Từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng nuôi và
Trang 1PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ
HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP
CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 2PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ
HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP
CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
Tháng 05/2013
Trang 3Xin cảm ơn Thầy và các anh, chị, bạn bè trong toàn bộ thời gian thu thập
số liệu sơ cấp đã hỗ trợ cho em trong suốt thời gian này và viết bài nghiên cứu,
hỗ trợ những kiến thức quan trọng để luận văn thêm phong phú và mang ý nghĩa thực tiễn.
Bằng tất cả tấm lòng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh đã giảng dạy cho em trong những năm qua
và đặc biệt là TS.Vương Quốc Duy đã giúp em hoàn thành luận văn trong năm học cuối này.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
PHẠM MINH THÀNH
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
PHẠM MINH THÀNH
Trang 5BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét : Vương Quốc Duy
Học vị : Tiến sĩ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Nhiệm vụ trong Hội đồng : Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác : Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ
Tên sinh viên : Phạm Minh Thành
MSSV : C1200143
Lớp : Tài chính – Ngân hàng Liên thông 3 - K38
Tên đề tài : Phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trang 65 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
Trang 7BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét :
Học vị :
Chuyên ngành :
Nhiệm vụ trong Hội đồng : Cán bộ phản biện
Cơ quan công tác : Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ
Tên sinh viên : Phạm Minh Thành
MSSV : C1200143
Lớp : Tài chính – Ngân hàng Liên thông 3 - K38
Tên đề tài : Phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trang 85 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
Trang 9MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản 5
2.1.2 Một số thuật ngữ về hiệu quả 6
2.1.3 Một số khái niệm và đặc điểm nuôi trồng thủy sản của nông hộ 7
2.1.4 Các mô hình nuôi tôm phổ biến 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 12
Trang 10CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 13
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 13
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 13
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 14
3.2 SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA TÔM 19
3.2.1 Tôm sú (Black tiger shrimp) 19
3.2.2 Tôm thẻ chân trắng (White leg shrimp) 23
3.2.3 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm 25
3.3 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NUÔI VÀ BÁN TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 29
3.3.1 Tình hình nuôi và bán tôm trên thế giới 29
3.3.2 Tình hình nuôi và bán tôm ở Việt Nam 32
3.4 HIỆN TRẠNG NUÔI VÀ BÁN TÔM Ở TỈNH CÀ MAU 34
3.4.1 Hiện trạng nuôi và bán tôm 34
3.4.2 Kế hoạch phát triển nghề nuôi tôm 36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH CÀ MAU 37
4.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NUÔI TÔM QUA MẪU ĐIỀU TRA 37
4.1.1 Trình độ học vấn 37
4.1.2 Độ tuổi 38
4.1.3 Kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp 38
4.1.4 Sở hữu đất và quy mô ruộng đất 39
Trang 114.1.5 Số lao động cho hoạt động nuôi tôm 39
4.1.6 Hoạt động hội thảo, khuyến ngư 39
4.1.7 Nguồn tín dụng 40
4.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM Ở 3 ĐỊA BÀN TRÊN TỈNH CÀ MAU 41
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 42
4.3.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng tôm thu hoạch 42
4.3.2 Kết quả phân tích 45
4.3.3 Xét ý nghĩa mô hình và cơ sở kết luận 45
4.3.4 Giải thích ý nghĩa mô hình 45
4.3.5 Xét ý nghĩa của biến độc lập và cơ sở lý luận 46
4.3.6 Các kiểm định cần thiết 46
4.3.7 Kết luận mô hình 47
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 50
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM 50
5.1.1 Thuận lợi 50
5.1.2 Khó khăn 50
5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN 52
5.2.1 Vấn đề quản lý nguồn nước 52
5.2.2 Giải pháp về nguồn vốn 52
5.2.3 Giải pháp về con giống 53
Trang 125.2.4 Giải pháp về kỹ thuật 53
5.2.5 Giải pháp về giá bán ra 56
5.2.6 Giải pháp về cơ sở hạ tầng cho người dân 56
5.2.7 Giải pháp về thị trường các yếu tố đầu vào 56
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
6.1 KẾT LUẬN 58
6.2 KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 13DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
BẢNG 2.1: Tổng hợp tình hình nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau năm 2011 10
BẢNG 2.2 : Tổng hợp cơ cấu chọn mẫu và tỷ lệ mẫu 11
BẢNG 4.1 : Cơ cấu về độ tuổi của chủ hộ 38
BẢNG 4.2 : Số hộ tham gia hoạt động hội thảo, khuyến ngư 40
BẢNG 4.3 : So sánh hiệu quả sản xuất giữa các địa bàn nghiên cứu 41
BẢNG 4.4 : Các biến trong mô hình 44
BẢNG 4.5 :Kết quả hồi quy cho mô hình phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm của nông hộ 45
BẢNG 5.1 :Một số yêu cầu về điều kiện tự nhiên ao nuôi tôm 54
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Trang
HÌNH 2.1: Khung nghiên cứu đề tài 9
HÌNH 4.1 : Trình độ học vấn của chủ hộ 37
HÌNH 4.2 : Số năm kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp của các hộ 39
HÌNH 4.3 : Số hộ tiếp cận nguồn vốn vay 40
Trang 16CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2013 cả nước có 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ Tính tới thời điểm hiện tại diện tích đã thả nuôi 652.612 ha bằng 99,2% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 588.894 ha , nuôi tôm chân trắng là 63.719 ha Sản lượng thu hoạch tôm là 475.854 tấn, trong đó sản lượng tôm sú là 232.853 tấn, tôm chân trắng là 243.001 tấn Giá trị xuất khẩu tôm đặt 2,5 tỷ USD tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước (Theo Báo cáo hội nghị tổng kết nuôi tôm các tỉnh phía Nam)
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nuôi tôm biển được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất và là mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản Trong năm nay, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ và 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước Trong đó, sản lượng và diện tích nuôi tôm sú ở khu vực này chiếm 95%, tôm chân trắng chiếm khoảng 70% về diện tích và 65% về sản lượng (Theo VASEP)
Ngành kinh tế thủy sản là ngành trọng yếu của tỉnh Cà Mau và nuôi tôm nước
lợ ngày càng khẳng định thế mạnh vị trí về giá trị kinh tế, hiệu quả xã hội; nghề nuôi tôm của Cà Mau không ngừng phát triển với nhiều hình thức nuôi như quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, mô hình nuôi kết hợp với rừng ngập mặn, mô hình nuôi tôm luân canh với lúa hoặc luân canh với cá, góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân Diện tích nuôi tôm ở Cà Mau hiện đang dẫn đầu cả nước với 296.551 ha; trong đó, nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi kết hợp với các đối tượng khác Sản lượng đạt 133.500 tấn, trong đó tôm sú đạt 107.500 tấn, tôm thẻ chân trắng 26.000 tấn (Vũ Mưa, 2013) Với nhiều thuận lợi về điều kiện
tự nhiên cũng như tiềm năng về diện tích Thành phố Cà Mau, Huyện Cái Nước và Đầm Dơi là những trọng điểm nuôi tôm chính của tỉnh với nhiều hình thức và mô hình nuôi đa dạng và đây cũng là nơi được Chính phủ thí điểm bảo hiểm để góp phần cải thiện rủi ro trong quá trình nuôi tôm, giảm bớt gánh nặng cho người dân
Ngoài những thuận lợi, nghề nuôi tôm của tỉnh phải đương đầu với những khó khăn và thách thức không chỉ về mặt tài chính, dịch bệnh, thời tiết, con giống,…
mà còn là mối quan ngại về các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và gần đây là các vấn đề tranh chấp thương mại hay rào cản về chất lượng sản phẩm Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để gia tăng diện tích, sản lượng nhưng vẫn đảm bảo về giá trị của nghề nuôi tôm, đảm bảo về giá cả cho các nông hộ hay phát triển bền vững nghềnuôi tôm thương phầm, bên cạnh đó nâng cao đời sống của người dân ở Cà Mau
ngày càng tốt hơn Từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất
về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau”
được thực hiện nhằm phân tích thực trạng nuôi và sản xuất, các ảnh hưởng từ kinh
tế, xã hội, môi trường Từ đó, đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi tôm trên tỉnh Cà Mau
Trang 171.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả sản xuất vềviệc nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau trong năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất trong việc nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôitôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài sản xuất trong việc nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là tỉnh Cà Mau, cụ thể ở các huyện trong vùng ngặp mặn ở tỉnh Cà Mau bao gồm huyện Đầm Dơi, huyện Cái Nước và Thành phố
Cà Mau Đây là những huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh và nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 Vì vậy thu thập số liệu nghiên cứu ở các vùng này mang tính đại diện cao cho đề tài
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập qua các năm 2011, 2012 và 2013
- Các số liệu sơ cấp được thu thập từ ngày 01/03/2014 đến 30/03/2014 tại Thành phố Cà Mau, Huyện Đầm Dơi và Cái Nước
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nuôi tôm công nghiệp tại Thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi và huyện Cái Nước
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong bất kỳ ngành nghề nào, tình hình hiệu quả sản xuất luôn được quan tâm và nghiên cứu nhiều Qua phân tích này có thể nhận ra những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sản xuất tôm, từ đó có thể tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiến hành phân tích Do đó, mảng đề tài này cũng có một số bài nghiên cứu khoa học để tham khảo như:
Đề tài cao học của Nguyễn Xuân Hiền: “Phân tích chuỗi giá trị tôm càng xanh tỉnh An Giang” với nội dung phân tích chuỗi giá trị tôm càng xanh, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn mà các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị đang gặp phải Tác giả đã sử dụng mô hình Probit để xem nông hộ nuôi tôm có lợi nhuận hay không và mô hình Tobit để biết mức lợi nhuận đạt được của nông hộ bị ảnh hưởng như thế nào từ các biến và cách phân tích hiệu quả sản xuất thông qua tỷ suất lợi nhuận đạt được của hộ nuôi tôm càng xanh ở các biến như giá bán đầu ra, sản lượng thu hoạch được, chi phí tôm giống, chi phí cải tạo, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú
Trang 18y, chi phí khác như điện, lãi vay, lao động gia đình Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được nông hộ là người có lợi nhuận bình quân thấp nhất, lại gặp rủi ro nhiều nhất trong suốt thời gian nuôi Đề tài là tài liệu tham khảo có hiệu quả đối với tác giả cho việc phác họa kênh tiêu thụ sản phẩm căn bản của nông hộ nuôi tôm tỉnh Cà Mau.
Đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình NPT của Nguyễn Quốc Nghi:
“Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm tỉnh Hậu Giang” Tác giả đã phân tích được tình hình sản xuất thực tế của nông hộ trồng khóm ở Hậu Giang, phác họa lên kênh phân phối có hiệu quả với mục tiêu nhìn nhận từ thực tế sản xuất nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu đáp ứng được sản lượng lớn sản phẩm khóm cần thiết cho tiêu thụ bằng cách kết hợp các chiến lược trong tình hình sản xuất và tiêu thụ của ma trận SWOT Phương pháp sử dụng trong
đề tài: Phân tích thống kê mô tả được dùng để đánh giá thực trạng ngành nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh và đánh giá tính bền vững về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường Phân tích ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài và phân tích ma trận kết hợp SWOT Với ma trận SWOT được tham khảo trong đề tài này đã tạo tiền đề cho việc
đề xuất một số giải pháp trong sản xuất tôm của tỉnh Cà Mau có hiệu quả hơn
Đề tài nghiên cứu khoa học, của Đặng Hoàng Xuân Huy: “Đo lường hiệu quảlợi nhuận cho các ao nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Phú Yên” Tác giả đã phân tích các yếu tố để tối thiểu hóa các chi phí đầu vào và tối đa hóa đầu ra trong điều kiện các yếu tố đầu vào có sẵn trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu và phương pháp phân tích màng dữ liệu Tác giả sử dụng các biến đầu vào như số lượng thức ăn, số lượng con giống và các biến đầu ra như sản lượng thu hoạch được với giá bán vì hiệu quả lợi nhuận được hiểu là tối thiểu hóa các chi phí đầu vào mà không làm giảm sút đến yếu tố đầu ra và tối đa hóa đầu ra trong điều kiện các yếu tố đầu vào có sẳn trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất Với việc phân tích hiệu quả lợi nhuận này đã giúp cho đề tài của tác giả phân tích các yếu tốảnh hưởng đến việc tối đa hóa đầu ra và đầu vào trong sản xuất tôm làm nâng cao hiệu quả tài chính cho người nuôi tôm hiện nay
Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (2012) nghiên cứu về vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng Bằng sông Cửu Long Mục tiêu của bài viết được thực hiện thông qua phương pháp phân tích hai bước logic Thứ nhất, hàm Probit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ Giá trị dựbáo của từng hộ sẽ là điểm số của hộ Thứ hai, sự khác biệt của nông hộ vay vốn và không vay vốn dựa trên các tiêu chí sẽ được thực hiện thông qua phương pháp so sánh cặp Tác giả đã chỉ ra các biến: giới tính, độ tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, dân tộc của hộ, số người trong gia đình, tỷ lệ số người phụ thuộc trong hộ, tổng diện tích đất, tổng tài sản của hộ mỗi biến có sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ khác nhau Kết quả cho thấy rằng, nông hộ có vay vốn sẽ có điều kiện tốt hơn để gia tăng thu nhập, tăng giá trị tài sản, tăng chi tiêu cho giáo dục
và chi tiêu cho thực phẩm hơn là hộ không vay vốn Điều này ngụ ý rằng việc tiếp cận tín dụng có thể giảm tỷ lệ nghèo đói ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long – Việt
Trang 19mô hình phân tích, khi hộ nông dân tiếp cận tín dụng sẽ làm gia tăng sản lượng nuôi tôm của mình hơn mà không cần sử dụng vốn từ những nguồn phi chính thức với lãi suất cao, giúp tỉ lệ người nghèo giảm xuống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Nguyễn Trung Chánh, tác giả nghiên cứu ngành ngành hàng tôm sú sinh thái
ở tỉnh Cà Mau năm 2008, đề tài sử dụng các phương pháp cho từng mục tiêu cụ thểnghiên cứu Tác giả phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính và nhận thức của các nhóm tác nhân chủ yếu tham gia ngành hàng tôm sú bao gồm cả tôm sú sản xuất theo kỹ thuật thông thường và tôm sú sinh thái ở Cà Mau Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm góp phần cải tiến quy trình kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân để phát triển ngành hàng tôm sinh thái nói riêng và tôm
Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thu Thủy, tác giả trình bày nghiên cứu về hàm sản xuất, ứng dụng trong hoạt động nuô tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Hai dạng hàm cơ bản Cobb-douglas và Translop được tác giả giới thiệu và
sử dụng trong ước lượng, kết quả hàm Translop là dạng hàm phù hợp với dữ liệu nghiên cứu Tác giả thống kê các nhân tố tác động (Số lượng giống, lượng thức ăn, lượng hóa chất, lượng nhiên liệu, lao động, chi phí khác) đến sản lượng nuôi được xác định và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện qua hệ số co giãn Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số gợi ý điều chỉnh hoạt động nuôi tôm cho các hộ nuôi tại huyện Bình Đại nhằm nâng cao sản lượng tôm thu hoạch
Trang 20CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản
2.1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Là thuật ngữ dùng để chỉ việc nuôi, trồng tất cả sinh vật có trong môi trường nước Tuy nhiên, cũng có thể hiểu nuôi trồng thủy sản là tất cả những tác động của con người có ảnh hưởng tới sinh vật và môi trường sống của sinh vật (Theo FAO)
Là hoạt động lấy đối tượng tác động là những sinh vật sống trong môi trường nước để tạo ra sản phẩm phục vụ con người Nuôi trồng thủy sản mang nhiều điểm giống với sản xuất nông nghiệp, tính mùa vụ của nuôi trồng thủy sản cũng thể hiện rất rõ rệt (Theo FAO)
2.1.1.2 Đặc điểm chung của ngành nuôi trồng thủy sản
Sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và đặc điểm sinh học của đối tượng khai thác hay nuôi trồng Một số đặc điểm của NTTS
và nông nghiệp nói chung gồm:
- Thứ nhất, đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được Diện tích NTTS là có giới hạn, vị trí là cố định nhưng sức sản xuất thì không có giới hạn Nếu quản lý tốt, khai thác, sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai và diện tích mặt nước giữ được chất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu Mặt khác, đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng, do khác nhau về cấu tạo thổ nhưỡng, vị trí địa lý và địa hình nên độ phì nhiêu, màu mỡ của đất giữa các vùng là khác nhau Vì vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng diện tích đất phải quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý nhằm đạt hiệu quảtrên cả ba mặt: pháp chế, kỹ thuật và kinh tế Về mặt pháp chế, phải quản lý chặt chẽcác loại đất đai, diện tích mặt nước có khả năng NTTS, phân vùng, quy hoạch đưa vào sản xuất theo hướng thâm canh và chuyên canh Về mặt kỹ thuật, cần xác định đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng, quan tâm đến việc cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, diện tích mặt nước Về mặt kinh tế, tăng cường biện pháp quản lý,
sử dụng nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả trên đơn vị canh tác
- Thứ hai, đối tượng sản xuất là cơ thể sống nên các đặc điểm về mặt sinh học
là rất quan trọng đối với việc vận hành và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của con người phải phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của đối tượng sản xuất mới có thể thu được năng suất
và sản lượng cao Do đó, quá trình sản xuất phải kết hợp cả yếu tố con người và tựnhiên, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao năng suất các đối tượng NTTS như: nâng cao chất lượng con giống, quản lý tốt các yếu tố môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao
- Thứ ba, Sản xuất mang tính mùa vụ rất cao do ảnh hưởng của thời tiết, vì vậy cần chú ý tới hiệu quả của việc cung cấp và tiêu thụ theo thời gian Những biểu
Trang 21hiện chủ yếu của tính thời vụ trong NTTS là: mỗi đối tượng nuôi có các giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới từng đối tượng cũng khác nhau: cùng đối tượng nuôi nhưng ở những vùng có điều kiện thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau Ngoài ra, do NTTS mang tính thời vụ cao nên thời gian lao động không hoàn toàn trùng khớp với thời gian sản xuất, vì vậy cần chú ý tới việc quản lý và đánh giá ở từng khâu công việc.
- Thứ tư, nuôi trồng thủy sản mang tính rủi ro rất cao do nhiều yếu tố tác động như: rủi ro về thời tiết, rủi ro về chất lượng giống, rủi ro về môi trường, rủi ro
về vốn, rủi ro từ bên ngoài Cho nên cần phải có biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ở mức thấp nhất như chọn nuôi đúng thời vụ, chọn giống nuôi đạt tiêu chuẩn, thường xuyên cải tạo môi trường nuôi, chuẩn bị vốn đầu
tư cho từng vụ nuôi, dự báo rủi ro do tác động bên ngoài để chuẩn bị pḥng ngừa
2.1.2 Một số thuật ngữ về hiệu quả
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người Hiệu quảbao gồm các loại như:
- Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, đây là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội
- Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả xã hội nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, tạo công ăn, việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, hạn chế tệ nạn
xã hội trong nông dân
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng
là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất với nhau
- Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sửdụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Nó được xem là một phần của hiệu quả kinh tế Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kĩ thuật
- Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất – kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp Hiệu quảtài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế
Trang 222.1.3 Một số khái niệm và đặc điểm nuôi trồng thủy sản của nông hộ
2.1.3.1 Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân hay thường gọi là nông hộ, bao gồm một nhóm người có cùng huyết thống hoặc có quan hệ huyết thống sống chung một mái nhà, các thành viên cùng hoạt động và tạo ra nguồn thu nhập, đây là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất với mục đích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ (Theo BộNN&PTNT)
Nông hộ thường làm nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp Việc sản xuất hàng hóa của hộ chủ yếu dựa vào các thành viên được xem là khoảng thu nhập cho nông hộ Quá trình sản xuất hộ liên quan đến việc chuyển đổi các loại hàng hóa trung gian, thành hàng hóa hoàn hảo Hộ thường sử dụng vốn và các công cụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động Vì vậy, tổng giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của hộ (Theo Bộ NN&PTNT)
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể cho mọi quan hệ sản xuất
Hộ nông dân ở nước ta giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp Đặc điểm của hộ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là gắn bó tính chất truyền thống của cả hai mặt vật chất và tinh thần, có lợi cùng hưởng và có khó khăn cùng gánhvác chia sẻ (Theo Bộ NN&PTNT)
2.1.3.2 Các nguồn lực trong hộ
a) Vốn: Được xem như là một yếu tố nhập lượng bao gồm tất cả các trang thiết
bị, máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất Hơn nữa vốn còn được thể hiện thông qua sản phẩm của những hoạt động sản xuất trước đó, mà liên quan đến hoạt động sản xuất hiện tại Nhìn chung, vốn được sử dụng kết hợp với các yếu tố nhập lượng khác như lao động, năng lượng và những nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm cụ thể nào đó
Vốn được đo bằng giá trị mà chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất và được xem như một thứ hàng hóa Vì vậy trong mỗi giai đoạn sản xuất sẽ xuất hiện một số chi phí liên quan đến việc sử dụng vốn như chi phí khấu hao máy móc thiết
bị và các khoản chi phí mang tính thời kỳ cho việc sử dụng các nguồn lực như lãi suất
b) Lao động: Là một nguồn lực cần thiết trong bất kỳ hoạt động nào trong xã hội nói chung cũng như trong nền kinh tế nói riêng Phạm vi tham gia của lao động vào trong các hoạt động sản xuất nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề cụ thể cũng như đòi hỏi người lao động phải đáp ứng trình độ nhất định
Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc đo lường giá trị của lao động là xuất phát từ sự khác nhau về chất lượng lao động của cá nhân khác nhau Nhìn chung, với chất lượng lao động khác nhau thì sẽ tương ứng với mức tiền lương khác nhau, và xuất hiện khái niệm gọi là nguồn nhân lực Vì vậy, khoảng thu nhập
Trang 23của người lao động phải được bao gồm khoản thanh toán cho việc sử dụng lao động
và khoản thu nhập đối với nguồn nhân lực
Những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo và trang thiết bị trong quá khứ sẽtrở thành yếu tố để xác định năng suất công việc hiện tại nhưng đòi hỏi những kiến thức này phải được cập nhật trong suốt quá trình làm việc, nhằm tránh trường hợp kiến thức không phù hợp với thực tế
c/ Đất đai: Là một trong ba nguồn lực sản xuất, giống như lao động, đất đai cũng là một nguồn lực đầu vào không đồng nhất Chất lượng đất khác nhau phụthuộc vào vị trí đặc điểm về địa lý,… Vì vậy, có sự chênh lệch về thanh toán cho việc sử dụng đất trong quá trình sản xuất, bao gồm chi phí thuê đất để sản xuất Hơn nữa, chất lượng của đất cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả, năng suất của công nghệ được áp dụng trong sản xuất
2.1.3.3 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản của nông hộ
Nông hộ thường nuôi trồng thủy sản với mục đích phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân họ và gia đình họ Nông hộ thường có xu hướng nuôi trồng hay sản xuất ra cái gì họ cần, khi nuôi trồng hay sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra đểtrao đổi trên thị trường
Nuôi trồng hay sản xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào ruộng đất, ao hồ và trình độ sản xuất còn mang tính thủ công, khai thác tự nhiên chưa triệt để và khảnăng canh tác còn lạc hậu
Chủ hộ thường là cha hoặc mẹ hay ông bà, cho nên họ vừa là người chủ gia đình vừa là người tổ chức sản xuất, nuôi trồng Do đó, việc tổ chức nuôi trồng của nông hộ có nhiều ưu điểm và mang tính đặc thù cao
2.1.4 Các mô hình nuôi tôm phổ biến
Hiện nay ở các tỉnh ven biển Miền Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng
có 4 mô hình nuôi tôm phổ biến: Quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh (nuôi công nghiệp)
Nuôi quảng canh: Là hình thức nuôi với mật độ thả thấp, giống thả lan mật độthả từ 1- 4 con/m2 không sử dụng thức ăn công nghiệp, thường nuôi ghép với tôm cá
tự nhiên và năng suất rất thấp khoản dưới 0,5 tấn/ha/năm Tuy nhiên năng suất thấp nhưng chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm (Lê Khánh Linh, 2013)
Nuôi quảng canh cải tiến: Đây là hình thức nuôi truyền thống, với mật độ thảgiống thấp, từ 4 - 6 con/m2 Tôm giống có thể là tôm nhân tạo hay tôm tự nhiên kết hợp cùng với các loại thủy sản khác như cua biển, cá tôm sinh sống chủ yếu bằng nguồn thức ăn tự nhiên, được bổ sung thức ăn tươi hay thức ăn công nghiệp nhưng không thường xuyên Tôm được nuôi trong diện tích lớn, nuôi kết hợp tôm - lúa hay tôm - rừng, năng suất không cao, nhưng hiệu quả, ít rủi ro do chi phí đầu tư thấp Quy mô đầm nuôi thường 2-5 ha, năng suất đạt 0,5-0,8 tấn/ha/vụ (Lê Khánh Linh, 2013)
Trang 24Nuôi bán thâm canh (là mô hình nuôi bán công nghiệp): là hình thức nuôi bằng con giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu, đồng thời kết hợp sửdụng một phần thức ăn trong tự nhiên có trong ao nuôi và thức ăn tươi như hến Hệthống ao nuôi được đầu tư máy móc, thiếu bị, như điện, thủy lợi, hệ thống kênh mương thuận lợi cho cấp thoát nước chủ động, có hệ thống xử lý và kiểm soát môi trường nước như hệ thống máy bơm nước, máy sục khí, hệ thống quạt Diện tích ao nuôi từ 0,5 - 5 ha và có độ sâu của nước từ 1,2 - 1,4m Mật độ giống thả từ 10 - 20 con/m2 và năng suất đạt từ 1 – 3 tấn/ha/vụ (Lê Khánh Linh, 2013).
Nuôi thâm canh (là mô hình nuôi tôm công nghiệp): Là loại hình cần đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật của ngư dân cao, nhiều kinh nghiệm thực tế Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp là chủ yếu (hệ thống ao, thủy lợi, giao thông, điện, nước, trang thiết bị, ) được đầu tư đầy đủ, có thể chủđộng với các yếu tố môi trường nước ao nuôi Quy mô ao nuôi thường từ 0,5-1 ha, tốt nhất là 1 ha/ao Mật độ thả giống vào khoảng 25-40 con/m2 và năng suất đạt từ3-5 tấn/ha/vụ trở lên (Lê Khánh Linh, 2013)
Từ những cơ sở lý luận trên và cùng với các yếu tố có liên quan đến thu nhập nông hộ đưa vào xem xét, khung nghiên cứu của đề tài được xây dựng như sau:
Hình 2.1: Khung nghiên cứu đề tài
Thu thập số liệu
Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, trung bình, hồi quy đa biến
Phân tích thực trạng nuôi tôm
công nghiệp tại địa bàn
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của nông hộ tại địa bàn
Cơ sở đề xuất giải pháp
Trang 252.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn chính như sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến ngư huyện, tỉnh
Cà Mau và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc tỉnh Cà Mau và một số cơ quan ban ngành trong tỉnh và các báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 - 2020, các văn bản có liên quan đến các chính sách của Chính phủ và địa phương liên quan đến việc phát triển ngành thủy sản qua các năm, các đề án và một số tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu
- Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến nuôi tôm công nghiệp
- Thông tin từ các website, báo chí, có liên quan đến nuôi tôm công nghiệp
- Niên giám thống kê các năm 2010, 2011 và 2012 của tỉnh Cà Mau
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Để đảm bảo thông tin, mang tính đại diện cao cho vấn đề cần nghiên cứu tác giả thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ nuôi tôm công nghiệp trong vùng ngặp mặn ở tỉnh Cà Mau thông qua bảng câu hỏi
Tỉnh Cà Mau gồm có 9 đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện và một Thành Phố, nhưng chỉ tập trung nuôi tôm công nghiệp chủ yếu ở 6 huyện và Thành Phố Cà Mau, 2 huyện còn lại là nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau năm 2011
DT nuôi (ha)
Số hộ nuôi
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Trang 26Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp ngẫu nhiên phân tầng Cách chọn mẫu này có độ tin cậy cao cho nghiên cứu Phân tầng theo đối tượng nghiên cứu và vùng nghiên cứu, cụ thể:
- Phân tầng đối tượng nghiên cứu: chủ yếu là các nông hộ nuôi tôm công nghiệp trong vùng ngặp mặn, số hộ được phỏng vấn là 180 hộ;
- Phân tầng vùng nghiên cứu: Thực tế khảo sát 180 hộ như sau: ở huyện Đầm Dơi 60 hộ (chọn 3 xã ); TP.Cà Mau 60 hộ (chọn 03 xã); huyện Cái nước 60 hộ (chọn
Xác định kích thước mẫu nghiên cứu theo công thức sau:
N
n =
1+ Ne2 (Theo Cochran)Trong đó :
N : là mẫu tổng thể vùng nghiên cứu
n : số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu
e : là sai số lấy mẫu
Nếu sai số lấy mẫu cho phép là 10% và N = 1.376 hộ (theo số liệu năm 2011 của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau thì vùng nghiên cứu tổng thể có 1.376 hộ)
Áp dụng công thức trên, ta có :
n = 1.376 / ( 1+ 1.376 x 0,12 ) = 93,22 Vậy, với sai số 10% thì kích thước mẫu nghiên cứu cần khảo sát là 100 hộ Tuy nhiên, thực tế số mẫu nghiên cứu điều tra thực tế trong luận văn này là 180 hộ,
do đó số mẫu này đủ lớn để đại diện cho tổng thể
Trang 272.2.2 Phương pháp phân tích
Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, để tiến hành phân tích số liệu, tác giả sử dụng một
số phương pháp sau:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng
hiệu quả sản xuất trong việc nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Mục tiêu 2: Dựa trên nội dung cơ sở lý luận được trình bày ở trên và nguồn
số liệu sơ cấp thu được từ nông hộ nuôi tôm công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, đểgiải quyết mục tiêu đã đề ra thì tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tôm công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
Mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích ở mục tiêu (1) và (2) để đề ra các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Cà Mau
Trang 28CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu bao gồm đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội, các đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Nó góp phần quyết định đến việc thành công hay thất bại của hoạt động nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên
300 năm, diện tích tự nhiên 5.294,87 km2, dân số năm 2012 là 1.219.128 người
Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8030' – 9010' vĩ Bắc và 104080' – 10505' kinh Đông Điểm cực Đông tại 105024' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi Điểm cực Nam tại 8033’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển Điểm cực Tây tại 104043' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển Điểm cực Bắc tại 9033' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang
Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km Đường biển của
Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ biển Đông và 147 km bờ biển Tây Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á
3.1.1.2 Địa hình, khí hậu
Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa
Trang 29ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm Độ ẩm trung bình năm
là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C Năm 2014, nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 200C (tháng 1) (trước đó vào tháng 12 năm
2013 đã xuống còn 180C) Nhiệt độ cao nhất là 330C khi đang trong mùa khô vào tháng 1 năm 2013
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Kinh Tế
Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng xuất phát điểm về kinh tế
-xã hội rất thấp kém Kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷtrọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng 16,96%, dịch vụ 19,64% Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân Sau 15 năm tái lập (1997 - 2011), Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,78 lần, năm
2011 đạt 1.220 USD Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2011 cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 38,18%, công nghiệp tăng lên 37,22%, dịch vụ 24,61% Qua năm 2012 cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản 38,00%, công nghiệp và xây dựng 36,40%, dịch vụ 25,60%
a) Thủy sản
Sản xuất thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh Cà Mau, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân ở các vùng ven biển và nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, góp phần đem lại cho tỉnh mỗi năm hàng trăm triệu đô
la, đưa Cà Mau trở thành tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất cả nước, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh năm 2012 khoảng 296.551
ha Trong đó, diện tích nuôi tôm khoảng 266.600 ha, còn lại là diện tích nuôi trồng thủy sản
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 1997 đạt 8,2 triệu đồng/ha, năm 2000 đạt 15 triệu đồng/ha, năm
2005 đạt 26,4 triệu đồng/ha và năm 2011 ước đạt 47,2 triệu đồng/ha, tăng 4,8 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm
Diện tích nuôi tôm công nghiệp khoảng 5.448 ha Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2013 ước đạt 440.000 tấn Trong đó sản lượng tôm 148.000 tấn
Diện tích nuôi cá đồng trên 28.000 ha, chủ yếu là cá lóc, cá rô, cá bổi Đây
là những loại thủy sản truyền thống của địa phương
b) Nông nghiệp
Trang 30Sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thếmạnh về lúa ở vùng trọng điểm lúa để đảm bảo an ninh lương thực vừa chuyển đổi một phần đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất những năm qua, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và một phần nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường.
Do chuyển đổi một phần diện tích đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản nên những năm qua diện tích các loại cây trồng của tỉnh Cà Mau giảm mạnh Năm 2012 đạt khoảng 124.866 ha Trong đó, diện tích lúa – tôm kết hợp khoảng 39.000 ha Năng suất bình quân đạt 4,2 tấn/ha Tổng sản lượng lúa năm 2012 đạt 555.000 tấn Với sản lượng này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu lương thực trong tỉnh, góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường đểphát triển kinh tế
Những năm gần đây Cà Mau đã triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tôm - lúa Cà Mau năm 2009 - 2012 và định hướng đến 2015", góp phần nâng cao sản lượng lúa và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản Giá trị sản xuất tạo ra trên 1 ha đất trồng trọt tăng khá, năm 2011 ước đạt 20,2 triệu đồng/ha, tăng 3,4 lần so với năm 1997, tăng bình quân 11,2%/năm
Lúa chiếm phần lớn diện tích cây hàng năm của tỉnh, sau sự sụt giảm diện tích canh tác do chuyển dịch cơ cấu sản xuất (theo Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp), tỉnh Cà Mau đã chuyển một diện tích lớn đất trồng lúa và cây trồng khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản), từ năm 2005 đến nay diện tích canh tác lúa của tỉnh tương đối ổn định so với thời kỳ 1997 - 2004
Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, bền vững đã và đang được nhân rộng như nuôi kết hợp nhiều loài thủy hải sản trên cùng một diện tích, nuôi cá đồng dưới tán rừng, nuôi cá hồ ao, nuôi luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, trồng hoa màu sau thu hoạch lúa…
Hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn Tổng đàn heo năm 2012 ước đạt 270.000 con, đàn gia cầm ước đạt 1.850.000 con Hiện nay, có 18 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: tính bền vững trong sản xuất chưa cao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, hoạt động chăn nuôi còn mang tính chất nhỏ
lẻ, quy mô hộ gia đình, mô hình nuôi trang trại quy mô lớn còn ít, từ đó làm cho kết quả sản xuất của ngành còn thấp so với tiềm năng, thị trường tiêu thụ của tỉnh
c) Lâm nghiệp
Trang 31Đến năm 2012, Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước Trong
đó, rừng tự nhiên 9.179 ha, rừng trồng 94.544 ha Cà Mau có 3 loại rừng chính:
- Rừng ngập mặn (rừng đước) có diện tích gần 69.000 ha Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân
- Rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh) có tổng diện khoảng 35.000 ha Tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình
- Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc có trên
710 ha rừng, với nhiều loại gỗ quý và động vật sinh sống dưới tán rừng.Hàng năm, rừng Cà Mau khai thác được từ 120.000 đến 150.000 m³ gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ gia dụng, ván ép, ván dăm, gỗ ghép, than viên nén Công tác khai thác, chế biến lâm sản được được tỉnh chú trọng và quan tâm đầu tư Lâm ngư trường Sông Trẹm (nay là Công TNHH một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ) sản xuất và cung ứng cho thị trường trên 20 mặt hàng gỗ gia dụng và 4.000 sản phẩm gồm các mặt hàng như bàn ghế văn phòng, nhà hàng, trường học, nội thất gia đình cùng nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Hiện nay, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư trồng rừng (chủ yếu là keo lai); xây dựng 2 nhà máy chế biến gỗ và than viên nén xuất khẩu tại xã Hồ Thị
Kỷ, huyện Thới Bình và xã Khánh An, huyện U Minh
Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên của rừng, tỉnh chú trọng bảo vệ các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu Ramsar, khu bảo tồn, rừng phòng hộ Tỉnh đã thực hiện cơ chế mới về quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo hướng giao đất, khoán rừng đến hộ gia đình Đối với rừng tràm, rừng đước chuyển từ khai thác sang chăm sóc, tỉa thưa, bảo vệ, trồng mới
Trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bền vững và
ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên rừng dự trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, từng bước tăng tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu nông – lâm Trước mắt, tỉnh Cà Mau hợp tác với các nhà đầu tư trồng 25.000 ha rừng (chủyếu là keo lai và tràm cừ) tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ Qua đó, nhằm tạo điều kiện cho chủ rừng chủ động trong việc ký kết hợp đồng hợp tác đầu
tư trồng rừng, quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng và khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của tỉnh
d) Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ khá cao, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế Công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 17.390 tỉ đồng, tăng 11,4% so với năm 2011
Tỉnh đã đầu tư 225 tỷ đồng để thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn Năm 2009 đã đưa điện về đến 100% các ấp, khóm trong tỉnh Tỷ lệ hộ sử dụng điệnđạt 95,6%
Trang 32Công nghiệp chế biến của tỉnh chủ yếu nâng cao chất lượng Sản phẩm ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy chế biến đã tiếp cận được những thịtrường là chế biến thủy hải sản trong những năm gần đây đã được đầu tư đổi mới công nghệ, tăng công suất chế biến, khó tính như Mỹ, Nhật, Úc, EU…Sản lượng chếbiến thủy sản năm 2012 đạt 97.500 tấn Trong đó, tôm đạt 88.000 tấn.
Cà Mau đang đẩy mạnh chương trình khuyến công nhằm phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp nông thôn và tận dụng nguyên liệu từ sản xuất nông – lâm nghiệp
Cà Mau còn có Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ởĐồng bằng sông Cửu Long và thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong khu vực Năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 100.000 tấn/năm
Tỉnh Cà Mau có 04 khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp Khánh An, Khu công nghiệp Hòa Trung, Khu công nghiệp Năm Căn, Khu công nghiệp Sông Đốc;
03 cụm công nghiệp gồm phường 8, Tân Xuyên và Cụm công nghiệp khí – điện –đạm Cà Mau do Tập đoàn dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư trên 2 tỉUSD Trong đó, gồm công trình ống dẫn khí PM3 – Cà Mau, công suất 2 tỉ mét khối/năm; 02 Nhà máy ðiện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, với tổng công suất 1.500MW
và Nhà máy đạm công suất 800.000 tấn/năm
Ngoài ra, Cà Mau cũng tích cực tham xây dựng vùng tam giác phát triển Cần Thơ – Cà Mau – Kiên Giang, góp phần phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong những năm tới
Hiện nay, ngoài việc áp dụng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư theo quy định chung của Nhà nước, tỉnh Cà Mau còn có một số cơ chế và chính sách riêng của địa phương nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào Cà Mau như công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, ưu đãi về vay vốn kinh doanh, ưu tiên chọn mặt bằng cùng nhiều ưu đãi khác; chính sách đầu tư công bằng, minh bạch
3.1.2.2 Xã hội
a) Dân số - Lao động
Đến 31/12/2012 dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.128 người, xếp vị trí thứ 8 và bằng 7,01% dân số vùng ĐBSCL, bằng 1,37% dân số cả nước; mật độ dân số 230 người/km2, mật độ dân số tỉnh Cà Mau thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL, bằng 53,34% mật độ dân số vùng ĐBSCL và bằng 86,92% mật độ dân số cả nước Trong đó:
- Dân số thành thị Cà Mau 263.124 người, chiếm 21,58% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 7 và chiếm 6,29% dân số thành thị vùng ĐBSCL Tỷ lệ dân số sống ởthành thị của Cà Mau thấp hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân sốsống ở thành thị 22,84%)
- Dân số nông thôn Cà Mau 956.004 người, chiếm 78,42% dân số của tỉnh,
Trang 33nông thôn của Cà Mau cao hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân sốsống ở nông thôn 77,16%).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Cà Mau giai đoạn 2009 - 2012 có xu hướng tăng Năm 2009 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 10,40%, đến năm 2012 tỷ lệtăng dân số tự nhiên của tỉnh là 12,50%
- Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh thời điểm 01/7/2012 là 670.448 người Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo, đạt mức trung bình của vùng Tạp quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau được tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, trồng lúa
b) Dân tộc
Dân cư sinh sống tại Cà Mau có khoảng 20 dân tộc, trong đó có 03 dân tộc chính gồm Kinh - Khmer và Hoa Đến ngày 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người Kinh chiếm đại đa số với 1.166.131 người, chiếm 96,66 %, sống ở hầu hết các nơi trong vùng, kế đến là người Khmer có 33.439 người, chiếm 2,74%, chủ yếu sinh sống tập trung ở xung quanh những ngôi chùa tạo thành các sóc (xóm) người khmer
và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản và mua bán nhỏ Người Hoa có 9.418 người, chiếm 0,77%, sống tập trung phần lớn vẫn
là vùng đất đô thị, sinh sống chủ yếu bằng nghề mua bán Các dân tộc khác khoảng 10.140 người, chiếm 0,83% dân số của tỉnh và sống rải rác khắp nơi trên địa bàn tỉnh Đồng bào các dân tộc trong tỉnh Cà Mau đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng nhưng luôn đoàn kết, hòa quyện với nhau, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc
Đến nay, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có bước phát triển đáng kể Nhiều hộ được cấp đất sản xuất, tặng nhà ở, cung cấp nước sạch, học sinh được cử tuyển Kết cấu hạ tầng nhất là về điện nông thôn, đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống cung cấp nước sạch…được đầu tư xây dựng Các nơi sinh hoạt văn hóa, lễ hội cộng đồng được quan tâm giải quyết Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân mỗi năm từ 3-4%/năm
c) Giáo dục
Công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục - đào tạo được đầu tư nâng cấp và mở rộng, chất lượng giáo dục - đào tạo học sinh theo ngành học, bậc học đều có chuyển biến tích cực; tình trạng học sinh bỏhọc do giao thông đi lại khó khăn đã được khắc phục, ngoài ra, tỉnh đã ban hành đề
án xây dựng 1.588 cầu giao thông nông thôn và hỗ trợ tiền đò cho học sinh nghèo nông thôn từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh nói riêng
Trang 34d) Y tế
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân những năm gần đây có bước phát triển tích cực, cơ sở vật chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh được các cấp quan tâm đầu tư nâng cấp và mở rộng Tỉnh đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa tỉnh, với quy mô 500 giường, góp phần hạn chế tình trạng quá tải và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của cho nhân dân Bệnh viện sản nhi tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động đã góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đến nay 100% xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trạm y tế; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh trung học và y sĩ sản nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động, đến cuối năm 2012 bình quân 6,6 bác sĩ/10.000 dân, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ Công tác xã hội hoá y tế đạt được nhiều kết quả, nhiều phòng khám đa khoa tư nhân hoạt động
có hiệu quả, góp phần tích cực cùng hệ thống y tế Nhà nước chăm sóc sức khoẻngười dân
3.1.2.3 Hệ thống giao thông
Tỉnh Cà Mau có quốc lộ 1A và quốc lộ 63 nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh
380 km và thành phố Cần Thơ 180 km Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh
Về phía hàng không thì Cà Mau có sân bay Cà Mau, với chuyến bay từ Cà Mau đến Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian
đi lại Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thểkhôi phục và đưa vào sử dụng Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm
3.1.2.4 Sông ngòi – Thủy văn
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đan xen nhau như mạng nhện, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn, mực nước sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền như các sông: Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Đầm Dơi, Cái Tàu, Trèm Trẹm…Tổng chiều dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất thuận tiện cho vận tải, giao thông đường thủy
Chế độ thủy triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độbán nhật triều không đều biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cường và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém
3.2 SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA TÔM
3.2.1 Tôm sú (Black tiger shrimp)
Trang 35Tôm gồm các bộ phận:
- Chủy: cứng, có răng cưa Phía trên chủy có 7-8 răng, dưới chủy có 3 răng
- Mũi khứu giác và râu: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
- 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
- 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
- Cặp chân bụng: bơi
- Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp
- Bộ phận sinh dục phía dưới bụng
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2,
lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5 Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở
ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3 Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ởđôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm
3.2.1.2 Phân bố
Phạm vi phân bố rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985) Nh́n chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam
Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ
vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn
3.2.1.3 Chu kỳ sống của tôm sú
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú:
Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột
vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn
+ N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm
+ N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
+ N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
+ N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
Trang 36+ N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm
Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2
lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh
+ Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt.+ Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy
+ Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng
Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước,
đầu đi sau
+ M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại
+ M2: dài khoảng 4.0mm
+ M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng
thứ 8 trở đi Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh
ở cơ quan sinh dục phụ Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉkhi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh Thường dựa vào trọng lượng
để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên
Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộxác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn
Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ200.000- 600.000 trứng
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻđược 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii) Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10
Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái khoảng 2 năm
3.2.1.4 Tập tính ăn
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng Tôm sống ngoài tự nhiên ăn
Trang 3785% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày
3.2.1.5 Khả năng thích nghi với môi trường
a) Nền đáy
Nền đáy thủy vực có ảnh hưởng khá lớn đối với sự phân bố của các loài tôm trong tự nhiên Một số loài thích nền cát, cát bùn, thủy vực nước trong có độ mặn cao như tôm sú, tôm rằn, tôm he Nhật, tôm gậy, tôm chì, các loài này thường có màu sắc đa dạng Và nhiều vân màu, xen kẻ trên thân, trong khi đó có một số loài thích thủy vực rộng, nền đáy bùn, bùn cát, có nồng độ muối tương đối thấp như tôm thẻ, tôm đất, tép bạc, các loài này thường có màu không rực rỡ, (ngoại trừ một sốloài như tôm sắt, tôm giang, )
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm, khi nhiệt độ trong nước thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ nh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể (biểu hiện bên ngoài là sự ngừng bắt mồi, ngưng hoạt động và nếu kéo dài thời gian có nhiệt độ thấp tôm sẽ chết) Khi nhiệt độquá giới hạn chịu đựng kéo dài thì tôm bị rối loạn sinh lý và chết (biểu hiện bên ngoài là cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm yên, ngừng ăn, tăng cường hô hấp)
Các loài tôm khác nhau có sự thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ khác nhau, khả năng thích ứng này cũng theo các giai đoạn phát triển của tôm trong vòng đời, Tôm con có khả năng chịu đựng về nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành
Bình thường ở nhiệt độ 280C sú lớn tương đối chậm, ở nhiệt độ 300C tôm sú lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc các dịch bệnh như bệnh MBV (Monodon Baculor Virus) Nhiệt độ tối ưu cho tôm sú phát triển tại các vùng ao hồ nhiệt đới 280C –
300C
Khi nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam
có thể nuôi tôm sú quanh năm trong khi Miền Bắc chỉ nuôi tôm sú trong mùa nóng
c) Nồng độ muối
Tôm sú là một loài rộng muối, sống được ở độ mặn 1 – 2 %0 và cả ở biển Tôm thích hợp nhất cho sự tăng trưởng ở độ mặn từ 15 – 20 %o Độ mặn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng của tôm
d) pH
pH của nước thường biến động theo tính chất môi trường nước và nền đáy thủy vực, trong tự nhiên tôm thích nghi với pH biến động từ 6.5- 8.5, trên hoặc dưới giới hạn này sẽ không có lợi cho sự phát triển của tôm, pH thích hợp cho hoạt động của Tôm là từ 7-8.5
Trang 383.2.2 Tôm thẻ chân trắng (White leg shrimp)
3.2.2.1 Cấu tạo
Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ở phía bụng Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau
vỏ đầu ngực Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị
Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có Telsson (gai đuôi) không phân nhánh Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều
so với vỏ giáp Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứnhất chân ngực
3.2.2.2 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam
3.2.2.3 Chu kỳ sống của tôm sú
+ Giai đoạn Zoea (Z): Giai đoạn Z có 3 giai đoạn phụ (Z1 – Z3) thay đổi hẳn
về hình thái so với N Ấu trùng Z bơi lội nhờ hai đôi râu (đôi 1 phân đốt đôi 2 phân nhánh kép) và 3 đôi chân hàm phân nhánh Chúng bơi lội liên tục có định hướng vềphía trước, ấu trùng Z bắt đầu ăn thức ăn ngoài Thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình thức chủ yếu là ăn lọc Ở giai đoạn này, ấu trùng ăn mồi liên tục, ruột luôn đầy thức ăn và thải phân liên tục tạo thành đuôi phân kéo dài ở phía sau – đây là đặc điểm để nhận biết giai đoạn này Vì vậy, khi nuôi ấu trùng Z, thức ăn cần được cung cấp đạt mật độ thích hợp, đảm bảo cho việc lọc thức ăn của ấu trùng Ngoài hình thức ăn lọc, ấu trùng Z vẫn có khả năng bắt mồi và ăn được các động vật nổi có kích
Trang 39thước nhỏ đặc biệt vào cuối giai đoạn này Z3 Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Z thường kéo dài khoảng 30-40h, trung bình 36h ở nhiệt độ 28-290C.
+ Giai đoạn Mysis (M): Giai đoạn này gồm có 3 giai đoạn phụ (M1-M3), ấu trùng M sống trôi nổi có đặc tính treo ngược mình trong nước, đầu chúc xuống dưới
Ấu trùng M bơi lội kiểu búng ngược vận động chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bò Ấu trùng M bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi Tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn tảo Silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2 Thời gian chuyển giai đoạn của M cũng gần giống với giai đoạn Z
+ Giai đoạn Postlarvae (PL): Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là động vật nổi Tuổi của
PL được tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 hoặc PL5 trở đi chúng bắt đầu chuyển ngay sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9-PL10
Trong phân chia các giai đoạn ở vòng đời Tôm Thẻ chân trắng từ khoảng PL5 trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên
- Thời kỳ ấu niên
Ở thời kỳ này, hệ thống mang của tôm đã hoàn chỉnh Tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân và bơi bằng chân bơi Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát triển Thời kỳ này tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu tôm giống trong sản xuất tức là PL5-PL20
- Thời kỳ thiếu niên
Tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ chân, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt Giai đoạn này tương đương với giai đoạn ương giống và nuôi thịt trong sản xuất Cuối thời kỳ ấu niên bắt đầu xuất hiện sự sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính – con cái lớn nhanh hơn con đực
- Thời kỳ sắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mặt sinh dục: cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, tôm đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, tôm cái đã tham gia giao vỹ lần đầu Hiện tượng sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính thể hiện rõ rệt hơn trong thời kỳ này
Trang 40chân trắng có thể sử dụng nguồn thức ăn thực vật để thay thế thức ăn chăn nuôi cao cấp giá thành cao, từ đó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí nuôi tôm.
3.2.2.5 Khả năng thích nghi với môi trường
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 320C, tuy nhiên chúng
có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 280C
3.2.3 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh diện tích nuôi tôm, tình hình dịch bệnh ở tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng diễn biến ngày càng phức tạp Nhưng bệnh ở tôm chủ yếu xuất hiện là sự kết hợp của 3 yếu tố:
- Có tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào,…
- Sức đề kháng của vật chủ yếu, vật chủ mang các tác nhân gây bệnh
- Điều kiện môi trường bất lợi cho vật chủ và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển
Ba yếu tố này làm xuất hiện một số bệnh như:
3.2.3.1 Bệnh hoại tử cơ (IMNV)
Năm 2002, bệnh hoại tử cơ xuất hiện lần đầu tiên ở Pernambuco, Đông Bắc Braxin Bệnh do Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra Tôm thẻ chân trắng được xem là vật chủ chính của IMNV do khả năng gây chết cao ở loài tôm này (thường tỷ lệ gây chết khoảng từ 40 đến 70%) Bệnh hoại tử cơ gây chết với tỷ lệcao, đột ngột, thường xuất hiện sau khi độ mặn hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột hoặc sau khi chài tôm
Tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn cấp tính có dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng
và cơ đuôi có màu trắng đục, có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ này Đến giai đoạn mãn tính thì tôm nhiễm bệnh chết liên tục và kéo dài trong nhiều ngày
Virus gây bệnh hoại tử trên tôm có vật chất di truyền là ARN mạch đôi, không có màng bao với kích thước hệ gen 7560 bp Phân tích phát sinh loài dựa vào gen RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) đã cho thấy IMNV thuộc họTotiviridae, giống Giardiavirus Mặc dù dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu mô bệnh học của bệnh hoại tử cơ giống với bệnh trắng đuôi trên tôm biển nhưng bệnh trắng đuôi
do một loài virus khác gây ra là Penaeus vannamei novavirus – PvNV
Ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành, tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với IMNV Cơ quan đích được ghi nhận khi virus tấn công thường là cơ vân, mô liên kết, tế bào máu và cơ quan bạch huyết
IMNV có khả năng lây truyền theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn tôm nhiễm IMNV hoặc lây lan qua nguồn nước Khả năng truyền bệnh theo chiều dọc từ bố mẹ