1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang

73 716 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

28 4.2.2 Các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang ..... Một số khó khăn, thách thức điển hình như: Thứ nhất,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

NGUYỄN TUẤN VŨ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ XÃ HIỆP HƯNG

PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: 52620115

08 – 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

NGUYỄN TUẤN VŨ MSSV: 4105100

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ XÃ HIỆP HƯNG

PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

ĐỖ THỊ HOÀI GIANG

08 - 2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt nhiều kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn

vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn Những kiến thức hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống

Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Đỗ Thị Hoài Giang đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, cũng như bổ sung cho em những kiến thức còn thiếu sót trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Em xin cám ơn các chú, anh trong phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp và các chú, các anh, các chị ở UBNN xã Hiệp Hưng đã nhiệt tình cung cấp những thông tin, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài để em hoàn thành tốt luận văn của mình

Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, các Anh Chị và các bạn được nhiều sức khỏe và công tác tốt

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Vũ

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Em xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Vũ

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Hiệp Hưng, Ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thê 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 3

2.1.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 9

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP 11

3.1 Vị trí địa lý 11

3.2 Điều kiện tự nhiên 12

3.2.1 Địa hình, địa mạo 12

3.2.2 Khí hậu 12

3.2.3 Thủy văn 12

3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 12

3.3.1 Dân số và lao động 12

3.3.2 Công nghiệp 13

Trang 7

3.3.4 Giáo dục 14

3.3.5 Y tế 14

3.3.6 Văn hóa thông tin 14

3.3.7 Chính sách xã hội 14

3.3.8 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 15

3.4 Sơ lược về xã Hiệp Hưng 17

3.5 Vài nét về cam sành và quy trình trồng cam sành 18

3.5.1 Vài nét về giống cam sành 18

3.5.2 Quy trình trồng cam sành 18

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CAM SÀNH Ở XÃ HIỆP HƯNG, PHỤNG HIỆP - HẬU GIANG 20

4.1 Phân tích tình hình sản xuất cam sành của xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 20

4.1.1 Diện tích sản xuất cam sành ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang qua các năm 20

4.1.2 Tình hình cơ bản các hộ sản xuất cam sành trong xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 20

4.1.3 Thị trường đầu vào 24

4.1.4 Nguyên nhân trồng cam sành của nông hộ xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 26

4.1.5 Những khó khăn khi tham gia sản xuất cam sành của nông hộ xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 27

4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 28

4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất cam sành 28

4.2.2 Các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 35

4.2.3 Phân tích doanh thu và hiệu quả tài chính của nông hộ trồng cam sành xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang 37

4.2.4 Phân tích rủi ro trong sản xuất cam sành 39

Trang 8

4.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ 45

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

5.1 Kết luận 47

5.2 Kiến nghị 47

5.2.1 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương 47

5.2.2 Đối với doanh nghiệp 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 50

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Dân số phân theo đơn vị hành chính 13

Bảng 4.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng cam sành 21

Bảng 4.2 Số thành viên và lao động chính của nông hộ 21

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các nông hộ trồng cam sành 22

Bảng 4.4 Diện tích và mật độ trồng cam sành của các nông hộ 23

Bảng 4.5 Giới tính của các nông hộ trồng cam sành 23

Bảng 4.6 Nguồn gốc giống cam sành của nông hộ 24

Bảng 4.7 Nguồn gốc vốn để sản xuất của nông hộ trồng cam sành 25

Bảng 4.8 Huấn luyện và tập huấn kỹ thuật 25

Bảng 4.9 Nguồn tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật của các nông hộ 26

Bảng 4.10 Nguyên nhân trồng cam sành của nông hộ 26

Bảng 4.11 Những khó khăn mà nông hộ gặp phải khi sản xuất cam sành 27

Bảng 4.12 Chi phí sản xuất cam sành theo độ tuổi của cây 29

Bảng 4.13 Chi phí trồng cam sành năm đầu tiên 30

Bảng 4.14 Lao động gia đình chăm sóc cam sành năm đầu tiên 31

Bảng 4.15 Chi phí trồng cam sành năm 1 32

Bảng 4.16 Lao động gia đình chăm sóc cam sành năm 1 32

Bảng 4.17 Chi phí trồng cam sành từ năm 2 trở đi 34

Bảng 4.18 Lao động gia đình chăm sóc cam sành từ năm 2 trở đi 35

Bảng 4.19 Các chỉ tiêu tài chính ứng với các tỷ lệ chiết khấu khác nhau 36

Bảng 4.20 Năng suất và doanh thu cam sành theo độ tuổi của cây 37

Bảng 4.21 Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 7,5% khi giá bán giảm 40

Bảng 4.22 Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 7,5% khi giá phân bón tăng 41

Trang 10

Bảng 4.23 Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 7.5% khi năng suất giảm 42

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp 11

Trang 12

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước

NPV: Giá trị hiện tại ròng

IRR: Tỷ suất sinh lợi nội bộ

BCR: Tỷ suất lợi ích – chi phí

LĐGĐ: Lao động gia đình

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Kông với đất đai màu mỡ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa canh nhiệt đới Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, ĐBSCL không chỉ là vựa lúa mà cây ăn trái cũng được xem là thế mạnh, là vùng sản xuất cây ăn trái lớn nhất nước, chiếm khoảng 60% trong tổng diện tích vườn cây ăn trái của cả nước Một số tỉnh có diện tích vườn cây ăn trái lớn như Tiền Giang (chiếm 23% diện tích toàn vùng), Bến Tre, Vĩnh Long (mỗi nơi chiếm 15%) Tỉnh Hậu Giang - một tỉnh được chia cắt từ thành phố Cần Thơ, tuy diện tích sản xuất nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng không nhiều như các địa phương khác, nhưng đây cũng là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời với các loại trái cây nổi tiếng như: khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị, cam sành,… Nắm bắt được thế mạnh là nông nghiệp, chính quyền tỉnh Hậu Giang không ngừng đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp địa phương phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, để góp phần tạo lập cho nông sản Hậu Giang có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường nông sản Việt Nam và cả trên thế giới Theo Chi Cục Thống Kê huyện Phụng Hiệp, năm 2012 diện tích trồng cây ăn trái toàn huyện là 6.325 ha, sản lượng là 47.307 tấn Riêng cây Cam Sành chiếm 1.693 ha diện tích Nhắc đến địa danh Phụng Hiệp, nhiều người nghĩ ngay đến chợ nổi và những vườn cây ăn trái bạt ngàn, mơn mởn suốt bốn mùa Cây ăn trái huyện Phụng Hiệp rất đa dạng có sầu riêng, mía, bưởi, đặc biệt là Cam Sành – loại trái cây được rất nhiều người lựa chọn để bồi bổ cơ thể và giải khát vì rất tốt cho sức khỏe Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan về hiệu quả sản xuất Cam Sành thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức Một số khó khăn, thách thức điển hình như: Thứ nhất, chi phí nguyên - nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng, gây khó khăn không chỉ cho quá trình sản xuất của nông dân

mà còn cho quá trình tiêu thụ vận chuyển của thương lái; Thứ hai, sự biến động về giá trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh, không ổn định; Thứ ba, kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, còn mang tính tự phát, các tác nhân tham gia vào kênh phân phối thường tự tìm kiếm đầu vào, đầu ra, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan có chức năng; Thứ tư, khâu bảo quản sau thu hoạch chưa hiệu quả, gây trở ngại cho thương lái trong quá trình vận chuyển, trao đổi mua bán ;

và còn nhiều những khó khăn, trở ngại khác chưa được đề cập đến

Trang 14

Chính vì những lý do đó mà việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu

quả sản xuất cam sành của nông hộ xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp – Hậu Giang” là rất cần thiết để làm cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất cam sành của

huyện, đồng thời góp phần phát triển cam sành Phụng Hiệp thành một loại trái cây có thương hiệu mạnh của tỉnh Hậu Giang

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp - Hậu Giang

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình sản xuất cam sành của nông hộ tại xã Hiệp Hưng,

Phụng Hiệp – Hậu Giang

- Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ tại xã Hiệp Hưng,

Phụng Hiệp – Hậu Giang

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển

cây cam sành cho các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện trong phạm vi xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp – Hậu

Giang dựa trên việc khảo sát thực tế về 70 nông hộ trồng cam sành

1.3.2 Phạm vi thời gian

Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ năm 2010 đến quí 2 - 2013

Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp

70 nông hộ sản xuất cam sành tại xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất kinh doanh Cam sành trong thời gian qua của các nông hộ Ngoài ra đề tài còn tập trung nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ, các biến động rủi ro do giá bán giảm, giá đầu vào tăng hay năng suất cây trồng giảm Đối tượng phỏng vấn trực tiếp của đề tài là 70 hộ nông dân trồng cam sành trên địa bàn nghiên cứu Vì đây chính là đối tượng chính yếu trong việc trực tiếp gieo trồng và sản xuất cam

Trang 15

Theo Frank Ellis, 1988: hộ nông dân là đơn vị kinh tế:

- Có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất,

- Sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu,

- Tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp

Cụ thể hơn, ta có thể hiểu nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh Nông hộ (hộ nông dân) được kể là một đơn vị về mặt chính quyền, một đơn vị kinh tế tự chủ

2.1.1.2 Kinh tế hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ sản xuất

a Kinh tế hộ sản xuất

Kinh tế nông hộ là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ

b Vai trò của kinh tế hộ sản xuất

Kinh tế hộ sản xuất có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Các nông hộ nói riêng là lực lượng sản xuất chủ yếu tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa cho xã hội ở tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển

Tại mỗi quốc gia trong từng thời kỳ họ tự chọn cho mình những mô hình khác nhau như: kinh tế hộ nông dân – Công xã nông dân – Hợp tác xã nông nghiệp – Hộ sản xuất – Hộ gia đình cá nhân kinh doanh,… dù bất kỳ mô hình được chọn nào thì kinh tế hộ luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia Từ những kết quả, kinh nghiệm thực tế kết hợp với sự lựa chọn, học hỏi của các nước trên thế giới, Đảng và nhà nước ta xác định vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong giai đoạn hiện nay và tương lai là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội:

Trang 16

- Kinh tế hộ là cầu nối, là khâu trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá

- Kinh tế hộ gia đình là đơn vị tích tụ vốn

- Kinh tế hộ là đơn vị cơ sở để phân công lao động xã hội

- Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế Kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản đáp ứng cung cầu của thị trường và là đơn vị tiêu dùng xã hội

2.1.1.3 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả là kết quả sản xuất đạt cao nhất, trong đó gồm ba yếu tố mà Pauly.1970 và Culyer.1985 đã rút ra nhận xét như sau: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn

đề sau:

* Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế

* Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị Có nghĩa là, khi có sự thay đổi làm tăng giá trị sản xuất kinh doanh thì sự thay đổi

đó có hiệu quả và ngược lại không có hiệu quả

Trong nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính của

mô hình trồng cam sành

2.1.1.4 Dòng tiền ròng

Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra (2.1)

Vì cam sành là cây trồng lâu năm nên không thể tính toán được lợi nhuận như đối với các cây trồng hàng năm như lúa, màu,…Do vậy, thay vì sử dụng thuật ngữ lợi nhuận như trong cây hàng năm, bài nghiên cứu sử dụng thuật ngữ dòng tiền ròng cho từng năm

2.1.1.5 Dòng tiền mặt

Là lượng tiền mà người sản xuất phải chi ra hay thu vào hàng năm Nếu trong năm, lượng tiền thu vào được gọi là dòng tiền vào; ngược lại, lượng tiền chi ra được gọi là dòng tiền ra

2.1.1.6 Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa là một nguồn thu nhập tiềm tang

bị mất đi hay phải hy sinh lựa chọn, thực hiện một hoạt động này để thay thế một hoạt động khác

Trang 17

2.1.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cam sành

Do cam sành được trồng và khai thác trong một thời gian dài nên các khoản mục chi phí và doanh thu phát sinh cần tính đến yếu tố thời gian để có thể xác định chính xác hơn hiệu quả của việc sản xuất cam sành Một số chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng khi đánh giá dự án đầu tư là: Hiện giá lợi ích ròng, thời gian hoàn vốn, nội suất thu hồi và tỷ suất lợi ích Ở bài viết này, các chỉ tiêu trên được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất cam sành

a Hiện giá lợi ích ròng (Net Present Value)

Để tính hiện giá của dự án đầu tư là phải trừ đi tất cả các chi phí ra khỏi tổng lợi ích của mỗi giai đoạn để có được lợi ích ròng Thứ hai là chọn một suất chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn Công thức tính NPV:

Bi: Tổng doanh thu năm thứ i

Ci: Chi phí cho sản xuất ở năm thứ i

Bi – Ci = CF: Dòng tiền ròng hàng năm thu được

r: Tỉ lệ chiết khấu (%/năm)

n: Thời hạn đầu tư (năm)

NPV > 0: giá trị hiện tại của các nguồn thu vượt quá giá trị hiện tại của các chi phí đầu tư, trường hợp này đầu tư có hiệu quả

NPV < 0: ngược lại đầu tư không có hiệu quả

NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư

b Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR: Benefit Cost Ratio)

Tỷ số lợi ích – chi phí được tính bằng cách đem chia hiện giá của lợi ích cho hiện giá của các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn để làm suất chiết khấu

(2.3)

BPV: Tổng giá trị hiện tại của doanh thu

CPV: Tổng giá trị hiện tại của chi phí

Chỉ tiêu này cho biết doanh thu thu được tính trên một đơn vị chi phí đầu tư chiết khấu về năm đầu của đầu tư Sử dụng tiêu chuẩn này, ta sẽ đòi hỏi

Trang 18

rằng để cho một dự án có thể chấp nhận được, tỷ số BRC phải lớn hơn 1; nếu

nhỏ hơn 1, đầu tư không hiệu quả

c Thời gian hòa vốn

Thời gian hòa vốn không chiết khấu: là số năm cần phải có để lợi ích ròng chưa chiết khấu hoàn lại vốn đầu tư

Thời gian hòa vốn có chiết khấu: là số năm cần phải có để các lợi ích đã được chiết khấu bù đắp được chi phí đầu tư cũng được chiết khấu Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là các lợi ích thu được sau thời gian đã được ấn định cho thời gian hoàn vốn sẽ bị bỏ qua

d Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)

Là một con số thống kê hữu ích để tóm tắt khả năng sinh lời của một dự

án đầu tư IRR là suất chiết khấu tìm được làm cho NPV bằng không

Tỷ lệ sinh lợi nội bộ được tính bằng cách giải phương trình sau:

(2.4)

Tỷ lệ sinh lợi nội bộ có một lợi thế lớn là nó có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà thôi Đặc biệt, việc tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn

Chỉ tiêu này nói lên mức độ quay vòng vốn đầu tư Nếu IRR lớn hơn lãi suất mà dự án vay thì việc đầu tư có hiệu quả và ngược lại Dự án hay hoạt động sản xuất nào có IRR càng lớn càng hiệu quả

Đối với một dự án điển hình mà giai đoạn đầu tư ban đầu, (trong thời gian đó giá trị Bt – Ct là âm) được tiếp tục bởi một giai đoạn trong đó lợi ích ròng luôn luôn dương, thì chỉ có một lời giải duy nhất cho tỷ lệ sinh lời nội bộ

2.1.1.8 Khái quát về các phương pháp sử dụng

a Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng khá phổ biến trong các hiện tượng kinh tế Phương pháp này gồm: so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối

 o sánh số tương đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ

phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh thể hiện khối

lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế

(2.5)

∆y = y1 – y0

Trang 19

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước (kỳ gốc)

y1: chỉ tiêu năm sau (kỳ nghiên cứu)

y: phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

 o sánh số tu ệt đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ

phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết

cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế

(2.6) Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước (kỳ gốc)

y1: chỉ tiêu năm sau (kỳ nghiên cứu)

y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

b Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống

kê mô tả và thống kê ứng dụng)

Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu

- Phương pháp tần số: sử dụng bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt

dữ liệu được xếp thành từng yếu tố khác nhau, dựa trên những tấn số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu

- Giá trị trung bình (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát

chia cho số quan sát

- Mode (Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay

trong một dãy số phân phối

- Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến

và trung bình của các biến đó

- Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai

2.1.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

- Vũ Thị Bảo Ngọc (2012) Với đề tài “Phân tích kênh phân phối dâu

Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phản ánh thực trạng sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng hàm hồi qui để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc trồng dâu Hạ Châu tại huyện

∆y = (y1/y0) * 100%

Trang 20

Phong Điền Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đầu vào đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Kết quả cho ta thấy thực trạng sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền là có hiệu quả Từ những kết quả của bài nghiên cứu trên giúp ta có được những phương pháp cũng như nội dung phân tích tốt về các khoản mục chi phí trồng cam sành

- Vũ Thùy Dương (2011) Với đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất sầu

riêng tại tỉnh Tiền Giang” Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá tình hình sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu tài chính được sử dụng nhằm phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất giữa các giống sầu riêng trên địa bàn nghiên cứu Đồng thời, phương pháp phân tích nhạy cảm cũng được sử dụng để phân tích rủi ro trong sản xuất sầu riêng Kết quả cho thấy sản xuất sầu riêng mang lại hiệu quả tài chính cao cho người nông dân Kết quả phân tích nhạy cảm cũng cho thấy giống sầu riêng khổ hoa có rủi ro cao trước những biến động thị trường

và điều kiện canh tác; còn các giống hạt lép có khả năng chịu đựng rủi ro khá tốt Dựa vào phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu của để tài giúp ta

có được phương pháp cũng như nội dung phân tích tốt về hiệu quả sản xuất cam sành

- Lư Nguyễn Phương Anh (2009), với đề tài “Phân tích hiệu quả sản

xuất của mô hình trồng bưởi xen canh và chuyên canh ở Hậu Giang” Đề tài nghiên cứu với mục tiêu là phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế của mô hình trồng bưởi xen canh và chuyên canh của nông hộ Các phương pháp mà tác giả

sử dụng trong đề tài là: thống kê mô tả, giá trị gia tăng (VA) và chiết khấu dòng tiền, CBA để tính hiệu quả tài chính và kinh tế của nông hộ trồng bưởi Các kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài giúp

ta hiểu sâu hơn về hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế trong việc trồng cam sành của nông hộ

- Nguyễn Thị Cà Nâu (2009), với đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất

và tiêu thụ bưởi năm roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang” Mục tiêu chung của tác giả trong đề tài này là nhằm phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang Bên cạnh đó tác giả còn xác định chi phí marketing

và lợi nhuận biên đối với từng thành phần trong kênh phân phối và so sánh giữa hai mô hình hộ có diện tích trồng bưởi ít và hộ có diện tích trồng bưởi nhiều Từ đó tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu để đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng đối tượng Kết quả của đề tài nghiên cứu giúp cho ta hiểu được hiệu quả sản xuất và các giải pháp nhằm nâng cao năng suất của cây cam sành của nông hộ

Trang 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 ố liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp bao gồm các báo cáo về tổng kết hoạt động ngành, các báo cáo và các tài liệu có liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện từ năm 2011 đến quý 2 năm 2013 của huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang Ngoài ra còn được thu thập trên các bài báo, tạp chí và internet

Cách xác định cỡ mẫu

Được biết trong môn kinh tế sản xuất, thì cỡ mẫu sử dụng cho việc nghiên cứu là trên 30 quan sát (càng nhiều càng tốt) Nhưng do điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ sử dụng cỡ mẫu là 70 để thu bộ dữ liệu phục vụ cho phân tích của đề tài

Các bước chọn mẫu:

- Liên hệ với cán bộ xã để tiến hành lấy số liệu

- Tham khảo danh sách các hộ tại địa bàn thông qua cán bộ xã

- Tiến hành điều tra thu số liệu tại các ấp

Bảng câu hỏi được thiết lập dựa vào các yếu tố có tác động đến các mục tiêu nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu cụ thể 1: Phân tích tình hình sản xuất cam sành của

nông hộ tại xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính số nhân khẩu, số lao động sản xuất, tuổi nông hộ, số năm kinh nghiệm, diện tích trồng cam sành và trình

độ học vấn của nông hộ,… dựa trên số liệu đã được thu thập

Phương pháp so sánh nhằm đánh giá biến động số liệu về tình hình sản xuất cam sành qua các năm

Đối với mục tiêu cụ thể 2: Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của

nông hộ tại xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Trang 22

Đối với mục tiêu này, sử dụng một số chỉ tiêu tài chính, phương pháp

so sánh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất như: NPV, BCR và IRR nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất cam sành của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu

Đối với mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất và phát triển cây cam sành cho các nông hộ trồng cam sành trên địa bàn nghiên cứu

Sử dụng phương pháp suy luận từ những kết quả thu thập được từ các mục tiêu trên để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

cam sành của nông hộ tại địa bàn xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp – Hậu Giang

Trang 23

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP

Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành

Nguồn: w.w.w.phunghiep.vn

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp

Trang 24

Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.2.1 Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau

Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm

3.2.3 Thủy văn

Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp

3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

3.3.1 Dân số và lao động

Huyện Phụng Hiệp có diện tích 483,66 km2

với dân số 193,704 người Toàn huyện có 12 xã, 3 thị trấn với mật độ dân số là 400 người/km2

Trên địa bàn huyện thì xã Phương Bình là xã có diện tích lớn nhất là 57,20 km2

với số dân 15.536 người nên mật độ dân số của xã là thấp nhất trong toàn huyện 272 người/km2 Kế đến là xã Hiệp Hưng với diện tích 54,45 km2 và mật độ dân số

là 307 người/km2

Trong 3 thị trấn của huyện, thị trấn Kinh Cùng chiếm diện tích thấp và cũng là địa bàn có diện tích thấp nhất trong toàn huyện chỉ có 12,01 km2

Trang 25

nhưng dân số tương đối cao 8.749 người nên cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất huyện đạt 729 người/km2

Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại huyện năm 2012 cũng tăng với tỉ lệ 1% so với năm 2011, tương đương với khoảng 1.046 lao động Tổng lao động toàn huyện năm 2012 là 122.781 người, chiếm 63,39% tổng dân số Trong đó số lao động hoạt động nông nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 77,69% tổng số lao động

Bảng 3.1 Dân số phân theo đơn vị hành chính

và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả

Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động

Về hoạt động sản xuất thì tổng sản lượng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng Về thương mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt đến 3.172 tỷ đồng

Trang 26

3.3.3 Giao thông

Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu

tư phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh

Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn

3.3.4 Giáo dục

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp Toàn huyện có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học

3.3.5 Y tế

Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn Công tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch

3.3.6 Văn hóa thông tin

Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện, phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho nhân dân trên địa bàn huyện Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường xuyên Hệ thống truyền thanh được bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin bài và thời lượng phát sóng được nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng

3.3.7 Chính sách xã hội

Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ

“đền ơn đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng như chi trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời,

Trang 27

3.3.8 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

3.3.8.1 Trồng trọt

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng 295.543 tấn Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo

a Cây lúa: Lúa Ðông xuân 2012: Diện tích gieo sạ 20.052 ha, đạt

83,68% so với cùng kỳ năm 2011 Năng suất bình quân 7,004 tấn/ha Sản lượng 140.454 tấn, giảm so với cùng kỳ 2011 Lúa Hè Thu 2012: Diện tích gieo sạ 19.605 ha, đạt 100,45% so với cùng kỳ năm 2011 Năng suất bình quân 5,195 tấn/ha Sản lượng 101.845 tấn, tăng so với cùng kỳ 2011 Lúa Thu Đông 2012: Diện tích gieo sạ 12.378 ha, đạt 112.87% so với cùng kỳ năm

2011 Năng suất bình quân 4,301 tấn/ha Sản lượng 53.235 tấn, tăng so với cùng kỳ 2011

Sản lượng lúa 3 vụ năm 2012 đạt 295.543 tấn, giảm so với năm 2011 là 297.570 Tuy nhiên năng suất 3 vụ năm 2012 lại tăng so với năm 2011, cụ thể 5,465 tấn/ha tăng lên 5,680 tấn/ha Nguyên nhân giảm sản lượng là do diện tích gieo sạ 3 vụ năm 2012 là 52,035 ha giảm so với năm 2011 là 54,447 ha

b Câ màu lương thực: Diện tích trồng ngô năm 2012 đạt 780 ha tăng

so với năm 2011 (557 ha) và đi theo đó là sản lượng trồng ngô toàn huyện cũng tăng theo từ 2.624 tấn năm 2011 tăng lên 3.523 tấn năm 2012

c Câ ăn trái: Diện tích hiện có năm 2012 là 6.325 ha, trong đó cây có

múi (cam, quýt, chanh, bưởi) 2.156 ha; cây xoài 789 ha; cây ăn trái các loại 50

ha Sản lượng năm 2012 đạt 47.307 tấn Trong đó, chiếm phần lớn sản lượng

là cam, quýt, bưởi chiếm 23.350 tấn

d Cây mía: Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng

phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960 đ/kg; gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện Diện tích trồng năm 2012 đạt 9.705 ha, đạt 102,5% so với cùng kỳ năm 2011

Các giống mía mới được trồng phổ biến ROC 16, ROC 22, QĐ 11, VNĐ 86-368, VN 4137, sản lượng bình quân năm 2012 đạt 823.836 tấn

Trang 28

3.3.8.2 Lĩnh vực thủ sản

Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng ven các tuyến kênh, rạch Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng

và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương , huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu

- Công tác phát triển thủy sản: Năm 2012 tổng sản lượng thủy sản nước ngọt được nuôi trồng đạt 18.955,3 tấn tăng 6,2% so với năm 2011 Bên cạnh

đó, sản lượng thủy sản khai thác như cá, tôm và một số loài khác đạt 560,2 tấn năm 2012 Hiện nay, tình hình nuôi thủy sản đang được nông dân đầu tư quan tâm chuyển đổi, đặc biệt là nuôi cá ao Một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế được đầu tư nuôi và diện tích nuôi tăng so với năm 2011

- Công tác khuyến ngư: Xây dựng 5 mô hình từ nguồn vốn hỗ trợ chương trình khuyến ngư quốc gia

3.3.8.3 Lĩnh vực chăn nuôi, thú

a Chăn nuôi: Theo số liệu từ Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp

2012, toàn huyện hiện có 85 con trâu, 319 con bò, 23.176 con lợn, 98 con dê

và đàn gia cầm là 695.210 con Tổng sản lượng thịt giết mổ gia súc, gia cầm chăn nuôi năm 2012 khoảng 6.875 tấn

b Thú y:

- Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm: Trong năm dịch bệnh cơ bản đã

tạ lắng, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn vẫn rất cao

- Công tác tiêm phòng: Tiêm phòng dịch cúm gia cầm và tiêm phòng định kỳ đàn gia súc, trong năm huyện đã triển khai hai đợt tiêm phòng Ngoài hai đợt tiêm phòng định kỳ, ngành Nông nghiệp & PTNN còn chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện tốt công tác tiêm phòng thường xuyên trên đàn gia súc, gia cầm theo quy định Nhìn chung, công tác tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia

Trang 29

súc gia cầm trong năm 2012 được tổ chức quản lý chặt chẽ, cơ bản năm 2012 toàn huyện đã khống chế được dịch bệnh

3.3.8.4 Lĩnh vực lâm nghiệp

Theo Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp, năm 2012 tổng diện tích đất toàn huyện là 48.365,89 ha Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 9,904% tương đương 4.790,23 ha, tập trung nhiều nhất là ở 2 xã: Tân Phước Hưng và Phương Bình

Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 đạt 19.653 triệu đồng tăng 5,355% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó chiếm phần lớn giá trị sản xuất lâm nghiệp là khai thác gỗ và lâm sản (16.792 triệu đồng), kế đến

là trồng rừng và nuôi rừng (1.604 triệu đồng) và còn lại là các dịch vụ lâm nghiệp khác (1.257 triệu đồng)

3.4 Sơ lược về xã Hiệp Hưng

- Vị trí địa lý: xã Hiệp Hưng nằm ở phía Nam, Đông Nam huyện Phụng Hiệp Trung tâm xã cách thị trấn Cây Dương 3 km

- Điều kiện tự nhiên:

+ Nhiệt độ không khí: thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,50

C)

Diễn biến nhiệt độ như sau:

 Nhiệt độ trung bình ngày: 26,70

 Nhiệt độ cực đại tuyệt đối: 34,40C

 Nhiệt độ tiểu tuyệt đối: 19,70C

+ Gió: Tốc độ trung bình năm là 3,5m/s

Có 3 hướng gió thịnh hành trong năm:

 Từ tháng 11 – 2 là hướng Đông – Bắc, gây khô và lạnh

 Từ tháng 2 – 6 gió Đông – Nam, gây khô và nóng

 Từ tháng 6 – 11 gió Tây – Nam thổi từ biển mang nhiều hơi nước nên gây mưa nhiều trong khoảng thời gian này thường xảy ra lốc xoáy

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm là 83,8%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn Từ 8 – 10 có độ

ẩm cao nhất là 92%, các tháng 1 – 4 có độ ẩm thấp nhất trong năm là 79%

+ Lượng bốc hơi bình quân: 644 mm, bằng 25 – 30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên 50 mm; tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11

Trang 30

+ Chế độ mưa: phân bổ theo mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5

và chấm dứt vào tháng 11 Mừa khô từ trung tuấn tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể Lượng mưa trung bình năm: 1.711 mm

Số ngày mưa trung bình năm là 93 ngày

+ Đặc điểm thủy văn: Các kênh, rạch trên địa bàn thuộc chế độ bán nhật triều biển Đông qua kênh Xà No và nhật triều Vịnh Thái Lan qua song Cái Lớn Mùa lũ tập trung vào các tháng 8 – 11.Địa hình trong khu vực thấp nên khả năng thoát nước chậm

+ Địa hình: Thấp, bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch, độ dốc không lớn, ít biến đổi, dễ bị xâm nhập vào mùa khô và ngập lũ vào mùa mưa

+ Địa chất: Có đặc điểm chung của Đồng bằng Sông Cửu Long, do tích tụ trầm tích phù sa mới, lãn nhiều chất hữu cơ, hàm lượng nước cao, trọng lượng thể tích nhỏ

3.5 Vài nét về Cam sành và quy trình trồng cam sành

3.5.1 Vài nét về giống cam sành

Cam sành có tên khoa học là Citrus nobilis Lour Cam sành là một giống lai giữa cam và quýt, giống này có nguồn gốc từ Việt Nam Cam sành còn được gọi là quýt King (quýt vua)

Cam sành được trồng ở tất cả các vùng trồng cây có múi khắp cả nước Cam sành sinh trưởng khỏe, phần cành hướng ngọn Cành mập và thưa, có thể

có gai hoặc không gai Lá to, dày, màu xanh đậm có phản quang, eo lá to Lá

có rang cưa trên mép, răng cưa thưa và nông Phiến lá hơi cong lại, túi tinh dầu nổi rõ

Cam sành có năng suất trung bình và có đặc tính chống chịu đối với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh ở mức trung bình Quả có vỏ dày, thô, sần sùi không hấp dẫn nhưng màu sắc vỏ quả và thị quả lại rất đệp, thịt quả ăn có hương thơm, phẩm vị rất ngon, không thua kém gì các giống quýt khác trên thế giới

Cam sành ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy có mã quả không đẹp nhưng chất lượng đứng hàng đầu trong các loại cam quýt

3.5.2 Quy trình trồng cam sành

- Chọn cây giống: Chọn giống từ cây mẹ tốt, không sau bệnh, năng

suất cao, đã cho trái ổn định hơn 3 năm Cây chiết có rễ mọc cạn, thích hợp ở đất thấp Cây hạt, cây tháp có rễ mọc sâu, thích hợp ở đất cao

Chọn những cây bố mẹ dùng để lai cần là những cây được theo dõi cẩn thận qua một số năm và có những đặc điểm tốt, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và cần được giữ lại trong đời con lai

Trang 31

Nhân giống: có thể nhân giống cây ăn quả có múi bằng các phương pháp chiết cành, giâm cành, gieo hạt và ghép

- Thiết kế vườn: Mô hình thay đổi tùy theo địa hình, vùng cao hay

thấp, cần chú ý:

+ Không cho ngập, thoát nước tốt

+ Làm cống bộng giữ, thoát nước

+ Có bờ bao, trồng cây chắn gió

 Liếp: Nếu liếp đôi thì rộng từ 6 – 8 m, liếp đơn thì 3 – 4 m, cách mặt nước từ 30 – 50 cm

 Mương: mương rộng 3 – 4m (nếu liếp đôi), rộng 1 – 1,5m (nếu liếp đơn) Chú ý tầng sinh phèn

Mô rộng: mô rộng 0,6 – 0,8m, cao 0,3 – 0,5m tùy địa hình Dùng các loại mặt ruộng, đất bãi bồi ven song, đất vườn Trộn đất mô với phân chuồng

đã ủ

- Đặt cây giống: Cần trồng cạn, đào hố vừa bầu cây con, đặt bầu ngang

mặt mô, lấp đất cắm cọc, giữ im

Đặt xiên nếu cây chiết có nhánh ít Đặt thẳng nếu cây tháp, hay cây chiết có nhánh phân bố đều

- Khoảng cách: Cam sành: 3m x 3m Có thể trồng dày ở giai đoạn đầu,

nhưng đốn tỉa bớt khi cây giao tán (lớn)

- Chăm sóc: Nước: tưới nước đầy đủ nhưng không để ngập liếp, thoát

nước trong mùa mưa Phủ liếp bằng cỏ khô, rơm rạ,…trong mùa nắng Tỉa bỏ các cành mọc thẳng bên trong tán, cành của gốc tháp, canh sâu bệnh, già cõi,

- Phân bón: Thời kỳ trước khi trổ hoa 1 – 2 tháng:

+ Vào thời gian một tháng trước khi trổ hoa, cây phải được cung cấp đầy đủ phân bón NPK và xịt phân bón qua lá Chú ý các loại phân trước khi ra hoa thì phải dùng hàm lượng N thấp và hàm lượng P cao Ngoài ra cần có thời gian khô hạn, sau đó tưới đẫm lại để thúc đẩy trổ hoa

+ Sau khi kết trái: Bón phân NPK theo tỷ lệ 15 - 15 – 15, tránh tất cả những việc bón đạm để tạo lá mới vì lá sẽ cạnh tranh với sự sinh trưởng của trái non

+ Sau khi thu hoạch: Sauk hi hái trái, cần tiến hành các công việc sau đây để nhằm chuẩn bị tạo ra một bộ lá mới tốt và trưởng thành mau chóng để chuẩn bị cho thời kỳ ra hoa sau Tỉa cành (bỏ lá sâu, bệnh, ốm yếu, mọc đứng) Xới đất quanh gốc ngay sau khi thu hoạch Bón phân, rải phân NPK

- Thu hái và bảo quản: Quả cam cần được thu hái kịp thời khi trên vỏ

quả xuất hiện màu chin (đỏ da cam hoặc vàng da cam) ở 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả Không nên để quả chin quá lâu trên cây vì dễ dẫn tới hiện tượng xốp quả

Trang 32

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CAM SÀNH Ở XÃ HIỆP HƯNG,

HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM SÀNH CỦA XÃ HIỆP HƯNG, PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG

4.1.1 Diện tích sản xuất cam sành ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013

Theo số liệu từ “Báo cáo Tổng Kết Sản Xuất Nông Nghiệp Năm 2011” của phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phụng Hiệp thì diện tích cam sành năm 2011 chỉ có 594,5 ha Trong đó, diện tích trồng mới là: 178,5 ha, diện tích đang cho trái là 416 ha Tuy diện tích trồng cam sành toàn huyện năm 2011 không cao, nhưng diện tích này đang ngày tăng dần khi bước sang năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do thời gian gần đây giá bán cam sành tăng cao, dẫn đến lợi nhuận cao hơn so với việc trồng mía cũng như tính

dễ dàng trong mua bán cũng thúc đẩy các nông hộ chuyển sang trồng cam sành làm gia tăng diện tích trồng cam sành của huyện

Cụ thể, năm 2012 diện tích toàn huyện đạt 672,9 ha, trong đó diện tích trồng mới: 58 ha và diện tích đang cho trái là 614,9 ha tăng 256,9 ha so với cùng kỳ năm trước đó

Bên cạnh việc gia tăng diện tích trồng cam sành thì kéo theo sản lượng cũng tăng, nếu năm 2011 sản lượng cam sành toàn huyện đạt 6.664 tấn thì bước sang năm 2012 sản lượng này tăng lên 8.608,6 tấn

Riêng tại địa bàn xã Hiệp Hưng, theo số liệu từ Tổ Kỹ Thuật Nông Nghiệp xã Hiệp Hưng, thì diện tích trồng cam sành toàn xã 6 tháng đầu năm

2013 đạt 180,3 ha Chia ra: diện tích mới trồng là: 70,35 ha và diện tích đang cho trái là: 109,95 ha Trong đó, tập trung hầu hết ở các ấp: Hưng Thạnh: 62

ha, Quyết Thắng: 27 ha, Lái Hiếu: 24,8 ha, Mỹ Hưng: 18 ha và 48.5 ha còn lại được trồng ở các ấp khác trên địa bàn xã

4.1.2 Tình hình cơ bản các hộ sản xuất cam sành trong xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang

4.1.2.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm

Đa phần các đáp viên có độ tuổi trung bình là 48,97 tuổi Độ tuổi cao nhất là 78 và thấp nhất 28

Độ tuổi trung bình của các đáp viên tương đối cao, điều này cũng mang lại một thuận lợi cho các nông hộ sản xuất vì độ tuổi thường đi kèm theo kinh nghiệm bản thân

Trang 33

Tuy nhiên, độ tuổi cao cũng mang lại một bất lợi rất lớn trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Khi được hỏi về kinh nghiệm sản xuất đồng nghĩa với việc trồng cam sành bao lâu Thì đa phần các nông hộ đều có thời gian trồng cam sành trung bình khoảng 8,01 năm Hộ trồng lâu nhất là 12 năm trong khi những nông hộ mới tham gia trồng cam sành có số năm kinh nghiệm thấp nhất cũng là 7 năm Bảng 4.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng cam sành

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Số năm kinh nghiệm của các hộ cho thấy rằng tại địa bàn xã Hiệp Hưng các nông hộ trồng cam sành chủ yếu là mới gia nhập ngành, thời gian trồng không lâu nên kinh nghiệm cũng tương đối không cao lắm Tuy nhiên cũng có một số hộ có kinh nghiệm trồng cam sành trên 10 năm

4.1.2.2 Nhân khẩu và lao động

Theo số liệu điều tra trong bảng 4.2 cho ta thấy, trung bình một hộ có 4,99 thành viên Hộ cao nhất có đến 10 người và hộ thấp nhất chỉ có 3 người Kết quả này cho ta thấy rằng qui mô hộ gia đình của các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu là tương đối nhỏ

Bảng 4.2 Số thành viên và lao động chính của nông hộ

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Về số lao động chính trong một nông hộ, thì bảng 4.2 cho ta thấy trung bình một hộ có chỉ 2,19 nhân khẩu là lao động chính trực tiếp tham gia sản xuất cam sành Hộ có đông nhân khẩu tham gia nhất cũng khá lớn có đến 10 người, nhưng trường hợp này là rất ít Hộ có số nhân khẩu lao động chính thấp nhất chỉ có 1 người So với diện tích trồng cam sành trung bình của tất cả các

hộ trong mẫu điều tra thì nhìn chung số nhân khẩu chính trên mỗi hộ là tương xứng với diện tích trung bình của các nông hộ và với số lao động chính trung bình như vậy ta thấy các hộ cũng có thể đảm đương được những công việc trồng và chăm sóc vườn cam sành của mình

Trang 34

4.1.2.3 Trình độ học vấn

Theo số liệu điều tra cho thấy, số lượng đáp viên có trình độ tiểu học là cao nhất với 29 người trong tổng số 70 hộ được điều tra, chiếm 41,4% - gần phân nửa tổng số người được phỏng vấn

Tiếp theo là nhóm có trình độ trung học cơ sở cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao với 28 đối tượng và có tỷ trọng chiếm 40% trong tổng số 70 hộ được điều tra

Kế tiếp là nhóm có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ ít hơn, chỉ

có 10 người và chiếm 14,3% trong tổng số 70 hộ được điều tra

Cuối cùng, nhóm có trình độ thấp nhất là nhóm có trình độ học vấn từ cao đẳng – đại học trở lên, chỉ có 3 người và chiếm 4,3% trong tổng số 70 hộ được điều tra

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các nông hộ trồng cam sành

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Nhìn chung trình độ văn hóa của các đáp viên là khá thấp, tập trung nhiều nhất chủ yếu ở hai nhóm trình độ tiểu học và trung học cơ sở, nhóm trình độ trung học phổ thông và cao đẳng – đại học là rất thấp, do đa phần các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu đều có độ tuổi trung bình khá cao nên đa số không có đủ điều kiện để tiếp bước học tập, điều này cũng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự nhận biết và tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của các nông hộ trồng cam sành

4.1.2.4 Diện tích và mật độ trồng cam sành của nông hộ

a Diện tích

Bảng 4.4 cho ta thấy diện tích trồng cam sành trung bình của các nông

hộ chỉ chiếm 6,01 công Trong đó hộ có diện tích trồng cao nhất là 32 công và

hộ có diện tích trồng thấp nhất chỉ có 1 công

Diện tích trồng cam sành trung bình của nông hộ trong mẫu điều tra là tương đối thấp, do đây là vùng tập trung trồng mía nguyên liệu nên khi chuyển sang trồng cam sành một số hộ vẫn còn giữ lại một phần đất để sản xuất song song hai mô hình mía đường và cam sành nhằm tăng thêm thu nhập và lợi

Trang 35

nhuận cho nông hộ Bên cạnh đó, còn khá nhiều hộ quen với tập quán trồng mía của địa phương nên còn e ngại khi tham gia mô hình trồng cam sành Bảng 4.4 Diện tích và mật độ trồng cam sành của các nông hộ

Bình

Cao nhất

Thấp nhất

Độ lệch chuẩn

Ghi chú: 1 công = 1000m 2 Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Trong mẫu điều tra còn có một vài nông hộ trồng cam sành nhỏ lẻ diện tích chỉ đạt 1 công, vì đây là những hộ trồng nhỏ lẻ, diện tích đất không nhiều chủ yếu trồng cam sành để kiếm thêm thu nhập và tránh tình trạng bỏ trống đất Tuy nhiên cũng có những hộ trồng cam sành với diện tích khá lớn, lên tới

32 công

b Mật độ trồng

Mật độ trồng cam sành của các hộ cũng không dày lắm, bảng 4.4 cho ta thấy mật độ trồng trung bình của các hộ là 275,79 cây/công, tùy theo kinh nghiệm sản xuất của từng hộ mà nông hộ quyết định mật độ trồng của mình,

hộ trồng nhiều nhất có đến 600 cây/công và hộ có mật độ trồng ít nhất là 110 cây/công Nhìn chung thì đa phần các nông hộ thường trồng từ 250 cây/công trở lên, vì khi có trái năng suất sẽ cao hơn và tiết kiệm được diện tích đối với các hộ không có nhiều đất để sản xuất Tuy nhiên mật độ trồng quá dày đặt sẽ ảnh hưởng đến thời gian cho trái của cây và sẽ rút ngắn thời gian thu hoạch của cây cam sành lại

4.1.2.5 Giới tính của chủ hộ

Trong mẫu số liệu điều tra thực tế thì phần lớn các chủ hộ đều là nam chiếm đến 94,3%, nữ giới là chủ hộ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 5,7% Điều này cho thấy rằng nam giới giữ một vị trí rất quan trọng và là người trực tiếp trồng và chăm sóc cây cam sành

Bảng 4.5 Giới tính của các nông hộ trồng cam sành

Trang 36

Khi được hỏi thì đa phần chủ hộ là nam giới chia sẻ những kinh nghiệm cũng như các khoản mục chi phí, thu nhập, kỹ thuật canh tác, các thông tin cơ

về vườn cam sành của hộ hay khó khăn trong việc sản xuất cam sành

Một số rất ít hộ có nữ giới làm chủ hộ chia sẻ những điều này Vì đa phần ở khu vực nông thôn nam giới có vị trí khá là quan trọng trong gia đình, các chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật đa phần đều do nam giới nắm Nữ giới chủ yếu chỉ phụ giúp ở công đoạn làm cỏ trong hoạt động sản xuất cam sành của nông hộ, vì thời gian còn lại phụ nữ còn phải chăm lo cho công việc trong gia đình

4.1.3 Thị trường đầu vào

4.1.3.1 Nguồn cung cấp giống

Do các nông hộ ở địa bàn xã Hiệp Hưng đa phần chưa có nhiều kinh nghiệm nên tình hình chọn giống cam sành để trồng đa số là mua từ các Trung tâm khuyến nông

Bảng 4.6 thể hiện tình hình chọn giống của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu Đa số các hộ chọn mua giống từ Trung tâm khuyến nông chiếm đến 52

hộ trong tổng số 70 hộ được điều tra (74,3%), một số rất ít hộ tự nhân giống tại nhà có 4/70 hộ chiếm 5,7% Đây là những hộ có kinh nghiệm sản xuất giỏi

và kinh nghiệm trồng cam sành lâu năm

Bảng 4.6 Nguồn gốc giống cam sành của nông hộ

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Một số khác chọn cách mua giống từ hàng xóm chiếm 8,6% trong tổng

cỡ mẫu – có 6/70 hộ, các hộ chọn mua giống từ hàng xóm là do khả năng tài chính của nông hộ bị hạn chế nên khi mua từ hàng xóm, bạn bè, người thân thì

sẽ dễ dàng hơn Bên cạnh đó có 8 trong 70 hộ còn lại chọn cách mua từ nơi khác chuyển đến (chủ yếu là thu mua từ các ghe giống)

4.1.3.2 Nguồn vốn sản xuất

Hầu hết các nông hộ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiếu vốn để sản xuất, bảng 4.7 cho ta thấy nguồn gốc vốn trong việc trồng cam sành của nông hộ

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lư Nguyễn Phương Anh, 2009. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng bưởi xen canh và chuyên canh ở Hậu Giang. Luận văn Thạc sĩ.Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng bưởi xen canh và chuyên canh ở Hậu Giang
2. Vũ Thùy Dương, 2011. Hiệu quả sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang
3. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. ài giảng Nghiên cứu marketing. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ài giảng Nghiên cứu marketing
4. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
6. Nguyễn Thị Cà Nâu, 2009. Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thu bưởi năm roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thu bưởi năm roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
7. Vũ Thị Bảo Ngọc, 2012. Phân tích kênh phân phối dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kênh phân phối dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
8. Phạm Lê Hồng Nhung, 2009. Hướng dẫn th c hành P cơ bản. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn th c hành P cơ
9. Nguyễn Hữu Tâm, 2007. ài giảng Quản Trị D Án Phát Triển. Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ài giảng Quản Trị D Án Phát Triển
10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với P . NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với P
Nhà XB: NXB Hồng Đức
11. Vũ Trường, 2011. Tổng quan về Phụng Hiệp. http://www.phunghiep.vn/index.php?option=com_content&amp;view=article&amp;id=73&amp;Itemid=122.[Ngày truy cập: 20 tháng 10 năm 2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về Phụng Hiệp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w