sành của nông hộ xã Hiệp Hƣng, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang
Do sản xuất nông nghiệp cũng giống nhƣ một loại hình kinh doanh, ngƣời nông dân vẫn phải bỏ vốn ra để đầu tƣ vào mô hình sản xuất của mình.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt tài chính thì ta cần phải chú trọng về chi phí cơ hội của vốn đầu tƣ mà ngƣời nông dân bỏ ra. Có nghĩa là nếu họ không đầu tƣ để sản xuất thì có thể dùng vốn để gửi tiết kiệm chẳng hạn. Bảng 4.19 cho ta thấy sự khác biệt của các chỉ tiêu tài chính ứng với các tỷ lệ chiết khấu khác nhau. Bảng 4.19 Các chỉ tiêu tài chính ứng với các tỷ lệ chiết khấu khác nhau
Tỷ lệ chiết khấu (%)
Giá trị hiện tại ròng (triệu đồng/công)
Tỷ suất lợi ích – chi phí
Thời gian hoàn vốn (năm) 7,5 34,58 1,61 4 10 29,20 1,56 4 12 25,49 1,52 4 14 22,22 1,48 5 16 19,33 1,44 5
Tỷ suất sinh lợi nội bộ (%) 44
Ghi chú: 1 công = 1000 m2; Trần lãi suất huy động của NHNN 2013 là 7,5% Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013
4.2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Với giả định vòng đời kinh tế của cây cam sành tại địa bàn xã Hiệp Hƣng là 9 năm (tính từ năm 0 đến năm 8), và với lãi suất chiết khấu giao động từ 7,5% đến 16% thì giá trị hiện tại ròng của cây cam sành đều lớn hơn 0. Cụ thể, với lãi suất là 7,5% thì giá trị hiện tại ròng là 34,58 triệu đồng/công. Khi lãi suất chiết khấu tăng dần lên cho 10%, 12%, 14% và 16% thì giá trị NPV của cây cam sành lần lƣợt là 29,2 triệu đồng/công, 25,49 triệu đồng/công, 22,22 triệu đồng/công, 19,33 triệu đồng/công. Ta thấy dù tỷ lệ chiết khấu tăng lên đến 16% thì giá trị hiện tại ròng vẫn khá cao. Điều này cho ta thấy hoạt động sản xuất cam sành của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu là có hiệu quả.
4.2.2.2 Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Tỷ suất sinh lợi nội bộ của cây cam sành là 44%. So với lãi suất ngân hàng hay tỷ lệ lạm phát thì tỷ suất sinh lợi nội bộ vẫn rất cao.
Mặc dù chi phí trong sản xuất cam sành đƣợc nêu ở phần trên là khá cao, nhƣng lợi nhuận từ cam sành mang lại cũng khá lớn, vì vậy chỉ cần thu hoạch trong 1 đến 2 lần đầu là hầu hết các nông hộ đã bù đắp đƣợc chi phí đã bỏ ra.
4.2.2.3 Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)
Ứng với các giá trị NPV > 0 và với các suất chiết khấu khác nhau từ 7,5% đến 16% thì tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) của cây cam sành đều lớn hơn 1.
Khi tỷ lệ chiết khấu là 7,5% thì BCR của cây cam sành là 1,61. Nhƣ vậy, tƣơng ứng với một triệu đồng chi phí mà ngƣời nông dân bỏ ra thì họ sẽ nhận lại đƣợc 1,61 triệu đồng doanh thu;
Còn đối với tỷ lệ chiết khấu là 10% thì BCR là 1,56, đều này có nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng thì sẽ thu lại đƣợc 1,56 triệu đồng. Khi lãi suất chiết khấu tăng thêm bằng 12%, 14%, 16% thì BCR tƣơng ứng là 1,52, 1,48 và 1,44. Đồng nghĩa với việc nếu nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí thì tƣơng ứng với các mức lãi suất chiết khấu nhƣ trên thì doanh thu của hộ lần lƣợt là 1,52 triệu đồng, 1,48 triệu đồng và 1,44 triệu đồng. Ta thấy rằng khi các suất chiết khấu càng tăng thì tỷ suất lợi ích – chi phí của cây cam sành ngày càng giảm.
4.2.2.4 Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn đối với cây cam sành là tƣơng đối ngắn. Ứng với mức lãi suất chiết khấu 7,5% thì nông hộ chỉ cần đợi tới năm 3 là có thể hoàn lại vốn đầu tƣ bỏ ra. So với vòng đời kinh tế trung bình của cây cam sành thì thời gian hoàn vốn này là khá ngắn.
Do có một số hộ cho trái sớm vào năm 1 và số còn lại đều cho trái vào năm 2, nên doanh thu của các nông hộ thu vào đủ để bù đắp chi phí mà các nông hộ bỏ ra là năm 3. Vì mặc dù có một số hộ cho trái sớm nhƣng sản lƣợng ở năm đầu tiên này thƣờng không cao mà giá bán lại thấp nên doanh thu thu vào chỉ đủ trang trải các chi phí hỗ trợ thêm cho việc sản xuất chứ không đủ để bù đắp toàn bộ chi phí ban đầu mà nông hộ bỏ ra.
Các hộ cho trái vào năm 2, mặc dù đây cũng là lần cho trái đầu tiên nhƣng năng suất khá cao nên bù đắp đƣợc hoàn toàn chi phí ban đầu bỏ ra. Do ở giai đoạn này cây đã phát triển mạnh mẽ, tán rộng và khỏe mạnh, rễ bám sâu và vững chắc, hấp thụ đƣợc các chất dinh dƣỡng dễ dàng. Nên cây đã đủ sức cho trái và chất lƣợng trái khá đẹp nên giá bán cao hơn.