Thị trƣờng đầu vào

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 36)

4.1.3.1 Nguồn cung cấp giống

Do các nông hộ ở địa bàn xã Hiệp Hƣng đa phần chƣa có nhiều kinh nghiệm nên tình hình chọn giống cam sành để trồng đa số là mua từ các Trung tâm khuyến nông.

Bảng 4.6 thể hiện tình hình chọn giống của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Đa số các hộ chọn mua giống từ Trung tâm khuyến nông chiếm đến 52 hộ trong tổng số 70 hộ đƣợc điều tra (74,3%), một số rất ít hộ tự nhân giống tại nhà có 4/70 hộ chiếm 5,7%. Đây là những hộ có kinh nghiệm sản xuất giỏi và kinh nghiệm trồng cam sành lâu năm.

Bảng 4.6 Nguồn gốc giống cam sành của nông hộ

Nguồn gốc giống Tần số Tỷ trọng (%)

Nhân giống tại nhà 4 5,7

Mua của hàng xóm 6 8,6

Mua trung tâm khuyến nông 52 74,3

Khác (mua từ các ghe trôi nổi) 8 11,4

Tổng 70 100,0

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Một số khác chọn cách mua giống từ hàng xóm chiếm 8,6% trong tổng cỡ mẫu – có 6/70 hộ, các hộ chọn mua giống từ hàng xóm là do khả năng tài chính của nông hộ bị hạn chế nên khi mua từ hàng xóm, bạn bè, ngƣời thân thì sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó có 8 trong 70 hộ còn lại chọn cách mua từ nơi khác chuyển đến (chủ yếu là thu mua từ các ghe giống).

4.1.3.2 Nguồn vốn sản xuất

Hầu hết các nông hộ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiếu vốn để sản xuất, bảng 4.7 cho ta thấy nguồn gốc vốn trong việc trồng cam

Bảng 4.7 Nguồn gốc vốn để sản xuất của nông hộ trồng cam sành Nguồn gốc vốn Tần số Tỷ trọng (%) Vốn nhà tự có 56 80,0 Nhà nƣớc hỗ trợ 4 5,7 Vay ngân hàng 10 14,3 Tổng 70 100,0

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Dựa vào số liệu trong bảng 4.7 ta thấy có đến 56 hộ trong tổng số 70 hộ đƣợc hỏi là có sẵn nguồn vốn để tự sản xuất, tỷ trọng này chiếm khá cao đến 80%. Tuy nhiên cũng có một vài hộ vẫn còn gặp khó khăn về tài chính, thiếu vốn sản xuất nên nhờ vào sự trợ giúp từ ngân hàng, khi đƣợc hỏi thì có đến 10 ngƣời có nguồn vốn sản xuất là vay tín dụng từ ngân hàng, chiếm tỷ trọng là 14,3%. Một số rất ít hộ nhận đƣợc sự hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng, các cơ quan nhà nƣớc,…có 4 trong 70 hộ đƣợc hỏi nhận đƣợc sự hỗ trợ từ nhà nƣớc, chỉ chiếm 5,7% trong tổng số. Do vậy, các tổ chức, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan nhà nƣớc cần thật sự quan tâm nhiều hơn nữa đến các nông hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ.

4.1.3.3 Trang bị khoa học kỹ thuật

Bảng 4.8 thể hiện cho ta thấy, đa phần các nông hộ trong mẫu điều tra đều không đƣợc tập huấn kỹ thuật khi tham gia trồng cam sành. Số hộ đƣợc tham gia tập huấn kỹ thuật chỉ có 6 hộ chiếm 8,6% và số hộ không có tham gia tập huấn kỹ thuật có đến đến 64/70 hộ chiếm 91,4%.

Bảng 4.8 Huấn luyện và tập huấn kỹ thuật

Tập Huấn Tần số Tỉ trọng (%)

Có 6 8,6

Không 64 91,4

Tổng 70 100,0

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Do đa phần các nông hộ không có tham gia tập huấn kỹ thuật nên các kỹ thuật sản xuất chủ yếu là do tự bản thân các nông hộ đúc kết kinh nghiệm để sản xuất. Số lƣợng đƣợc trang bị kiến thức kỹ thuật rất ít. Đây là một công việc cần thiết, nhất là trong giai đoạn ngày nay, chi phí sản xuất ngày càng cao, sâu bệnh gây hại ngày một nhiều. Rất cần các kỹ thuật mới nhƣng chƣa đƣợc chú trọng.

Bên cạnh đó, nông dân còn có thể tìm hiểu các thông tin kỹ thuật canh tác đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó họ chọn lọc lại các phƣơng pháp

để trồng và chăm sóc phù hợp nhất đối với điều kiện của từng hộ. Bảng 4.9 thể hiện các nguồn thông tin mà nông hộ thu thập để áp dụng vào hoạt động sản xuất của nông hộ.

Bảng 4.9 Nguồn tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật của nông hộ

Kỹ thuật Tần số Tỷ trọng (%)

Học hỏi từ bản thân và gia đình 20 28,6

Học hỏi từ bạn bè, hàng xóm 37 52,9

Học hỏi từ phƣơng tiện thông tin, báo đài 13 18,6

Tổng 70 100,0

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Bảng 4.9 cho ta thấy các nguồn thông tin mà nông dân tiếp cận khá đa dạng. Trong đó, thông tin tiếp cận từ bạn bè và hàng xóm là thông tin liên tục và chiếm tỷ trọng cao nhất 37/70 hộ, chiếm 52,9% - hơn phân nửa tổng số mẫu điều tra.

Tiếp đến, các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cho rằng do điều kiện đất đai sẵn có và kỹ thuật canh tác giữa các hộ tại đây rất khác nhau nên một số nông hộ rút kinh nghiệm từ bản thân đã đƣợc tích lũy để áp dụng vào hoạt động sản xuất cam sành của mình, trƣờng hợp này chiếm 20/70 hộ tƣơng đƣơng 28,6%.

Bên cạnh đó, các phƣơng tiện báo đài, thông tin đại chúng cũng góp phần đƣa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngƣời dân. Tuy nhiên chỉ một số ít hộ có thể tiếp cận thông tin theo hƣớng này chiếm 13 hộ (18,6%).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)