Xã Trường Xuân, huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ có diện tích khá lớn, là lợi thế giúp phát triển nông nghiệp nơi đây, đẩy mạnh việc vận động chuyển hóa cơ cấu cây trồng, ứng dụng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỨA QUỐC KHOA
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở
XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THỚI LAI,
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỨA QUỐC KHOA MSSV: 4105051
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở
XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THỚI LAI,
08 – 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học ở trường, được sự giảng dạy nhiệt tình của Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, em đã được học những kiến thức thật sự hữu ích cho chuyên ngành của mình
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Em xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Đan Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm ơn cô! Xin gửi lòng biết ơn đến phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai, các hộ nông dân trồng lúa ở địa phương, cùng bạn bè đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
HỨA QUỐC KHOA
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào
Ngày …… tháng …… năm 2013
Sinh viên thực hiện
HỨA QUỐC KHOA
Trang 5MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ 3
2.1.2 Một số lí luận về hiệu quả và hiệu quả kĩ thuật 4
2.1.3 Một số chỉ tiêu khác được áp dụng trong đề tài 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 8
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 13
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN THỚI LAI – CẦN THƠ 16
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.2 Tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội 17
3.1.3 Tình hình phát triển chung 19
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH TRỒNG LÚA CỦA HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 20
3.2.1 Thực trạng phát triển chung của các ngành tại huyện Thới Lai 20
Trang 63.2.2 Đánh giá thực trạng việc sản xuất lúa của huyện Thới Lai, thành phố Cần
Thơ 21
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KĨ THUẬT VÀ NĂNG SUẤT LÚA 25
4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CUỘC ĐIỀU TRA 25
4.1.1 Về nhân khẩu 25
4.1.2 Đặc điểm của chủ hộ 26
4.1.3 Diện tích sản xuất 29
4.1.4 Nguồn vốn sản xuất 30
4.1.5 Kĩ thuật canh tác 31
4.1.6 Thông tin khoa học kĩ thuật 33
4.1.7 Tiêu thụ sản phẩm 34
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THỚI LAI – CẦN THƠ 36
4.2.1 Các yếu tố đầu vào 36
4.2.2 Chi phí 41
4.2.3 Kết quả sản xuất 44
4.2.4 Các tỷ số tài chính 45
4.3 KIỂM ĐỊNH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 46
4.3.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 47
4.3.2 Kiểm định đa công tuyến 47
4.3.3 Kiểm định sự tự tương quan 47
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA 47
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KĨ THUẬT 50
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1 KẾT LUẬN 53
5.2 KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58
BẢNG CÂU HỎI 68
Trang 7v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Dân số và mật độ dân số của huyện Thới Lai năm 2012 17
Bảng 3.2 Lao động phân theo khu vực và giới tính 18
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất lúa từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013 22
Bảng 3.4 Tình hình sản xuất ở mỗi vụ từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013 23
Bảng 4.1 Đặc điểm của nông hộ 25
Bảng 4.2 Số lao động gia đình tham gia sản xuất 26
Bảng 4.3 Giới tính của chủ hộ 27
Bảng 4.4 Độ Tuổi của chủ hộ 27
Bảng 4.5 Trình độ học vấn của chủ hộ 28
Bảng 4.6 Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 29
Bảng 4.7 Diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân 29
Bảng 4.8 Nguồn gốc đất canh tác 30
Bảng 4.9 Nguồn vốn sản xuất 30
Bảng 4.10 Kĩ thuật canh tác 31
Bảng 4.11 Số lần tham gia tập huấn của chủ hộ 31
Bảng 4.12 Người tập huấn cho nông dân 32
Bảng 4.13 Nguồn thông tin khoa học kĩ thuật 33
Bảng 4.14 Đối tượng thu múa lúa của nông hộ 34
Bảng 4.15 Liên hệ với người mua lúa 35
Bảng 4.16 Quyết định giá bán lúa 35
Bảng 4.17 Loại giống nông hộ sử dụng 36
Bảng 4.18 Lượng giống và giá giống nông hộ sử dụng 37
Trang 8vi
Bảng 4.19 Nguồn cung cấp giống cho các nông hộ 37
Bảng 4.20 Lí do các nông hộ chọn loại giống đang sử dụng 38
Bảng 4.21 Các loại phân bón sử dụng 38
Bảng 4.22 Hàm lượng các chất bón cho cây 40
Bảng 4.23 Hình thức mua vật tư nông nghiệp của nông hộ 40
Bảng 4.24 Các khoản mục chi phí trong sản xuất lúa 41
Bảng 4.25 Chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân 43
Bảng 4.26 Kết quả sản xuất lúa 44
Bảng 4.27 Năng suất và giá bán của từng giống lúa 45
Bảng 4.28 Các tỷ số tài chính 45
Bảng 4.29 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-Douglas cho 60 hộ trồng lúa tại xã Trường Xuân, Thới Lai – Cần Thơ 48
Bảng 4.30 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kĩ thuật cho 60 hộ tại xã Trường Xuân, Thới Lai – Cần Thơ 50
Trang 10viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
IPM (Intergrated Pest Management): Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp LĐGĐ: Lao động gia đình
LĐT : Lao động thuê
ĐVT: Đơn vị tính
PTNT: Phát triển nông thôn
TTKN: Trung tâm khuyến nông
Trang 11Xã Trường Xuân, huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ có diện tích khá lớn, là lợi thế giúp phát triển nông nghiệp nơi đây, đẩy mạnh việc vận động chuyển hóa cơ cấu cây trồng, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học
kĩ thuật vào trong sản xuất Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn gây trở ngại như: thời tiết diễn ra bất thường, giá cả thị trường gây bất lợi cho người nông dân, tình trạng lao động đổ dồn về các khu công nghiệp dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động vào mùa thu hoạch, đẩy giá lao động tăng cao, dịch hại sâu bệnh phát triển mạnh, v.v Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất lúa, kéo theo sự biến động về thu nhập của các nông hộ Để cải thiện tình hình sản xuất, cũng như hiểu rõ hơn về kĩ thuật sản xuất lúa của các nông hộ
nơi đây, em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng
lúa ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ“ để đánh giá
thực trạng sản xuất lúa của vùng Từ đó giúp nông dân hiểu rõ hơn về các kĩ thuật canh tác, sản xuất lúa có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của các nông hộ nơi đây
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã Trường
Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu tình hình trồng lúa ở huyện Thới Lai - Cần Thơ
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kĩ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất lúa ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai - Cần Thơ
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai - Cần Thơ
Trang 121.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Số liệu sơ cấp được thu trong năm sản xuất lúa 2012
Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Là các nông hộ trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu
Trang 13hộ gia đình
b Khái quát về kinh tế hộ
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa
vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được chủ hộ phân phối trước hết là bù đắp chi phí bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại Nếu kết quả sản xuất không khả quan thì người chủ hộ sẽ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên khác trong gia đình
c Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm
lí đạo đức gia đình, dòng họ Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức hợp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp Các thành viên trong hộ gia đình cùng nhau lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tính tình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hợp tác lao động một cách hiệu quả
Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho người dân
Trang 142.1.2 Một số lí luận về hiệu quả và hiệu quả kĩ thuật
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả
Theo Farrell, hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra một mức
đầu ra cho trước từ một khoản chi phí thấp nhất Do vậy, hiệu quả của một nhà
sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi
phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó Định nghĩa này bao gồm
một gói chứa hai chỉ tiêu hiệu quả khác là hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân
phối (hay còn gọi là hiệu quả giá) Hiệu quả kĩ thuật đề cập đến khả năng tạo
ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào thấp nhất hay khả năng
tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ lượng một lượng đầu vào cho trước, ứng với
một trình độ công nghệ nhất định Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn
được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal
revenue porduct) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó
Các loại hiệu quả trên có thể được biểu diễn bởi hình 2.1 Xét một quá
trình sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào là X1 và X2 để sản xuất ra một loại sản
phẩm Y với giả định hiệu xuất theo quy mô cố định (constant returns to scale)
Hình 2.1: Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối
Ta có đường đẳng lượng đơn vị YY’ (unit isoquant), biểu diễn phối hợp
đầu vào nhỏ nhất có thể tạo ra một đơn vị sản phẩm Do vậy, bất kỳ phối hợp
nào nằm trên đường YY’ được xem là đạt hiệu quả kĩ thuật, trong khi những
điểm nằm phía trên và về phía phải của đường đẳng lượng chẳng hạn điểm P,
X2Y
X1Y
O
Trang 15biểu diễn sự kém hiệu quả bởi vì chúng cần nhiều đầu vào hơn mức tối thiểu
để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm Khoảng cách RP dọc theo đường OP đo lường mức kém hiệu quả của nhà sản xuất đang nằm tại P Khoảng cách này
đo lường tỷ lệ mà các đầu vào có thể được thu nhỏ lại mà không làm giảm sản lượng Mức kém hiệu quả tại điểm P thường được đo lường bằng tỷ lệ %, và
do đó nó là tỷ số RP/OP, và do vậy mức hiệu quả kĩ thuật (TE) sẽ là 1 – RP/OP = OR/OP
Bây giờ, giả sử giá cả trên thị trường được biết trước và tỷ lệ giá giữa 2 đầu vào được cho bởi độ dốc của đường đẳng phí CC’ Khoảng cách SR sẽ đo lường mức kém hiệu quả phân phối Nếu tính theo tỷ lệ % thì đó là tỷ lệ số SR/OR Đối với phối hợp đầu vào có chi phí tối thiểu được cho bởi điểm R’, tỷ
số trên biểu diễn sự cắt giảm chi phí mà nhà sản xuất có thể đạt được nếu họ dịch chuyển từ phối hợp đầu vào có hiệu quả kĩ thuật (R) nhưng không có hiệu quả phân phối đến phối hợp vừa có hiệu quả kĩ thuật lẫn phân phối (R’) Do vậy, hiệu quả phân phối (AE) của nhà sản xuất có điểm P được cho bởi tỷ số OS/OR
Kết hợp các khái niệm về hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối, Farrel (1957) đưa ra khái niệm hiệu quả tổng cộng hay hiệu quả kinh tế (EE), được
đo lường bằng tích số của 2 loại hiệu quả trên:
EE = TE x AE = OR /OP x OS / OR = OS / OP (2.1)Trong đó khoảng cách SP có thể được xem là khoảng chi phí được cắt giảm để đạt hiệu quả kinh tế
2.1.2.2 Hàm giới hạn hiệu quả
Theo định nghĩa hàm sản xuất cho biết sản lượng tối đa có thể được tạo
ra từ một mức đầu vào cho trước Tương tự, hàm lợi nhuận cho lợi nhuận tối
đa có thể đạt được ứng với các mức giá đầu vào và giá đầu ra cho trước Thuật ngữ tối đa có ý nghĩa quan trọng trong việc ước tính hiệu quả Để ước tính giá trị tối đa, các hàm giới hạn có thể áp dụng để định ra mức giới hạn có thể có đối với mức quan sát Với hàm giới hạn, những điểm được quan sát chỉ nằm một bên của đường giới hạn Khoảng cách giữa các thể được quan sát với đường giới hạn có thể được xem là thước đo của mức kém hiệu quả
Nhiều bài nghiên cứu sử dụng phép ước lượng bình phương bé nhất (OLS), chỉ biểu diễn các mức đầu ra trung bình mà không phải là mức tối đa Phép ước lượng khả năng tối đa (MLE) có thể hữu hiệu hơn bởi vì nó cho phép phần sai số e của các hàm giới hạn không đối xứng và nằm một bên đường giới hạn
2.1.2.3 Hiệu quả kĩ thuật
Hiệu quả kĩ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Nó được xem là
Trang 16một thành phần của hiệu quả kinh tế Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế trước hết phải đạt được hiệu quả kĩ thuật Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kĩ thuật dùng
để chỉ ra cách kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định
Hiệu quả kĩ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng suất hoặc sản lượng tối đa TE được tính như sau:
TE = Y i / Y i * = f(xi ; )exp(V i - U i ) / f(X i ;) exp( V i ) = exp( -U i ) (2.2)
Trong đó, Yi là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ i; Yi* là
mức năng suất hoặc sản lượng tối đa của hộ i f(xi ; ) trong phương trình là
hàm sản xuất biên, có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas
2.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật
Theo Nguyễn Hữu Đặng "Các yếu tố kinh tế - văn hóa xã hội và đặc tính nông hộ có thể tác động đến yếu tố kĩ thuật trồng lúa như: giới tính (biến giả, 1
= Nam; 0 = khác), học vấn (số năm đi học), kinh nghiệm (số năm thâm niên làm lúa), số lao động gia đình (số lao động thường xuyên trong gia đình hộ), quy mô đất (biến giả, 1 = hộ có quy mô đất trên 0,6 ha; 0 = các trường hợp khác), tỷ lệ đất thuê (%), tín dụng (biến giả, 1 = có vay vốn; 0 = các trường hợp khác), tham gia tập huấn (biến giả, 1 = có tham gia tập huấn trong 3 năm gần nhất; 0 = các trường hợp khác), tham gia hội (biến giả, 1 = là thành viên của hội; 0 = các trường hợp khác), khoảng cách từ thửa ruộng lớn nhất đến nhà (km)" [1]
2.1.3 Một số chỉ tiêu khác được áp dụng trong đề tài
a Tổng doanh thu: là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị diện
tích bằng năng suất nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện tích (ĐVDT)
Tổng doanh thu = Năng Suất * Đơn Giá * ĐVDT (2.3)
b Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền bỏ ra cho hoạt động canh tác để tạo ra
sản phẩm bao gồm: chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê), chi phí vật chất và các khoản chi phí khác
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất +Chi phí khác (2.4)
c Lợi Nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ
ra để sản xuất sản phẩm đó
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (2.5)
d Lợi nhuận trên chi phí: tỷ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì
nông hộ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trang 17Lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí (2.6)
f Lợi nhuận trên doanh thu: tỷ số này cho biết cứ một đồng doanh thu
mà nông hộ có được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó
Lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu (2.7)
g Doanh thu trên chi phí: tỷ số này cho biết rằng một đồng chi phí mà
nông hộ bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu
Doanh thu trên chi phí = Doanh thu / Chi phí (2.8) Ngoài ra còn các tỷ số: doanh thu trên lao động gia đình (DT/LDGD) và lợi nhuận trên lao động gia đình (LN/LDGD) Các tỷ số này cho biết khi người sản xuất bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình vào sản xuất sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhieu đồng lợi nhuận
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Vùng nghiên cứu là các ấp thuộc xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thới Lai, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu 3 ấp là: Phú Thọ, Thới Ninh, Trường Thọ 1 Vì ở đây có diện tích lúa gieo trồng lớn, chiếm tỷ lệ cao ở xã Trường Xuân nên số liệu thu được sẽ mang tính đại
diện cao
a Số liệu thứ cấp: được thu thập từ phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Thới Lai, Ủy Ban xã Trường Xuân, từ các bản niên giám thống kê, đồng thời tham khảo các bài báo có liên quan được đăng tải trên các trang báo mạng tin tức, tạp chí có liên quan
b Số liệu sơ cấp: sử dụng bảng câu hỏi soạn trước, thu thông tin bằng
cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng lúa tại các ấp đã nêu trên Với số lượng 60 hộ được phỏng vấn tại 3 ấp: Phú Thọ, Thới Ninh, Trường Thọ 1
2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất Là phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên mà thường được dựa trên một chủ định hay một mục đích nào đó mang tính chủ quan khi tiến hành chọn mẫu hoặc căn cứ vào cơ hội thuận tiện, điều kiện dễ dàng để thu thập mẫu Cụ thể là sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Ưu điểm của phương pháp này là rất thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm thời gian, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng và do vậy sẽ tiết kiệm được chi phí điều tra Tuy nhiên, phương pháp này có tính đại diện không cao
Trang 182.2.1.2 Cách xác định cỡ mẫu
Được biết trong môn kinh tế sản xuất, thì cỡ mẫu sử dụng dành cho chương trình máy tính Frontier 4.1 của By Coeli để xử lý bộ dữ liệu là trên 30 mẫu (càng nhiều càng tốt) Nhưng do điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ
sử dụng cỡ mẫu là 60 để thu bộ dữ liệu phục vụ cho việc phân tích của đề tài
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
2.2.2.1 Phương pháp ước lượng cực đại (MLE)
MLE có thể được công thức hóa trong xác suất cổ điển với tên là Lý thuyết của ước lượng Khả năng cực đại là một phương pháp đánh giá những
tham số một mô hình hồi quy, từ đó giải quyết tốt cho những mẫu lớn MLE dẫn đến việc giải quyết làm cực đại tích của những đa thức
MLE được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, không chỉ trong ngành sinh học nói riêng mà còn nhiều ngành khác như: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, điện tử viễn thông, tài chính ngân hàng, …
Chúng ta có một mô hình xác suất M của hiện tượng nào đó Chúng ta biết chính xác cấu trúc của M, nhưng không biết là những giá trị của những
tham số xác suất θ của nó Mỗi sự hiện diện của M cho một sự quan sát x[i], tương ứng với phân phối của M
Mục tiêu của chúng ta là với các mẫu x[1],…, x[N], ước lượng những
tham số xác suất θ từ quá trình phát sinh quan sát dữ liệu trên
Hàm khả năng (Likelihood Function) tương ứng với các mẫu x[1],…, x[N] được cho bởi mô hình những tham số θ với mô hình xác xuất có điều
kiện M, được định nghĩa như sau:
L(θ) = P(x[1], ,x[N]|θ, M) (2.9) Điều kiện đặt ra cho những mô hình chúng ta sẽ xem xét cho những mẫu
x[1], x[2], …, x[N] là:
- Tập giá trị x[i] (i =1, …, N) được xác định
- Sự phân bố của mỗi mẫu có khả năng xảy ra là như nhau
- Mỗi mẫu được lấy độc lập với những mẫu trước đó
Trong MLE chúng ta tìm kiếm tham số mẫu θ làm cho hàm trên đạt giá trị cực đại Hay là phải tìm một vectơ của những tham số θ mới được phát sinh từ bộ dữ liệu đã cho
* Ước lượng hợp lý cực đại trên mẫu quan sát
Nếu x là biến ngẫu nhiên với hàm phân bố:
f x[i]( θ1, θ2, , θK ) (2.10) Với θ1,θ2 , ,θK là K tham số cần phải ước lượng, với dãy N mẫu độc lập là x[1], x[2]…, x[N] Thì hàm likelihood được cho bởi tích sau:
Trang 19LD (θ1, θ2, , θK) =
i
K i
x
f
1
2 1 ] [ ( , , , ) (2.11)
Và hàm ln likelihood như sau:
x D
1
2
1, , ,ln
MLE của θ1, θ2, , θK đạt được khi LD(θ) hay D là lớn nhất, chúng ta đã
biết xác định giá trị lớn nhất với D dễ hơn với LD(θ), vậy MLE của θ1,
θ2, , θK là giải hệ K phương trình sau:
K j
j
, ,2,1,
2.2.2.2 Mô hình nghiên cứu
Mã hóa và thu lưu giữ các quan sát, sử dụng phần mềm Frontier để xử lí
số liệu điều tra
Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kĩ thuật được ước lượng theo phương
pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007)
Mô hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
Dựa vào đặc điểm của bộ số liệu trong bài nghiên cứu thì mô hình
Cobb-Douglas không có biến thời gian có dạng sau:
k D
b + Vi - Ui (2.14) Trong đó:
- Y là năng suất đạt được của hộ.(Đvt: Kg/1000m2)
- X 1 Lượng giống: lượng giống được gieo sạ trên 1 đơn vị diện tích canh
tác (1000m2) gọi là mật độ gieo sạ Với kì vọng hệ số của biến lượng giống
mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm lượng giống thì năng suất sẽ tăng
thêm Mật độ gieo sạ quá dày hay quá thưa có ảnh hưởng đến năng suất lúa
Giã định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi, lượng giống gieo sạ tăng
thêm thì năng suất sẽ tăng lên Đo lường bằng số kg lúa giống trên 1000m2
(Đvt: Kg/1000m2)
- X 2 Lượng nguyên chất N: là một trong những yếu tố quan trọng giúp
cây sinh trưởng và phát triển; lượng phân đạm bón cho cây lúa tính trên
1000m2 ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa Với kì vọng hệ số của biến
lượng nguyên chất N mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm lượng nguyên
chất N thì năng suất sẽ tăng thêm Biến lượng nguyên chất N cho biết khi tăng
luợng nguyên chất N trên 1000m2 thì năng suất sẽ tăng thêm, với giả định các
Trang 20yếu tố khác không thay đổi Đo lường bằng lượng nguyên chất N bón trên 1000m2 (Đvt: Kg/1000m2)
- X3 Lượng nguyên chất P: cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng khác
trong quá trình sản xuất lúa Lượng phân lân bón cho 1000m2 tác động trực tiếp đến năng suất lúa Với kì vọng hệ số của biến lượng nguyên chất P mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm lượng nguyên chất P thì năng suất sẽ tăng thêm Biến lượng nguyên chất P cho biết khi tăng luợng nguyên chất P trên 1000m2 thì năng suất sẽ tăng thêm, với giả định các yếu tố khác không thay đổi Đo lường bằng lượng nguyên chất P bón trên 1000m2 (Đvt: Kg/1000m2)
- X4 Lượng nguyên chất K: phân kali có phần quan trọng không kém so với đạm và lân; tác dụng chính của kali là giúp cây cứng cáp tránh đổ ngã và
là loại phân không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây lúa Với kì vọng
hệ số của biến lượng nguyên chất K mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm lượng nguyên chất K thì năng suất sẽ tăng thêm Biến lượng nguyên chất K cho biết khi tăng luợng nguyên chất K trên 1000m2 thì năng suất sẽ tăng thêm, với giả định các yếu tố khác không thay đổi Đo lường bằng lượng nguyên chất K bón trên 1000m2 (Đvt: Kg/1000m2)
- X 5 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): chi phí thuốc BVTV phản ánh lượng thuốc BVTV sử dụng trong quá trình sản xuất lúa Với kì vọng hệ
số của biến chi phí thuốc BVTV mang dấu âm (-) tức là khi giãm bớt chi phí thuốc thì năng suất sẽ tăng thêm Thuốc BVTV giúp cây phát triển tốt, ngừa các loại sâu bệnh, dịch hại, tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng Yếu tố này rất khó trong việc đo lường nồng độ thuốc nên được
đo lường bằng chi phí mà hộ sử dụng cho thuốc BVTV trên 1 đơn vị diện tích (Đvt: Đồng/1000m2)
- X 6 Số ngày công lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động
gia đình tính trên 1000m2 Nông hộ có những thành viên trong độ tuổi lao động sẽ tham gia vào quá trình sản xuất của gia đình Với kì vọng hệ số của biến số ngày công LĐGĐ mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm số ngày công LĐGĐ thì năng suất sẽ tăng thêm Ngày công lao động càng nhiều, nông
hộ sẽ giảm được chi phí thuê nhân công, đồng thời khâu chăm sóc lúa sẽ được tiến hành kĩ lưỡng hơn Khi tăng thêm số ngày công LĐGĐ tính trên 1000m2thì năng suất sẽ tăng thêm, cũng với giả định các yếu tố khác không thay đổi
Đo lường bằng số ngày công LĐGĐ trên 1000m2 (Đvt: ngày công/1000m2)
- X7 Số ngày công lao động thuê (LĐT): số ngày công lao động thuê
tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất lúa như: làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến… được tính trên 1000m2 Với kì vọng hệ số của biến số ngày công lao động thuê mang dấu dương (+) tức là khi tăng thêm số ngày công LĐT thì năng suất sẽ tăng thêm Do nông hộ không đủ nhân công để sản
Trang 21xuất nên thường sẽ thuê thêm lao động bên ngoài để phụ giúp các khâu trong sản xuất lúa Khi tăng thêm số ngày công LĐT tính trên 1000m2 thì năng suất
sẽ tăng thêm, cũng với giả định các yếu tố khác không thay đổi Đo lường bằng số ngày công lao động thuê tham gia vào sản xuất tính trên 1000m2 (Đvt: Ngày công/1000m2)
- D 1 Lọai giống: được chia ra thành giống cải tiến và giống truyền thống Giống cải tiến là loại giống có phẩm chất tốt, sức chống chịu cao, được các nhà khoa học nghiên cứu thành công và được khuyến cáo nên áp dụng rộng rãi Ở các điều kiện khác nhau giữa các vùng thì tùy từng nơi mà có một số loại giống thích hợp khi đó năng suất lúa sẽ đạt cao hơn so với các loại giống khác Với kì vọng hệ số của biến loại giống mang dấu dương (+) tức là khi sử dụng giống lúa cải tiến thì năng suất sẽ tăng thêm Khi sử dụng loại giống cải tiến thay cho giống truyền thống thì năng suất sẽ tăng thêm, giả định các yếu
tố đầu vào khác không đổi Yếu tố loại giống sử dụng biến giả để thể hiện (Biến giả: 1 = giống cải tiến; 0 = giống truyền thống)
Mô hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật
Hàm phi hiệu quả kĩ thuật (technical inefficiency function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kĩ thuật hay ngược lại là hiệu quả kĩ thuật
Các biến trong mô hình:
- Z 1 Tuổi: tuổi của chủ hộ cũng được xem là yếu tố ngoại sinh, có tác động đến yếu tố kĩ thuật cũng như năng suất lúa Kì vọng hệ số của biến mang dấu âm (-) tức là số tuổi càng nhỏ sẽ đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn Tuổi của chủ hộ càng cao càng khó tiếp thu khoa học kĩ thuật, chủ yếu sản xuất theo cách truyền thống Yếu tố này được đưa vào nhằm để xem xét giữa những chủ
hộ ở độ tuổi càng cao thì hiệu quả kĩ thuật đạt được có cao hơn so với chủ hộ
có số tuổi nhỏ hơn Biến này được đo lường bằng số năm (Đvt: Năm)
- Z 2 Trình độhọc vấn: đây cũng là biến ngoại sinh có tác động đến hiệu quả kĩ thuật góp phần làm thay đổi năng suất lúa Kì vọng hệ số của biến mang dấu dương (+) tức là trình độ càng cao sẽ đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn Học vấn của chủ hộ phản ánh trình độ và khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của chủ hộ, trình độ càng cao càng dễ tiếp thu Yếu tố này được đưa vào nhằm xem xét giữa những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao có đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn so với chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn Đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ (Đvt: Năm)
- Z 3 Kinh nghiệm: kinh nghiệm làm lúa của chủ hộ thể hiện qua số năm
mà chủ hộ bắt đầu làm lúa đến nay, là yếu tố ngoại sinh Kì vọng hệ số của biến mang dấu âm (-) tức là kinh nghiệm càng thấp sẽ đạt được hiệu quả kĩ
Trang 22thuật cao hơn Yếu tố này cũng thể hiện xem khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật và việc áp dụng chúng vào trong sản xuất Đa phần nếu kinh nghiệm chủ hộ càng cao thì chủ hộ thường chọn theo cách sản xuất truyền thống Xem xét những chủ hộ có số năm kinh nghiệm càng nhiều thì hiệu quả
kĩ thuật đạt được là cao hơn so với những chủ hộ có số năm kinh nghiệm thấp hơn Đo lường bằng số năm sản xuất lúa của chủ hộ (Đvt: Năm)
- Z 4 Số lao động gia đình: đây cũng là biến ngoại sinh, được tính bằng số người trong gia đình tham gia vào lao động sản xuất Kì vọng hệ số của biến mang dấu dương (+) tức là số LĐGĐ càng nhiều sẽ đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn Vì khi lực lượng sản xuất trong gia đình càng nhiều thì khâu quản lí, chăm sóc sẽ được tốt hơn Biến được đưa vào mô hình để so sánh xem giữa hộ
có số lao động gia đình nhiều thì hiệu quả kĩ thuật có đạt cao hơn so với các
hộ có số lao động tham gia sản xuất ít hơn Đo lường bằng số người trong gia đình tham gia vào các khâu sản xuất lúa (Đvt: Người)
- Z 5 Diện tích đất: là tổng diện tích nông hộ sản xuất trong 1 vụ lúa Diện tích gieo trồng nhiều hay ít có ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kĩ thuật khi được gieo trồng với mật độ gieo sạ khác nhau Kì vọng hệ số của biến mang dấu âm (-) tức là diện tích càng nhỏ thì hiệu quả kĩ thuật sẽ cao hơn Vì khi sản xuất trên quy mô càng lớn thì nông dân khó kiểm soát được tính kinh tế theo quy mô Biến này được đưa vào để so sánh sự khác biệt giữa những hộ có quy
mô diện tích đất sản xuất lớn thì hiệu quả kĩ thuật có cao hơn so với các hộ có diện tích sản xuất nhỏ hơn Đo lường bằng tổng diện tích canh tác lúa của nông hộ (Đvt: 1000m2)
- Z 6 Số lần tham gia tập huấn: thể hiện mức độ tham gia tập huấn của hộ trong 2 năm vừa qua Kì vọng hệ số của biến mang dấu dương (+) tức là số lần tập huấn nhiều sẽ đạt hiệu quả kĩ thuật cao hơn Khi tập huấn càng nhiều, nông dân càng dễ dàng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật Biến này đưa vào
mô hình nhằm xem xét về hiệu quả kĩ thuật giữa hộ có số lần tham gia tập huấn nhiều có đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn so với số hộ có số lần tập huấn ít hơn Đo lường bằng số lần tham gia tập huấn của chủ hộ trong 2 năm vừa qua (Đvt: Lần)
- Z 7 Phương pháp sạ hàng: là một trong 2 cách thức gieo sạ hiện nay của nông dân (sạ lan và sạ hàng) Kì vọng hệ số biến mang dấu dương (+) tức là việc áp dụng phương pháp sạ hàng sẽ đạt hiệu quả kĩ thuật cao hơn Kĩ thuật
sạ hàng giúp cho mật độ gieo sạ đồng đều khoảng cách hợp lý giữa các hàng giúp cây sinh trưởng tốt ít sâu bệnh và tiết kiệm giống khi gieo sạ Đưa biến sạ hàng vào mô hình để xem xét giữa nông hộ có áp dụng phương pháp sạ hàng
có đạt được hiệu quả kĩ thuật cao hơn so với hộ không áp dụng hay không Sử
Trang 23dụng biến giả để đưa vào mô hình (Biến giả: 1 = có áp dụng; 0 = không áp dụng)
- Z 8 Mô hình trồng lúa tiên tiến (như: mô hình IPM, chương trình 3 giảm
3 tăng và mô hình 1 phải 5 giảm): là các biến thể hiện quy trình sản xuất và các kĩ thuật mà hộ áp dụng vào sản xuất theo khuyến cáo của các tổ chức và
sự hướng dẫn của địa phương Đây cũng là các chương trình tiên tiến nhất được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL Kì vọng hệ số biến mang dấu dương (+) tức là việc áp dụng các mô hình tiên tiến sẽ đạt hiệu quả kĩ thuật cao hơn Hiệu quả năng suất đạt được là rất cao khi áp dụng các mô hình: chất lượng hạt lúa được cải thiện, giảm được chi phí phân thuốc nên lợi nhuận tăng nếu các hộ áp dụng thành công Biến này đưa vào mô hình để so sánh giữa hộ có áp dụng mô hình tiên tiến và hộ không áp dụng thì hộ nào sẽ
có hiệu quả kĩ thuật hơn Sử dụng biến giả để đưa vào mô hình (Biến giả: 1 =
có áp dụng một trong ba mô hình; 0 = khác)
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Hồ Thị Linh (2008), “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản của hộ nông dân tại phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”
Sử dụng thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất lúa cao sản của các nông dân thông qua một số nguồn lực sẵn có như: diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất và nguồn lực lao động Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng, chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát hiện những nhân tố tốt, khắc phục những nhân tố xấu
Kết quả đạt được cho thấy khi so sánh các chỉ tiêu tài chính thì hiệu quả đầu tư của vụ Đông Xuân đạt cao hơn so với vụ Hè Thu Năng suất lúa của các nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, tổng chi phí đầu tư, còn các yếu
tố kinh nghiệm và trình độ học vấn tuy có ảnh hưởng đến năng suất lúa nhưng
về mặt thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng hai nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất lúa Lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: năng suất, giá bán, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuê lao động Trong các yếu tố đó thì năng suất và giá bán tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, còn chi phí giống, chi phí phân bón và chi phí lao động lại làm giảm thu nhập của các nông hộ Còn lại các yêu tố như: kinh nghiệm, trình độ học vấn, chi phí chuẩn bị đất, chi phí nông dược tuy có tác động đến thu nhập của nông hộ nhưng về mặt thống kê thì chúng không có ý nghĩa
Nguyễn Hữu Đặng (Kỷ yếu khoa học 2012: 268-276), "Hiệu quả kĩ thuật
và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011” Mục tiêu nghiên cứu
Trang 24của đề tài là ước lượng hiệu quả kĩ thuật, sự thay đổi của hiệu quả kĩ thuật trong giai đoạn 2008 - 2011; và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của hộ trồng lúa để từ đó đề xuất định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa tại ĐBSCL Số liệu trong nghiên cứu này là
số liệu dạng bảng (panel data) được điều tra vào năm 2008 và điều tra lặp lại vào năm 2011 từ 155 hộ dân trồng lúa với tổng số quan sát là 310 quan sát tại
4 tỉnh của ĐBSCL; trong đó có 2 tỉnh thuộc khu vực đầu nguồn sông Cửu Long là An Giang và Đồng Tháp; và 2 tỉnh khác thuộc khu vực cuối nguồn là Trà Vinh và Sóc Trăng
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả
kĩ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier production function), hàm này được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen và Broeck (1977), và được phát triển bởi Battese (1992) Và hàm phi hiệu quả kĩ thuật (technical inefficiency function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kĩ thuật hay ngược lại là hiệu quả kĩ thuật
Kết luận: "Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn trên Tăng trưởng về sản lượng của hộ
do đóng góp của các tiến bộ khoa học kĩ thuật (technical progress) là 9% Bên cạnh đó, tập huấn kĩ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kĩ thuật của hộ Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kĩ thuật Từ kết quả trên, các đề xuất là tăng đầu tư cho khoa học kĩ thuật (khoa học giống, kĩ thuật canh tác, ) với trọng tâm là khoa học giống, tập huấn kĩ thuật, tăng cường vai trò của Hiệp hội, cải thiện cung cấp tín dụng nông nghiệp là những giải pháp then chốt nhằm củng cố hiệu quả kĩ thuật của
hộ sản xuất lúa tại ĐBSCL trong thời gian tới"
Trang Tú Ngoan (2013), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và hiệu quả kĩ thuật của cây lúa ở tỉnh Hậu Giang”, được thực hiện nhằm
phân tích các yếu tố đầu vào sản xuất có tác động đến năng suất lúa và các yếu
tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật trong canh tác lúa ở Hậu Giang Từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho người nông dân trong thời gian tới
Sử dụng hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kĩ thuật được ước lượng theo phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007) cho thấy các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kĩ thuật Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp suy ngược, thay vì suy
Trang 25ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật, thay vào đó là phi hiệu quả kĩ thuật
Kết quả đạt được cho thấy, hiệu quả kĩ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở huyện Long Mỹ trong năm 2012 là 91,35%
so với sản lượng tối đa, hầu hết các hộ được khảo sát đều đạt hiệu quả kĩ thuật
từ 70% trở lên Với các nguồn lực hiện có và các kĩ thuật phù hợp thì sản lượng của hộ trồng lúa còn có khả năng tăng thêm 8,65% Và cùng với việc tăng một, một số hoặc tất cả các yếu tố đầu vào như phân đạm, phân lân, sử dụng giống cải tiến thay cho giống lúa truyền thống thì sẽ tác động tích cực đến sản lượng lúa của hộ Đồng thời cũng nên giảm lượng giống, giảm chi phí thuốc BVTV để đạt năng suất tối ưu trong thời gian tới
Trang 262008 trên cơ sở tách ra 12 xã, 1 thị trấn của huyện Cờ Đỏ (cũ) và bộ máy hành chính đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/3/2009 Bao gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Trường Thành, Trường Thắng, Định Môn, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Bình, Đông Thuận, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B và thị trấn Thới Lai Về vị trí địa lí của huyện:
+ Phía Đông giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ); + Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ) và tỉnh Kiên Giang; + Phía Nam giáp huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ), tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang;
+ Phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ)
3.1.1.2 Khí hậu và thời tiết
Khí hậu huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ mang nhiều nét đặc trưng của các vùng lân cận, có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, khí hậu 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, ít bão, không có mùa lạnh
Nhiệt độ: trung bình hàng năm 27,2oC, cao nhất là 37,3oC thường rơi vào tháng 4 hàng năm, nhiệt độ thấp nhất là 17,4oC thường rơi vào tháng 12 – 1 hàng năm Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.536 giờ, bình quân 7 giờ/ngày
Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa trung bình là 1.496 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất
Trang 27khoảng 9% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 (77%) và giá trị
độ ẩm trung bình trong năm là 75%
Đặc điểm khí hậu và thời tiết ở huyện Thới Lai thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp Điều kiện khí hậu có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng; và với nền nhiệt đới, ẩm độ tương đối có tác động mạng mẽ, thúc đẩy tăng trưởng khối lượng, tăng năng suất các loại cây trồng Thời tiết không có bão cũng là thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất Hạn chế lớn nhất là vào mùa khô, lượng mưa ít, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân
3.1.2 Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động nông nghiệp
Dân số huyện Thới Lai
Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân số của huyện Thới Lai năm 2012
Đơn vị trực thuộc Diện tích
(km 2 )
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km 2 )
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thới Lai, 2012)
Dân số của huyện được phân bố trong 12 xã và 1 thị trấn, với mật độ dân
số là 478 người/km2
Với diện tích lớn nhất huyện, xã Đông Thuận với 30,11 km2 nhưng dân
số chỉ có 9.583 người nên mật độ dân số chỉ ở mức 318 người/km2, thấp nhất trong toàn huyện Kế đến là xã Đông Bình 28,41 km2 với 9.205 người, mật độ dân số là 324 người/km2 Ngược lại, với diện tích nhỏ nhất vùng, 9,81 km2 thị
Trang 28trấn Thới Lai có tới 10.735 người, làm cho mật độ dân số nơi đây cao nhất trong toàn huyện, lên tới 1.094 người/km2
Lao động của huyện Thới Lai
Về lao động, toàn huyện có 79.979 người đang trong độ tuổi lao động, được phân bổ trong các xã và thị trấn khác nhau Cụ thể :
Trong tổng số 79.979 lao động, số lao động nam chiếm 50,2% trong tổng
số lao động, hơn số lao động nữ là 319 người Xã Trường Xuân A và xã Xuân Thắng có lượng lao động trong vùng thấp, khoảng 5,42% (4.335 người) và 5.46% (4.369 người) Với lượng lao động dồi dào, xã Trường Xuân có 8.246 người, trong đó lao động nam và lao động nữ gần bằng nhau (4.113 lao động nam, 4133 lao động nữ)
Bảng 3.2 : Lao động phân theo khu vực và giới tính
hệ thống chợ truyền thống, chợ dân lập, mạng lưới chợ phát triển khá tốt và góp phần đáng kể vào việc mở rộng giao lưu hàng hóa; công tác quản lý thị trường được các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra
Trang 293.1.2.3 Về văn hóa
Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Chương trình xây dựng nông thôn mới Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 12 xã, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa Tổ chức cuộc thi “Mô hình có cảnh quan, sáng, xanh, sạch, đẹp” lần III giai đoạn 2011 - 2012
Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 85,51%, tăng 1,98%, bổ túc trung học phổ thông 72,22%, tăng 18,51%
3.1.3 Tình hình phát triển chung
Thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích đất nông nghiệp 23.279,04 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa là 20.345,16 ha Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyển đổi theo các mô hình sản xuất kết hợp Năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,24%, thu nhập bình quân đầu người 21.050.000 đồng/người/năm tăng 2,438 triệu đồng/người/năm so với năm 2011
Về nông nghiệp thực hiện thắng lợi 3 vụ lúa trong năm, năng suất bình quân 6,16 tấn/ha, tăng 0,26 tấn so với năm 2011; tổng sản lượng lúa năm 2012
là 348.769 tấn đạt gần 109% kế hoạch năm
Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp vẫn đang được đẩy mạnh Đến nay đã có 140 máy cày, 208 máy xới, 568 máy sạ hàng, 246 máy suốt lúa, máy xếp dãy, 57 máy gặt đập liên hợp, 5.227 máy bơm nước và 183 lò sấy lúa Trong năm 2012 đến nay đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT
hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua 26 máy gặt đập liên hợp với tổng số tiền vay
là 11.300.000.000 đồng, lãi suất hỗ trợ cho nông dân là 904.118.036 đồng Giá trị thương mại – dịch vụ thực hiện được 1.270 tỷ đồng đạt 118,3% kế hoạch, tổng giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.568 tỷ đồng đạt 112,97%, giải quyết việc làm cho 5.843 lao động
Hoàn thành đưa vào sử dụng 14/14 công trình thủy lợi Xây dựng mới 31/20 cầu bê tông đạt 155% kế hoạch; hoàn thành 100% lộ bê tông nông thôn Việc xây dựng xã nông thôn mới đến nay đã có một xã đạt 12 tiêu chí, một xã đạt 10 tiêu chí, một xã đạt 09 tiêu chí, chín xã còn lại đạt từ 04 đến 07 tiêu chí
Về công tác phòng chống lụt bão, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện theo dõi chặt chẽ tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện và chỉ đạo các ban, ngành tích cực vận động, hỗ trợ người dân bị thiệt hại (nếu có) sớm ổn định cuộc sống cho người dân
Trang 30Huyện đã chỉ đạo tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người có công; chăm lo, trợ cấp quà Tết cho đối tượng chính sách, gia đình chính sách tiêu biểu, hộ nghèo, cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội, người cao tuổi số tiền 15,33
tỷ đồng; cấp 16.880 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em và người cao tuổi; tổ chức khám chữa bệnh cho 400 người nghèo tại các xã, thị trấn; xây dựng hoàn thành và bàn giao 21/20 căn nhà tình nghĩa, đạt 105% kế hoạch, sửa chữa 10 căn; xây dựng và hoàn thành 620/620 căn nhà Đại đoàn kết đạt 100% kế hoạch; chất lượng giáo dục được chú trọng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều cao Mạng lưới trường lớp được chú trọng đầu tư, quan tâm chỉ đạo công nhận trường Mầm non Trường Xuân và trường trung học cơ sở Đông Thuận đạt chuẩn quốc gia; công nhận 10 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa và xã văn hóa Trường Xuân A
Đến nay, huyện Thới Lai đã vận hành có hiệu quả mô hình ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 12 xã, 1 thị trấn (thị trấn Thới Lai, Đông Bình, Thới Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Thuận, Tân Thạnh, Trường Thắng, Trường Thành, Định Môn), đã góp phần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính của huyện; giải quyết tốt việc tiếp nhận và trả kết quả góp phần tạo sự tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao, không có vụ việc kéo dài, không phát sinh điểm nóng hoặc đơn thưa vượt cấp; công tác đấu tranh, ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng có hiệu quả
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH TRỒNG LÚA CỦA HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Thực trạng phát triển chung của các ngành tại huyện Thới Lai
cụ thể từ 204,9 (ha) năm 2011 giảm xuống 183,2 (ha) năm 2013, giảm 21,7 (ha) Riêng bắp thường diện tích xuống giống tăng từ 200 (ha) năm 2011 lên
Trang 31310,9 (ha) năm 2012 nhưng năm 2013 lại giảm xuống còn 140,26 (ha) Tuy có
sự sụt giảm về diện tích xuống giống nhưng năng suất của các loại hoa màu mỗi năm đều tăng
3.2.1.2 Chăn nuôi
Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện trong những năm gần đây phát triển ổn định Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, số lượng đàn gia súc, gia cầm đã nuôi trong toàn huyện là 480.463 con (gia súc 33.928 con; gia cầm 446.535 con) Trong đó kể đến nuôi nhiều nhất là gà với
số lượng 100.971 con; kế đến là vịt 345.564 con; heo 33.456 con; số lượng
đàn trâu và bò chiếm thấp chỉ khoảng 322 con
Công tác tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên toàn huyện được UBND tổ chức và khoanh vùng để xử lý mầm bệnh theo đúng quy trình Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng vaccin cho đàn gia súc, gia cầm, nên đã khống chế dịch bệnh, đến cuối năm không có
ổ dịch bộc phát Tuy nhiên, theo tập quán chăn nuôi theo mùa vụ, vịt chạy đồng và gà vịt thả vườn gây khó khăn cho công tác tiêm phòng, kiểm soát và giám sát tình hình dịch bệnh, chính quyền địa phương đang lên kế hoạch để khắc phục tình trạng này
3.2.1.3 Thủy sản
Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là
cá tra Diện tích nuôi thuỷ sản của huyện năm 2012 đạt 4.500,75 ha, đạt 101,4% so với kế hoạch (4.440 ha), tăng 139,53 ha so với năm 2011 (4.361,22 ha) Diện tích thu hoạch đạt 294,4 ha đạt 6,54% diện tích xuống giống, với sản
lượng là 5.903,81 tấn, đạt 36,9% so với kế hoạch (16.000 tấn) Tổng sản lượng
thủy sản năm 2012 là 19.859,43 tấn, đạt 124,12% so với kế hoạch, tăng 4.668,99 tấn so với năm 2011 (15.190,44 tấn)
Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích thủy sản là 541,4 ha, đạt 12,52 %
so với kế hoạch và đã thu hoạch được 131 ha với tổng sản lượng 1.967,52 tấn Cũng trong thời gian qua, huyện đã phối hợp cùng chi cục quản lý chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản tỉnh tiến hành lấy 14 mẫu cá của 10 hộ nuôi Kết quả không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm và kháng sinh hạn chế sử
dụng, nhóm thuốc trừ sâu trong số mẫu được mang đi kiểm tra
3.2.2 Đánh giá thực trạng việc sản xuất lúa của huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
3.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trong những năm qua
Trong những năm qua từ năm 2010 tới 6 tháng năm 2013 tình hình sản xuất lúa trên địa bàn có sự biến động rõ rệt về diện tích, sản lượng và năng suất Tính từ năm 2010 đến 2011, diện tích có phần tăng thêm, nhưng từ 2011
Trang 32đến 2012 thì diện tích lại giảm Là do trong năm 2012, diện tích thu hoạch bị
nhiễm rầy nâu lên tới 3.871,2 ha, đạo ôn lá trên 1.450,15 ha làm cho diện tích
thu hoạch giảm trong năm vừa qua Cụ thể được trình bày trong bảng 3.3:
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lúa từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Diện tích
(ha) 55.043
56.749 56.448 38.118 1.706 3,1 -301,15 -0,53
(Nguồn: báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thới Lai- Cần Thơ)
Năm 2011, diện tích gieo trồng tăng 1.706 ha so với năm 2010 (tăng
3.1%) Về năng suất lúa, năm 2011 đạt 5,96 tấn/ha, tăng so với năng suất năm
2010 chỉ đạt 5,72 tấn/ha (tăng 0,24 tấn/ha tương đương tăng 4,2%) Do diện
tích lẫn năng suất lúa năm 2011 đều lớn hơn năm 2010 nên sản lượng lúa năm
2011 cũng nhiều hơn so với năm 2010 là 23.409 tấn (tăng 7,4%)
Trong năm 2012 vừa qua, diện tích gieo trồng đạt 56.448,13 ha, đạt
100,5% so với kế hoạch (56.160 ha) và giảm 301,15 ha so với năm 2011
(56.749,28 ha) Năng suất bình quân đạt 6,18 tấn/ha, tăng 0,22 tấn/ha so với
cùng kỳ 2011 (5,96 tấn/ha) Nâng mức tổng sản lượng thu hoạch lên tới
348.849,44 tấn, đạt 110,35% kế hoạch (316.129 tấn), tăng 10.392,24 tấn so
với năm 2011 (338.457,2 tấn)
Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tổng diện tích gieo trồng là 38.118,29 ha,
năng suất đạt được cao hơn so với cùng kì năm trước (năm 2013 đạt 6,75
tấn/ha), sản lượng đạt được 188.600,73 tấn
3.2.2.2 Đánh giá tình tình sản xuất lúa ở huyện
Tại huyện Thới Lai, nông dân sản xuất một năm 3 vụ lúa Với tổng diện
tích canh tác hằng năm trên 55 nghìn ha, năng suất trung bình đạt hơn 5,5
tấn/ha, cho ra mức sản lượng hơn 100 nghìn tấn lúa mỗi năm
Dưới đây là tình hình sản xuất lúa 3 vụ trong những năm vừa qua của
huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Trang 33Bảng 3.4: Tình hình sản xuất ở mỗi vụ từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thới Lai- Cần Thơ)
Vụ lúa Đông Xuân được xem là vụ lúa lớn nhất trong năm Năm 2010,
diện tích gieo sạ là 19.296 ha; năng suất đạt 7,3 tấn/ha và sản lượng là 140.865
tấn Đến năm 2011, diện tích giảm 0,12% (giảm 23 ha) chỉ còn 19.273 ha;
năng suất đạt 7,5 tấn/ha và sản lượng là 144.548 tấn, tăng 1,35% so với năm
2010 Năm 2012, diện tích gieo trồng chỉ còn 19.225 ha (giảm 0,25% so với
năm 2011); năng suất đạt 7,62 tấn/ha, tăng hơn 1,6% so với năm trước; sản
lượng thu hoạch tăng 1,35%, đạt 146.495 tấn Trong 6 tháng đầu năm 2013,
diện tích xuống giống khoảng 19.215 ha (giảm 0,05% so với năm 2012); năng
suất đạt 7,22 tấn/ha và sản lượng ở mức 138.819 tấn, giảm 7.676 tấn (giảm
5,24%) so với năm trước Nhìn chung qua các năm diện tích gieo trồng vụ
Đông Xuân có phần giảm do vài năm gần đây điều kiện thời tiết diễn biến bất
thường, mưa lớn khi xuống giống vụ Đông Xuân nên một phần lúa bị thiệt hại,
làm giảm diện tích lúa Năng suất và sản lượng lúa tăng đều qua các năm, từ
2010 đến 2012 Trong 6 tháng đầu năm 2013, các chỉ tiêu đều giảm so với
năm trước là do tâm lí e ngại do biến động giá trên thị trường trong thời gian
qua; giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá đầu ra thấp mặc dù nông dân đã áp
dụng giống cải tiến cho chất lượng cao như Jasmine 85, OM 4218, OM 5451
Lúa Hè Thu là vụ mùa lớn thứ hai trong năm Diện tích gieo sạ và thu
hoạch năm 2010 là 19.033 ha; năng suất 5,2 tấn/ha; sản lượng đạt 98.973 tấn
6 tháng 2013/2012 (%)
Trang 34Năm 2011 diện tích gieo sạ chỉ còn 18.889 ha, giảm 0,76%; năng suất 5,69 tấn/ha, tăng 9,42%; sản lượng tăng 8,59%, đạt 107.479 tấn Đến năm 2012, diện tích tăng 0,67% (gieo sạ được 19.016 ha); năng suất 5,62 tấn/ha; sản lượng đạt 106.872 tấn, giảm 0,6% so với năm 2011 Trong 6 tháng đầu năm
2013, diện tích gieo sạ được 18.903 ha, giảm 0,59%; năng suất đạt được 5,65 tấn/ha; sản lượng tương đương với năm 2012, đạt 106.802 tấn (giảm 70 tấn, giảm khoảng 0,07% so với năm 2012) Trong vụ Hè Thu, các chỉ tiêu tăng giảm qua các năm Ở vụ Hè Thu diện tích cày ải phơi đất ít, gieo sạ không cách vụ nên hiện tượng ngộ độc hữu cơ xảy ra trên diện rộng Nông dân phải
sử dụng nhiều phân bón và thuốc nông dược nên làm tăng chi phí sản xuất Theo nhiều nông dân cho biết, vụ Hè Thu lợi nhuận rất thấp, hoặc bị lỗ vốn do dịch bệnh bùng phát như rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, nhện vé,… gây thiệt hại lớn về năng suất
Vụ lúa 3 hay còn gọi là vụ Thu Đông Vụ này trong năm 2010, diện tích gieo sạ được 16.713 ha; năng suất 4,5 tấn/ha; sản lượng ở mức 75.209 tấn Trong năm tiếp theo 2011, diện tích xuống giống tăng 11,21%, đạt 18.587 ha; năng suất và sản lượng đều tăng theo, ở mức 4,65 tấn/ha và 86.429 tấn (tăng 3,33% và 12,69% so với năm 2010) Đến năm 2012, tuy diện tích xuống giống
có phần giảm (2,05% so với năm trước) nhưng vẫn đạt 18.206 ha; năng suất tăng cao, đạt 5,24 tấn/ha và sản lượng là 95.402 tấn Nhìn chung sản xuất vụ 3 trong những năm qua có phần thuận lợi, diện tích tuy có giảm vào năm 2012 nhưng năng suất và sản lượng đều tăng Tuy nhiên, so với 2 vụ trước, Đông Xuân và Hè Thu thì tình hình sản xuất lúa vụ 3 vẫn còn thấp Do thời tiết trong
vụ 3 gặp nhiều khó khăn, năng suất không cao, giá bán thấp, khiến cho lợi nhuận của nông hộ trong vụ Thu Đông nhận được không cao
Trang 35
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ KĨ THUẬT VÀ NĂNG SUẤT LÚA
4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CUỘC ĐIỀU TRA
Đặc điểm của các nông hộ ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai bao gồm
các yếu tố sau: số nhân khẩu, số lao động tham gia sản xuất, tuổi của chủ hộ,
kinh nghiệm trồng lúa, trình độ học vấn, diện tích canh tác, giống lúa, mô hình
tiên tiến… Các đặc điểm này được trình bày ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ
Lệch Chuẩn
Nhỏ Nhất
Lớn Nhất
Trung Bình
Số lao động tham gia sản xuất Người/hộ 1 6 2,12 1,18
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)
4.1.1 Nhân khẩu
Số thành viên trong một hộ trung bình khoảng 5 người; cao nhất là 8
người và thấp nhất là 2 người Có thể nói quy mô trong một hộ đạt ở mức
trung bình
Về số lao động tham gia sản xuất thường xuyên trong gia đình, thấp nhất
là chỉ có 1 người và hộ có số người tham gia sản xuất đông nhất là 6 người
Do số lao động gia đình trung bình khoảng 2 người, điều này chứng tỏ đa phần
các hộ phải thuê thêm lao động trong quá trình sản xuất, vì khi tham gia sản
xuất lúa phải trãi qua nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có các giai đoạn
phải thuê thêm lao động như dặm lúa, phơi lúa hay vận chuyển; vì thế cần có
thêm lao động để phụ giúp trong quá trình sản xuất
Trang 36Bảng 4.2: Số lao động gia đình tham gia sản xuất
Số Lao Động Gia Đình
(Người)
Số Hộ (Hộ)
Tỷ Trọng (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)
Sản xuất lúa bao gồm: làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến là những công việc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải có kĩ thuật, người trồng phải nắm được những kĩ thuật cần thiết ở các giai đoạn và đặc điểm sinh trưởng của cây; chính vì thế người nông dân cần bỏ nhiều công sức
để sản xuất thành công một vụ lúa Số thành viên tham gia sản xuất sẽ có trách nhiệm trong việc sản xuất của nông hộ Theo điều tra, nhóm có số lao động gia đình tham gia sản xuất là 2 người chiếm 46,67% Nhóm chỉ có 1 thành viên tham gia sản xuất chiếm 31,67% Số lao động sản xuất của 2 nhóm này chủ yếu dựa vào thuê mướn lao động tại địa phương Nhóm có 3 lao động gia đình tham gia sản xuất lúa chiếm 8,33% Nhóm còn lại có từ 4 tới 6 thành viên tham gia sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tùy thuộc vào diện tích đất canh tác nhiều hay ít mà số lượng lao động thuê mướn sẽ khác nhau, có khi chỉ sử dụng lao động gia đình trong sản xuất lúa
Trang 37Bảng 4.3: Giới tính của chủ hộ
(Hộ)
Tỷ Trọng (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)
Nhóm nhỏ hơn 25 tuổi và trên 70 tuổi không có hộ nào nằm trong 2 nhóm tuổi này Do dưới 25 tuổi là còn trẻ, chỉ tham gia phụ giúp sản xuất, sống chung với cha mẹ và người thân, chưa lập gia đình Còn với độ tuổi trên
70, do tuổi tác đã cao, khả năng lao động hầu như rất kém, sức khỏe không tốt, thường sống chung với con cái và do con cái làm chủ hộ
Nhóm tuổi từ 25-39: có 13 hộ, chiếm 21,67% trong tổng số hộ Nhóm tuổi này được xem là nhóm tuổi lao động chính, có thể trực tiếp sản xuất hoặc thuê mướn nhân công phụ giúp sản xuất
Nhóm tuổi từ 40-54: chiếm cao nhất với 46,67% trong tổng số hộ Nhóm tuổi này vẫn còn khả năng lao động, có thể tham gia sản xuất, đồng thời hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình tham gia sản xuất cùng
Nhóm tuổi từ 55-70: Ở nhóm tuổi này những người chủ hộ đa phần không tham gia sản xuất trực tiếp do đã có tuổi, sức khỏe có phần giảm hơn so với trước, chủ yếu là thuê mướn nhân công sản xuất, hướng dẫn và theo dõi quá trình sản xuất Nhóm này chiếm 31,66% trong tổng số hộ được khảo sát
Trang 384.1.2.3 Về trình độ học vấn
Trong tổng số 60 nông hộ, trình độ học vấn của chủ hộ trung bình ở mức 5,47 Chủ hộ được cho là có học vấn cao nhất là cấp 3 với 4 hộ, chiếm 6,67% Chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm cấp 1 với 30 hộ, chiếm 50% Kế đến là nhóm học cấp 2, với 26 hộ, chiếm 43,33% Nhóm bậc đại học không có hộ nào, chiếm 0% và bằng với nhóm mù chữ là 0% Qua đó cho thấy, tuy việc xóa mù chữ đã được thực hiện tốt, nhưng khả năng theo học lại không cao, đa phần chỉ học hết cấp 1 Và mức trung bình các chủ hộ đạt được chỉ ở lớp 5
Bảng 4.5 : Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình Độ Học Vấn (Cấp học)
Số Hộ (Hộ)
Tỷ Trọng (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)
4.1.2.4 Về kinh nghiệm sản xuất
Về kinh nghiệm trồng lúa, các chủ hộ đều có số năm kinh nghiệm từ 10 năm trở lên Chủ hộ có số năm kinh nghiệm thấp nhất trong 60 hộ là 10 năm, cao nhất là 48 năm, số năm kinh nghiệm trung bình chủ hộ đạt được là 25,6 năm Kinh nghiệm trồng lúa được xem như là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay Nếu số năm của nông dân nhiều thể hiện nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa góp phần tránh được các thiệt hại do sâu bệnh gây ra cũng như phòng trừ dịch bệnh được tốt hơn Tuy nhiên nếu số năm kinh nghiệm của nông dân không nhiều thì nông dân vẫn có thể sản xuất tốt bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh kết hợp với các khoá tập huấn để trao dồi thêm các kĩ năng trong sản xuất lúa
Theo kết quả điều tra, nhóm chủ hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm
là không có chủ hộ nào, chiếm 0% Nhóm chủ hộ có từ 10 đến 19 năm kinh nghiệm chiếm 35% với 14 hộ Nhóm chủ hộ có số năm kinh nghiệm từ 20 tới
29 năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) với 21 hộ và kinh nghiệm trung bình của chủ hộ cũng nằm trong nhóm này Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 với 26,67% là nhóm có từ 30 – 40 năm kinh nghiệm, với 16 quan sát Nhóm chủ
hộ có số năm kinh nghiệm nhiều nhất là trên 40 năm với 9 hộ, chiếm 15%
Trang 39Bảng 4.6: Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ
Số Năm Kinh Nghiệm
(Năm)
Số Hộ (Hộ)
Tỷ Trọng (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013
Việc các chủ hộ có trình độ học vấn không cao, trung bình là lớp 5 và số năm kinh nghiệm trung bình khoảng 26 năm đã phản ánh thực trạng hiện nay
Đó là khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật của nông dân vẫn còn thấp Nông dân sản xuất lúa dựa vào kinh nghiệm lâu năm, học cách sản xuất lúa từ các thế thế hệ trước, tuy có hiệu quả trong sản xuất nhưng chỉ trong một thời gian ngắn Vì càng dần về sau, sâu bệnh càng phát triển, nông dân không chịu thiếp thu thêm các kiến thức về khoa học kĩ thuật trong sản xuất lúa sẽ không thể đạt được năng suất như mong muốn
4.1.3 Diện tích sản xuất
Trong tổng số 60 hộ, diện tích gieo sạ trung bình là 22,77 1000m2 Xã Trường Xuân có diện tích lớn thứ 3 trong huyện, nên diện tích đất canh tác nơi đây khá lớn Diện tích đất cánh tác trên 30 1000m2 chiếm 30% Đối với từng loại đất sẽ thích hợp trồng các loại cây trồng khác nhau, tại đây nông dân chỉ trồng lúa từ 2 tới 3 vụ trong một năm Nhìn chung, với diện tích trồng như hiện nay có thể thấy trồng lúa là ngành nghề truyền thống lâu năm của nông
hộ và hầu như các hộ đều không có ý định chuyển sang ngành nghề khác Bảng 4.7: Diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân
Diện Tích Đất (1000m 2 )
Số Hộ (Hộ)
Tỷ Trọng (%)
Trang 40Với 60 hộ được khảo sát, có 3 hộ có thuê thêm đất để canh tác, chiếm 5%; trong đó thuê cao nhất là 15 1000m2, kế đến đến là 10 1000m2 và 5,6 1000m2 Số hộ còn lại chiếm 95%, tức là nông hộ sử dụng đất nhà để canh tác lúa Nông dân có diện tích canh tác trên đất nhà tương đối thấp hoặc nông hộ
có sẵn nguồn vốn để mở rộng sản xuất lúa sẽ thuê thêm đất từ các nông hộ khác để mở rộng quy mô Nếu canh tác tốt, năng suất tăng, sản lượng thu được tăng và bán có giá sẽ làm cho lợi nhuận của các nông hộ thu được tăng thêm Bảng 4.8: Nguồn gốc đất canh tác
(Hộ)
Tỷ Trọng (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013
Kết quả bảng 4.9 cho thấy, các nông hộ nơi đây đều tự sử dụng nguồn vốn gia đình để sản xuất, tức là nguồn vốn sẵn có chiếm 100%; không có nông
hộ nào sử dụng vốn vay chính thức để sản xuất Lí do là các hộ nơi đây khi mua các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất lúa như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng, đa phần đều mua theo hình thức trả sau tức là vay vốn phi chính thức Hình thức này giúp cho nông dân có thể chủ động trong các nguyên liệu đầu vào để sản xuất, tuy nhiên nông dân sẽ phải chịu gánh thêm một phần chi phí khi thanh toán với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp, nơi mà các nông hộ đã mua thiếu trước đó