GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã trường xuân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 26)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Thới Lai là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, có diện tích tự nhiên 25.580,56 ha, dân số 122.452 người trong đó có 4.158 người là đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào dân tộc Khmer chiếm đa số là 3.840 người). Huyện Thới lai được thành lập theo nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 23 tháng 12 năm 2008 trên cơ sở tách ra 12 xã, 1 thị trấn của huyện Cờ Đỏ (cũ) và bộ máy hành chính đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/3/2009. Bao gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Trường Thành, Trường Thắng, Định Môn, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Bình, Đông Thuận, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B và thị trấn Thới Lai. Về vị trí địa lí của huyện:

+ Phía Đông giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ); + Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ) và tỉnh Kiên Giang; + Phía Nam giáp huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ), tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang;

+ Phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ).

3.1.1.2 Khí hậu và thời tiết

Khí hậu huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ mang nhiều nét đặc trưng của các vùng lân cận, có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, khí hậu 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, ít bão, không có mùa lạnh.

Nhiệt độ: trung bình hàng năm 27,2oC, cao nhất là 37,3oC thường rơi vào tháng 4 hàng năm, nhiệt độ thấp nhất là 17,4oC thường rơi vào tháng 12 – 1 hàng năm. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.536 giờ, bình quân 7 giờ/ngày.

Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình là 1.496 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm.

Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất

17

khoảng 9%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 75%.

Đặc điểm khí hậu và thời tiết ở huyện Thới Lai thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng; và với nền nhiệt đới, ẩm độ tương đối có tác động mạng mẽ, thúc đẩy tăng trưởng khối lượng, tăng năng suất các loại cây trồng. Thời tiết không có bão cũng là thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất. Hạn chế lớn nhất là vào mùa khô, lượng mưa ít, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

3.1.2 Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động nông nghiệp .

Dân số huyện Thới Lai

Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân số của huyện Thới Lai năm 2012

Đơn vị trực thuộc Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Thị trấn Thới Lai 9,81 10.735 1094 Xã Thới Thạnh 13,97 11.424 818 Xã Tân Thạnh 16,32 7.794 478 Xã Xuân Thắng 12,61 6.536 518 Xã Đông Bình 28,41 9.205 324 Xã Đông Thuận 30,11 9.583 318 Xã Thới Tân 17,63 6.907 392 Xã Trường Thắng 21,38 10.902 510 Xã Định Môn 21,67 10.776 497 Xã Trường Thành 18,98 11.495 606 Xã Trường xuân 28,13 12.857 457 Xã Trường xuân A 16,64 6.488 390 Xã Trường xuân B 20,15 7.550 375 Tổng số 255,81 122.252 478

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thới Lai, 2012)

Dân số của huyện được phân bố trong 12 xã và 1 thị trấn, với mật độ dân số là 478 người/km2.

Với diện tích lớn nhất huyện, xã Đông Thuận với 30,11 km2 nhưng dân số chỉ có 9.583 người nên mật độ dân số chỉ ở mức 318 người/km2, thấp nhất trong toàn huyện. Kế đến là xã Đông Bình 28,41 km2 với 9.205 người, mật độ dân số là 324 người/km2. Ngược lại, với diện tích nhỏ nhất vùng, 9,81 km2 thị

18

trấn Thới Lai có tới 10.735 người, làm cho mật độ dân số nơi đây cao nhất trong toàn huyện, lên tới 1.094 người/km2.

Lao động của huyện Thới Lai

Về lao động, toàn huyện có 79.979 người đang trong độ tuổi lao động, được phân bổ trong các xã và thị trấn khác nhau. Cụ thể :

Trong tổng số 79.979 lao động, số lao động nam chiếm 50,2% trong tổng số lao động, hơn số lao động nữ là 319 người. Xã Trường Xuân A và xã Xuân Thắng có lượng lao động trong vùng thấp, khoảng 5,42% (4.335 người) và 5.46% (4.369 người). Với lượng lao động dồi dào, xã Trường Xuân có 8.246 người, trong đó lao động nam và lao động nữ gần bằng nhau (4.113 lao động nam, 4133 lao động nữ).

Bảng 3.2 : Lao động phân theo khu vực và giới tính

Đvt : người

Đơn vị trực thuộc Tổng số Nam Nữ

Thị trấn Thới Lai 7.025 3.592 3.433 Xã Thới Thạnh 7.458 3.680 3.778 Xã Tân Thạnh 5.169 2.592 2.577 Xã Xuân Thắng 4.369 2.127 2.242 Xã Đông Bình 5.922 3.032 2.890 Xã Đông Thuận 6.386 3.147 3.239 Xã Thới Tân 4.450 2.332 2.118 Xã Trường Thắng 7.099 3.532 3.567 Xã Định Môn 7.017 3.492 3.525 Xã Trường Thành 7.579 3.712 3.867 Xã Trường xuân 8.246 4.113 4.133 Xã Trường xuân A 4.335 2.211 2.124 Xã Trường xuân B 4.924 2.587 2.337 Tổng số 79.979 40.149 39.830

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thới Lai, 2012)

3.1.2.2 Về thương mại – dịch vụ

Hoạt động thương mại phát triển ổn định, hàng hoá kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện khá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Hầu hết các loại hàng hóa đều được mua bán thông qua hệ thống chợ truyền thống, chợ dân lập, mạng lưới chợ phát triển khá tốt và góp phần đáng kể vào việc mở rộng giao lưu hàng hóa; công tác quản lý thị trường được các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra.

19

3.1.2.3 Về văn hóa

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 12 xã, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa. Tổ chức cuộc thi “Mô hình có cảnh quan, sáng, xanh, sạch, đẹp” lần III giai đoạn 2011 - 2012.

Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 85,51%, tăng 1,98%, bổ túc trung học phổ thông 72,22%, tăng 18,51%.

3.1.3 Tình hình phát triển chung

Thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích đất nông nghiệp 23.279,04 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa là 20.345,16 ha. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyển đổi theo các mô hình sản xuất kết hợp. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,24%, thu nhập bình quân đầu người 21.050.000 đồng/người/năm tăng 2,438 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.

Về nông nghiệp thực hiện thắng lợi 3 vụ lúa trong năm, năng suất bình quân 6,16 tấn/ha, tăng 0,26 tấn so với năm 2011; tổng sản lượng lúa năm 2012 là 348.769 tấn đạt gần 109% kế hoạch năm.

Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp vẫn đang được đẩy mạnh. Đến nay đã có 140 máy cày, 208 máy xới, 568 máy sạ hàng, 246 máy suốt lúa, máy xếp dãy, 57 máy gặt đập liên hợp, 5.227 máy bơm nước và 183 lò sấy lúa. Trong năm 2012 đến nay đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua 26 máy gặt đập liên hợp với tổng số tiền vay là 11.300.000.000 đồng, lãi suất hỗ trợ cho nông dân là 904.118.036 đồng.

Giá trị thương mại – dịch vụ thực hiện được 1.270 tỷ đồng đạt 118,3% kế hoạch, tổng giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.568 tỷ đồng đạt 112,97%, giải quyết việc làm cho 5.843 lao động.

Hoàn thành đưa vào sử dụng 14/14 công trình thủy lợi. Xây dựng mới 31/20 cầu bê tông đạt 155% kế hoạch; hoàn thành 100% lộ bê tông nông thôn. Việc xây dựng xã nông thôn mới đến nay đã có một xã đạt 12 tiêu chí, một xã đạt 10 tiêu chí, một xã đạt 09 tiêu chí, chín xã còn lại đạt từ 04 đến 07 tiêu chí.

Về công tác phòng chống lụt bão, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện theo dõi chặt chẽ tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện và chỉ đạo các ban, ngành tích cực vận động, hỗ trợ người dân bị thiệt hại (nếu có) sớm ổn định cuộc sống cho người dân.

20

Huyện đã chỉ đạo tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người có công; chăm lo, trợ cấp quà Tết cho đối tượng chính sách, gia đình chính sách tiêu biểu, hộ nghèo, cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội, người cao tuổi số tiền 15,33 tỷ đồng; cấp 16.880 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em và người cao tuổi; tổ chức khám chữa bệnh cho 400 người nghèo tại các xã, thị trấn; xây dựng hoàn thành và bàn giao 21/20 căn nhà tình nghĩa, đạt 105% kế hoạch, sửa chữa 10 căn; xây dựng và hoàn thành 620/620 căn nhà Đại đoàn kết đạt 100% kế hoạch; chất lượng giáo dục được chú trọng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều cao. Mạng lưới trường lớp được chú trọng đầu tư, quan tâm chỉ đạo công nhận trường Mầm non Trường Xuân và trường trung học cơ sở Đông Thuận đạt chuẩn quốc gia; công nhận 10 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa và xã văn hóa Trường Xuân A.

Đến nay, huyện Thới Lai đã vận hành có hiệu quả mô hình ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 12 xã, 1 thị trấn (thị trấn Thới Lai, Đông Bình, Thới Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Thuận, Tân Thạnh, Trường Thắng, Trường Thành, Định Môn), đã góp phần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính của huyện; giải quyết tốt việc tiếp nhận và trả kết quả góp phần tạo sự tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao, không có vụ việc kéo dài, không phát sinh điểm nóng hoặc đơn thưa vượt cấp; công tác đấu tranh, ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng có hiệu quả.

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH TRỒNG LÚA CỦA HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRỒNG LÚA CỦA HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1 Thực trạng phát triển chung của các ngành tại huyện Thới Lai

3.2.1.1 Cây màu

Tổng diện tích cây màu 2012 là 2.243,88 hađạt 103,05% so với kế hoạch (2.177,5 ha), tăng 80,73 ha so với năm 2011 (2.163,15 ha); dự kiến sản lượng hoa màu 2012 là 15.896,08 tấn, đạt 89,52% kế hoạch (17.758 tấn), tăng 1.103,27 tấn so với năm 2011 (14.792,81 tấn).

Tính đến tháng 6 năm 2013 diện tích rau màu toàn huyện là 1.443,81 ha đạt 64,13% so với kế hoạch (2.251,50 ha). Diện tích thu hoạch đạt 1.184,8 ha với tổng sản lượng là 10.920,14 tấn. Trong huyện chủ yếu trồng các loại hoa màu như đậu xanh, đậu nành, bắp lai, bắp thường, dưa hấu, mè, nấm rơm, bầu, bí,… Diện tích trồng dưa hấu trong toàn huyện tương đối cao nhưng giảm dần, cụ thể từ 204,9 (ha) năm 2011 giảm xuống 183,2 (ha) năm 2013, giảm 21,7 (ha). Riêng bắp thường diện tích xuống giống tăng từ 200 (ha) năm 2011 lên

21

310,9 (ha) năm 2012 nhưng năm 2013 lại giảm xuống còn 140,26 (ha). Tuy có sự sụt giảm về diện tích xuống giống nhưng năng suất của các loại hoa màu mỗi năm đều tăng.

3.2.1.2 Chăn nuôi

Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện trong những năm gần đây phát triển ổn định. Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, số lượng đàn gia súc, gia cầm đã nuôi trong toàn huyện là 480.463 con (gia súc 33.928 con; gia cầm 446.535 con). Trong đó kể đến nuôi nhiều nhất là gà với số lượng 100.971 con; kế đến là vịt 345.564 con; heo 33.456 con; số lượng đàn trâu và bò chiếm thấp chỉ khoảng 322 con.

Công tác tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên toàn huyện được UBND tổ chức và khoanh vùng để xử lý mầm bệnh theo đúng quy trình. Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng vaccin cho đàn gia súc, gia cầm, nên đã khống chế dịch bệnh, đến cuối năm không có ổ dịch bộc phát. Tuy nhiên, theo tập quán chăn nuôi theo mùa vụ, vịt chạy đồng và gà vịt thả vườn gây khó khăn cho công tác tiêm phòng, kiểm soát và giám sát tình hình dịch bệnh, chính quyền địa phương đang lên kế hoạch để khắc phục tình trạng này.

3.2.1.3 Thủy sản

Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra. Diện tích nuôi thuỷ sản của huyện năm 2012 đạt 4.500,75 ha, đạt 101,4% so với kế hoạch (4.440 ha), tăng 139,53 ha so với năm 2011 (4.361,22 ha). Diện tích thu hoạch đạt 294,4 ha đạt 6,54% diện tích xuống giống, với sản lượng là 5.903,81 tấn, đạt 36,9% so với kế hoạch (16.000 tấn). Tổng sản lượng thủy sản năm 2012 là 19.859,43 tấn, đạt 124,12% so với kế hoạch, tăng 4.668,99 tấn so với năm 2011 (15.190,44 tấn).

Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích thủy sản là 541,4 ha, đạt 12,52 % so với kế hoạch và đã thu hoạch được 131 ha với tổng sản lượng 1.967,52 tấn. Cũng trong thời gian qua, huyện đã phối hợp cùng chi cục quản lý chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản tỉnh tiến hành lấy 14 mẫu cá của 10 hộ nuôi. Kết quả không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm và kháng sinh hạn chế sử dụng, nhóm thuốc trừ sâu trong số mẫu được mang đi kiểm tra.

3.2.2 Đánh giá thực trạng việc sản xuất lúa của huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

3.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trong những năm qua

Trong những năm qua từ năm 2010 tới 6 tháng năm 2013 tình hình sản xuất lúa trên địa bàn có sự biến động rõ rệt về diện tích, sản lượng và năng suất. Tính từ năm 2010 đến 2011, diện tích có phần tăng thêm, nhưng từ 2011

22

đến 2012 thì diện tích lại giảm. Là do trong năm 2012, diện tích thu hoạch bị nhiễm rầy nâu lên tới 3.871,2 ha, đạo ôn lá trên 1.450,15 ha.. làm cho diện tích thu hoạch giảm trong năm vừa qua. Cụ thể được trình bày trong bảng 3.3: Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lúa từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 55.043 56.749 56.448 38.118 1.706 3,1 -301,15 -0,53 Năng suất (tấn/ha) 5,72 5,96 6,18 6,75 0,24 4,2 0,22 3,7 Sản lượng (tấn) 315.048 338.457 348.849 188.600 23.409 7,4 10.392 3,1

(Nguồn: báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thới Lai- Cần Thơ)

Năm 2011, diện tích gieo trồng tăng 1.706 ha so với năm 2010 (tăng 3.1%). Về năng suất lúa, năm 2011 đạt 5,96 tấn/ha, tăng so với năng suất năm 2010 chỉ đạt 5,72 tấn/ha (tăng 0,24 tấn/ha tương đương tăng 4,2%). Do diện tích lẫn năng suất lúa năm 2011 đều lớn hơn năm 2010 nên sản lượng lúa năm 2011 cũng nhiều hơn so với năm 2010 là 23.409 tấn (tăng 7,4%).

Trong năm 2012 vừa qua, diện tích gieo trồng đạt 56.448,13 ha, đạt 100,5% so với kế hoạch (56.160 ha) và giảm 301,15 ha so với năm 2011 (56.749,28 ha). Năng suất bình quân đạt 6,18 tấn/ha, tăng 0,22 tấn/ha so với cùng kỳ 2011 (5,96 tấn/ha). Nâng mức tổng sản lượng thu hoạch lên tới 348.849,44 tấn, đạt 110,35% kế hoạch (316.129 tấn), tăng 10.392,24 tấn so với năm 2011 (338.457,2 tấn).

Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tổng diện tích gieo trồng là 38.118,29 ha, năng suất đạt được cao hơn so với cùng kì năm trước (năm 2013 đạt 6,75 tấn/ha), sản lượng đạt được 188.600,73 tấn.

3.2.2.2 Đánh giá tình tình sản xuất lúa ở huyện

Tại huyện Thới Lai, nông dân sản xuất một năm 3 vụ lúa. Với tổng diện tích canh tác hằng năm trên 55 nghìn ha, năng suất trung bình đạt hơn 5,5 tấn/ha, cho ra mức sản lượng hơn 100 nghìn tấn lúa mỗi năm.

Dưới đây là tình hình sản xuất lúa 3 vụ trong những năm vừa qua của

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã trường xuân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)