SÀNH CỦA NÔNG HỘ
Cây giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp và lâu dài đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng cam sành. Theo số liệu điều tra thực tế cho thấy mặc dù hiện tại nguồn giống đang đƣợc các nông hộ sử dụng chủ yếu là các giống từ trung tâm khuyến nông (có 52/70 hộ, chiếm 74,3%). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những nông hộ lựa chọn mua giống tại các ghe trôi nổi trên sông và chất lƣợng đang có xu hƣớng ngày càng giảm. Trong tổng số 70 mẫu điều tra thì có đến 8 hộ đang sử dụng loại giống từ các ghe khắp nơi đổ về (chiếm 11,4%). Vì vậy, các nông hộ không nên chọn mua các giống không rõ nguồn gốc tránh xảy ra tình trạng xấu ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất của nông hộ, nên lựa chọn giống cam sành sạch bệnh và đƣợc trung tâm khuyến nông khuyến khích sử dụng để đảm bảo sự an toàn cũng nhƣ hiệu quả của việc sản xuất cam sành của nông hộ.
Ngoài ra mật độ trồng cũng ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất và vòng đời của cây cam sành. Theo nhƣ kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng trung bình của tất cả các hộ là 275,79 cây/công. Tuy nhiên có những hộ có mật độ trồng lên đến 600 cây/công, mật độ trồng quá dày đặc sẽ làm suy giảm năng suất của cây cam sành nhanh chóng vì các yếu tố dinh dƣỡng sẵn có trong đất sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng khi cây phát triển. Mặt khác, vòng đời của cây sẽ suy giảm nhanh chóng đối với những cây không hấp thu đủ các chất dinh dƣỡng cần thiết. Vì vậy các nông hộ cần cân nhắc thật kỹ trƣớc khi quyết định mật độ trồng của vƣờn cây, cần tìm hiểu các khuyến cáo từ trung tâm khuyến nông để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.
Theo kết quả điều tra cho thấy phần lớn nông dân chăm sóc và ứng phó với sâu bệnh chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân hoặc trao đổi với những ngƣời xung quanh và ít đƣợc tiếp cận thông tin kỹ thuật từ các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Khi điều tra 70 hộ trong vùng nghiên cứu thì có đến 20 hộ cho biết rằng các kỹ thuật để chăm sóc vƣờn cam sành và ứng phó với sâu bệnh là từ bản thân, gia đình (chiếm 28,6%) và có 37 hộ học hỏi từ bạn bè, hàng xóm (chiếm 52,9%). Chỉ có 13/70 hộ có cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm từ các phƣơng tiện thông tin, báo đài. Do đó, ngoài việc học hỏi từ hàng xóm và tích lũy kinh nghiệm bản thân sẵn có, nông hộ cần phải tiếp cận nhiều hơn với các phƣơng tiện thông tin báo đài nhƣ: Tivi, radio, báo chí,…để có thể học hỏi đƣợc những phƣơng pháp tiên tiến áp dụng vào sản xuất.
Bên cạnh đó, khi điều tra thực tế trên địa bàn cho thấy đa phần các nông hộ đều không tham gia tập huấn có 64/70 hộ - chiếm 91,4%. Điều này là một bất lợi rất lớn đối với ngƣời nông dân. Vì các buổi tập huấn, hội thảo sẽ
cung cấp cho ngƣời nông dân rất nhiều những kiến thức khoa học giúp ích cho việc sản xuất cam sành của nông hộ về các kỹ thuật chăm sóc, bón phân hay phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Mặt khác, các nông hộ tại địa bàn xã Hiệp Hƣng có truyền thống trồng mía lâu đời nên khi chuyển sang trồng cam sành kinh nghiệm vẫn chƣa nhiều. Do đó, việc tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật là điều rất quan trọng mà các nông hộ trồng cam sành nên dành nhiều thời gian hơn để tham gia.
Ngoài ra, việc liên kết các nông hộ lại với nhau để thành lập hợp tác xã nông nghiệp là điều rất cần thiết. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 21 và bảng 22 cho thấy các trƣờng hợp rủi ro do giá bán cam sành giảm và giá phân bón tăng đều ảnh hƣởng vô cùng bất lợi đến hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ và đặc biệt là thời gian hoàn vốn của nông hộ sẽ có thể kéo dài thêm 1 hoặc vài năm, các chỉ số NPV, BCR và IRR đều giảm đáng kể trong 2 trƣờng hợp trên. Vì vậy, các nông hộ cần đẩy mạnh liên kết trong khâu mua vật tƣ đầu vào để giảm giá thành và liên kết tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm để tránh đƣợc tình trạng bị thƣơng lái ép giá vào thời điểm chính vụ. Bên cạnh đó, khi các nông hộ sản xuất liên kết thành lập các Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cam sành thì sẽ góp phần bình ổn giá bán cam sành và bảo vệ quyền lợi cho các nhà vƣờn.
Chủ hộ sản xuất cần phải thay đổi quan niệm sản xuất cũ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và sử dụng liều lƣợng phân thuốc phù hợp bằng cách phối hợp chặt chẽ với trung tâm khuyến nông. Đối với những hộ sản xuất nhỏ lẻ và manh mún có lợi nhuận thấp hơn, phải tập trung những hộ này lại để có kế hoạch sản xuất theo quy mô vừa và lớn thì mới tạo nên thế mạnh của địa phƣơng.
Bên cạnh đó, ngƣời nông dân cũng cần phải mạnh dạn đầu tƣ và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất cam sành, thay đổi những tập quán canh tác cũ không phù hợp, thƣờng xuyên cải tạo đất và giống cam sành. Cần lƣu ý hạn chế sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá mức vì có thể gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ