1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng löa ở xã an khánh huyện châu thành tỉnh đồng tháp

90 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ LỤA

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÖA Ở XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: 52620115

Tháng 12 – Năm 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ LỤA MSSV: 4105056

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG

Tháng 12 – Năm 2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã được

quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế & Quản

Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt nhiều kiến thức xã hội và kiến thức

chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn Những kiến thức

hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em trưởng thành và tự tin bước vào cuộc

sống

Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học

Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn

sâu sắc Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thụy Ái Đông đã tạo

điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, cũng như bổ sung cho em những kiến

thức còn thiếu sót trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề

tài tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Văn Hận, anh Nguyễn

Nhựt Chuyễn và bạn Đặng Thị Thanh Mai đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá

trình thu số liệu sơ cấp

Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, các Anh Chị và các bạn

được nhiều sức khỏe và công tác tốt

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, Ngày , tháng 12, năm 2013

Người thực hiện

LÊ THỊ LỤA

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả

nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ

luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, Ngày , tháng 12 , năm 2013

Người thực hiện

LÊ THỊ LỤA

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Đồng Tháp, Ngày … Tháng 12 năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Nội dung nghiên cứu 3

1.3.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Lược khảo tài liệu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 Phương pháp luận 5

2.1.1 Một số khái niệm 5

2.1.2 Một số chỉ tiêu tài chính 9

2.1.3 Khái niệm về các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu 11

2.2 Phương pháp nghiên cứu 12

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 12

Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP 17

3.1 Giới thiệu về huyện châu thành - tỉnh Đồng Tháp 17

3.1.1 Vị trí địa lí 17

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 18

3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 19

3.2.1 Nông nghiệp – nông thôn 19

Trang 7

3.2.2 Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 20

3.2.3 Thương mại - dịch vụ 20

3.2.4 Văn hóa xã hội 21

3.3 Tình hình sản xuất lúa tại huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp 21

3.3.1 Diện tích 22

3.3.2 Năng suất 24

3.3.3 Sản lượng 25

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA HAI VỤ TẠI XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP 27

4.1 Đặc điểm của nông hộ trong địa bàn nghiên cứu 27

4.2 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ 29

4.2.1 Giống 29

4.2.2 Vật tư nông nghiệp 30

4.2.3 Khoa học kỹ thuât 32

4.2.4 Tham gia tập huấn 35

4.2.5 Tình hình tiêu thụ 35

4.3 Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ 36

4.3.1 Phân tích và so sánh chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Đông Xuân và Hè Thu 36

4.3.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2012 – 2013 42

4.3.3 Phân tích hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân – Hè Thu 2012 – 2013 43

4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2012 – 2013 44

4.3.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2012 – 2013 49

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO NÔNG HỘ TRỒNG LÚA HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP 53

5.1 Điểm mạnh và điểm yếu 53

5.1.1 Điểm mạnh 53

Trang 8

5.1.2 Điểm yếu 53

5.2 Thuận lợi và khó khăn 54

5.2.1 Thuận lợi 54

5.2.2 Khó khăn 55

5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa hai vụ cho nông hộ trong thời gian tới 57

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

6.1 Kết luận 58

6.2 Kiến nghị 59

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 59

6.2.2 Đối với các nhà doanh nghiệp 60

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Lượng phân khuyến cáo sử dụng trên 1000m2

8

Bảng 2.2: Phân bố mẫu phỏng vấn nông hộ 12

Bảng 3.1: Đơn vị hành chính huyện châu thành theo xã - thị trấn 18

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 22

Bảng 3.3: Diện tích xuống giống phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 23

Bảng 3.4: Năng suất lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 24

Bảng 3.5: Sản lượng lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 25

Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ tại xã An Khánh 27

Bảng 4.2: Lượng giống gieo sạ của nông hộ tại xã An Khánh 29

Bảng 4.3: Hình thức thanh toán khi mua vật tư nông nghiệp 32

Bảng 4.4: Kỹ thuật canh tác của nông hộ t ại xã An Khánh 33

Bảng 4.5: Nguồn cung cấp thông tin khoa hoc kỹ thuật cho nông hộ 34

Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ 35

Bảng 4.7: Lý do nông hộ chọn bán lúa cho thương lái 36

Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí sản xuất lúa của nông hộ ở xã An Khánh 36

Bảng 4.9: Tổng hợp lượng phân nguyên chất mà nông hộ sử dụng 39

Bảng 4.10: Các chỉ thiêu tài chính của mô hình sản xuất lúa 2 vụ 42

Bảng 4.11: Năng suất, giá bán và thu nhập ròng của nông hộ trồng lúa 43

Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân 2012 – 2013 của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh 45

Bảng 4.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè thu 2012 – 2013 của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh 47

Bảng 4.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của nông hộ trồng lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013 50

Trang 10

Bảng 4.15: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của nông hộ trồng lúa vụ

Hè Thu 2012 – 2013 51

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành - Đồng Tháp, 2013 17

Hình 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ 28

Hình 4.2 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ ở xã An Khánh 30

Hình 4.3: Lý do chọn nơi mua vật tƣ nông nghiệp của nông hộ 31

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo Vệ Thực Vật

CB: Cán bộ

CT: Châu Thành

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

IPM: Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp

LĐGĐ: Lao Động Gia Đình

NV: Nhân viên

TNHH: Trách Nhiện Hữu Hạn

UBND: Uỷ ban Nhân Dân

VFA: Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, là nhân tố xoá đói giảm nghèo Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 đến 7,5 triệu ha, sản lượng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 7 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu trung bình khoảng 4,062 triệu tấn gạo Việt Nam giữ vững vị thế thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (sau Ấn Độ, 2012), theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Để hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia và giữ vững vị trí xuất khẩu gạo thứ hai thế giới thì Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có đóng góp

không nhỏ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước, sản xuất và cung ứng hơn 20 triệu tấn lúa/năm, sản lượng lúa

hằng năm toàn vùng chiếm hơn 53% tổng sản lượng lúa và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước

Đồng Tháp là tỉnh nằm trong khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, được biết đến là tỉnh có sản lượng lúa đứng thứ ba cả nước, phát triển nông nghiệp luôn là mục tiêu hàng đầu của tỉnh Cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp Sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 2,6 triệu tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu So với toàn tỉnh thì Huyện Châu Thành là một huyện có sản lượng nông nghiệp tương đối lớn Trong đó, sản lượng lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất Người dân tại huyện sinh sống chủ yếu dựa vào cây lúa, thu nhập phần lớn là từ việc trồng lúa Trong sáu tháng đầu năm 2013, tổng diện tích trồng lúa là 23.261 ha Thưc tế cho thấy tuy huyện đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp phòng trừ dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và đẩy mạnh các mô hình liên kết trong sản xuất đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp Nhưng vẫn tồn tại những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, là mối bận tâm của người trồng lúa lẫn ngành chức năng đó là vấn đề: tập quán canh tác còn lạc hậu, trình độ canh tác chưa cao, chưa có đầu ra ổn định và đồng thời còn chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, sự biến động liên tục của thị trường, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng Vì vậy, những nông hộ trồng lúa trong huyện gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ việc trồng lúa còn thấp và bấp

Trang 14

bênh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Để có lợi nhuận tương xứng với tiềm năng và giá trị hạt lúa đang là vấn đề hết sức khó khăn

Từ những vấn đề trên, đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành – tỉnh Đồng Tháp” được thực

hiện để đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông hộ Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp người dân trồng lúa có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu

Thành – Đồng Tháp

- Mục tiêu 2: Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình lúa 2

vụ trong mô hình nghiên cứu

- Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập

ròng của nông hộ trồng lúa

- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả

sản xuất của nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại xã An Khánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp

1.3.2 Phạm vi thời gian

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013;

- Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp nông hộ trong vụ Đông Xuân – Hè Thu 2012 – 2013;

- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013

Trang 15

1.3.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài chủ yếu phân tích về hiệu quả sản xuất của hai vụ lúa Đông Xuân – Hè Thu và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập ròng của mô hình lúa hai vụ

1.3.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp Cụ Thể là 80 hộ sản xuất lúa trong địa bàn huyện

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

(1) Trần Hữu Vĩnh (2012) “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông

xuân 2011- 2012 tại huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long” Đề tài được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của Cô Ngô Thị Thanh Trúc Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả sản xuất lúa của nông dân tại huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long, từ đó có thể biết được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản xuất lúa để đưa ra một số giải pháp thiết thực giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất Đồng thời giúp nông dân đánh giá và lựa chọn

mô hình sản xuất lúa đạt hiệu quả nhất giữa hai mô hình lúa IR50404 và mô hình lúa chất lượng cao Để thực hiện được mục tiêu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố bằng hồi quy, kiểm định t-test và kiểm định ANOVA Kết quả cho thấy diện tích lúa, mật độ gieo sạ, lượng N nguyên chất, lượng P nguyên chất, số ngày công lao động, chi phí thuốc BVTV và loại giống là những yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất Với hai mô hình lúa thì

mô hình lúa IR50404 có năng suất cao hơn mô hình lúa chất lượng cao Từ đó,

đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân

(2) Trương Thị Thu Thảo (2012) “Phân tích hiệu quả sản xuất và các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bán lúa tươi của nông hộ sản xuất lúa tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ” Đề tài được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của thầy Khổng Tiến Dũng Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất lúa và các yếu tố tác động đến việc quyết định bán lúa tươi của nông hộ sản xuất lúa tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ từ đó đề ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí của nông hộ Để thực hiện được mục tiêu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích tình hình sản xuất của nông hộ tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Đối với mục tiêu 2 tác giả áp dụng hàm sản xuất Cobb –

Trang 16

năng suất và lợi nhuận Để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định bán lúa tươi của nông hộ xã Thạnh Quới tác giả sử dụng mô hình hàm Logit Qua việc phân tích cho thấy, năng suất vụ Đông Xuân và Hè Thu ảnh hưởng bởi các yếu tố: lượng phân bón, các loại thuốc hóa học, hình thức bán, kinh nghiệm, tập huấn, công LĐGĐ Lợi nhuận hai vụ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón, hình thức bán, chi phí LĐGĐ Năng suất và lợi nhuận của vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ Đông Xuân Từ đó đề ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí của nông

hộ

(3) Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Quốc Nghi (2008) “Phân tích hiệu

quả sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh Hậu Giang” Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng

sản xuất khóm của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang, để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất khóm tác giả sử dụng nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh

tế như: tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và phương pháp hồi quy tuyến tính được tác giả sử dung để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận kinh tế của nông hộ sản xuất khóm trong địa bàn nghiên cứu Kết quả cho biết được tình hình sản xuất, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất khóm và những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận Cụ thể là, sự thay đổi năng suất khóm ở tỉnh Hậu Giang phụ thuộc vào các biến chi phí phân bón và yếu tố số năm kinh nghiệm và lợi nhuận kinh tế của nông

hộ trồng khóm phụ thuộc vào các biến năng suất sản phẩm khi thu hoạch, chi phí lao động Từ những kết quả nghiên cứu tác giả đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất khóm góp phần cải thiện đời sống cho nông hộ

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ

Nông hộ là những hộ nông dân làm nông – lâm – ngư – nghiệp, dịch vụ

và tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều ngành nghề Sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Nông hộ là là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Nông

hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt Có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa sản xuất, trao đổi, phân phối sử dụng và tiêu dùng

Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, công cụ sản xuất…) là đơn vị sản xuất tự thực hiện tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó Trong quá trình

đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân Khai thác đầy đủ các chức năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế quốc dân

Nông hộ là một đơn vị kinh tế vừa sản xuất vừa tiêu dùng Đơn vị tiêu dùng của hộ xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân của hộ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của hộ và của xã hội nói chung Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiên ngay từ kinh tế nông hộ Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế nông hộ giữa các vùng kinh tế - sinh thái có sự tương tác và giao thoa lẫn nhau Song, việc tăng cường khai thác các tiềm năng, thế mạnh và điều kiện đặc thù của mỗi vùng kinh tế nông hộ được Nhà nước khuyến khích và phát triển

Trang 18

Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu

tố và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái, dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc thù về

cả qui mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển

2.1.1.2 Khái niệm sản xuất

Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể dùng được

Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ khác Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm: đất, nước, lao động, vốn, giống, phân bón, thuốc nông dược, máy móc thiết bị Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng

2.1.1.3 Khái niệm năng suất và chi phí

Sản lượng lúa đạt được sau thu hoạch trên một đơn vị diện tích gieo trồng được gọi là năng suất

Chi phí được định nghĩa là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động sản xuất

để tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác

2.1.1.4 Khái niệm sản xuất lúa vụ Đông xuân và Hè Thu

Sản xuất lúa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu là việc gieo trồng hai lần lúa giống xuống ruộng và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như: giống, vốn, lao động, phân bón, thuốc nông dược, máy móc thiết bị Để giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt Thông thường ở địa bàn huyện vụ Đông Xuân được nông dân gieo trồng từ giữa tháng 10 và thu hoạch từ tháng giêng (âm lịch), còn vụ Hè Thu bắt đầu gieo trồng từ giữa tháng 2 và thu hoạch vào tháng 5 (âm lịch)

2.1.1.5 Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến mà nông hộ đang áp dụng

a) Giống mới: Là loại giống có sức nảy mầm cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, dễ làm và giá thành hợp lý b) IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp): là một hệ thống quản lý dịch hại

mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể

Trang 19

được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt

hại kinh tế

c) Ba giảm ba tăng

- Ba giảm:

+ Giảm lượng giống gieo trồng trên đơn vị diện tích

Sử dụng hạt giống chất lượng cao, độ thuần cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ nẩy mầm tốt Trước lúc ngâm ủ làm sạch tạp chất, phơi lại nắng nhẹ để tăng sức nẩy mầm cho hạt giống

Ngâm ủ phải đúng kỹ thuật làm tăng tỷ lệ nẩy mầm

Gieo đều và đúng kỹ thuật theo từng thời vụ

+ Giảm thuốc nông dược phòng trừ sâu bệnh

Đối với cây trồng nói chung cây lúa nói riêng nếu sử dụng thuốc nông dược không đúng không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây hậu quả đến môi trường sinh thái và tạo sự bùng phát dịch hại còn nặng hơn

+ Giảm lượng phân đạm (bón đạm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây)

Đầu tư phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản suất Tuy nhiên trong sản xuất không phải nơi nào nông dân cũng bón đạm cân đối cho cây lúa

Nhiều nơi nông dân bón quá nhiều đạm, sinh ra thừa và lãng phí, có nơi lại bón thiếu, không đủ nên không phát huy được năng suất của giống Để trồng lúa có năng suất và có hiệu quả kinh tế cần đầu tư phân bón đúng, đủ và

áp dụng bón đạm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây Khi bón đạm vào đất cho lúa tuỳ điều kiện thời tiết và loại đất, cây lúa chỉ sử dụng được 40 % lượng đạm, 20 % đạm do đất giữ chặt còn 40 % đạm bị rửa trôi và bốc hơi

Cũng như các loại cây trồng khác, cây lúa cần dinh dưỡng, cần nhiều đạm cho cả quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt hai thời kỳ đẻ nhánh

và làm đòng Đây là hai thời kỳ mà cây lúa cần nhiều dinh dưỡng đạm nhất: Thời kỳ lúa đẻ nhánh:

Do lượng đạm bón thúc khi gieo đã hết Cây trồng cần nhiều năng lượng cung cấp cho sự phát triển thân lá và rể Bón đạm thời kỳ này nhằm đảm bảo cho cây lúa đẻ đủ nhánh hữu hiệu trên đơn vị diện tích để có năng suất cao Thời kỳ lúa làm đòng: Cũng do lượng đạm bón trước đó cây sử dụng đã hết Cần bổ sung dinh dưỡng để tiếp tục phát triển thân, lá và đặc biệt cung

Trang 20

hạt Cung cấp đủ dinh dƣỡng cho cây vào thời kỳ này bông lúa sẽ to, hạt mẫy

và chắc, đảm bảo cho năng suất cao

Bảng 2.1: Lƣợng phân khuyến cáo sử dụng trên 1000m2

+ Tăng năng suất: Do áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng, đầu tƣ phân

bón, chăm sóc tốt đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất lúa đƣợc tăng lên

+ Tăng chất lượng sản phẩm: Sản phẩm không có dƣ lƣợng thuốc nông

dƣợc, mẫu mã hàng hoá sáng đẹp

+ Tăng hiệu quả kinh tế: Do giảm đƣợc lƣợng giống gieo, giảm sử dụng

thuốc nông dƣợc và sử dụng phân bón hợp lý nên năng suất của cây trồng đƣợc tăng lên và đạt đƣợc lợi nhuận cao

d) Một phải năm giảm

- Một phải:

+ Phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận

+ Tuyệt đối không sử dụng lúa ăn để làm giống

Trang 21

Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch: Ứng dụng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và sử dụng biện pháp sấy lúa

2.1.2 Một số chỉ tiêu tài chính

Để đánh giá được hiệu quả tài chính của nông hộ, đề tài sử dụng một số chỉ tiêu tài chính sau:

Tổng chi phí (CP): Là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để

tạo ra sản phẩm, bao gồm chi phí vật chất (chi phí vật tư nông nghiệp và trang

bị kỹ thuật), chi phí lao động (không bao gồm chi phí cơ hội lao động gia đình), chi phí khác

Tổng chi phí = Chi phí vật chất + Chi phí lao động thuê + Chi phí khác

Doanh thu (DT): Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất thu được sau khi

bán sản phẩm của mình (kể cả sản phẩm phụ)

Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn

vị diện tích

Tổng doanh thu = Tổng sản lượng x Đơn giá sản phẩm

Thu nhập ròng (TNR): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng

của quá trình sản xuất thu nhập ròng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan Vì vậy, tính thu nhập ròng trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí (không bao gồm chi phí cơ hội lao động gia đình) mà người sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất

TNR = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (không có chi phí LĐGĐ)

Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí

đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu chỉ số DT/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời, DT/CP nhỏ hơn 1 thì bị lỗ và DT/CP bằng 1 thì hoà vốn

Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng

chi phí đầu tư vào sản xuất thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập ròng Nếu TNR/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt

Thu nhập ròng trên doanh thu (TNR/DT): Thể hiện trong 1 đồng

doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập ròng, nó phản ánh mức thu nhập ròng

so với tổng doanh thu

Trang 22

Thu nhập ròng trên ngày công lao động gia đình (TNR/LĐGĐ): Chỉ

tiêu này nói lên thu nhập ròng do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo

ra

Một số công thức tính chi phí ( chỉ áp dụng cho nghiên cứu này)

Chi phí giống: Là chi phí mua giống để gieo sạ trên 1000m2

đất

Chi phí giống = Đơn giá giống * Số lượng giống

Chi phí phân bón: Là tổng chi phí trung bình trên 1000m2 của các loại phân bón như phân NPK, Urê, DAP, Lân, Kali Được tính bằng đơn giá của các loại phân nhân cho số lượng sử dụng

Chi phí phân bón = (Đơn giá NPK * Số lượng NPK) + (Đơn giá Urê *

Số lượng Urê) + (Đơn giá DAP * Số lượng DAP) + (Đơn giá Lân * Số lượng Lân) + (Đơn gia Kali * Số lượng Kali)

Lượng phân N, P, K nguyên chất được tính bằng lượng phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng nhân cho % N % P % K có trong các loại phân hỗn hợp đó như: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), UREA (46% N), DAP (18-46-0), Kali (55% KCl)

Chi phí thuốc BVTV: Là tổng chi phí trung bình chi cho việc mua thuốc

Trong bài nghiên cứu này, thuốc nông dược không được tính theo nồng

độ nguyên chất mà dựa trên chi phí sử dụng thực tế của các nông hộ được phỏng vấn

Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản

xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)

Chi phí lao động thuê: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê mướn lao

động chăm sóc cây trồng Lao động thuê được tính bằng đơn vị đồng /công Chi phí lao động thuê = Tiền lương bình quân 1 ngày * số ngày công bình quân trên đơn vị diện tích

Trang 23

2.1.3 Khái niệm về các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu

Phân tích thống kê

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục

vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định

− Thống kê mô tả (Descriptive statistics): Là các phương pháp có liên

quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cánh tổng quát đối tượng nghiên cứu

− Thống kê suy luận (Inferential statistics): Là bao gồm các phương

pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, đự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu

Trong thống kê mô tả sẽ sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu:

− Phân tích tần số: Kết quả phân tích tần số được thể hiện dưới dạng

bảng tần số, bảng này trình bày với tất cả các biến kiểu số (định tính và định lượng) Việc xác định tần số của mỗi giá trị được thực hiện bằng cách đếm số quan sát rơi vào giá trị đó, đối với tổ thì tần số là số quan sát rơi vào tổ đó Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìn tổng quan về các quan sát

− Phân tích so sánh:

Gồm có so sánh bằng số tuyệt đối và bằng số tương đối:

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị

số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này để so sánh số liệu kỳ đang xét với số liệu kỳ gốc của các chỉ tiêu xem có sự biến động hay không để tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ

đó đề xuất biện pháp khắc phục

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa

trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp dùng

để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các kỳ và so sánh tốc

độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Trang 24

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ trồng lúa tại xã An Khánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp thông qua bảng câu hỏi được soạn sẵn Chọn ra 3 ấp từ xã An Khánh để tiến hành phỏng vấn:

An Thái, An Ninh, An Phú là những ấp đại diện, có kinh nghiêm trồng lúa lâu năm trong xã, là những ấp có diện tích và số nông hộ tập trung trồng lúa tương đối cao ở địa bàn xã Các hộ trong mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Bảng 2.2: Phân bố mẫu phỏng vấn nông hộ

Ấp Số hộ tham gia

sản xuất lúa (hộ)

Số hộ phỏng vấn (hộ)

Tỷ trọng (%)

Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân Xã An Khánh

2.2.2 Phương pháp phân tích số l iệu

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu

Thành – Đồng Tháp

Sử dụng phương pháp thống kê miêu tả để thấy được tình hình sản xuất lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu: Thống kê diện tích đất trồng lúa, so sánh diện tích cơ cấu diện tích trồng lúa qua các năm bằng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để thấy được sự thay đổi của diện tích đất trồng lúa qua các năm trong địa bàn huyện Ngoài ra, sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để so sánh năng suất, sản lượng lúa trung bình qua các

Trang 25

năm Phân tích để thấy được lúa chiếm phần lớn trong diện tích đất nông nghiệp của xã, sản xuất lúa là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân trong huyện

Mục tiêu 2: Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình lúa 2 vụ

trong mô hình nghiên cứu

Sử dụng phương thức thống kê mô tả để phân tích hiệu quả sản xuất của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu Sử dụng thêm các chỉ số tài chính để làm cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính việc sản xuất lúa của nông hộ Sử dụng kiểm định t-test để kiểm tra sự khác biệt về chi phí sản xuất của nông hộ vụ Đông Xuân

và Hè Thu

Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập

ròng của nông hộ trồng lúa

Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, đề tài sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglass, mô hình có dạng như sau:

LnY = α0 + α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3+ α4LnX4 + α5LnX5 + α6LnX6+

α7LnX7 + α8X8 + Trong đó:

+Biến phụ thuộc: Y (năng suất lúa (kg/ công))

+ Biến độc lập: Xi (i= 1, 2, 3, 4, )

X1: Lượng giống (kg/công)

X2: Lượng phân N nguyên chất (kg/công)

X3: Lượng phân P nguyên chất (kg/công)

X4: Lượng phân K nguyên chất (kg/công)

X5: Chi phí thuốc BVTV (đồng/công)

X6: Tổng ngày công lao động (ngày công/công)

X7: Số năm kinh nghiệm (năm)

X8: Tham gia tập huấn (1 có tham gia tập huấn, 0 không tham gia tập huấn) X8: là biến giả

Các tham số α1, α2, α3,… αn: là các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (n = 0,1,2,…,8) Hệ số αk cho biết khi biến X1, X2,…., Xi tăng (hay giảm) 1 phần trăm thì biến phụ thuộc Y (năng suất) sẽ thay đổi tức tăng (hay

Trang 26

giảm) bao nhiêu phần trăm tương ứng, với điều kiện các yếu tố khác không đổi

+: là sai số hỗn hợp trong mô hình

+ Hệ số xác định R2: (Multiple Correlation Coefficient) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập Xi

+ Prob > F: mức ý nghĩa Prob > F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Prob > F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa α

+ T_Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt

+ P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ

+ Kiểm định phương trình hồi quy:

Đặt giả thuyết:

+ H0: αk = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

+ H1: αk ≠ 0, tức là có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 90% tương ứng với mức

ý nghĩa α = 1 – 0,9= 0,1 = 10%)

 Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_value < α

 Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_value ≥ α

Trong bài nghiên cứu này, lượng phân N, P, K được tính theo hàm lượng nguyên chất và được tính bằng lượng phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng nhân cho % N % P % K có trong các loại phân hỗn hợp đó như: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), UREA (46% N), DAP (18-46-0), Kali (55% KCl) Thuốc BVTV không được tính theo nồng độ nguyên chất mà dựa trên chi phí sử dụng thực tế của các nông hộ được phỏng vấn Việc quy đổi lượng thuốc BVTV về dạng nguyên chất rất khó do đa số nông hộ không nhớ rõ tên thuốc BVTV là

gì và dung tích bao nhiêu nên trong đề tài chỉ quy về chi phí thuốc BVTV Phương trình hồi qui ảnh hưởng đến thu nhập ròng có dạng tổng quát như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + β8X8Trong đó:

Trang 27

+ Biến phụ thuộc: Y (thu nhập ròng (đồng/ công))

+ Biến độc lập: Xi (i= 1, 2, 3, 4, 8)

X1: Số năm kinh nghiệm (năm)

X2: Diện tích gieo trồng (công)

X3: Chi phí giống (đồng/công)

X4: Chi phí phân bón (đồng/công)

X5: Chi phí thuốc BVTV (đồng/công)

X6: Chi phí máy móc, nhiên liệu (đồng/công)

X7: Ngày công lao động gia đình (ngày công/công)

X8: Chi phí lao động thuê (đồng/công)

β0: hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1,

X2, …X7 bằng 0

β1, β2, β3,…, β8:các tham số ước lượng bằng phương pháp hàm hồi quy tuyến tính từ máy tính (phần mềm SPSS)

Hệ số xác định R 2: Là tỷ lệ hay phần trăm biến động của biến phụ thuộc

Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi.

Giá trị Significance F: Giá trị này cho ta biết kết luận mô hình có ý nghĩa

hay không (nghĩa là biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc hay không)

Kiểm định phương trình hồi quy:

H0: βi = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

H1: βi # 0, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Cơ sở kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 90%, tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,9 = 0,1 = 10%

Bác bỏ giả thiết H0 khi Sig.F < α

Chấp nhận giả thiết H0 khi Sig.F > α

Kiểm định các yếu tố trong phương trình hồi quy

Từng yếu tố trong phương trình hồi quy ảnh hưởng đến phương trình với những mức độ và độ tin cậy khác nhau Vì vậy, ta kiểm định từng yếu tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng yếu tố đến phương trình

Trang 28

Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả

sản xuất của nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu

Dùng phương pháp thống kê suy luận để đánh giá chung về hiệu quả sản xuất của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, dựa trên số liệu đã phân tích để đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ trồng lúa trong huyện đạt năng suất cao hơn

Trang 29

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÖA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH – ĐỒNG THÁP 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN CHÂN THÀNH - TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1 Vị trí địa lí

Châu Thành là một huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm Sa Đéc, huyện nằm ở phía nam của tỉnh Đồng Tháp Huyện có diện tích 246,164 km2, dân số 151.669 người và được được thành lập sau 30-04-1975 Huyện ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp; Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Cao Lãnh cùng tỉnh và huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang; Nam giáp huyện Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Lai Vung và thị xã Sa Đéc cùng tỉnh; Đông giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ của tỉnh Vĩnh Long Toàn bộ diện tích của Huyện có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của sông Tiền, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Thành, 2013

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành - Đồng Tháp, 2013 Huyện Châu Thành có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm có 01 thị trấn huyện lỵ và 11 xã: An Hiệp, An Nhơn, Tân Phú Trung, Tân Bình, Tân Nhuận Đông, Phú Hựu, Tân Phú, Phú Long, An Phú Thuận, Hoà Tân, An Khánh Thị trấn Cái tàu Hạ nằm trên quốc lộ 80 từ Vĩnh Long đi Sa Đéc, cách thị xã Sa Đéc 15 km

Trang 30

Bảng 3.1: Đơn vị hành chính huyện châu thành theo xã - thị trấn

Đơn vị Diện tích (km2) Dân số (người) Thị trấn Cái Tàu Hạ 4.527 12.118

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Thành – Đồng Tháp

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ sông tiền vào trong nội đồng

và tương đối bằng phẳng Độ cao trung bình từ 0,8 - 1,0 m Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hằng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu

b) Khí hậu

Huyện có đặc điểm khí tượng chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, có 2 mùa rõ rệt + Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm từ 90 - 92% lượng mưa cả năm, trong đó tập trung vào tháng 9 và tháng 10 chiếm từ

30 - 40% lượng mưa cả năm

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm

từ 8 - 10% lượng mưa cả năm Huyện là vùng có số giờ nắng cao 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng cao nhất là 9,1 giờ/ngày Lượng mưa trung

Trang 31

bình của huyện Châu Thành là 1.200 mm/năm Nhiệt độ trung bình năm là 26,6ºC

Gió: Chủ yếu theo 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc (từ tháng 5 đến tháng 11), ngoài ra còn có gió chướng từ tháng 2 đến tháng 4, cá biệt vào mùa mưa thường có lốc

Bốc hơi: tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6 Lượng bốc hơi trung bình từ 3 – 5 mm/ngày Tổng lượng bốc hơi cả năm là 1.657,2 mm tương ứng với lượng mưa, nhưng lệch về thời gian

Ẩm độ: bình quân cả năm là 82,5% Bình quân thấp nhất là 50,3% trong

đó tháng 3 có ẩm dộ nhỏ nhất là 32% Ẩm độ giữa các tháng trong năm chênh lệch không lớn phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu và thời tiết ở huyện Châu Thành tương đối

ôn hoà thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất và phát triển nông nghiệp toàn diện Thời tiết khá ổn định không có bão và ít sương muối, lượng nắng dồi dào là điều kiện tốt nhất cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Hạn chế lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô, lượng mưa ít, gây ảnh hưởng đối với sản xuất và sinh hoạt

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

3.2.1 Nông nghiệp – nông thôn

Huyện đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng trừ dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và đẩy mạnh các mô hình liên kết trong sản xuất đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp Tổng diện tích trồng lúa là 23.261 ha Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống được 3.711 ha, diện tích vườn cây ăn trái là 6.488 ha Công tác xây dựng nông thôn mới đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đã hoàn thành lập quy hoạch nông thôn mới và đã được phê duyệt trong năm 2013; Đề án xây dựng nông thôn mới ở 03 xã điểm (An Khánh, Tân Nhuận Đông, An Phú Thuận) và xã Tân Phú đã được phê duyệt, đã tổ chức lễ ký kết liên tịch xây dựng nông thôn mới giữa UBND Huyện với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể huyện Công tác liên kết và tiêu thụ nông sản được tiếp tục được đẩy mạnh, nhằm từng bước xây dựng thương hiệu nông sản cho nông dân, huyện đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Mai Anh thực hiện tư vấn lập thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nông sản đặc thù đối với “Nhãn Châu Thành” và

“Khoai lang Châu Thành” Hiện tại đã thiết kế logo và đang xây dựng quy chế

sử dụng nhãn hiệu

Trang 32

3.2.2 Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản

Chăn nuôi phát triển ổn định, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được quan tâm thực hiện tốt, dịch bệnh không xảy ra

- Gia súc: Tổng đàn 53.469 con; trong đó đàn trâu 6 con, đàn bò

1.208/1.000 con , đàn heo 59.716/60.000 con đạt, đàn dê 157 con

- Gia cầm: Tổng đàn 299.727/400.000 con; trong đó đàn vịt 179416 con, đàn

gà 78.013 con, đàn vịt xiêm 7.988 con, đàn ngỗng 510 con và đàn cút 33.800 con Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi của huyện vẫn

ổn định, cơ quan thú y huyện tập trung theo dõi đàn vật nuôi phát hiện và khống chế tốt được dịch bệnh xảy ra Công tác liên kết và tiêu thụ nông sản tiếp tục được đẩy mạnh, UBND huyện đã phối hợp với Công ty Vissan để liên kết tiêu thụ heo trên địa bàn huyện

Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ 2 sau cây lúa Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra Diện tích nuôi thuỷ sản của huyện là 611,16 ha, diện tích nuôi cá tra xuất khẩu là 232,66 ha, các loại cá khác 328,8,3 ha Sản lượng thu hoạch đạt 20.268 tấn trong đó: cá tra xuất khẩu 19.409 tấn, cá khác 660 tấn Nông dân tập trung nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, hàng năm cung cấp cho chế biến xuất khẩu trên 60.000 tấn cá tra, đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm Trong 06 tháng đầu năm 2013, phối hợp cùng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản tỉnh, huyện đã tiến hành lấy

14 mẫu cá tra thương phẩm của 10 hộ nuôi Kết quả không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm và kháng sinh hạn chế sử dụng, nhóm thuốc trừ sâu trong 14 mẫu kiểm

3.2.3 Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại phát triển ổn định, hàng hoá kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện khá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Trên địa bàn huyện Châu Thành chợ là hình thức thương mại chủ yếu nhất, tại địa bàn nông thôn Hầu hết các loại hàng hóa đều được mua bán thông qua hệ thống chợ truyền thống, chợ dân lập, mạng lưới chợ phát triển khá tốt và góp phần đáng kể vào việc mở rộng giao lưu hàng hóa, tổng số chợ trên địa bàn có 22 chợ, trong đó có 01 chợ hạng I; 01 chợ hạng II;

13 chợ hạng III và 07 chợ tự phát Công tác quản lý thị trường được các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.427.470 triệu đồng Toàn huyện hiện có 3.133 cơ sở sản xuất, kinh

Trang 33

doanh – dịch vụ, với số vốn đăng ký là 133.792 triệu đồng, đã giải quyết việc làm cho 9.859 lao động Dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân

3.2.4 Văn hoá xã hội

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo Mạng lưới khám chữa bệnh được tập trung đầu tư nâng cấp: cơ sở vật chất, trang thiết bị khám và điều trị bệnh ngày càng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng lên Các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người có công được quan tâm triển khai thực hiện tốt Các chương trình Quốc gia về dân số - kế hoạch hoá gia đình và giáo dục chăm sóc trẻ em đều được triển khai thực hiện có hiệu quả

Lĩnh vực giáo dục đào tạo được quan tâm thực hiện Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy được thực hiện nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất dạy và học Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện tốt

Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả UBND Huyện đã chỉ đạo xã, thị trấn rà soát lại hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Huyện, qua điều tra, hiện tổng số hộ nghèo trên địa bàn Huyện là 3.266 hộ, tỷ lệ 8,35%, hộ cận nghèo là 1.969 hộ,

tỷ lệ 5,03% Đã tổ chức xong hội nghị người nghèo ở tất cả khóm, ấp trên địa bàn huyện, qua hội nghị đã có 315 hộ đăng ký thoát nghèo năm 2013

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÖA TẠI HUYỆN CHÂN THÀNH - TỈNH ĐỒNG THÁP

Trong những năm gần đây, diện tích lúa tăng nhưng tăng không ổn định, sản lượng và năng suất cũng tăng đều qua các năm Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Trang 34

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Châu Thành giai

đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

2013

Năm 2011 so với

2010

Năm 2012 so với 2011 Tuyệt

đối

Tương đối(%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Diện tích

Nguồn: báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành - Đồng Tháp

Qua bảng 3.2 ta thấy, nhìn chung diện tích và sản lượng lúa của huyện tăng nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2012, chỉ có diện tích lúa năm 2011 là tăng mạnh và sang năm 2012 thi diện tích giảm, nhưng vẫn cao hơn 2010 Cụ thể là diện tích xuống giống trung bình của năm 2010 là 34.513 ha, năm 2011 tăng lên 35.997 ha (tăng 1.484 ha, tương đương 4,3% so với 2010), nhưng đến năm

2012 giảm xuống chỉ còn 34.697 ha (giảm 1.300 ha, tương đương 3,6% so với năm 2011), giảm nhưng không đáng kể và vẫn tăng so với năm 2010 Diện tích lúa giảm là do một số hộ chuyển từ canh tác lúa sang trồng hoa màu và chăn nuôi thủy sản Tuy diện tích có giảm nhưng do thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như nghiêm ngặt lịch thời vụ, xuống giống tập trung theo lịch né rầy nên đã quản lý tốt được dịch hại trên lúa, cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như chương trình “3 giảm 3 tăng”, “IPM” đã làm tăng sản lượng và ổn định năng suất lúa

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa toàn huyện tăng đều qua các năm là nhờ có sự quan tâm của nhà nước, các trung tâm khuyến nông và các cấp lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương Huyện đã đầu tư hệ thống giao thông, thuỷ lợi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa qua từng năm

3.3.1 Diện tích

Diện tích sản xuất được hiểu là tổng diện tích mà nông dân xuống giống của tất cả các vụ trong năm Huyện Châu Thành sản xuất lúa 3 vụ trong năm,

Trang 35

đó là Đông Xuân, Hè Thu và lúa vụ 3 – Thu Đông Nhìn chung diện tích lúa giai đoạn 2010 – 2012 thay đổi không nhiều

Bảng 3.3: Diện tích xuống giống phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn

2013

Năm 2011 so với 2010

Năm 2012 so với 2011 Tuyệ

t đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Đông Xuân 13.604 13.300 12.905 12.626 - 304 - 2,2 - 395 - 2,9

Hè Thu 11.619 11.312 10.560 10.635 -307 -2,6 -752 -6,6 Thu Đông 9.290 11.385 11.232 2.775 2.095 22,5 - 153 - 1,34 Tổng 34.513 35.997 34.697 26.036 1.484 17,9 - 1.300 - 10,84

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành - Đồng Tháp

Đông – Xuân và Hè – Thu là 2 vụ lúa chính trong năm, nên diện tích xuống giống 2 vụ này là cao nhất, trong đó vụ Đông – Xuân có diện tích xuống giống lớn nhất Do Đông – Xuân là vụ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thời tiết mưa ít, nắng nhiều rất phù hợp cho sự phát triển của cây lúa, đồng thời hạn chế được dịch bệnh phát triển Cho nên vụ này được xem là vụ lúa chính và bội thu nhất của người nông dân Theo số liệu bảng 3.3 cho thấy, diện tích xuống giống vụ Đông – Xuân cao hơn so với 2 vụ còn lại Do vài năm gần đây điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, mưa lớn khi xuống giống lúa Đông Xuân nên có một phần lúa bị thiệt hại, làm giảm diện tích lúa Giảm với diện tích không quá lớn, giai đoạn 2010 – 2011 diện tích xuống giống giảm 2,2% so với 2010 đã giảm 304 ha từ 13,604 ha xuống còn 13,300 ha, đến

6 tháng đầu năm 2013 diện tích chỉ còn 12.626 đã giảm 279 ha (2,16%) so với diện tích năm 2012 là 12.905 ha

Vụ Hè – Thu cũng được chú trọng nhưng có diện tích gieo trồng thấp hơn so với vụ Đông – Xuân Do vụ Hè Thu được xuống giống ngay khi thu hoach lúa vụ Đông – Xuân nên đất không được nghỉ ngơi, do đó nông dân phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng khiến chi phí sản xuất tăng cao, năng suất thì vẫn tăng qua các năm nhưng lợi nhuận thì rất ít, do chi phí đầu vào quá nhiều Bên cạnh đó, thời tiết cũng là nguyên nhân khiến cho người dân gặp khó khăn trong vụ này Mưa nhiều khiến dịch bệnh bùng phát mạnh Diện tích lúa Hè Thu giảm dần qua các năm, điển hình là giai đoạn

Trang 36

năm 2011 – 2012, diện tích giảm mạnh, giảm 752 ha (6,6%) từ 11.312 vào năm 2011 xuống còn 10.560 ha vào năm 2012 Để gia tăng giá trị trên một diện tích đất, giải pháp được nhiều nông dân đánh giá cao đó là thực hiện chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác Một số diện tích lúa được chuyển sang xen canh, luân vụ giữa lúa với hoa màu, cây bắp, cây đậu nành và cây mè trong vụ này Đến 6 tháng đầu năm diện tích tăng nhẹ trở lại đạt 10.635 ha Vụ Thu – Đông (vụ 3) Diện tích xuống giống vụ này là thấp nhất so với 2 vụ chính Đông – Xuân và Hè – Thu Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2011, diện tích xuống giống vụ 3 tăng 22,5% so với 2010, nhưng đến năm 2012 đã giảm 153 ha (1,34%) từ 11.385 ha xuống còn 11.232 ha một con số không đáng kể Diện tích giảm là do một số hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng các cây thuỷ sinh như sen, ấu hoặc nuôi tôm càng xanh Hiện nay, tính đến 6 tháng đầu năm 2013 toàn huyện đã xuống giống vụ Thu Đông được 2.775 ha Công tác nạo vét, đắp đập tạm, khai thông dòng chảy trong những năm qua được thực hiện khá tốt, để giúp nông dân hạn chế thất thoát do lũ và giúp người dân yên tâm sản xuất

3.3.2 Năng suất

Sản lượng lúa đạt được sau thu hoạch trên một đơn vị diện tích gieo trồng được gọi là năng suất Nâng cao năng suất không chỉ là mục tiêu của ngành nông nghiệp mà là của tất cả những ngành sản xuất hàng hóa Đạt năng suất cao là mong muốn không chỉ của hầu hết các nông hộ tham gia trồng lúa

mà còn là mong muốn của các nhà lãnh đạo

Bảng 3.4: Năng suất lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

2013

Năm 2011 so với

2010

Năm 2012 so với 2011 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Đông Xuân 7,37 7,3 7,4 7,42 - 0,07 - 0,95 0,1 1,36

Hè Thu 4,8 5,2 5,5 5,855 0,4 8,3 0,3 5,76 Thu Đông 4,22 4,9 5,3 - 0,68 16,1 0,4 8,16 Tổng 16,39 17,4 182 - 1,01 23,45 0,8 15,28

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành - Đồng Tháp

Trang 37

Qua bảng 3.4 ta thấy, vụ Đông – Xuân có năng suất cao nhất do thời tiết thuận lợi, mưa ít, nắng nhiều, dịch bệnh ít bùng phát, đất có thời gian nghỉ

ngơi và có được phù sa bồi đắp sau mùa lũ Năng suất năm 2011 giảm nhẹ

0,7% so với năm 2011 nhưng không đáng kể chỉ giảm 0,07 tấn từ 7,37 tấn năm

2010 xuống còn 7,3 tấn Từ năm 2012 đến nay năng suất luôn tăng Các vụ còn

lại là Hè – Thu và Thu – Đông thì ngược lại, thời tiết bất lợi là yếu tố chính

khiến năng suất 2 vụ này thấp hơn so với vụ Đông – Xuân Ngoài ra, khi canh

tác 3 vụ lúa trên năm thì sau vụ Đông – Xuân đất không được nghỉ ngơi nên

chất dinh dưỡng thấp, nông dân phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc nông

dược nên làm tăng chi phí sản xuất Theo nhiều nông dân cho biết, vụ Hè –

Thu và Thu – Đông lợi nhuận rất thấp, hoặc chỉ huề vốn do dịch bệnh bùng

phát như rầy nâu, vàng lùn, lùng xoắn lá, nhện vé,… gây thiệt hại lớn về năng

suất Đồng thời do chi phí sử dụng phân bón, thuốc nông dược cao dẫn đến lợi

nhuận thấp Nhưng 2 nằm gần đây và đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013 năng

suất của 2 vụ tăng mạnh là do nông dân từng bước ứng dụng cơ giới hoá trong

khâu làm đất và thu hoạch để phát huy hiệu quả trong sản xuất, đồng thời nông

dân tập trung theo dõi sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phun xịt thuốc diệt

rầy kịp thời, điều trị có hiệu quả và khống chế rầy không để lây lan ra diện

rộng

3.3.3 Sản lượng

Hiện nay, Đồng Tháp luôn là tỉnh đứng thứ ba cả nước về sản lượng lúa, đóng góp không nhỏ vào sản lượng chung của cả nước Trong đó không thể

không kể đến đóng góp của huyện Châu Thành – một trong những huyện có

diện tích trồng lúa lớn của tỉnh

Bảng 3.5: Sản lượng lúa phân theo vụ ở huyện Châu Thành giai đoạn

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Đông Xuân 100.261 97.000 95.497 93.682 - 3.261 - 3,25 - 1.503 - 1,54

Hè Thu 55.771 58.822 58.080 56.562 3.051 5,47 - 742 - 1,26 Thu Đông 39.208 55.786 59.744 - 16.578 42,28 3.958 7,09 Tổng 195.24 211.608 213.321 - 16.368 44,50 1.713 4,29

Trang 38

Qua bảng 3.5 thống kê sản lượng lúa của toàn huyện Châu Thành qua các năm ta thấy, tuy về năng suất và diện tích có sự biến động mạnh nhưng tổng sản lượng lúa của huyện vẫn tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012 Trong đó Đông – Xuân vẫn là vụ có sản lượng cao nhất do năng suất cao và diện tích gieo trồng lớn, kế đến là vụ Hè – Thu và cuối cùng là vụ 3 (hay còn gọi là vụ Thu – Đông) Sản lượng lúa vụ Đông Xuân năm 2012 có giảm nhưng không đáng kể (giảm 1,54% so với vụ Đông Xuân 2011), là do diện tích xuống giống trên toàn huyện vụ Đông Xuân năm 2012 giảm 395 ha (ước khoảng 2,9%) so với cùng kỳ năm trước (năm 2011) Theo số liệu của bảng 3.5 ta thấy, tổng sản lượng lúa của huyện năm 2010 là 195.240 tấn, năm 2011 tăng lên 211.608 tấn (tăng 16.368 tấn so với năm 2010) và con số này là 213.321 tấn vào năm 2012 (tăng 1.713 tấn so với năm 2011) Trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng sản lương đạt 150.244 tấn do còn lại 970 ha lúa vụ Hè Thu giai đoạn chín đang tiếp tục thu hoạch và cả vụ 3 (Thu Đông) chưa thu hoạch Hai vụ Hè Thu và Thu Đông trong vòng 3 năm qua từ 2010 – 2013 sản lượng tăng liên tục và tăng mạnh Vụ Hè Thu năm 2011 tăng 3.051 tấn, ước khoảng 5,47%, sang năm 2012 sản lượng giảm nhẹ 1,26 % so với năm 2011

và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 từ 58.080 tấn xuống còn 56.562 tấn, do nông dân giảm diện tích trồng lúa sang trồng hoa màu và nuôi thuỷ sản Sản lượng vụ Thu Đông cũng tăng rất cao, tăng cao nhất là giai đoạn 2010 – 2011, tăng 42,28%, sản lượng 2010 đạt 39.208 tấn tăng lên 55.786 tấn vào năm 2011 Lúa vụ 3 tăng mạnh trong 3 năm qua là do người dân xuống giống

né lũ, xuống giống từ tháng 5 và thu hoạch vào tháng 8, mùa lũ đến thì nông dân đã thu hoạch lúa xong Chính vì vậy lúa không bị thất thoát, góp phần làm tăng sản lượng cho toàn huyện Huyện đã tập trung các giải pháp khắc phục lũ lụt, tu sửa đê bao, hỗ trợ bơm rút nước ra, hỗ trợ lúa giống cho nông dân tiếp tục sản xuất, hướng dẫn lịch xuống giống lúa cho từng vụ để né rầy, né lũ hiệu quả Giúp năng suất và sản lượng lúa tăng cao từng năm

Trang 39

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ TRONG ĐỊA B ÀN NGHIÊN CỨU

Thông qua số liệu đã thu thập thực tế được từ 80 nông hộ, ta có được đặc

điểm của nông hộ ở xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ tại xã An Khánh

Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

Số nhân khẩu Người/hộ 4,42 9 2

Số năm kinh nghiệm Năm 25,91 45 6 Diện tích 1000m2 11,76 40 3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã An Khánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp 2013

Qua bảng 4.1 ta thấy số người trong hộ ở mức trung bình là 4-5 người/hộ cao nhất là 9 người và thấp nhất là 2 người Độ tuổi trung bình của các chủ hộ

- người có quyết định cho toàn bộ quá trình sản xuất lúa là khoảng 46 tuổi, tuổi cao nhất của chủ hộ là 64 tuổi, thấp nhất là 28 tuổi Tại xã An Khánh nông dân có kinh nghiệm cao nhất là 45 năm, thấp nhất là 6 năm, trung bình khoảng 26 năm Đây là khoảng thời gian đủ dài để góp phần giúp ích cho các hoạt động sản xuất của nông dân

Kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng Nếu như có nguồn lao động dồi dào mà lại không có nhiều kinh nghiệm thì quá trình sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn Kinh nghiệm là một yếu tố mang tính thời gian, là khoảng thời gian tính từ khi nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay Nếu khoảng thời gian này dài thì họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, biết được cách cách bón phân, phun thuốc hợp lý hay cách phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là đa số nông hộ sản xuất theo kinh nghiệm

do ông bà để lại, họ có kinh nghiệm rất lâu, càng lâu năm trong sản xuất lúa, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn Nhưng họ cũng khá bảo thủ, chỉ sản xuất theo cách truyền thống với tập quán canh tác lạc hậu, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với họ là tương đối khó, chỉ làm theo kinh nghiệm, không chịu thay đổi và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật Đối với những nông hộ có thời gian

Trang 40

tham gia sản xuất ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng không có nghĩa là hiệu quả sản xuất lúa của họ không cao, có thể do họ còn trẻ, tư tưởng hiện đại, có tính cấp tiến nên có nhiều phương hướng sản xuất mới, cũng như dễ dàng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chịu áp dụng những chính sách mới

Đất đai là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất Thông thường các hộ có diện tích lớn sẽ có thu nhập cao trong việc trồng lúa Huyện Châu Thành trồng lúa là chủ yếu, do tập quán canh tác của gia đình và của huyện Hầu như hộ nào cũng có trồng lúa, không nhiều thì ít, bởi trồng lúa là nguồn thu nhập chính và ổn định của gia đình Vì vậy người dân địa phương

có diện tích canh tác lúa tương đối nhiều Diện tích trồng lúa trung bình 11,76 công, nhỏ nhất là 3 công và lớn nhất là 40 công

Trình độ học vấn của nông hộ là số năm mà người trực tiếp tham gia sản xuất đi học Thông qua trình độ học vấn của người sản xuất sẽ phản ánh được khả năng tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa thông qua sách, tivi, báo đài, internet, khả năng hiểu và nắm bắt được các kỹ thuật cơ bản để ứng dụng những thành tựu khoa học vào trong sản xuất nhằm nhận diện các loại bệnh, tính toán và sử dụng hợp lý lượng phân bón góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho mùa vụ Hình 4.1 dưới đây cho biết trình độ học vấn của các lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Không đi học 5%

Cấp 1 62,5%

Cấp 2

21,2%

Cấp 3 10%

Cao đẳng, đại học 1,2%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại xã An Khánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp 2013

Hình 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ Theo số liệu của hình 4.1 ta thấy, trình độ của người trực tiếp sản xuất của xã An Khánh là không cao Phần lớn trình độ của chủ hộ là thấp chiếm 62,5 % (50 hộ) hoàn thành chương trình cấp 1 Số người hoàn thành chương trình cấp 2, cấp 3 lần lượt là 17 người, 8 người, tương ứng với tỷ lệ 21,2% và 10%, có 4 hộ không đi học (5%) và chỉ có 1 hộ là hoàn thành chương trình cao

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thụy Ái Đông, 2009. Bài giảng kinh tế sản xuất , khoa kinh tế – QTKD trường đại học Cần Thơ.2. Trạm khuyến nông Sa Đéc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế sản xuất
3. Lưu Thanh Đức Hải, 2008, Bài giảng nghiên cứu marketing, khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nghiên cứu marketing
4. Lương thị Kim Hoàng, 2012, Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn tại hyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn tại hyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
7. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2008) “ Phân tích hiệu quả sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh Hậu Giang ”. luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh Hậu Giang
16. Trần Hữu Vĩnh, 2012, Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Lon g, luận văn tốt nghiệp.Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Lon g
11. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp, 2011. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2010 Khác
12. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp, 2012. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011 Khác
13. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp, 2013. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 Khác
14. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp, 2013. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 Khác
15. Chi cục bảo vệ thực vật Thành phố Cần Thơ, 2013. Ứng dụng kỹ thuật một phải năm giảm trong sản xuất lúa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w