GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CUỘC ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã trường xuân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 35)

Đặc điểm của các nông hộ ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai bao gồm các yếu tố sau: số nhân khẩu, số lao động tham gia sản xuất, tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm trồng lúa, trình độ học vấn, diện tích canh tác, giống lúa, mô hình tiên tiến… Các đặc điểm này được trình bày ở bảng 4.1:

Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ

Khoản Mục ĐVT Giá Trị Độ Lệch Chuẩn Nhỏ Nhất Lớn Nhất Trung Bình

Số nhân khẩu Người/hộ 2 8 4,83 1,40 Số lao động tham gia sản xuất Người/hộ 1 6 2,12 1,18 Tuổi của chủ hộ Tuổi 27 66 48,40 10,67 Kinh nghiệm trồng lúa Năm 10 48 25,60 9,60 Trình độ học vấn Lớp 1 12 5,47 2,69 Diện tích gieo sạ 1000m2 4 66,3 22,77 14,83

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

4.1.1 Nhân khẩu

Số thành viên trong một hộ trung bình khoảng 5 người; cao nhất là 8 người và thấp nhất là 2 người. Có thể nói quy mô trong một hộ đạt ở mức trung bình.

Về số lao động tham gia sản xuất thường xuyên trong gia đình, thấp nhất là chỉ có 1 người và hộ có số người tham gia sản xuất đông nhất là 6 người. Do số lao động gia đình trung bình khoảng 2 người, điều này chứng tỏ đa phần các hộ phải thuê thêm lao động trong quá trình sản xuất, vì khi tham gia sản xuất lúa phải trãi qua nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có các giai đoạn phải thuê thêm lao động như dặm lúa, phơi lúa hay vận chuyển; vì thế cần có thêm lao động để phụ giúp trong quá trình sản xuất.

26

Bảng 4.2: Số lao động gia đình tham gia sản xuất

Số Lao Động Gia Đình (Người) Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) 1 19 31,67 2 28 46,67 3 5 8,33 4 4 6,67 5 3 5,00 6 1 1,66 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

Sản xuất lúa bao gồm: làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến là những công việc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải có kĩ thuật, người trồng phải nắm được những kĩ thuật cần thiết ở các giai đoạn và đặc điểm sinh trưởng của cây; chính vì thế người nông dân cần bỏ nhiều công sức để sản xuất thành công một vụ lúa. Số thành viên tham gia sản xuất sẽ có trách nhiệm trong việc sản xuất của nông hộ. Theo điều tra, nhóm có số lao động gia đình tham gia sản xuất là 2 người chiếm 46,67%. Nhóm chỉ có 1 thành viên tham gia sản xuất chiếm 31,67%. Số lao động sản xuất của 2 nhóm này chủ yếu dựa vào thuê mướn lao động tại địa phương. Nhóm có 3 lao động gia đình tham gia sản xuất lúa chiếm 8,33%. Nhóm còn lại có từ 4 tới 6 thành viên tham gia sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tùy thuộc vào diện tích đất canh tác nhiều hay ít mà số lượng lao động thuê mướn sẽ khác nhau, có khi chỉ sử dụng lao động gia đình trong sản xuất lúa.

4.1.2 Đặc điểm của chủ hộ

4.1.2.1 Giới tính

Trong 60 hộ có 4 hộ chủ hộ là nữ, chiếm 6,67%, còn lại chủ hộ là nam chiếm 93,33% với 54 hộ. Lí do chủ hộ đa phần là nam chủ yếu do chủ hộ nam có sức khỏe hơn, gánh vác các công việc nặng nhọc sẽ dễ dàng hơn là so với chủ hộ là nữ. Ngoài ra do truyền thống lâu đời thường chủ hộ do đàn ông gánh vác. Chủ hộ là nữ thường do trong gia đình không có đàn ông hoặc có con trai chưa đủ tuổi để làm chủ hộ.

27 Bảng 4.3: Giới tính của chủ hộ Giới Tính Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) Nam (=1) 56 93,33 Nữ (=0) 4 6,67 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

4.1.2.2 Về độ tuổi

Tuổi của chủ hộ trong 60 hộ thì cao nhất là 66 tuổi, thấp nhất là 27 tuổi, trung bình tuổi của chủ hộ là 48 tuổi.

Bảng 4.4: Độ Tuổi của chủ hộ Tuổi Của Chủ Hộ (Tuổi) Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) <25 0 0 25 – 39 13 21,67 40 – 54 28 46,67 55 – 69 19 31,66 > 69 0 0 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

Nhóm nhỏ hơn 25 tuổi và trên 70 tuổi không có hộ nào nằm trong 2 nhóm tuổi này. Do dưới 25 tuổi là còn trẻ, chỉ tham gia phụ giúp sản xuất, sống chung với cha mẹ và người thân, chưa lập gia đình. Còn với độ tuổi trên 70, do tuổi tác đã cao, khả năng lao động hầu như rất kém, sức khỏe không tốt, thường sống chung với con cái và do con cái làm chủ hộ.

Nhóm tuổi từ 25-39: có 13 hộ, chiếm 21,67% trong tổng số hộ. Nhóm tuổi này được xem là nhóm tuổi lao động chính, có thể trực tiếp sản xuất hoặc thuê mướn nhân công phụ giúp sản xuất.

Nhóm tuổi từ 40-54: chiếm cao nhất với 46,67% trong tổng số hộ. Nhóm tuổi này vẫn còn khả năng lao động, có thể tham gia sản xuất, đồng thời hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình tham gia sản xuất cùng.

Nhóm tuổi từ 55-70: Ở nhóm tuổi này những người chủ hộ đa phần không tham gia sản xuất trực tiếp do đã có tuổi, sức khỏe có phần giảm hơn so với trước, chủ yếu là thuê mướn nhân công sản xuất, hướng dẫn và theo dõi quá trình sản xuất. Nhóm này chiếm 31,66% trong tổng số hộ được khảo sát.

28

4.1.2.3 Về trình độ học vấn

Trong tổng số 60 nông hộ, trình độ học vấn của chủ hộ trung bình ở mức 5,47. Chủ hộ được cho là có học vấn cao nhất là cấp 3 với 4 hộ, chiếm 6,67%. Chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm cấp 1 với 30 hộ, chiếm 50%. Kế đến là nhóm học cấp 2, với 26 hộ, chiếm 43,33%. Nhóm bậc đại học không có hộ nào, chiếm 0% và bằng với nhóm mù chữ là 0%. Qua đó cho thấy, tuy việc xóa mù chữ đã được thực hiện tốt, nhưng khả năng theo học lại không cao, đa phần chỉ học hết cấp 1. Và mức trung bình các chủ hộ đạt được chỉ ở lớp 5. Bảng 4.5 : Trình độ học vấn của chủ hộ Trình Độ Học Vấn (Cấp học) Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) Mù chữ 0 0 Cấp 1 30 50 Cấp 2 26 43,33 Cấp 3 4 6,67 Đại học 0 0 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

4.1.2.4 Về kinh nghiệm sản xuất

Về kinh nghiệm trồng lúa, các chủ hộ đều có số năm kinh nghiệm từ 10 năm trở lên. Chủ hộ có số năm kinh nghiệm thấp nhất trong 60 hộ là 10 năm, cao nhất là 48 năm, số năm kinh nghiệm trung bình chủ hộ đạt được là 25,6 năm. Kinh nghiệm trồng lúa được xem như là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Nếu số năm của nông dân nhiều thể hiện nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa góp phần tránh được các thiệt hại do sâu bệnh gây ra cũng như phòng trừ dịch bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên nếu số năm kinh nghiệm của nông dân không nhiều thì nông dân vẫn có thể sản xuất tốt bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh kết hợp với các khoá tập huấn để trao dồi thêm các kĩ năng trong sản xuất lúa.

Theo kết quả điều tra, nhóm chủ hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm là không có chủ hộ nào, chiếm 0%. Nhóm chủ hộ có từ 10 đến 19 năm kinh nghiệm chiếm 35% với 14 hộ. Nhóm chủ hộ có số năm kinh nghiệm từ 20 tới 29 năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) với 21 hộ và kinh nghiệm trung bình của chủ hộ cũng nằm trong nhóm này. Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 với 26,67% là nhóm có từ 30 – 40 năm kinh nghiệm, với 16 quan sát. Nhóm chủ hộ có số năm kinh nghiệm nhiều nhất là trên 40 năm với 9 hộ, chiếm 15%.

29

Bảng 4.6: Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Số Năm Kinh Nghiệm (Năm) Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) < 10 0 0 10 – 19 14 23,33 20 – 29 21 35 30 – 40 16 26,67 > 40 9 15 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013

Việc các chủ hộ có trình độ học vấn không cao, trung bình là lớp 5 và số năm kinh nghiệm trung bình khoảng 26 năm đã phản ánh thực trạng hiện nay. Đó là khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật của nông dân vẫn còn thấp. Nông dân sản xuất lúa dựa vào kinh nghiệm lâu năm, học cách sản xuất lúa từ các thế thế hệ trước, tuy có hiệu quả trong sản xuất nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Vì càng dần về sau, sâu bệnh càng phát triển, nông dân không chịu thiếp thu thêm các kiến thức về khoa học kĩ thuật trong sản xuất lúa sẽ không thể đạt được năng suất như mong muốn.

4.1.3 Diện tích sản xuất

Trong tổng số 60 hộ, diện tích gieo sạ trung bình là 22,77 1000m2. Xã Trường Xuân có diện tích lớn thứ 3 trong huyện, nên diện tích đất canh tác nơi đây khá lớn. Diện tích đất cánh tác trên 30 1000m2 chiếm 30%. Đối với từng loại đất sẽ thích hợp trồng các loại cây trồng khác nhau, tại đây nông dân chỉ trồng lúa từ 2 tới 3 vụ trong một năm. Nhìn chung, với diện tích trồng như hiện nay có thể thấy trồng lúa là ngành nghề truyền thống lâu năm của nông hộ và hầu như các hộ đều không có ý định chuyển sang ngành nghề khác. Bảng 4.7: Diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân

Diện Tích Đất (1000m2) Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) Dưới 10 13 21,67 Từ 10 đến 19 17 28,33 Từ 20 đến 30 12 20,00 Trên 30 18 30,00 Tổng 60 100,00

30

Với 60 hộ được khảo sát, có 3 hộ có thuê thêm đất để canh tác, chiếm 5%; trong đó thuê cao nhất là 15 1000m2, kế đến đến là 10 1000m2 và 5,6 1000m2. Số hộ còn lại chiếm 95%, tức là nông hộ sử dụng đất nhà để canh tác lúa. Nông dân có diện tích canh tác trên đất nhà tương đối thấp hoặc nông hộ có sẵn nguồn vốn để mở rộng sản xuất lúa sẽ thuê thêm đất từ các nông hộ khác để mở rộng quy mô. Nếu canh tác tốt, năng suất tăng, sản lượng thu được tăng và bán có giá sẽ làm cho lợi nhuận của các nông hộ thu được tăng thêm. Bảng 4.8: Nguồn gốc đất canh tác Nguồn Gốc Đất Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) Đất nhà (=1) 57 95,00 Có thuê đất (=0) 3 5,00 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

4.1.4 Nguồn vốn sản xuất

Nguồn vốn là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết của nông dân.

Bảng 4.9: Nguồn vốn sản xuất Nguồn Vốn Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) Vốn gia đình (=1) 60 100 Vốn vay chính thức (=0) 0 0 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013

Kết quả bảng 4.9 cho thấy, các nông hộ nơi đây đều tự sử dụng nguồn vốn gia đình để sản xuất, tức là nguồn vốn sẵn có chiếm 100%; không có nông hộ nào sử dụng vốn vay chính thức để sản xuất. Lí do là các hộ nơi đây khi mua các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất lúa như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng,.. đa phần đều mua theo hình thức trả sau tức là vay vốn phi chính thức. Hình thức này giúp cho nông dân có thể chủ động trong các nguyên liệu đầu vào để sản xuất, tuy nhiên nông dân sẽ phải chịu gánh thêm một phần chi phí khi thanh toán với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp, nơi mà các nông hộ đã mua thiếu trước đó.

31

4.1.5 Kĩ thuật canh tác

Trong quá trình điều tra 60 nông hộ, thì ngoài các yếu tố đầu vào liên quan đến năng suất, các yếu tố như: tham gia tập huấn, tham gia hội nhóm, phương pháp sạ hàng, luân canh, việc áp dụng các mô hình tiên tiến.. cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kĩ thuật cũng như năng suất lúa.

Bảng 4.10: Kĩ thuật canh tác Các Yếu Tố Kĩ Thuật Số Hộ Tỷ Trọng (=1) Khác (=0) (=1) Khác (=0) Tham gia tập huấn 25 35 41,67 58,33

Tham gia hội nhóm 0 60 0 100

Phương pháp sạ hàng 12 48 20 80 Luân canh 0 60 0 100 IPM 4 56 6,67 93,33 3 giảm 3 tăng 5 55 8,33 91,67 1 phải 5 giảm 4 56 6,67 93,33 Không áp dụng 47 13 78,33 21,67

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

4.1.5.1 Tham gia tập huấn

Với 60 hộ được khảo sát thì chỉ có 25 hộ là tham gia các buổi tập huấn về kĩ thuật trong 2 năm vừa qua, chiếm 41,67%, còn lại đa số 58,33% là 35 hộ không tham gia tập huấn kĩ thuật. Tập huấn là cách hướng dẫn cho nông dân về kỹ thuật trồng lúa, tuy nhiên công tác vận động nông dân tham gia các buổi tập huấn vẫn còn kém, có hơn 50% các hộ không tham gia tập huấn, đa phần nhận thức của nông dân về lợi ích khi tham gia tập huấn vẫn còn thấp.

Bảng 4.11: Số lần tham gia tập huấn của chủ hộ

Số Lần Tham Gia Tập Huấn (Lần) Số Hộ (Hộ) Tỷ Trọng (%) Từ 1 – 3 9 36 Từ 4 – 6 12 48 Trên 6 4 16 Tổng 25 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

Trong số 25 hộ có tham gia tập huấn, thì phần đông các chủ hộ tham gia ở mức 4 tới 6 lần, chiếm 48% số hộ có tham gia tập huấn (12 hộ); kế đến là số hộ tham gia từ 1 tới 3 lần có 9 hộ, chiếm 36%; còn lại là số hộ tham gia trên 6

32

lần, chiếm 16% với 4 hộ. Công tác vận động bà con tham gia tập huấn vẫn chưa đạt hiệu quả tốt. Nông dân thường sản xuất theo kinh nghiệm lâu năm nên đa phần nghĩ rằng việc sản xuất của gia đình vẫn tốt và không cần thiết phải tham gia các buổi tập tuần.

Bảng 4.12: Người tập huấn cho nông dân

Người Tập Huấn Số Quan Sát Tỷ Lệ

Cán bộ khuyến nông 15 25

Nhân viên công ty thuốc BVTV 18 30

Khác 5 8,33

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)

Nông dân tham gia tập huấn đa phần do cán bộ khuyến nông và nhân viên của công ty thuốc BTVT hướng dẫn, số ít được tập huấn từ các tổ trưởng xã, ấp. Nông dân có thể được tập huấn từ nhiều đối tượng, số quan sát thu được cụ thể: cao nhất là từ các nhân viên của công ty thuốc BVTV với 18 quan sát; từ các cán bộ khuyến nông có 15 quan sát, còn lại là từ các đối tượng khác có 5 quan sát. Khi tổ chức các đợt tập huấn, chính quyền địa phương và các công ty thuốc BVTV phải sắp xếp thời gian hợp lí, cử cán bộ, nhân viên có trình độ để tập huấn cho nông dân, tốn kém chi phí tổ chức và sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như không phổ biến rộng rãi và không đồng đều. Cần tăng cường hơn nữa công tác tổ chức và thực hiện tập huấn cho nông dân.

4.1.5.2 Tham gia hội nhóm

Các nông hộ tại đây, số ít có tham gia tập huấn, tìm hiểu thêm các thông tin, nhưng không có hộ nào tham gia vào các hội nhóm tại xã chiếm 100% hộ được khảo sát. Và hiện tại trên địa bàn nghiên cứu, vẫn chưa có hội nhóm hay hợp tác xã nào được thành lập để nông dân có thể tham gia và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên địa bàn huyện, hiện các xã khác đã hình thành các hợp tác xã, tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu lớn và xã Trường Xuân trong thời gian tới sẽ triển khai áp dụng mô hình này vào trong sản xuất lúa của nông dân nơi đây.

4.1.5.3 Phương pháp sạ hàng

Đây là 1 hình thức gieo sạ được khuyến khích áp dụng rộng rãi. Khác với kĩ thuật sạ lan, phương pháp sạ hàng giúp lượng giống gieo trên 1000m2 thấp hơn so với sạ lan, tạo khoảng cách và mật độ cây lúa hợp lí, giúp giảm chi phí giống và tăng năng suất. Tuy nhiên qua số liệu điều tra, chỉ có 12 hộ có áp dụng phương pháp sạ hàng, chiếm 20%; đa số 48 hộ còn lại vẫn áp dụng phương pháp truyền thống là sạ lan, chiếm 80%. Nông dân vẫn áp dụng sạ lan nhiều là do tâm lí ngại thay đổi cách thức sản xuất, chủ yếu theo cách truyền

33

thống là sạ lan, làm cho mật độ gieo dạ dày, trừ hao trường hợp bị sâu bệnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã trường xuân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)