, từ xa xưa con người đó rất quan tâmnghiên cứu đạo đức, xem nó như động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cáchcon người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Ở phương Tây, thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) chorằng cái gốc của đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tínhthiện ấy được lan toả thì con người sẽ có hạnh phúc Muốn xác định đượcchuẩn mực đạo đức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lý tính với phươngpháp nhận thức khoa học [6,tr34]

Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc.Ông xây dựng học thuyết “ Nhân- Lễ- Chính danh” trong đó, “ Nhân”- Lòngthương người – là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người.Đứng trên lập trường coi trọng GDĐĐ, Ông có câu nói nổi tiếng truyền lạiđến ngày nay “ Tiên học lễ, hậu học văn” [6,tr 21]

Thế kỷ XVII, Komenxky – Nhà giáo dục học vũ đại Tiệp Khắc đã cónhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm “ Khoa sư phạm vĩ đại”.Komenxky đã chú trọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài đểGDĐĐ cho HS [27]

Thế kỷ XX, một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiêncứu về GDĐĐ HS như: A.C Macarenco, V.A Xukhomlinxky… Nghiên cứu

Trang 11

của họ đã đặt nền tảng cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH

ở Liên Xô

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đạo đức vàGDĐĐ cho cán bộ, HS Bác cho rằng đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảngcủa người cách mạng Bác còn căn dặn Đảng ta phải chăm lo GDĐĐ cáchmạng cho đoàn viên và thanh niên, HS thành những người thừa kế xây dựngCNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đứccách mạng là: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vôtư; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng

Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạnkhá công phu Tiêu biểu như giáo trình của Trần Hậu Kiểm [21]; Phạm KhắcChương [12]; Giáo dục đạo đức học của tác giả Nguyễn Ngọc Long (chủbiên) [22], Giáo trình đạo đức học của Học viện Chính trị quốc gia [19]

Vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặctrưng của đạo đức và phương pháp GDĐĐ (Hoàng An, 1982); GDĐĐ trongnhà trường (Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, 1988), các nhiệm vụ GDĐĐ(Nguyễn Sinh Huy, 1995) Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên ViệtNam trong điều kiện kinh tế thị trường (Thái Duy Tuyên, chủ biên, 1994),Giáo dục hệ thống giáo giá trị đạo đức nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998), Một

số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (Huỳnh Khải Vinh, 2001),Giáo dục giá trị truyền thống cho HS, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997), Vấn

đề giáo dục bảo vệ môi trường (Lê Văn Khoa, 2003), Một số nguyên tắc giáodục nhân cách có hiệu quả trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Thị KimDung, 2005), Tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THPT (Phùng Đình Mẫnchủ biên, 2005)…

Trang 12

Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức của các tác giả đã đề cậpđến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đạo đức và một số vấn đề vềquản lý công tác giáo dục đạo đức.

Về mục tiêu giáo dục đạo đức, tác giả Phạm Minh Hạc đã nêu rõ:

“Trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạođức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội Hình thành ở mọi côngdân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân,mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượngxảy ra xung quanh Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ, rèn luyện để mọi người tựgiác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quyđịnh của pháp lụât, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trítuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” [17]

Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong thời kỳ đổi mới đã cómột số nhà khoa học nghiên cứu về quản lý công tác giáo dục đạo đức Tuycòn ít ỏi nhưng có thể kể đến:

- Nguyễn Văn Trung với đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục:

“ Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức GDĐĐ cho học sinh ởcác trường THPT huyện Châu Thành, Đồng Tháp” năm 2006

- Lê Quang Tuấn với đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục “Một sốbiện pháp công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyệnCẩm Xuyên- Tỉnh Hà Tĩnh” năm 2008

- Một vài quan điểm đổi mới hoạt động giáo dục đạo đức của ngườiGVCN bậc THCS (Lê Trung Tấn - Nguyễn Dục Quang, 1994)

- Thử nghiệm quy trình tác động nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ HSTHCS (Lê Thanh Thử, 1994)

Trang 13

Đặc biệt, hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề GDĐĐ cũngnhư những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS cáctrường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức

1.2.1.1 Đạo đức:

Theo quan điểm của CN Mác-Lênin, giáo dục là một hình thái ý thức

xã hội, giáo dục tồn tại, vận động, phát triển theo sự tồn tại vận động và pháttriển của xã hội Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối và quyđịnh bởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Mặt khác, sự pháttriển của giáo dục và sự hoàn thiện về chất lượng giáo dục là yếu tố then chốttạo ra sự phát triển của xã hội, của nền văn minh nhân loại

Giáo dục được hiểu theo nhiều cách tiếp cận và nhiều cấp độ khácnhau:

- Về bản chất: giáo dục được hiểu là quá trình truyền thụ và lĩnh hộikinh nghiệm lịch sử xã hội giữa các thế hệ

- Về hoạt động: giáo dục được hiểu là quá trình tác động của xã hội vàcủa nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ nhữngphẩm chất nhân cách theo yêu cầu của xã hội

- Về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau:

+ Ở cấp độ rộng nhất: Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách dướiảnh hưởng của tất cả các tác động (tích cực, tiêu cực, khách quan, chủquan ) Đây cũng chính là quá trình xã hội hóa con người

+ Ở cấp độ thứ 2: Giáo dục là hoạt động có mục đích của các lực lượnggiáo dục xã hội nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách Đây chính là quátrình giáo dục xã hội

Trang 14

+ Ở cấp độ thứ 3: Giáo dục là hoạt động có kế hoạch, có nội dung xácđịnh và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tổ chứcgiáo dục, trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm giúp họ phát triển toàndiện Đây chính là quá trình sư phạm tổng thể.

+ Ở cấp độ hẹp nhất: Giáo dục là quá trình hình thành ở học sinh nhữngphẩm chất đạo đức, những thói quen hành vi Đây chính là quá trình giáo dụcđạo đức cho học sinh

Trong luận văn này giáo dục được hiểu như là một quá trình sư phạmtổng thể: là hoạt động có kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoahọc trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ cho họ

1.2.1.2 Giáo dục đạo đức:

Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho HS là một quá trình lâu dài, liên tục vềthời gian, rộng khắp về không gian, từ mọi lực lượng xã hội; trong đó, nhàtrường giữ vai trũ rất quan trọng

GDĐĐ trong nhà trường THCS là một quá trình giáo dục bộ phận củaquá trình sư phạm tổng thể Nó có quan hệ biện chứng với các quá trình giáodục bộ phận khác như: giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất,giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp

GDĐĐ cho HS là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạođức của nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được

tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thứcgiáo dục phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục Từ đó,giúp HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cánhân với cá nhân, với cộng đồng-xã hội, với lao động, với tự nhiên

Bản chất của GDĐĐ là chuổi tác động có định hướng của chủ thể giáodục và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc,

Trang 15

nguyên tắc đạo đức từ bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêngmình mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầucủa các chuẩn mực xã hội GDĐĐ không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ nhữngkhái niệm, những tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn hết là kết quả giáo dụcphải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của HS [27].

Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổchức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho HStri thức - ý thức đạo đức, niềm tin và tinh cảm đạo đức và quan trọng nhất làhình thành ở các em hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực

xã hội [2]

1.2.2 Quản lí, quản lí giáo dục và quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

1.2.2.1 Quản lí

Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản

lý đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợphoạt động của con người trong các quá trình sản xuất, XH để đạt được mụcđích đã định

Các Mác đã lột tả bản chất quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữanhững công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sựvận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phậnriêng lẻ của nó Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dànnhạc thì cần người chỉ huy” [10] Như vậy theo Các Mác: Quản lý là loại laođộng sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển XH

Các nhà lý luận quốc tế như: Frederich Wiliam Taylor (1856 – 1915 )Mỹ; Henry Fayol (1841 - 1925) Pháp; Max Weber (1864 – 1920 ) Đức… đềukhẳng định: “Quản lý là khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự pháttriển xã hội”[26]

Trang 16

Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, cóđịnh hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể(đối tương quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế… bằng một

hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và cácbiện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển củađối tượng” [15]

Có tác giả lại quan niệm: “Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa

có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế – xãhội, quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức trên cácthông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định ”[29] Những khái niệm trên về quản lý khác nhau về cách diễn đạt, nhưng vẫncho thấy một ý nghĩa chung: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm

sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đượcmục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường

Chức năng của quản lý:

Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt,thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiệnmột mục tiêu nhất định Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đưa ranhững quan điểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý Theo quanđiểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thểkhái quát một số chức năng cơ bản sau:

1 Kế hoạch

2 Tổ chức

3 Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp)

4 Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê)

Trang 17

CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ CHU TRÌNH QUẢN LÝ:

Biểu thị mối liên hệ và tác động trực tiếp

Biểu thị mối liên hệ ngược hoặc thông tin phản hồi trong quá trình

quản lý.

1.2.2.2 Quản lí giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận trong quản lý nhà nước XHCN ViệtNam Vì vậy quản lý giáo dục mặc dù có những đặc điểm riêng biệt, songcũng chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản lý nhà nước XHCN

* Về nội dung khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách hiểu khác nhau:

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển XH Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên,công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Tuynhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ Cho nên, quản lý giáo dục đượchiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân

Kế hoạch

Chỉ đạo

Trang 18

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát

là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm thúc đẩy mạnhcông tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH” [1]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trườnghọc, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm củamình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tớimục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ vàvới từng học sinh” [18] có thể thống nhất theo lý luận chung:

“Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợpquy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đườnglối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hộichủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệtrẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái vềchất”[38]

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lýgiáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thểquản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thốngnhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảmbảo sự phát triển mở rộng về cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mụctiêu giáo dục

1.2.2.3 Quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Quản lý GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt kết quả mong muốn bằng cáchhiệu quả nhất

Về bản chất, quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có địnhhướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt độngnhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ (nhằm hình thành niềm tin, lý

Trang 19

tưởng, động cơ thái độ, tình cảm, hành vi và thói quen Đó là những nét tínhcách của nhân cách, ứng xử đúng đắn trong XH).

Quản lý GDĐĐ phải hướng tới việc làm cho mọi lực lượng giáo dụcnhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ Quản lý hoạtđộng GDĐĐ bao gồm việc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phươngpháp giáo dục, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ, biến quá trình giáo dục thànhquá trình tự giáo dục

1.2.3 Biện pháp và biện pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức

* Biện pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức

Biện pháp quản lý công tác GDĐĐ là cách làm, cách hành động cụ thểnhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh

1.3 Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

1.3.1 Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS 1.3.1.1 Mục tiêu GDĐĐ cho học THCS

Trang 20

- Có những hiểu biết sơ bộ về tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN ViệtNam về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyềncủa công dân.

- Hiểu những yêu cầu về đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật trong đờisống hàng ngày

* Kỹ năng

- Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học

- Biết ứng xử giao tiếp một cách có văn hoá

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi

* Thái độ

- Yêu quê hương đất nước Vịêt Nam Tự hào có ý thức giữ gìn, pháthuy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tôn trọng đất nước con người vàcác nền văn hoá khác

- Yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh

- Tự trọng, tự tin trong giao tiếp và các họat động hàng ngày Có ý thứcthực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tôn trọng các quyền củangười khác

- Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Có ýthức định hướng nghề nghiệp đúng đắn Bước đầu hình thành được một sốphẩm chất cần thiết của người lao động như cần cù, sáng tạo, trung thực, cótrách nhiệm, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, biết hợp tác trongcông việc

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợpvới khả năng

- Có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường

- Bước đầu có ý thức thẩm mỹ, yêu và trân trọng cái đẹp

Trang 21

1.3.1.2 Nội dung GDĐĐ cho học sinh THCS

Nội dung GDĐĐ cho học sinh THCS bao gồm những chuẩn mực sau:

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức chính trị, tư tưởng, có

lý tưởng xã hội chủ nghĩa, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc,tin tưởng vào Đảng và Nhà nước

- Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: tự trọng,

tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biếtkiềm chế, biết hối hận

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc đó là: Tráchnhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp lụât, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết

- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môitrường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội) như: xây dựng hạnh phúc giađình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng… mặtkhác có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi trườngsống, bảo vệ hoà bình, bảo vệ phát huy truyền thống di sản văn hoá của dântộc và nhân loại

Ngày nay, trong nội dung GDĐĐ cho HS THCS có thêm một số chuẩnmực mới như tính tích cực xã hội, quan tâm đến thời sự, sống có mục đích, cótinh thần hợp tác với bạn bè, với người khác…

1.3.1.3 Phương pháp GDĐĐ cho HS THCS

Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa GV, tập thể

HS và từng HS nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hoá đạo đức của loàingười và của dân tộc

Các phương pháp GDĐĐ ở THCS rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữacác phương pháp truyền thống và hiện đại như:

Trang 22

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữagiáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏiđược chuẩn bị trước.

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể

để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó.Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức vàtình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn

về bản chất và nội dung đạo đức mới

- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vậttrong những tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ thái độ, hành vi ứngxử

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao táchành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một tròchơi nào đó

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học sinh thựchiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thựctiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho họcsinh Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từviệc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án vớinhóm bạn bè, tự kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

Trang 23

của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam, về tráchnhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

+ GDĐĐ thông qua HĐ GDNGLL: giúp củng cố, mở rộng và khơi sâucác hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rènluyện kỷ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng:như Hái hoa dân chủ; Hội diễn văn nghệ; Thi làm báo tường; Thi kể chuyện;Trò chơi …

1.3.2 Mục tiêu, nội dung quản lí công tác GDĐĐ cho HS THCS

1.3.2.1 Mục tiêu quản lí công tác GDĐĐ cho HS THCS

Mục tiêu của quản lý công tác GDĐĐ cho HS là làm cho quá trìnhGDĐĐ vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ Mục tiêuquản lý công tác GDĐĐ bao gồm:

* Về nhận thức: Giúp cho mọi người, mọi lực lượng có liên quan có

nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của họat động quản lý GDĐĐ, nắmvững quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềphát triển con người toàn diện hay nói cách khác: Hiệu trưởng phải có tráchnhiệm tuyên truyền, giáo dục để mọi người… nhận thức đúng đắn về vai trò

và tầm quan trọng của đạo đức và GDĐĐ cho thế hệ trẻ nói chung và học sinhTHCS nói riêng

* Về thái độ: Giúp cho mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng,

đấu tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với truyền thống lễ giáo,đạo đức dân tộc Việt Nam, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, vớihoạt động quản lý GDĐĐ

* Về hành vi: Từ nhận thức thái độ đồng thuận, thu hút mọi người tích

cực tham gia công tác GDĐĐ cũng như hỗ trợ công tác quản lý GDĐĐ đạthiệu quả

Trang 24

Tóm lại, mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ là làm cho quá trình GDĐĐtác động đến người học được đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực xã hội,thu hút đông đảo các lực lượng tham gia GD Đ cho HS Trên cơ sở đó trang

bị cho HS tri thức đạo đức, xây dựng niềm tin, tình cảm đạo đức, hình thànhthói quen, hành vi đạo đức

1.3.2.2 Nội dung quản lí công tác GDĐĐ cho HS THCS

* Quản lý kế hoạch GDĐĐ

- Xây dựng kế hoạch: Hoạt động GDĐĐ trong trường THCS là bộ phậnquan trọng toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học Vì vậy, kế hoạchphải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dụctrong trường THCS, phối hợp hữu cơ với kế hoạch họat động trên lớp, lựachọn nội dung, hình thức đa dạng thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh

lý HS để đạt hiệu quả cao Có một số kế hoạch sau:

+ Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm

+ Kế hoạch họat động theo các môn học trong chương trình

+ Kế hoạch hoạt động theo các mặt xã hội

Kế hoạch phải đưa ra những chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể, có tính khả thi

- Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch đã đề ra: Nhà trường phải thànhlập Ban chỉ đạo (Ban đạo đức) và phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng người,đúng việc Thành phần gồm

* Hiệu trưởng (hoặc Phó hiệu trưởng) – làm trưởng ban

* Tổng phụ trách Đội (Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh) – làm phó ban

* Giáo viên chủ nhiệm

* Đại diện Hội cha mẹ học sinh

- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra, thường xuyên kiểmtra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượngtham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ

Trang 25

* Quản lý nội dung, chương trình, phương pháp GDĐĐ cho học sinh.

Lãnh đạo nhà trường phải xác định rõ nội dung GDĐĐ cho học sinh làm cơ

sở cho các bộ phận xác định được nội dung công tác GDĐĐ của bộ phận mình

Ngoài việc xây dựng nội dung GDĐĐ thống nhất trong nhà trường,hiệu trưởng thông qua các Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng xây dựng chươngtrình GDĐĐ của nhà trường bao gồm: Chương trình GDĐĐ thông qua họatđộng giảng dạy, thông qua hoạt động quản lý HS, thông qua HĐGD NGLL Trên cơ sở đó Hiệu trưởng phải yêu cầu các tổ liên quan lập chương trìnhGDĐĐ, phải nêu rõ hình thức và biện pháp đạo đức thể hiện rõ sự phân côngcho từng cá nhân đối với từng nội dung của chương trình

* Quản lý hình thức, phương tiện trong GDĐĐ

Phương tiện quản lý công tác GDĐĐ bao gồm: các văn bản pháp quy

về GDĐĐ, bộ máy làm công tác GDĐĐ, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất,thông tin về công tác GDĐĐ

Các văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng xây dựng kếhoạch ra các quyết định quản lý.Việc vận dụng các văn bản pháp lý về côngtác GDĐĐ phải phù hợp với đặc điểm của mỗi nhà trường và các chuẩn mựcđạo đức XH

Bộ máy làm công tác giáo dục ở trường THCS đó là Ban giám hiệu,các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các tổ chứcđoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, đoàn trường và các tập thể họcsinh Trong phạm vi quyền hạn được giao Hiệu trưởng có các biện pháp để tổchức, vận hành, sử dụng bộ máy một cách hợp lý khoa học, điều hành chỉ đạochặt chẽ, kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả họat độngcủa bộ máy

Để tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần thiết phải cónguồn lực tài chính, cơ sở vật chất Nguồn quỹ lương đảm bảo cho sự gắn bó

Trang 26

của cán bộ giáo viên với nghề nghiệp, tạo động lực phát huy sự nỗ lực, sứcsáng tạo của đội ngũ Các nguồn quỹ trong nhà trường nhằm tăng cường cácđiều kiện về tài lực, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt độnggiáo dục trong nhà trường Có thể sử dụng nguồn lực tài chính để tăng thunhâp cho giáo viên theo quy định của nhà nước hoặc khen thưởng động viên

sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh

Trên cơ sở chủ trương XHH giáo dục, Hiệu trưởng phải huy động cáclực lượng xã hội tham gia vào các quá trình giáo dục của nhà trường, giúp đỡnhà trường tăng thêm thu nhập nguồn kinh phí, đầu tư phát triển cơ sở vậtchất, phương tiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung vàhoạt động GDĐĐ nói riêng

* Quản lý giáo viên

Nội dung quản lý giáo viên về công tác GDĐĐ học sinh bao gồm: lập kếhoạch, phân công sắp xếp, bộ máy làm công tác GDĐĐ, chỉ đạo, kiểm tra đánhgiá, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác GDĐĐ

Trước hết Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch GDĐĐ của nhà trường,chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ GVCN quản lý học sinh và từng giáo viên xâydựng kế hoạch GDĐĐ của tổ và cá nhân mình

Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ của nhà trường và của độingũ cán bộ giáo viên thì Hiệu trưởng phải có sự phân công trách nhiệm rõràng trong BGH, bố trí sắp xếp cán bộ giáo viên “ đúng người”, “ đúng việc”.Công việc này đòi hỏi Hiệu trưởng phải hiểu biết sâu sắc từng cán bộ giáoviên, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và xác định rõ những vị trí thích hợp

mà họ có thể đảm đương

Việc chỉ đạo thực hiện công tác GDĐĐ của đội ngũ CBGV được cụ thểhóa và phân chia thành từng nội dung như: chỉ đạo công tác GDĐĐ của tổ chủnhiệm, GVCN, chỉ đạo công tác GDĐĐ của tổ giáo viên và giáo viên bộ môn,

Trang 27

chỉ đạo công tác GDĐĐ của tổ bộ môn và giáo viên bộ môn, chỉ đạo công tácGDĐĐ của các bộ phận được phân công thực hiện HĐGDNGLL và các thànhviên, chỉ đạo công tác phục vụ của tổ hành chính.

* Quản lý học sinh.

Học sinh THCS có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý thức, hoạtđộng để phát triển tài, đức cá nhân Nhưng với kinh nghiệm vốn có chưa nhiềuhọc sinh THCS dễ sai lầm, chao đảo trong nhận thức và họat động của mình

Một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả tự giáo dục của học sinh

là tăng cường quản lý hoạt động tự quản của tập thể lớp học sinh Hoạt động

tự quản sẽ giúp học sinh tự giác, chủ động sáng tạo trong học tập và rèn luyệnđạo đức Nhờ hoạt động tự quản những nội dung giáo dục đạo đức của nhàtrường biến thành nhu cầu bên trong của học sinh, thôi thúc học sinh tự giác,chủ động sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo đức Nhờ hoạt động tự quảnnhững nội dung giáo dục đạo đức của nhà trường biến thành nhu cầu bêntrong của học sinh, thôi thúc học sinh tự giác tiếp nhận và quyết tâm rèn luyện

để trở thành người học sinh có đạo đức tốt, có ý thức học tập tốt

Nội dung quản lý hoạt động tự quản của HS bao gồm: Xác định cho HSthấy tầm quan trọng của hoạt động tự quản, giúp HS nâng cao ý thức tự giácrèn luyện đạo đức, tự giác học tập, xây dựng nội dung, tổ chức học tập phổbiến nội quy đến từng lớp, bồi dưỡng năng lực tổ chức họat động quản lý chođội ngũ cán bộ lớp, chỉ đạo GVCN thực hiện vai trò cố vấn và hướng dẫn HStrong các hoạt động tự quản, giáo dục HS vi phạm nội quy, khen thưởng tậpthể và cá nhân có thành tích trong học tập và rèn luyện

* Quản lý việc kiểm tra đánh giá, đánh giá chất lượng GDĐĐ

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả GDĐĐ ở HS, sau đó tổng kết đánhgiá rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất những chương trình,biện pháp cho công tác quản lý GDĐĐ học sinh trong thời gian tiếp theo

Trang 28

Theo định hướng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, đánh giá kết quảGDĐĐ phải nắm vững những yêu cầu sau.

- Việc kiểm tra, đánh giá phải mang tính chất quá trình, đánh giá kết quảGDĐĐ phải thể hiện được sự tiếp nối giữa những chuẩn mực cũ – mới và sựvận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của HS để xử lý các tìnhhuống đạo đức, đặc biệt là kinh nghiệm ứng xử, hành động trong cuộc sống của

HS, nhờ đó GV hình dung được quá trình học tập, rèn luyện của HS trong vàngoài giờ học để có biện pháp điều chỉnh, giúp học sinh tự đánh giá được quátrình học tập và rèn luyện, rút ra ưu, nhược điểm của bản thân, phấn đấu tựhoàn thiện

- Việc kiểm tra phải góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phươngpháp học tập môn GDĐĐ cho HS Cụ thể, HS phải hiểu được rằng không phảichỉ học thuộc lòng nội dung các khái niệm, các giá trị, các chuẩn mực mà phảibiết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống

- GV phải chú trọng hơn đến việc kiểm tra đánh giá thái độ, tình cảm,các kỹ năng nhận xét, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hànhtrong cuộc sống nhằm thúc đẩy học sinh tích cực rèn luyện theo yêu cầu củacác chuẩn mực mà bài học đặt ra

- Cần kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá của GV dạy GDĐĐ (trước đây,

đa số là GVCN lớp) với nhận xét của các lực lượng khác như GVCN, của cán

bộ Đoàn - Đội, của tập thể HS và tự nhận xét của cá nhân HS Do đó, GV dạyGDĐĐ phải thường xuyên liên hệ, kịp thời nắm bắt thông tin và những nhậnxét qua các lực lượng giáo dục trên về thái độ, hành vi của học sinh liên quanđến các chuẩn mực bài học và có hình thức khuyến khích HS tự liên hệ, tựkiểm tra, đánh giá Biện pháp nhằm khắc phục sự tách rời giữa nhận thức vàhành động, giúp củng cố và tăng cường ý thức rèn luyện ở HS

Trang 29

- Hình thức kiểm tra rất phong phú, đa dạng, phù hợp với mục tiêuđánh giá quá trình học tập và rèn luyện của HS theo yêu cầu của các chuẩnmực và kiểm tra về cả nhận thức, kỹ năng, thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành

vi, thói quen đạo đức, pháp lụât ở HS Ví dụ: Vì sao chúng ta phải tôn trọng

kỷ luật? Hoặc học về quyền trẻ em, em có suy nghĩ như thế nào về bổn phậncủa bản thân?

- Trong chương trình GDCD, ngoài nội dung dạy học trên lớp, chươngtrình còn dành một số thời gian cho các hoạt động thực hành, ngoại khoá.Trong đó, có thể tổ chức cho HS thi tìm hiểu theo chủ đề, tham quan di tích,danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống…sưu tầm tranh ảnh, hiện vật,điều tra tình hình… sáng tác (vẽ tranh, viết cảm xúc, viết thu hoạch sau khi đitham quan…) Ngoài ra, còn kết hợp với chương trình HĐGD NGLL để tổchức các hoat động như: hoạt động lao động, họat động tập thể, hoạt động xãhội - đoàn thể, giao lưu… Qua quan sát các hoạt động và các sản phẩm củahoạt động, GV có thể nhận xét, đánh giá tinh thần thái độ cũng như kết quảtham gia hoạt động, giao lưu, ứng xử của HS và cho điểm

* Quản lý công tác XHH trong GDĐĐ cho học sinh.

Công tác XHH trong GDĐĐ cho học sinh là một biện pháp then chốttrong hoạt động GDĐĐ cho HS Vì sự nghiệp GDĐĐ là sự nghiệp của toàndân, của mọi tổ chức đoàn thể, cần huy động sức mạnh tổng hợp trong GDĐĐcho HS, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhất làđịa phương nơi học sinh cư trú, học tập, sinh hoạt Gia đình liên hệ với nhàtrường bằng nhiều cách: qua điện thoại, thư, gặp mặt trực tiếp… để nắm đượctình hình học tập, rèn luyện của con em mình

Nhà trường quản lý sát sao việc học tập, sinh hoạt, nắm vững các thôngtin về HS do mình quản lý, thông tin định kỳ với gia đình HS để cùng phối

Trang 30

hợp để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện trái đạo đứccủa HS.

Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường biệnpháp hành chính, tạo lập trật tự và môi trường lành mạnh xung quanh trường học

Xây dựng một số điển hình về GDĐĐ trong gia đình, nhà trường đểphổ biến, tuyên truyền trong hội phụ huynh, trong nhà trường

Phát huy tính chủ động, tích cực trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chấtđạo đức của HS để cho HS tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình, phải

tự học tâp, tự rèn luyện bản thân mình tiến bộ

1.4 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HS THCS.

1.4.1 Tính kế hoạch hoá trong công tác quản lý HĐ GDĐĐ

Kế hoạch hoá công tác GDĐĐ cho HS là nội dung quản lý được thực hiệnđầu tiên trong quy trình QL GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trìnhGDĐĐ

Kế hoạch hoá trong công tác quản lý HĐ GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơbản sau: Xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức HS, xácđịnh mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới, xác định nội dung GDĐĐ, xác địnhphương pháp, biện pháp GDĐĐ, vạch ra lộ trình, bước đi thích hợp, xác địnhcác lực lượng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, xác định các điềukiện phục vụ công tác GDĐĐ

Kế hoạch là công vụ quản lý GDĐĐ cho HS một cách có hiệu quả,tránh được sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời, giúp nhà quản lýchủ động và hành động đúng hướng, đúng lộ trình đã vạch ra Mục đích cuốicùng của kế hoạch hoá là đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, đưa công tácquản lý GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao

Trang 31

1.4.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm tham gia công tác GDĐĐ).

Đội ngũ CBGV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đứchọc sinh Chất lượng đội ngũ CBGV quyết định chất lượng đạo đức HS Đốivới công tác GDĐĐ, chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, nănglực công tác và hiệu quả công tác của mỗi CBGV Để hoàn thành nhiệm vụgiáo dục học sinh, mỗi CBGV phải là những tấm gương sáng về phẩm chấtđạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tậntâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương phápgiáo dục, có uy tín đối với HS, được HS mến phục Thường xuyên kiểm trađánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp để nâng cao hiệuquả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ nói riêng

1.4.3 Sự tích cực, hưởng ứng của người học.

Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chútrọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THCS.Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở học sinh THCS, tạocho học ính khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn những HS cũng dễ mắc sailầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột,nông nổi nhất thời Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tácGDĐĐ chặt chẽ và khoa học hơn Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phảixây dựng được chương trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lýlứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh họat các phươngpháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cáchđúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trường

1.4.4 Mức độ XHH giáo dục trong lĩnh vực GDĐĐ

GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phốihợp chặt chẽ của 3 môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội Trong quátrình mối quan hệ đó, nhà trường phải giữ vai trò quan trọng chủ đạo

Trang 32

Thông qua Hội PHHS, nhà trường chủ động tuyên truyền, giúp gia đìnhnhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của PHHS trong việc phối hợp vớinhà trường, với thầy cô giáo để GDĐĐ cho HS Đồng thời, nhà trường cùnggia đình bàn bạc thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợpvới tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáodục HS nói chung, GDĐĐ cho HS nói riêng Nhà trường yêu cầu PHHS phảithường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình hoc tập,rèn luyện của con em mình Đồng thời, PHHS thông báo với nhà trường tìnhhình học tập, rèn luyện của HS ở gia đình Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhàtrường và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạođức cho HS.

Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương, các cơquan, đoàn thể trên địa bàn để bàn bạc, phối hợp với GDĐĐ cho HS theo nộidung, yêu cầu của nhà trường Đồng thời, nhà trường liên hệ với các đoàn thể,

tổ chức cho HS các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, văn hoá văn nghệ, laođộng…

Qua thực tiễn hoạt động đó, việc GDĐĐ cho HS sẽ linh động hơn, ýthức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của HS sẽ bộc lộ một cách

cụ thể Đây là điều kiện tốt, giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp, cáchthức tổ chức, từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS

1.4.5 Hoạt động của Đoàn - Đội.

Đoàn - Đội là hai tổ chức của thanh thiếu niên mà chức năng quantrọng nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

Do đó, Đoàn - Đội giữ vai trò quan trọng trong công tác GDĐĐ cho HS,nội dung, hình thức, phương thức tổ chức hoạt động của Đoàn - Đội quyết địnhchất lượng họat động của các tổ chức này Chất lượng hoạt động của Đoàn -Đội có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội Do

Trang 33

đó, hiệu trưởng trước hết quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn Đội có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổchức, của nhà trường.

-1.4.6 Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm củacác nhà giáo dục của HS Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chấtthiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục Nếu thiếukinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục thì các họat động giáo dụctrong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được.Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quảcác hoạt động giáo dục Vì vậy một trong nội dung của vịêc quản lý công tácGDĐĐ là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồnlực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực chonhiệm vụ dạy học và GDĐĐ học sinh

1.5 Cơ sở pháp lý của vịêc quản lý hoạt động GDĐĐ trong trường THCS.

1.5.1 Các văn bản, nghị quyết liên quan đến công tác GDĐĐ trong trường THCS.

- Lụât giáo dục 2005 xác định: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông giúp cho họcsinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tụê, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm côngdân… ”

- Điều lệ Trường Trung học ban hành kèm theo quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quyđịnh rõ về hành vi ngôn ngữ, ứng xử và những hành vi cấm về mặt đạo đứcđối với học sinh

Trang 34

- Điều 5 Luật giáo dục quy định: “ Nội dung giáo dục phải đảm bảotính cơ bản toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tưtưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắcdân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lýlứa tuổi của người học” [30]

- Điều 28 của Luật giáo dục (2005) nêu rõ: “ Nội dung giáo dục phổthông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệthống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của họcsinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học…

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giácchủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [30]

Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD- ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của

Bộ GD-ĐT V/v Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loạihọc sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đàotạo

1.5.2 Chủ trương đổi mới công tác GDĐĐ cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay.

- Làm cho Phụ huynh, HS, CBGV các trường nhận thức một cách đầy

đủ về tầm quan trọng của bộ môn GDCD đối với công tác GDĐĐ cho họcsinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và cónhững hành động tích cực đối với việc dạy và học môn GDCD

- Giáo viên là lực lượng quyết định vịêc nâng cao chất lượng giáo dục

do đó nhất là giáo viên dạy môn GDCD phải được đào tạo chính quy đúng

Trang 35

chuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phảixác định được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy.

- BGH, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu môn học trongquá trình dạy học Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trong dạy họcGDCD là hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp lụât Nếu HSkhông có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học không đạt hiệu quả.Chương trình môn GDCD ở trường THCS là sự nối tiếp dạy và học môn đạođức ở tiểu học, đồng thời chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trên hoặc đivào cuộc sống lao động Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc pháttriển từ thấp đến cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trongsuốt quá trình học tập ở nhà trường, ở các hành vi cơ bản của học sinh đượchọc ở tiểu học sẽ được phát triển thành phẩm chất và bổn phận đạo đức ởTHCS

- Các nội dung GDĐĐ phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹnhàng, sinh động qua các hoạt động: Xây dựng tình huống pháp luật, phântích, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân vànhững người khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu,phân tích đánh giá một số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xãhội

1.5.3 Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Thanh Hóa và huyện Quảng Xương.

1.5.3.1 Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Thanh hóa

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trình Đạihội đại biểu lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015 đã định hướng phát triển giáodục giai đoạn 2010-2015 như sau : “ Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồnlực của toàn xã hội cho phát triển giáo dục đào tạo; coi trọng xây dựng đội

Trang 36

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học cótrình độ cao, đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập kinh tế quốc tế” [8] Đại hội đã đưa ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm

2015 như sau :

- Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trunghọc cơ sở, phấn đấu hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phấn đấu đến năm

2015 có 47,8 % số trường đạt chuẩn quốc gia

Các nhiệm vụ và biện pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 là :

+ Các nhiệm vụ trọng tâm :

- Phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phát triển đa dạng về quy mô, loại hình trường lớp học, chú trọng đầu

tư cho giáo dục vùng nông thôn, vùng sâu

- Đa dạng về hình thức và loại hình đào tạo, ưu tiên đào tạo ngành,nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh,sinh viên phát triển hài hoà về đức và tài, phẩm chất và năng lực, sức khoẻ vàthẩm mỹ Kết hợp đào tạo văn hoá với đào tạo ngoại ngữ, tin học, hướngnghiệp dạy nghề Quản lý chặt chẽ đầu vào và chất lượng của trường Đại học

và các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh Tăng cường cơ sở vật chất ngành giáodục, khuyến khích và tạo điều kiện để xây dựng các trường đại học mới, cácphân hiệu của các trường đại học, cao đẳng

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, chú trọng hoạt động khoahọc giáo dục cộng đồng Có chính sách đầu tư cho nhiệm vụ đào tạo nguồnnhân lực cả số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng cao cho sự nghiệp

Trang 37

công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà Đổi mới phương pháp đào tạo, sửdụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài

+ Các biện pháp phát triển giáo dục :

- Phát triển GD-ĐT là sự nghiệp của toàn dân, đẩy mạnh XHHGD

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục và GV theohướng đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ

- Đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp học theo đúng quy hoạch đãđược duyệt, gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

- Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nghề,kết hợp đào tạo với sử dụng

- Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về kinh phí đối với cơ sở giáo dụccông lập

1.5.3.2 Định hướng phát triển giáo dục của huyện Quảng Xương

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIII trìnhĐại hội đại biểu lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010-2015 [7] [8] đã xác định cácnhiệm vụ trọng tâm của giáo dục như sau :

- Phát triển hệ thống GD-ĐT toàn diện và thống nhất bao gồm giáo dụcmầm non, tiểu học, THCS, dạy nghề, giáo dục thường xuyên

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường lớp

và nguồn vốn phát triển giáo dục

- Xây dựng đội ngũ CBQL và GV các cấp học đủ về số lượng, đồng bộ

về cơ cấu, đạt chuẩn theo quy định

- Tăng cường xây dựng CSVC cho các trường học, chú ý phát triển cácphòng học bộ môn, thư viện, phòng chức năng

- Xây dựng xã hội học tập, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho mọingười dân học tập và học tập suốt đời [7]

Trang 38

- Tập trung thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcđào tạo, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện Chú trọng nâng caochất lượng bộ môn giáo dục công dân và giáo dục thể chất, an toàn giaothông, phòng chống matúy – Aids Làm tốt công tác hướng nghiệp và địnhhướng nghề Thực hiện xã hội hoá để phát triển giáo dục toàn diện Từngbước nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng.Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,hoàn thành phổ cập trung học cơ sở [7].

Kết luận chương 1

Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội,nhằm điêu chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, giữa cá nhân với xã hội Cấu trúcnhân cách gồm hai yếu tố là " tài " và" đức" trong đó " đức" là gốc nền tảngcho sự phát triển của nhân cách con người

Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vịêchình thành nhân cách toàn diện học sinh GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài,phức tạp, đòi hỏi an toàn xã hội quan tâm Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủđạo

Để GDĐĐ cho HS THCS đạt hiệu quả cao, nhà QLGD trước hết phảinhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ giữ vị trí hết sứcquan trọng Từ đó, hiệu trưởng phải QL công tác này một cách toàn diện,khoa học Cụ thể, hiệu trưởng phải quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp,phương tiện GDĐĐ Ngoài ra, hiệu trưởng phải nắm được các yếu tố tác độngđến công tác GDĐĐ cho HS như: pháp lụât, giáo dục nhà trường, giáo dục giađình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục cho học sinh, chất lượng đội ngũ

GV, hoạt động của Đoàn, Đội đồng thời công tác GDĐĐ cho HS phải đượchiệu trưởng kế hoạch hoá, đưa ra nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên,

Trang 39

bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lýlứa tuổi và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lýluận và thực tiễn Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, hiệu trưởng tất yếuphải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạngGDĐĐ cho HS THCS và thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS

Trang 40

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN

HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HOÁ

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư

Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển có diện tích đất tự nhiên227,63 km2, cách thành phố Thanh Hoá 8 km về phía Nam Phía Đông giápBiển Đông, phía Tây giáp huyện Nông Cống, phía Nam giáp huyện Tĩnh gia

và phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa Có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45,

47, tỉnh lộ số 4 đi qua

Dân số tại thời điểm tháng 9 năm 2011 là: 279.319 người

Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản được xem là mũi nhọn của huyện, từ lâuQuảng Xương đã được coi là vựa lúa của tỉnh Thanh Hoá

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Từ Đại hội Đảng bộ lần thứ 23 đến lần thứ 24, sau 5 năm, thu nhập củangười dân tăng lên 2,5 lần, kinh tế của huyện đang có những chuyển biến tíchcực Việc đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong nông nghiệp; nông thônđang từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa Nhiều năm nay mức sốngcủa người dân được nâng lên, xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo

Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, nhân dân trong huyện đãtích cực phát huy những tiềm năng, lợi thế, khắc phục khó khăn, hoàn thànhnhiệm vụ Kinh tế tăng trưởng khá, an ninh, chính trị – trật tự xã hội được ổnđịnh Đời sống nhân dân được cải thiện: Đến tháng 7/2010: Tốc độ tăngtrưởng kinh tế đạt 13.3%, đạt mục tiêu đề ra, cao hơn nhiệm kỳ trước là 2,3%trong đó: Nông, Lâm, Thuỷ sản đạt 40%; Công nghiệp xây dựng đạt 27,2%;

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1998) Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục & đào tạo TW 1 – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
2. Bộ GD-ĐT (2000), Điều lệ Trường trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường trung học
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
3. Bộ GD-ĐT (2002), Chương trình THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình THCS
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
4. Bộ GD-ĐT (1995), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm 1995 – 1996 môn Triết học lớp 12 Ban Khoa học xã hội, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên năm 1995 – 1996 môn Triết học lớp 12 Ban Khoa học xã hội
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1995
5. Bộ giáo dục-đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2002, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2002
Tác giả: Bộ giáo dục-đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
6. Bộ giáo dục & đào tạo (2002), Chương trình THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình THCS
Tác giả: Bộ giáo dục & đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
7. BCH Đảng bộ Huyện Quảng Xương khóa 23 trình Đại hội đại biểu lần 24, Báo cáo chính trị, nhiệm kỳ 2010 – 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị
8. BCH Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa khóa XVI trình Đại hội đại biểu lần XVII, Báo cáo chính trị , nhiệm kỳ 2010 - 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị
9. Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2007
10.Các Mác, Ăng ghen, Lê Nin (1987), Về giáo dục, NXB Sự thật – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giáo dục
Tác giả: Các Mác, Ăng ghen, Lê Nin
Nhà XB: NXB Sự thật – Hà Nội
Năm: 1987
11. Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT, Vụ giáo viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 1995
12. Phạm Khắc Chương (2002), Rèn luyện ý thức công dân, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện ý thức công dân
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2002
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng CSVN lần II – khóa VIII, NXB Chính trị 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng CSVN lần II – khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị 2006
Năm: 1997
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
15. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1996
16. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và KH giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và KH giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 1986
19. Học viện chính trị quốc gia (2000), Giáo trình Đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức học
Tác giả: Học viện chính trị quốc gia
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
20. Đặng Vũ Hoạt (1984), Những vấn đề giáo dục học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề giáo dục học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1984

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ (Trang 42)
Bảng 2.3: Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ (Trang 42)
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi vi phạm về các chuẩn mực đạo đức của HS với những mức độ khác  nhau; có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu: - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả ở bảng 2.7 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi vi phạm về các chuẩn mực đạo đức của HS với những mức độ khác nhau; có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu: (Trang 48)
So sánh giữa bảng 2.8 và 2.9, chúng tôi thấy sự chênh lệch giữa nhận thức và mức độ thực hiện: về nhận thức 100% ý kiến cho rằng công tác  GDĐĐ cho học sinh THCS là quan trọng và rất quan trọng nhưng mức độ  thực hiện tốt và tương đối tốt chỉ đạt 74% - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
o sánh giữa bảng 2.8 và 2.9, chúng tôi thấy sự chênh lệch giữa nhận thức và mức độ thực hiện: về nhận thức 100% ý kiến cho rằng công tác GDĐĐ cho học sinh THCS là quan trọng và rất quan trọng nhưng mức độ thực hiện tốt và tương đối tốt chỉ đạt 74% (Trang 52)
Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10 Ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội (Trang 52)
Kết quả được thể hiện ở bảng 2.13: - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả được thể hiện ở bảng 2.13: (Trang 58)
Bảng 2.13: Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh. - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.13 Nhận thức về công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh (Trang 58)
Bảng 2.17: Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ cho HS - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.17 Thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ cho HS (Trang 62)
Với kết quả nêu ở bảng 2.18, chúng tôi thấy có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc quản lý GDĐĐ cho HS. - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
i kết quả nêu ở bảng 2.18, chúng tôi thấy có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc quản lý GDĐĐ cho HS (Trang 65)
Bảng 3.1: Đối tượng khảo sát - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Đối tượng khảo sát (Trang 101)
Bảng 3.1: Đối tượng khảo sát - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Đối tượng khảo sát (Trang 101)
Bảng 3.2: Sự cần thiết của 9 biện pháp Các biện pháp - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2 Sự cần thiết của 9 biện pháp Các biện pháp (Trang 102)
Bảng 3.3: Tính khả thi của 9 biện pháp. Các - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 Tính khả thi của 9 biện pháp. Các (Trang 103)
Bảng 3.3: Tính khả thi của 9 biện pháp. - Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.3 Tính khả thi của 9 biện pháp (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w