Phân tích rủi ro trong sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 51)

Đối với các loại cây lâu năm, do chu kỳ sản xuất kéo dài nên rủi ro trong sản xuất là tƣơng đối cao, nhất là trong thời buổi ngày nay giá cả luôn biến động thất thƣờng. Đặc biệt là rủi ro sẽ rất lớn khi giá bán biến động theo chiều hƣớng giảm và rủi ro biến động khi giá bán các vật tƣ đầu vào tăng lên ví dụ nhƣ phân bón. Bên cạnh đó vấn đề sâu bệnh ngày một tăng cao dễ dẫn đến tình trạng hƣ hại trên trái cam và làm cho năng suất giảm. Tất cả các yếu tố trên đều làm cho những dự báo và ƣớc lƣợng trở nên khó chính xác. Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện giả định có những thay đổi về giá cả thị trƣờng hay năng suất sản xuất cam sành của nông hộ sẽ đƣợc phân tích chi tiết hơn trong phần tiếp theo.

4.2.4.1 Giá bán giảm

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu rủi ro giá bán biến động giảm đến 20% thì NPV vẫn dƣơng (16,24 triệu đồng) và tỷ suất lợi ích – chi phí vẫn lớn hơn 1 (1,28). Điều này có nghĩa là khi nông hộ đầu tƣ 1 triệu đồng chi phí lúc này thì hộ chỉ có thể thu hồi lại 1,28 triệu đồng doanh thu.

Mặc dù NPV lúc này giảm đáng kể từ 34,58 triệu đồng/công xuống 16,24 triệu đồng/công nhƣng doanh thu mang về lúc này cũng tƣơng đối cao. Trƣờng hợp nếu rủi ro giá bán giảm thấp hơn nữa, ví dụ giá bán giảm đến 40% lúc này giá trị hiện tại ròng của việc sản xuất cam sành nhỏ hơn 0 (âm), và tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) lúc này cũng nhỏ hơn 1. Do đó việc sản xuất cam sành không còn hiệu quả trong trƣờng hợp này.

Bảng 4.21 cho ta thấy thời gian hoàn vốn của cam sành rất dễ dàng chịu sự ảnh hƣởng của sự biến động giá bán. Ta thấy rằng khi giá bán giảm 10% thì thời gian hoàn vốn của nông hộ lại kéo dài thêm một năm nữa là 5 năm.

Và nếu giá bán tiếp tục giảm xuống 20% thì lúc này nông hộ phải tiếp tục đợi thêm một năm nữa (6 năm). Và nếu rủi ro giá bán giảm đến 40% thì

lúc này dù nông hộ có sản xuất đến năm thứ 10 thì nông hộ cũng không thể thu hồi đủ số vốn đầu tƣ ban đầu của mình.

Bảng 4.21 Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 7,5% khi giá bán giảm

Mức biến động giá bán cam

sành (%)

Giá trị hiện tại ròng (triệu đồng/công) Tỷ suất lợi ích – chi phí Thời gian hoàn vốn (năm) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (%) 0 34,58 1,61 4 44 -10 25,41 1,45 5 36 -20 16,24 1,28 6 27 -40 (2,06) 0,96 - 5 Ghi chú: 1 công = 1000 m2 Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Tỷ suất sinh lợi nội bộ của cam sành trong trƣờng hợp rủi ro do biến động giá theo chiều hƣớng giảm 10% là 36% so với lãi suất ngân hàng hay tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ này vẫn rất cao và tỷ suất sinh lợi nội bộ sẽ tiếp tục giảm nếu nhƣ giá bán cam sành vẫn diễn biến theo chiều hƣớng giảm liên tục. Nếu giá bán cam sành giảm 20% thì lúc này tỷ suất sinh lợi nội bộ của việc sản xuất cam sành giảm xuống còn 27%. Khi giá bán cam sành giảm 40% thì tỷ suất sinh lợi nội bộ của việc sản xuất cam sành lúc này là rất thấp chỉ đạt 5%.

Từ những phân tích trên cho ta thấy sản xuất cam sành rất có hiệu quả nếu tính tại giá bán hiện tại và với lãi suất chiết khấu là 7,5%/năm. Nhƣng các trƣờng hợp rủi ro do giá bán giảm đƣợc giả định ở trên là rất có khả năng có thể xảy ra vì ngày càng có nhiều hộ tham gia vào sản xuất cam sành trên địa bàn nghiên cứu và các biến động trên thị trƣờng về mùa vụ và giá cả thị trƣờng rất thất thƣờng.

4.2.4.2 Giá phân bón tăng

Phân bón là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng của việc sản xuất và chi phí phân bón cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí đầu tƣ mà nông hộ bỏ ra hàng năm. Thêm vào đó, giá phân bón thƣờng biến động thất thƣờng nên các phân tích về sự biến động của các chỉ tiêu trên ứng với sự gia tăng của giá phân bón là rất cần thiết.

Bảng 4.22 cho ta thấy sự ảnh hƣởng của sự gia tăng giá phân bón ngày càng làm cho các chỉ tiêu trên trở nên thấp hơn. Tuy nhiên, sự suy giảm do ảnh hƣởng của việc gia tăng giá phân bón cũng không mạnh mẽ bằng sự sụt giảm giá bán cam sành.

Bảng 4.22 Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 7,5% khi giá phân bón tăng

Mức biến động giá phân bón

(%)

Giá trị hiện tại ròng (triệu đồng) Tỷ suất lợi ích – chi phí Thời gian hoàn vốn (năm) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (%) 0 34,58 1,61 4 44 +10 33,33 1,57 4 43 +30 30,84 1,51 5 40 +50 28,34 1,45 5 37 +70 25,85 1,40 5 34 +90 23,36 1,34 5 32

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá phân bón tăng lên 10% thì giá trị hiện tại ròng của việc sản xuất cam sành 33,33 triệu đồng/công và tỷ số BCR là 1,57. Lúc này khi ngƣời nông dân đầu tƣ 1 triệu đồng chi phí thì chỉ thu đƣợc 1,57 triệu đồng doanh thu về mình.

Nếu giá phân bón tiếp tục tăng lên 30%, 50%, 70% và 90% thì giá trị hiện tại ròng của việc sản xuất cam sành vẫn lớn hơn 0, các tỷ số lợi ích – chi phí tƣơng ứng với sự gia tăng của giá phân bón lần lƣợt là 1,51; 1,45; 1,4; 1,34; các tỷ số BCR trong các trƣờng hợp này đều lớn hơn 1. Điều này cho ta thấy việc sản xuất cam sành vẫn hiệu quả trong trƣờng hợp giá phân bón tăng đến 90% so với hiện tại.

Thời gian hoàn vốn của hoạt động sản xuất cam sành của nông hộ tuy rất nhạy cảm với sự biến động của giá bán nhƣng so với sự gia tăng giá phân bón thì thời gian hoàn vốn của việc sản xuất cam sành không ảnh hƣởng mạnh lắm. Khi giá phân bón tăng 30% thì thời gian hoàn vốn lúc này tăng thêm 1 năm. Tuy nhiên, dù cho giá phân bón tăng tới 90% thì thời gian hoàn vốn của nông hộ vẫn là 5 năm.

Tỷ suất sinh lợi nội bộ của việc sản xuất cam sành trong trƣờng hợp giá phân bón tăng 10%, 30%, 50%, 70%, 90% lần lƣợt là 43, 40, 37, 34, 32. Ta thấy khi giá bán phân bón biến động theo chiều hƣớng gia tăng thì tỷ suất sinh lợi nội bộ của việc sản xuất cam sành biến động nghịch chiều với giá phân bón. Mặc dù vậy khi ta so vỡi lãi suất ngân hàng hay tỷ lệ lạm phát thì tỷ số này vẫn còn rất cao.

4.2.4.3 Năng suất giảm

Năng suất cam sành giảm có thể do sự ảnh hƣởng bất lợi của thời tiết, sâu bệnh hoặc kỹ thuật canh tác của nông hộ. Do đó, sự biến động suy giảm

năng suất của cam sành làm ảnh hƣởng khá mạnh mẽ đến các chỉ tiêu tài chính và điều đó sẽ đƣợc thể hiện qua bảng 4.23.

Bảng 4.23 Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 7,5% khi năng suất giảm

Mức biến động năng suất giảm

(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị hiện tại ròng (triệu đồng) Tỷ suất lợi ích – chi phí Thời gian hoàn vốn (năm) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (%) 0 34,58 1,61 4 44 -5 29,99 1,53 5 40 -20 16,25 1,29 6 27 -40 (2,07) 0,97 - 5

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Ta thấy sự biến động suy giảm năng suất có ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến giá trị hiện tại ròng của việc sản xuất cam sành của nông hộ. Trƣờng hợp năng suất giảm 5% thì NPV là 29,99 triệu đồng/công và tỷ suất BCR là 1,53. Khi năng suất cam sành giảm 40% thì giá trị hiện tại ròng lúc này là nhỏ hơn 0 và tỷ suất lợi ích – chi phí vẫn thấp hơn 1, trong trƣờng hợp này việc sản xuất cam sành là không còn hiệu quả.

Thời gian hoàn vốn của việc sản xuất cam sành cũng rất nhạy cảm với sự sụt giảm của năng suất. Khi năng suất giảm 5% thì nông hộ phải đợi thêm 1 năm để có thể hoàn vốn và bù đắp chi phí đầu tƣ. Và khi năng suất giảm 20% thì thời gian hoàn vốn của nông hộ lại tăng thêm 1 năm. Trƣờng hợp năng suất giảm 40% thì cho dù nông hộ có sản xuất đến 10 năm thì vẫn không thể bù đắp đƣợc chi phí đầu tƣ của hoạt động sản xuất cam sành.

Tỷ suất sinh lợi nội bộ chịu sự tác động khá mạnh mẽ của sự sụt giảm năng suất cam sành và có xu hƣớng cùng chiều so với sự sụt giảm của năng suất. Khi năng suất giảm 5% thì IRR lúc này là 40% và tỷ suất sinh lợi nội bộ sẽ tiếp tục giảm nếu nhƣ năng suất cam sành có sự sụt giảm. Trƣờng hợp nếu năng giảm đến 40% thì lúc này tỷ suất sinh lợi nội bộ giảm xuống rất thấp chỉ còn 5%.

4.3 NHẬN XÉT CHUNG

Theo số liệu từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp và Tổ Kỹ Thuật Nông Nghiệp xã Hiệp Hƣng cho thấy diện tích trồng cam sành của toàn huyện đang có chiều hƣớng gia tăng, ngày càng có nhiều hộ tham gia vào mô hình sản xuất cam sành.

nhuận cao cho nông hộ và có 44/70 hộ cho rằng cam sành là loại nông sản dễ dàng tiêu thụ. Do đó, việc gia tăng diện tích trồng cam sành qua các năm chủ yếu là do lợi nhuận cao và tính dễ bán của nông sản cam sành .

Từ kết quả điều tra thực tế về tình hình cơ bản của các nông hộ cho thấy độ tuổi và số năm kinh nghiệm của các hộ là tƣơng đối trung bình. Độ tuổi trung bình của các nông hộ vào khoảng 49 tuổi và số năm kinh nghiệm trồng cam sành trung bình khoảng 8 năm. Do các nông hộ tại địa bàn chủ yếu gia nhập mô hình sản xuất cam sành chƣa lâu nên số năm kinh nghiệm chỉ tƣơng đối trung bình, hộ có kinh nghiệm trồng cam sành lâu nhất là 12 năm. Bên cạnh đó, trong mẫu điều tra còn cho thấy đa phần trình độ học vấn của các đáp viên đều tập trung ở cấp độ tiểu học và trung học cơ sở. Trong 70 mẫu điều tra thì có đến 29 ngƣời có trình độ tiểu học và 28 ngƣời có trình độ trung học cơ sở. Còn lại là một số rất ít có trình độ trung học phổ thông và đại học.Về diện tích trồng cam sành của nông hộ, do việc trồng cam sành ngày càng có hiệu quả hơn so với trồng mía và lúa nên diện tích của các nông hộ ngày càng tăng qua các năm. Theo số liệu điều tra ta thấy trung bình một hộ có khoảng 6,01 công và mật độ trồng xấp xỉ 275,79 cây/công. Ngoài ra, các nguồn cung cấp giống của nông hộ cũng rất đa dạng. Trong đó có đến 52/70 hộ mua giống từ các trung tâm khuyến nông và có 8/70 hộ mua giống từ các ghe trôi nổi. Điều này cũng ảnh hƣởng khá lớn đến chất lƣợng và năng suất cam sành của nông hộ.Về vấn đề tập huấn kỹ thuật, trên số liệu điều tra cho ta thấy chỉ có 6/70 hộ có tham gia tập huấn trong việc sản xuất cam sành. Còn lại đều sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân nông hộ.

Về chi phí sản xuất cam sành của nông hộ qua các năm cho ta thấy, ở năm đầu tiên tổng chi phí trung bình (bao gồm cả chi phí cơ hội lao động gia đình) mà nông hộ phải bỏ ra là 9,3095 triệu đồng/công. Do ở năm đầu tiên các hộ đều phải tốn nhiều chi phí ở khâu thiết kế vƣờn và làm đất vì phải lên các liếp đất do các liếp mía thấp hơn nên dù chuyển từ đất trồng mía sang vẫn phải tốn nhiều chi phí để thiết kế lại vƣờn. Lao động gia đình ở giai đoạn này cũng đƣợc sử dụng khá nhiều trung bình 1 công cam sành hộ cũng phải bỏ ra 20,71 ngày công. Ở năm tiếp theo, do giảm đƣợc khoản mục làm đất và thiết kế vƣờn cây nên chi phí cho giai đoạn này cũng tƣơng đối thấp hơn, trung bình một công cam sành hộ phải bỏ ra 5,8574 triệu đồng chi phí và mất khoản 23,31 ngày công lao động gia đình trên một công cam sành. Năm tiếp theo, do cây cam sành đang vào độ tuổi chuẩn bị cho trái nên chi phí cũng tăng theo độ tuổi của cây. Trung bình một công cam sành hộ phải bỏ ra 8,5823 triệu đồng chi phí và mất khoản 26,8 ngày công lao động gia đình cho một công cam sành. Các năm tiếp theo do các hộ đều sử dụng lại công thức bón phân và xịt

thuốc nhƣ năm trƣớc đó nên ta giả định rằng các năm tiếp theo chi phí mà hộ bỏ ra đều nhƣ nhau là 8,5823 triệu đồng/công.

Dựa vào các kết quả từ bảng 4.20 ta thấy rằng việc sản xuất cam sành ở địa bàn xã Hiệp Hƣng với lãi suất chiết khấu 7,5%/năm là có hiệu quả về mặt tài chính. Các chỉ tiêu tài chính: NPV, BCR và IRR cũng mang giá trị khá cao, với lãi suất này thì nông hộ chỉ cần đợi 4 năm là có thể hoàn lại vốn đầu tƣ ban đầu mà mình đã bỏ ra. Với các giả định về sự biến động của lãi suất chiết khấu tăng dần từ 7,5%/năm đến 16%/năm thì ta thấy NPV, BCR và IRR vẫn đạt giá trị khá cao (19,33 triệu đồng/công, 1,44 và 44%), nên việc sản xuất cam sành trong trƣờng hợp này vẫn có hiệu quả về mặt tài chính mặc dù các chỉ tiêu tài chính sụt giảm khá nhiều. Bên cạnh đó, với lãi suất này thì nông hộ phải đợi thêm 1 năm nữa mới có thể hoàn vốn đầu tƣ ban đầu của mình.

Về năng suất, nhìn chung mặc dù đa phần các nông hộ trong vùng đều gia nhập ngành chƣa lâu, kinh nghiệm chƣa nhiều nhƣng năng suất trung bình mỗi hộ đạt cũng khá cao, ở năm thứ 2 trở đi trung bình mỗi hộ đạt khoảng 1,085 tấn/công. Và năng suất này tiếp tục tăng dần qua các năm, với giả định vòng đời trung bình của cây cam sành là 9 năm thì khi bƣớc vào giai đoạn năm 7 năng suất bắt đầu có sự suy giảm dần. Năng suất giảm cũng dẫn theo sự sụt giảm của doanh thu. Bên cạnh đó, giá bán cam sành cũng liên tục biến động, một phần là do các nông hộ trong vùng chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây cam sành nên chất lƣợng trái không đƣợc tốt lắm, dẫn đến việc mất giá khi bán. Ngoài ra, phần lớn các nông hộ tại đây đều bán qua hệ thống thƣơng lái, nên tình trạng thƣơng lái ép giá vẫn thƣờng xuyên diễn ra. Thêm vào đó, do sản xuất nông nghiệp luôn phải chịu ảnh hƣởng bới các rủi ro nhƣ giá bán giảm, giá vật tƣ đầu vào tăng hay năng suất giảm. Do đó, với các giả định ở bảng 4.23 cho ta thấy sự ảnh hƣởng của rủi ro do giá bán giảm. Khi giá bán giảm đến 40% so với giá bán hiện tại thì NPV < 0, lúc này việc sản xuất không còn hiệu quả và nông hộ có sản xuất đến năm thứ 10 cũng không thể hoàn lại vốn.

Bảng 4.24 cho ta thấy rủi ro khi giá phân bón tăng, tuy nhiên sự gia tăng của giá phân bón không ảnh hƣởng mạnh đến hiệu quả của việc sản xuất cam sành trên địa bàn. Nhƣng việc giảm năng suất thì có tác động ngƣợc lại, khi năng suất giảm đến 40% thì lúc này việc sản xuất cũng bắt đầu không còn hiệu quả nữa và nông hộ cũng không thể hoàn vốn dù tiếp tục sản xuất đến

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 51)