Quy trình trồng cam sành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 30)

- Chọn cây giống: Chọn giống từ cây mẹ tốt, không sau bệnh, năng

suất cao, đã cho trái ổn định hơn 3 năm. Cây chiết có rễ mọc cạn, thích hợp ở đất thấp. Cây hạt, cây tháp có rễ mọc sâu, thích hợp ở đất cao.

Chọn những cây bố mẹ dùng để lai cần là những cây đƣợc theo dõi cẩn thận qua một số năm và có những đặc điểm tốt, đáp ứng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng và cần đƣợc giữ lại trong đời con lai.

Nhân giống: có thể nhân giống cây ăn quả có múi bằng các phƣơng pháp chiết cành, giâm cành, gieo hạt và ghép.

- Thiết kế vƣờn: Mô hình thay đổi tùy theo địa hình, vùng cao hay thấp, cần chú ý:

+ Không cho ngập, thoát nƣớc tốt. + Làm cống bộng giữ, thoát nƣớc. + Có bờ bao, trồng cây chắn gió.

 Liếp: Nếu liếp đôi thì rộng từ 6 – 8 m, liếp đơn thì 3 – 4 m, cách mặt nƣớc từ 30 – 50 cm.

 Mƣơng: mƣơng rộng 3 – 4m (nếu liếp đôi), rộng 1 – 1,5m (nếu liếp đơn). Chú ý tầng sinh phèn.

Mô rộng: mô rộng 0,6 – 0,8m, cao 0,3 – 0,5m tùy địa hình. Dùng các loại mặt ruộng, đất bãi bồi ven song, đất vƣờn. Trộn đất mô với phân chuồng đã ủ.

- Đặt cây giống: Cần trồng cạn, đào hố vừa bầu cây con, đặt bầu ngang

mặt mô, lấp đất cắm cọc, giữ im.

Đặt xiên nếu cây chiết có nhánh ít. Đặt thẳng nếu cây tháp, hay cây chiết có nhánh phân bố đều.

- Khoảng cách: Cam sành: 3m x 3m. Có thể trồng dày ở giai đoạn đầu,

nhƣng đốn tỉa bớt khi cây giao tán (lớn).

- Chăm sóc: Nƣớc: tƣới nƣớc đầy đủ nhƣng không để ngập liếp, thoát

nƣớc trong mùa mƣa. Phủ liếp bằng cỏ khô, rơm rạ,…trong mùa nắng. Tỉa bỏ các cành mọc thẳng bên trong tán, cành của gốc tháp, canh sâu bệnh, già cõi,...

- Phân bón: Thời kỳ trƣớc khi trổ hoa 1 – 2 tháng:

+ Vào thời gian một tháng trƣớc khi trổ hoa, cây phải đƣợc cung cấp đầy đủ phân bón NPK và xịt phân bón qua lá. Chú ý các loại phân trƣớc khi ra hoa thì phải dùng hàm lƣợng N thấp và hàm lƣợng P cao. Ngoài ra cần có thời gian khô hạn, sau đó tƣới đẫm lại để thúc đẩy trổ hoa.

+ Sau khi kết trái: Bón phân NPK theo tỷ lệ 15 - 15 – 15, tránh tất cả những việc bón đạm để tạo lá mới vì lá sẽ cạnh tranh với sự sinh trƣởng của trái non.

+ Sau khi thu hoạch: Sauk hi hái trái, cần tiến hành các công việc sau đây để nhằm chuẩn bị tạo ra một bộ lá mới tốt và trƣởng thành mau chóng để chuẩn bị cho thời kỳ ra hoa sau. Tỉa cành (bỏ lá sâu, bệnh, ốm yếu, mọc đứng). Xới đất quanh gốc ngay sau khi thu hoạch. Bón phân, rải phân NPK.

- Thu hái và bảo quản: Quả cam cần đƣợc thu hái kịp thời khi trên vỏ

quả xuất hiện màu chin (đỏ da cam hoặc vàng da cam) ở 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả. Không nên để quả chin quá lâu trên cây vì dễ dẫn tới hiện tƣợng xốp quả.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CAM SÀNH Ở XÃ HIỆP HƢNG,

HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 30)