PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã trường xuân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 57 - 60)

Qua kết quả chạy Frontie, bảng 4.30 cho thấy giá trị F-value = 50,7026% với mức ý nghĩa 1%; cho biết có 50,7026% sự biến động của các biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

Hệ số gamma (γ) = 0,9999 (~1) cho thấy mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kĩ thuật tức là ngoài các yếu tố đầu vào để sản xuất lúa, các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kĩ thuật cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân và phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE) phù hợp với tiêu chí đề ra.

Kết quả ước lượng bằng phương pháp khả năng cao nhất (MLE) cho thấy hiệu quả kĩ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa trong 60 quan sát đạt 94,07% so với sản lượng tối đa, trong đó hầu hết các hộ đều có hiệu quả kĩ thuật đạt trên 80%. Với kết quả này, nông dân có thể tăng thêm tối đa 5,93% sản lượng của hộ để đạt được năng suất tối ưu bằng cách sử dụng các nguồn lực hiện có và kết hợp với các kĩ thuật canh tác một cách phù hợp.

Dưới đây là bảng kết quả hàm năng suất bằng phương pháp ước lượng cực đại (MLE).

48

Bảng 4.29: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-Douglas cho 60 hộ trồng lúa tại xã Trường Xuân, Thới Lai – Cần Thơ

Yếu tố ảnh hưởng năng suất PP ước lượng MLE Độ lệch Giá trị t Hằng số 7,099*** 0,166 42,694 LN của lượng giống (kg/1000m2) -0,102*** 0,034 -3,055 LN của lượng nguyên chất N (kg/1000m2) 0,157*** 0,043 3,615 LN của lượng nguyên chất P (kg/1000m2) -0,110*** 0,024 -4,615 LN của lượng nguyên chất K (kg/1000m2) 0,015ns 0,018 -0,834 LN của chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2) -0,046* 0,023 -1,953 LN của số ngày công LĐGĐ (ngày công/1000m2) 0,032*** 0,011 2,798 LN của số ngày công LĐT (ngày công/1000m2) 0,002ns 0,007 0,219 Loại giống (biến giả) 0,045*** 0,014 3,109

(Ghi chú: *** ý nghĩa 1%, ** ý nghĩa 5%, * ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa)

Nhận xét

Kết quả bảng 4.29 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân vừa qua bao gồm: lượng giống, lượng nguyên chất N, lượng nguyên chất P, số ngày công LĐGĐ và loại giống.

Lượng giống

Hệ số của biến lượng giống gieo sạ trên 1000m2 có ý nghĩa trong mô hình ở mức 1% và mang dấu âm. Khi lượng giống tăng thêm 1% trên 1000m2 với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì năng suất sẽ giảm tối đa 0,102%. Nghĩa là khi lượng giống tăng thêm thì năng suất sẽ giảm. Điều này thể hiện đúng thực trạng hiện nay của các nông hộ là đang sử dụng lượng giống trên 1000m2 ở mức khá cao (trung bình 17,37 kg/1000m2). Cần chú ý giảm lượng giống để đạt được năng suất cao hơn.

Lượng N

Hệ số của biến lượng nguyên chất N bón trên 1000m2 có ý nghĩa ở mức 1% và mang dấu dương. Khi sử dụng lượng nguyên chất N tăng thêm 1% thì năng suất sẽ tăng thêm tối đa 0,157% với các yếu tố đầu vào khác không đổi. Lượng nguyên chất N bón hiện nay vẫn còn trong giới hạn cho phép, nếu tăng thêm lượng N thì năng suất sẽ tăng, nhưng cần lưu ý tới quy luật năng suất biên giảm dần.

49

Lượng P

Hệ số của biến lượng nguyên chất P bón trên 1000 m2 có ý nghĩa ở mức 1% và mang dấu âm. Khi sử dụng lượng nguyên chất P bón tăng thêm 1% thì năng suất sẽ giảm tối đa 0,110% với các giả định là các yếu tố đầu vào khác không đổi. Với mức sử dụng lượng nguyên chất P hiện nay trên 1000 m2 được xem là cao so với nhu cầu thực tế để đạt mức sản lượng cao. Tuy có nhận thức tốt về vai trò của từng loại phân bón nhưng việc sử dụng có khi lại không tuân theo những khuyến cáo, đôi lúc sử dụng quá liều lượng. Nông dân cần chú ý xem xét giảm lượng phân bón chứa Photpho để đạt được năng suất cao hơn.

Lượng K

Hệ số của biến lượng nguyên chất K không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Trên thực tế mỗi loại phân bón đều có những ảnh hưởng nhất định đến năng suất lúa và do cách sử dụng cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc bón phân với liều lượng hợp lí sẽ giúp tăng năng suất lúa. Vì vậy trong sản xuất cần điều chỉnh lượng phân bón phù hợp để tăng hiệu quả khi sử dụng.

Chi phí thuốc BVTV

Hệ số của biến chi phí thuốc BVTV có ý nghĩa trong mô hình ở mức 10% và mang dấu âm. Khi sử dụng chi phí cho thuốc BVTV tăng thêm 1% thì năng suất sẽ giảm tối đa 0,046% với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi. Chi phí thuốc thể hiện cho lượng thuốc nông dân sử dụng, chi phí càng cao thì thuốc BVTV sử dụng càng nhiều. Trên thực tế, nông dân gặp khó khăn trong việc hạn chế sử dụng lượng thuốc BVTV, vì tình hình sâu bệnh diễn ra thất thường, nông dân khó có thể điều chỉnh lượng thuốc sử dụng cho phù hợp.

Số ngày công LĐGĐ

Hệ số của biến số ngày công LĐGĐ có ý nghĩa trong mô hình ở mức 1% và mang dấu dương. Khi tăng số ngày công LĐGĐ trên 1000m2 lên 1% thì năng suất sẽ tăng tối đa 0,032% với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi. Số ngày công LĐGĐ càng nhiều thì nông hộ càng bỏ nhiều thời gian để chăm sóc, giúp cây phòng ngừa sâu bệnh tốt hơn, cây phát triển tốt cho ra năng suất cao.

Số ngày công lao động thuê

Hệ số của biến số ngày công LĐT không có ý nghĩa trong mô hình này. Số ngày công lao động thuê tính trên 1000m2 nhiều hay ít không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Số ngày công lao động thuê có thể bị phụ thuộc vào diện tích canh tác và số lao động gia đình tham gia vào sản xuất vì đa phần nông dân lấy lao động gia đình làm lời, chú trọng việc việc sản xuất bằng số ngày công LĐGĐ hơn so với việc thuê lao động ngoài trong sản xuất.

50

Loại giống

Hệ số của biến loại giống có ý nghĩa trong mô hình ở mức 1%. Khi sử dụng loại giống cải tiến thì năng suất sẽ cao hơn so với các giống lúa truyền thống, tăng thêm tối đa 55,728 kg/1000m2. Sử dụng giống cải tiến đã được kiểm chứng sẽ cho năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, bán có giá và làm tăng thêm lợi nhuận của nông hộ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở xã trường xuân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 57 - 60)