Phân tích chi phí sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 40)

Số liệu cho thấy chi phí đầu tƣ ban đầu cho vƣờn cam sành khá cao. Nếu tính chi phí bình quân chƣa chiết khấu thì trong năm đầu tiên (năm 0), bình quân một công cam sành ngƣời nông dân phải chi ra 6,8701 triệu đồng tiền mặt để chờ cho đến khi cây cam sành có thể cho khai thác. Trong giai đoạn ban đầu này ngƣời nông dân tốn kém chi phí nhiều nhất là ở chi phí thiết kế vƣờn.

Năm tiếp theo, ngƣời nông dân không tốn kém nhiều chi phí vì cây cam sành còn nhỏ, bình quân một công hộ chỉ tốn 2,9447 triệu đồng tiền mặt, hộ tốn kém nhiều chi phí nhất là 10,234 triệu đồng/công và hộ tốn kém ít chi phí nhất chỉ có 1,084 triệu đồng/công.

Đến năm 2, cây bƣớc vào giai đoạn cho trái, mặc dù tốc độ tăng trƣởng ngày càng tăng đối với những năm tiếp theo. Tuy nhiên các chi phí phát sinh từ giai đoạn này trở về sau chủ yếu là không khác nhau nhiều vì hầu hết các nông hộ đều sử dụng lại công thức bón phân và phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, trừ bệnh hay thuốc dƣỡng rễ giống nhƣ năm trƣớc đó nên ta có thể giả định rằng chi phí tiền mặt mà các nông hộ phải bỏ ra để đầu tƣ từ năm 2 trở đi là giống nhƣ nhau, mỗi năm chi phí tƣơng đƣơng 4,596 triệu đồng/công.

Bên cạnh các chi phí phát sinh nhƣ trên thì lao động gia đình cũng là một đầu vào hết sức quan trọng và chủ yếu của nông hộ. Ở năm 0, ngoài thuê lao động làm đất, lên liếp, đào mƣơng, đắp bờ, thổi bùn thì lao động gia đình cũng sử dụng khá nhiều, bình quân một công cam sành hộ phải bỏ ra 20,71 ngày công lao động gia đình. Khi bƣớc sang năm 1, do một số hộ đã cho thu

dụng khá nhiều chủ yếu là lao động để chăm sóc, bón phân, phun xịt, làm cỏ và đặc biệt là tƣới tiêu, bình quân một công hộ phải bỏ ra 23,31 ngày công lao động gia đình. Ở giai đoạn này, các nông hộ phải mất khá nhiều ngày để tƣới tiêu cho vƣờn cây vì giai đoạn này cây đã bắt đầu phát triển và cho trái con, tán cây lớn hơn và rễ cũng bám sâu hơn nên mất rất nhiều thời gian để tƣới tiêu mặc dù tất cả các hộ đều sử dụng máy tƣới. Giai đoạn năm 2 trở đi, nhu cầu lao động gia đình cũng gia tăng theo chi phí vật tƣ đầu vào vì đây là giai đoạn cây cam sành cần nhu cầu cung cấp dinh dƣỡng mạnh, do đó các nông hộ phải gia tăng lƣợng phân nhiều hơn so với năm trƣớc đó và đây cũng là giai đoạn sâu bệnh dễ tấn công lên trái làm mất chất lƣợng và độ đẹp của trái nên thuốc trừ bệnh, trừ sâu cũng gia tăng theo. Bên cạnh đó, một số hộ còn dùng thuốc dƣỡng cây để dƣỡng cho bộ rễ của cây khỏe mạnh đủ sức để cho trái thu hoạch. Mặc dù giai đoạn này các nông hộ hạn chế việc làm cỏ để che nắng cho gốc cây nhƣng bình quân một công hộ cũng phải bỏ ra 26,8 ngày công lao động gia đình.

Bảng 4.12 Chi phí sản xuất cam sành theo độ tuổi của cây Năm Chi tiền mặt (1000 đồng/công) Lao động

gia đình (ngày/công) Tổng chi phí trung bình (1000 đ/công) Thấp nhât Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 0 3.140 13.080 6.870,1 2041.08 20,71 9.309,5 1 1.084 10.234 2.944,7 1389.31 23,31 5.857,4 2 1.572 16.440 4.596,0 2561.19 26,80 8.582,3 3 … … … …. … …

Ghi chú: 1 công = 1000m2; năm 0 = năm đầu tư ban đầu; năm 1 = năm thứ 2,... Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Để phân tích rõ hơn và chi tiết hơn về chi phí phát sinh trong từng giai đoạn trồng cam sành của nông hộ, phần tiếp theo sẽ đi phân tích sâu hơn về các khoản mục chi phí của từng năm – từng giai đoạn.

4.2.1.1 Chi phí trồng cam sành năm đầu tiên

Do tại địa bàn nghiên cứu (xã Hiệp Hƣng) phần lớn các hộ trồng cam sành chuyển từ đất trồng mía sang nên chi phí kiến thiết ban đầu không cao. Do ngƣời dân sử dụng các liếp mía có sẵn nên cũng không tốn nhiều chi phí. Bình quân một công cam sành hộ phải bỏ ra 4,6978 triệu đồng để lập vƣờn.

Bên cạnh đó, do điều kiện đất đai và lao động của các nông hộ rất khác nhau, có hộ sử dụng lao động nhà để phụ làm đất, lên liếp,…nhằm hạn chế chi phí thuê lao động. Có hộ do số nhân khẩu lao động chính trong gia đình thấp và sức khỏe yếu kém nên các công việc này chủ yếu là thuê lao động. Vì vậy,

hộ có chi phí thấp nhất chỉ 2,540 triệu đồng/công và hộ có chi phí cao nhất phải bỏ ra 8,707 triệu đồng/công.

Bảng 4.13 Chi phí trồng cam sành năm đầu tiên

Đơn vị tính: 1000 đồng/ 1000 m2 Khoản mục chi phí Thấp nhât Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí lập vƣờn (làm đất, lên

liếp, đắp bờ, đào mƣơng)

2.540,00 8.706,7 4.697,8 1388.,48247

Chi phí giống 170,94 8.000,0 1.638,1 1100,04997

Chi phí phân bón - 2.220,0 409,0 459,88272

Chi phí thuốc (thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, dƣỡng)

- 600,0 60,6 88,00810

Chi phí lao động thuê - 390,0 77,5 99,02540

Chi phí cơ hội LĐGĐ 663,60 10.050,0 2.439,3 1499,03046

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Trong tổng chi phí trong năm đầu tiên, thì chi phí lập vƣờn là khoản mục tốn kém nhất đối với nông hộ, mặc dù do hộ chuyển từ đất trồng mía sang nhƣng do liếp đất của mía tƣơng đối thấp nên hộ cũng phải tốn thêm chi phí nâng cao nền đất.

Bên cạnh đó, chi phí cơ hội của lao động gia đình chiếm một khoản khá lớn, do trong giai đoạn ban đầu ngƣời dân cũng phải bắt tay vào để lập vƣờn và trồng cây, chủ yếu là tƣới nƣớc bằng tay, bằng rào hoặc thùng nƣớc khi cây còn nhỏ nên tốn rất nhiều thời gian. Trung bình một công đất trồng cam sành hộ phải bỏ ra 2,4393 triệu đồng, do mỗi hộ có điều kiện lao động khác nhau nên hộ tốn nhiều chi phí lao động gia đình nhất là 10,050 triệu đồng/công và hộ có chi phí thấp nhất là 663,60 nghìn đồng/công.

Còn lại là các chi phí dùng để mua giống và vật tƣ để chăm sóc cây giống chiếm khá thấp, nhiều nhất là chi phí mua cây giống. Trung bình hộ phải mất 1,6381 triệu đồng/công để mua giống, cũng tùy vào điều kiện kinh tế của từng hộ và tùy từng thời điểm mà giá bán của cây giống biến động nên hộ có chi phí để đầu tƣ giống thấp nhất chỉ 170,94 nghìn/công và hộ phải bỏ ra chi phí cao nhất là 8 triệu đồng/công.

Về lao động gia đình, trong năm trồng cam sành ban đầu bình quân một hộ phải bỏ ra 20,71 ngày công lao động/công. Tập trung chủ yếu vào công việc tƣới tiêu, vì trong giai đoạn này cây còn nhỏ, rễ chƣa đủ khỏe và độ bám của rễ chƣa sâu nên hầu hết các nông hộ đều phải tƣới nƣớc chủ yếu bằng tay kèm theo các công cụ hỗ trợ nhƣ rào hoặc thùng tƣới. Bình quân một công

Do địa bàn tại đây ngƣời dân chuyển sang trồng cam có sẵn liếp đất của cây mía nên nông hộ cũng không tốn kém nhiều thời gian để lập vƣờn bình quân một hộ chỉ mất 1,21 ngày công lao động/công, chiếm 5,8%. Khoản mục khiến cho nông hộ phải mất nhiều thời gian hơn là ở công đoạn làm cỏ, bình quân một công trồng cam sành mỗi hộ phải bỏ ra 1,51 ngày công lao động, chiếm 7,3%.

Bảng 4.14 Lao động gia đình chăm sóc cam sành năm đầu tiên

Khoản mục lao động gia đình Số lƣợng (ngày/công) Tỷ trọng (%)

Làm đất và trồng cây 1,21 5,8 Bón phân 0,26 1,3 Phun thuốc 0,32 1,5 Tƣới 16,89 81,6 Làm cỏ 1,51 7,3 Tỉa cành 0,52 2,5 Tồng cộng 20,71 100,0

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Bên cạnh đó, hộ cũng cần lao động để thực hiện các công việc nhƣ bón phân, phun thuốc và tỉa cành. Tuy nhiên, các công việc này chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, chỉ 5,3%, trong đó chiếm nhiều nhất là công việc tỉa cành.

4.2.1.2 Chi phí trồng cam sành năm 1

Ở năm tiếp theo, chi phí giảm đáng kể so với năm đầu tiên trồng cam sành do ở giai đoạn này đa phần các nông hộ giảm bỏ đƣợc chi phí lập vƣờn, làm đất và vƣờn cây cũng đã dần đƣợc hình thành về cơ bản nên chi phí cũng giảm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này hầu hết các nông hộ đều gia tăng thuê mƣớn lao động. Các chi phí phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ bệnh, trừ sâu, thuốc dƣỡng và nhiên liệu tƣới tiêu. Trong đó khoản mục tốn kém nhiều chi phí nhất ở giai đoạn này là chi phí cơ hội của lao động gia đình, vì trong giai đoạn này hầu hết các nông hộ đều gia tăng thời gian tƣới nƣớc cho cây và chia thành nhiều đợt bón phân cũng nhƣ phun xịt nên chi phí cơ hội lao động gia đình cũng gia tăng theo. Bình quân một công đất trồng cam sành hộ phải bỏ ra 2,9126 triệu đồng, do điều kiện lao động giữa các hộ có sự khác biệt nhau khá lớn nên hộ có chi phí cơ hội lao động gia đình cao nhất là 11,225 triệu đồng/công và hộ có chi phí cơ hội lao động gia đình thấp nhất là 600 nghìn đồng/công. Chi phí tốn kém nhiều thứ 2 trong giai đoạn này là chi phí phân bón, do trong thời điểm này cây cam sành đang trong độ tuổi tăng trƣởng và phát triển mạnh nên cần phải bón nhiều phân bón để kích thích cây ra hoa, đậu trái chuẩn bị cho thu hoạch.

Trung bình một công đất trồng cam sành hộ phải tốn 1,3618 triệu đồng. Do điều kiện tài chính của mỗi nông hộ khác nhau nên hộ sử dụng phân bón nhiều nhất là 4,464 triệu đồng/công và hộ có chi phí thấp nhất chỉ có 448 nghìn đồng/công. Bên cạnh đó chi phí nhiên liệu nhƣ xăng, dầu dùng để tƣới tiêu cũng khá tốn kém. Do giá xăng dầu ngày một tăng cao theo thời gian nên càng về sau nhiên liệu tƣới càng tốn kém, thêm vào đó đây là giai đoạn phát triển của cây cam sành nên các tàn cây bắt đầu lớn hơn, rễ sâu và rộng hơn nên cần phải tƣới lâu tại từng gốc, do dó làm tiêu hao khá nhiều nhiên liệu cho mỗi lần tƣới, bình quân một công đất hộ phải chi ra 752,94 nghìn đồng. Hộ tiêu tốn nhiều nhiên liệu tƣới nhất là 2,5 triệu đồng/công và hộ có chi phí nhiên liệu tƣới tiêu thấp nhất chỉ có 125 nghìn đồng/công.

Bảng 4.15 Chi phí trồng cam sành năm 1

Đơn vị tính: 1000 đồng/ 1000 m2 Khoản mục chi phí Thấp nhât Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí phân bón 448,00 4.464 1.361,80 694,54598

Chi phí thuốc (thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, dƣỡng)

116,00 2.430 642,84 411,42452

Chi phí nhiên liệu 125,00 2.500 752,94 421,21962

Chi phí cơ hội LĐGĐ 600,00 11.225 2.912,60 1808,62729

Chi phí thuê lao động 30,77 840 187,15 152,30628

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2013

Đối với nhu cầu lao động gia đình ở giai đoạn này, thì bình quân một công đất trồng cam hộ sẽ phải mất 23,31 ngày công lao động gia đình để chuẩn bị cho các công việc nhƣ: bón phân, xịt thuốc, tƣới tiêu, làm cỏ và tỉa cành. Trong đó, công việc tƣới tiêu vẫn là khoản mục tốn nhiều thời gian nhất của nông hộ. Trung bình một công cam sành hộ phải mất 17,3 ngày công lao động của mình chiếm đến 74,21% trong tổng ngày công lao động của gia đình. Bảng 4.16 Lao động gia đình chăm sóc cam sành năm 1

Khoản mục lao động gia đình Số lƣợng (ngày/công) Tỷ trọng (%)

Bón phân 1,6 6,86 Phun thuốc 1,9 8,15 Tƣới 17,3 74,21 Làm cỏ 2,4 10,31 Tỉa 0,11 0,47 Tồng cộng 23,31 100,0

Bên cạnh đó, công đoạn làm cỏ cũng là khoản mục làm mất nhiều thời gian của nông hộ chỉ sau công việc tƣới tiêu. Trung bình một công đất trồng cam hộ phải mất khoảng 2,4 ngày công lao động của mình, khoản mục này chiếm 10,31% trong tổng ngày công lao động gia đình. Còn lại là các công việc nhƣ bón phân, phun xịt và tỉa những cành yếu hay bị hƣ do sâu bệnh để kích thích dinh dƣỡng cho cây tập trung chuẩn bị cho trái. Trong đó khoản mục phun thuốc là khoản mục tốn nhiều thời gian nhất chiếm 8,15% trong tổng số.

4.2.1.3 Chi phí trồng cam sành từ năm 2 trở về sau

Đây là giai đoạn mà cây cam sành cho thu hoạch, vì vậy các chi phí cũng gia tăng mạnh mẽ vì phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc để kích thích cho cây ra trái và không bị sâu bệnh. Thêm vào đó ở giai đoạn này lại phát sinh thêm chi phí thu hoạch và vận chuyển nên tốc độ gia tăng của chi phí ở giai đoạn này tăng so với giai đoạn trƣớc. Bảng 4.17 thể hiện cho ta thấy chi phí trồng cam sành của nông hộ ở giai đoạn cho thu hoạch. Nhìn vào đây ta thấy chi phí mà hộ phải tiêu tốn nhiều nhất vẫn là chi phí cơ hội lao động gia đình, do trong giai đoạn này là giai đoạn khá quan trọng để quyết định cho trái cam sành có đạt chuẩn và đẹp hay không, nên hầu hết ngƣời dân đều tập trung chăm sóc rất kỹ, kèm theo sự gia tăng của phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật nên ngƣời dân phải thƣờng xuyên bón phân và phun xịt. Bình quân mỗi hộ phải mất 3,9863 triệu đồng chi phí cơ hội lao động gia đình/công. Tùy điều kiện đất đai, vốn, lao động và tình hình sâu bệnh của vƣờn cây mà mỗi hộ sẽ có thời gian ra vƣờn khác nhau, hộ tốn nhiều chi phí cơ hội lao động gia đình nhất là 16,5 triệu đồng/công, hộ tốn ít chi phí cơ hội lao động gia đình 694,5 nghìn đồng/ công. Ngoài khoản mục chi phí cơ hội lao động gia đình thì chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ hai đó chính là chi phí phân bón, nhu cầu dinh dƣỡng ở giai đoạn này là rất cao vì vậy lƣợng phân bón cần phải gia tăng mạnh mẽ, sau khi thu hoạch nông hộ cần bón một đợt phân để cây cam sành phục hồi lại sức.

Trung bình một công cam sành hộ phải chi ra 2,1901 triệu đồng tiền mặt để mua phân bón, chi phí này rất khác nhau giữa các hộ do tùy vào điều kiện đất và kinh nghiệm sản xuất của từng hộ nên hộ có chi phí phân bón cao nhất là 8,280 triệu đồng/công và hộ có chi phí phân bón thấp nhất là 520 nghìn đồng/công. Bên cạnh đó, vào mùa nắng cây cam sành cũng rất cần nƣớc để đủ sức cho trái nên việc tiêu tốn nhiên liệu để tƣới cũng gia tăng mạnh mẽ, bình quân một hộ phải bỏ ra 909 nghìn đồng/công. Do giá xăng, dầu ngày một tăng cao hơn trƣớc và cây càng ngày càng phát triển, tàn cây rộng và rễ cây bám sâu dƣới đất nên việc tƣới tại mỗi gốc cây mất nhiều thời gian hơn so với giai

đoạn trƣớc. Sau thu hoạch cây đã dần kiệt sức do phải nuôi trái trong một giai đoạn dài, vì vậy cần phải tƣới nƣớc để phục hồi cho vƣờn cây. Số hộ có chi phí nhiên liệu tốn nhiều nhất là 3,67 triệu đồng/công và hộ có chi phí nhiên liệu thấp nhất chỉ có 225 nghìn đồng/công.

Bảng 4.17 Chi phí trồng cam sành từ năm 2 trở đi

Đơn vị tính: 1000 đồng/ 1000 m2 Khoản mục chi phí Thấp nhât Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí phân bón 520,00 8.280 2.190,10 1398,88

Chi phí thuốc (thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, trừ bệnh, dƣỡng)

200,00 2.690 778,86 469,68

Chi phí nhiên liệu 225,00 3.670 909,00 555,44

Chi phí thu hoạch, vận chuyển - 3.050 271,85 461,51

Chi phí thuê lao động 166,67 1.800 446,24 294,12

Chi phí cơ hội lao động gia đình 694,50 16.500 3.986,30 2686,80

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất cam sành của nông hộ xã hiệp hưng phụng hiệp – hậu giang (Trang 40)