Tình hình cơ bản các hộ sản xuất cam sành trong xã Hiệp Hƣng, huyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 32)

Hiệp – Hậu Giang từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013

Theo số liệu từ “Báo cáo Tổng Kết Sản Xuất Nông Nghiệp Năm 2011” của phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phụng Hiệp thì diện tích cam sành năm 2011 chỉ có 594,5 ha. Trong đó, diện tích trồng mới là: 178,5 ha, diện tích đang cho trái là 416 ha. Tuy diện tích trồng cam sành toàn huyện năm 2011 không cao, nhƣng diện tích này đang ngày tăng dần khi bƣớc sang năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do thời gian gần đây giá bán cam sành tăng cao, dẫn đến lợi nhuận cao hơn so với việc trồng mía cũng nhƣ tính dễ dàng trong mua bán cũng thúc đẩy các nông hộ chuyển sang trồng cam sành làm gia tăng diện tích trồng cam sành của huyện.

Cụ thể, năm 2012 diện tích toàn huyện đạt 672,9 ha, trong đó diện tích trồng mới: 58 ha và diện tích đang cho trái là 614,9 ha tăng 256,9 ha so với cùng kỳ năm trƣớc đó.

Bên cạnh việc gia tăng diện tích trồng cam sành thì kéo theo sản lƣợng cũng tăng, nếu năm 2011 sản lƣợng cam sành toàn huyện đạt 6.664 tấn thì bƣớc sang năm 2012 sản lƣợng này tăng lên 8.608,6 tấn.

Riêng tại địa bàn xã Hiệp Hƣng, theo số liệu từ Tổ Kỹ Thuật Nông Nghiệp xã Hiệp Hƣng, thì diện tích trồng cam sành toàn xã 6 tháng đầu năm 2013 đạt 180,3 ha. Chia ra: diện tích mới trồng là: 70,35 ha và diện tích đang cho trái là: 109,95 ha. Trong đó, tập trung hầu hết ở các ấp: Hƣng Thạnh: 62 ha, Quyết Thắng: 27 ha, Lái Hiếu: 24,8 ha, Mỹ Hƣng: 18 ha và 48.5 ha còn lại đƣợc trồng ở các ấp khác trên địa bàn xã.

4.1.2 Tình hình cơ bản các hộ sản xuất cam sành trong xã Hiệp Hƣng, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang. Hƣng, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang.

4.1.2.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm

Đa phần các đáp viên có độ tuổi trung bình là 48,97 tuổi. Độ tuổi cao nhất là 78 và thấp nhất 28.

Độ tuổi trung bình của các đáp viên tƣơng đối cao, điều này cũng mang lại một thuận lợi cho các nông hộ sản xuất vì độ tuổi thƣờng đi kèm theo kinh

Tuy nhiên, độ tuổi cao cũng mang lại một bất lợi rất lớn trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Khi đƣợc hỏi về kinh nghiệm sản xuất đồng nghĩa với việc trồng cam sành bao lâu. Thì đa phần các nông hộ đều có thời gian trồng cam sành trung bình khoảng 8,01 năm. Hộ trồng lâu nhất là 12 năm trong khi những nông hộ mới tham gia trồng cam sành có số năm kinh nghiệm thấp nhất cũng là 7 năm. Bảng 4.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng cam sành

Đặc điểm Thấp nhất Cao nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn

Tuổi 28 78 48,97 11,39536

Số năm kinh nghiệm 7 12 8,01 0,95542

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Số năm kinh nghiệm của các hộ cho thấy rằng tại địa bàn xã Hiệp Hƣng các nông hộ trồng cam sành chủ yếu là mới gia nhập ngành, thời gian trồng không lâu nên kinh nghiệm cũng tƣơng đối không cao lắm. Tuy nhiên cũng có một số hộ có kinh nghiệm trồng cam sành trên 10 năm.

4.1.2.2 Nhân khẩu và lao động

Theo số liệu điều tra trong bảng 4.2 cho ta thấy, trung bình một hộ có 4,99 thành viên. Hộ cao nhất có đến 10 ngƣời và hộ thấp nhất chỉ có 3 ngƣời. Kết quả này cho ta thấy rằng qui mô hộ gia đình của các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu là tƣơng đối nhỏ.

Bảng 4.2 Số thành viên và lao động chính của nông hộ

Đặc điểm Trung Bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn

Số ngƣời/hộ 4,99 10,00 3,00 1,59249

Số lao động/hộ 2,19 10,00 1,00 1,39661

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Về số lao động chính trong một nông hộ, thì bảng 4.2 cho ta thấy trung bình một hộ có chỉ 2,19 nhân khẩu là lao động chính trực tiếp tham gia sản xuất cam sành. Hộ có đông nhân khẩu tham gia nhất cũng khá lớn có đến 10 ngƣời, nhƣng trƣờng hợp này là rất ít. Hộ có số nhân khẩu lao động chính thấp nhất chỉ có 1 ngƣời. So với diện tích trồng cam sành trung bình của tất cả các hộ trong mẫu điều tra thì nhìn chung số nhân khẩu chính trên mỗi hộ là tƣơng xứng với diện tích trung bình của các nông hộ và với số lao động chính trung bình nhƣ vậy ta thấy các hộ cũng có thể đảm đƣơng đƣợc những công việc trồng và chăm sóc vƣờn cam sành của mình.

4.1.2.3 Trình độ học vấn

Theo số liệu điều tra cho thấy, số lƣợng đáp viên có trình độ tiểu học là cao nhất với 29 ngƣời trong tổng số 70 hộ đƣợc điều tra, chiếm 41,4% - gần phân nửa tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Tiếp theo là nhóm có trình độ trung học cơ sở cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao với 28 đối tƣợng và có tỷ trọng chiếm 40% trong tổng số 70 hộ đƣợc điều tra.

Kế tiếp là nhóm có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ ít hơn, chỉ có 10 ngƣời và chiếm 14,3% trong tổng số 70 hộ đƣợc điều tra.

Cuối cùng, nhóm có trình độ thấp nhất là nhóm có trình độ học vấn từ cao đẳng – đại học trở lên, chỉ có 3 ngƣời và chiếm 4,3% trong tổng số 70 hộ đƣợc điều tra.

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các nông hộ trồng cam sành

Trình độ Tân số Tỷ trọng (%) Tiểu học 29 41,4 Trung học cơ sở 28 40,0 Trung học phổ thông 10 14,3 Cao đẳng – Đại học 3 4,3 Tổng 70 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Nhìn chung trình độ văn hóa của các đáp viên là khá thấp, tập trung nhiều nhất chủ yếu ở hai nhóm trình độ tiểu học và trung học cơ sở, nhóm trình độ trung học phổ thông và cao đẳng – đại học là rất thấp, do đa phần các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu đều có độ tuổi trung bình khá cao nên đa số không có đủ điều kiện để tiếp bƣớc học tập, điều này cũng có ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến sự nhận biết và tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của các nông hộ trồng cam sành.

4.1.2.4 Diện tích và mật độ trồng cam sành của nông hộ a. Diện tích

Bảng 4.4 cho ta thấy diện tích trồng cam sành trung bình của các nông hộ chỉ chiếm 6,01 công. Trong đó hộ có diện tích trồng cao nhất là 32 công và hộ có diện tích trồng thấp nhất chỉ có 1 công.

Diện tích trồng cam sành trung bình của nông hộ trong mẫu điều tra là tƣơng đối thấp, do đây là vùng tập trung trồng mía nguyên liệu nên khi chuyển sang trồng cam sành một số hộ vẫn còn giữ lại một phần đất để sản xuất song song hai mô hình mía đƣờng và cam sành nhằm tăng thêm thu nhập và lợi

nhuận cho nông hộ. Bên cạnh đó, còn khá nhiều hộ quen với tập quán trồng mía của địa phƣơng nên còn e ngại khi tham gia mô hình trồng cam sành. Bảng 4.4 Diện tích và mật độ trồng cam sành của các nông hộ

Đặc điểm Trung Bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn

Diện tích của nông hộ (công) 6,01 32,00 1,00 4,48424

Mật độ trồng (cây/công) 275,79 600,00 110,00 114,11485

Ghi chú: 1 công = 1000m2 Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Trong mẫu điều tra còn có một vài nông hộ trồng cam sành nhỏ lẻ diện tích chỉ đạt 1 công, vì đây là những hộ trồng nhỏ lẻ, diện tích đất không nhiều chủ yếu trồng cam sành để kiếm thêm thu nhập và tránh tình trạng bỏ trống đất. Tuy nhiên cũng có những hộ trồng cam sành với diện tích khá lớn, lên tới 32 công.

b. Mật độ trồng

Mật độ trồng cam sành của các hộ cũng không dày lắm, bảng 4.4 cho ta thấy mật độ trồng trung bình của các hộ là 275,79 cây/công, tùy theo kinh nghiệm sản xuất của từng hộ mà nông hộ quyết định mật độ trồng của mình, hộ trồng nhiều nhất có đến 600 cây/công và hộ có mật độ trồng ít nhất là 110 cây/công. Nhìn chung thì đa phần các nông hộ thƣờng trồng từ 250 cây/công trở lên, vì khi có trái năng suất sẽ cao hơn và tiết kiệm đƣợc diện tích đối với các hộ không có nhiều đất để sản xuất. Tuy nhiên mật độ trồng quá dày đặt sẽ ảnh hƣởng đến thời gian cho trái của cây và sẽ rút ngắn thời gian thu hoạch của cây cam sành lại.

4.1.2.5 Giới tính của chủ hộ

Trong mẫu số liệu điều tra thực tế thì phần lớn các chủ hộ đều là nam chiếm đến 94,3%, nữ giới là chủ hộ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 5,7%. Điều này cho thấy rằng nam giới giữ một vị trí rất quan trọng và là ngƣời trực tiếp trồng và chăm sóc cây cam sành.

Bảng 4.5 Giới tính của các nông hộ trồng cam sành

Khoản mục Tần số Tỉ trọng (%)

Nam 66 94,3

Nữ 4 5,7

Tổng 70 100,0

Khi đƣợc hỏi thì đa phần chủ hộ là nam giới chia sẻ những kinh nghiệm cũng nhƣ các khoản mục chi phí, thu nhập, kỹ thuật canh tác, các thông tin cơ về vƣờn cam sành của hộ hay khó khăn trong việc sản xuất cam sành.

Một số rất ít hộ có nữ giới làm chủ hộ chia sẻ những điều này. Vì đa phần ở khu vực nông thôn nam giới có vị trí khá là quan trọng trong gia đình, các chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật đa phần đều do nam giới nắm. Nữ giới chủ yếu chỉ phụ giúp ở công đoạn làm cỏ trong hoạt động sản xuất cam sành của nông hộ, vì thời gian còn lại phụ nữ còn phải chăm lo cho công việc trong gia đình.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 32)