Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi, mức ý nghĩa chính xác p của giá trị kiểm định R2 trong kiểm định White p = 43,92% > 5% () cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết luận là chấp nhận giả thuyết H0: phương sai sai số ngẫu nhiên là hằng số.
4.3.2 Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm tra đa cộng tuyến các yếu tố trong mô hình, ta thấy các hệ số tương quan giữa các biến yếu tố luôn nhỏ hơn 0,8. Vì thế các yếu tố đầu vào trong mô hình được đưa vào ít có tương quan nhau, nghĩa là đa cộng tuyến ở mức thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa mô hình.
4.3.3 Kiểm định sự tự tương quan
Kết quả kiểm định sự tương quan, giá trị prob > chi2 = 67,34% > (5%) mô hình không có sự tự tương quan. Kết luận chấp nhận H0 : không có hiện tượng sự tự tương quan.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA
Qua kết quả chạy Frontie, bảng 4.30 cho thấy giá trị F-value = 50,7026% với mức ý nghĩa 1%; cho biết có 50,7026% sự biến động của các biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.
Hệ số gamma (γ) = 0,9999 (~1) cho thấy mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kĩ thuật tức là ngoài các yếu tố đầu vào để sản xuất lúa, các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kĩ thuật cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân và phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE) phù hợp với tiêu chí đề ra.
Kết quả ước lượng bằng phương pháp khả năng cao nhất (MLE) cho thấy hiệu quả kĩ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa trong 60 quan sát đạt 94,07% so với sản lượng tối đa, trong đó hầu hết các hộ đều có hiệu quả kĩ thuật đạt trên 80%. Với kết quả này, nông dân có thể tăng thêm tối đa 5,93% sản lượng của hộ để đạt được năng suất tối ưu bằng cách sử dụng các nguồn lực hiện có và kết hợp với các kĩ thuật canh tác một cách phù hợp.
Dưới đây là bảng kết quả hàm năng suất bằng phương pháp ước lượng cực đại (MLE).
48
Bảng 4.29: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-Douglas cho 60 hộ trồng lúa tại xã Trường Xuân, Thới Lai – Cần Thơ
Yếu tố ảnh hưởng năng suất PP ước lượng MLE Độ lệch Giá trị t Hằng số 7,099*** 0,166 42,694 LN của lượng giống (kg/1000m2) -0,102*** 0,034 -3,055 LN của lượng nguyên chất N (kg/1000m2) 0,157*** 0,043 3,615 LN của lượng nguyên chất P (kg/1000m2) -0,110*** 0,024 -4,615 LN của lượng nguyên chất K (kg/1000m2) 0,015ns 0,018 -0,834 LN của chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2) -0,046* 0,023 -1,953 LN của số ngày công LĐGĐ (ngày công/1000m2) 0,032*** 0,011 2,798 LN của số ngày công LĐT (ngày công/1000m2) 0,002ns 0,007 0,219 Loại giống (biến giả) 0,045*** 0,014 3,109
(Ghi chú: *** ý nghĩa 1%, ** ý nghĩa 5%, * ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa)
Nhận xét
Kết quả bảng 4.29 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân vừa qua bao gồm: lượng giống, lượng nguyên chất N, lượng nguyên chất P, số ngày công LĐGĐ và loại giống.
Lượng giống
Hệ số của biến lượng giống gieo sạ trên 1000m2 có ý nghĩa trong mô hình ở mức 1% và mang dấu âm. Khi lượng giống tăng thêm 1% trên 1000m2 với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì năng suất sẽ giảm tối đa 0,102%. Nghĩa là khi lượng giống tăng thêm thì năng suất sẽ giảm. Điều này thể hiện đúng thực trạng hiện nay của các nông hộ là đang sử dụng lượng giống trên 1000m2 ở mức khá cao (trung bình 17,37 kg/1000m2). Cần chú ý giảm lượng giống để đạt được năng suất cao hơn.
Lượng N
Hệ số của biến lượng nguyên chất N bón trên 1000m2 có ý nghĩa ở mức 1% và mang dấu dương. Khi sử dụng lượng nguyên chất N tăng thêm 1% thì năng suất sẽ tăng thêm tối đa 0,157% với các yếu tố đầu vào khác không đổi. Lượng nguyên chất N bón hiện nay vẫn còn trong giới hạn cho phép, nếu tăng thêm lượng N thì năng suất sẽ tăng, nhưng cần lưu ý tới quy luật năng suất biên giảm dần.
49
Lượng P
Hệ số của biến lượng nguyên chất P bón trên 1000 m2 có ý nghĩa ở mức 1% và mang dấu âm. Khi sử dụng lượng nguyên chất P bón tăng thêm 1% thì năng suất sẽ giảm tối đa 0,110% với các giả định là các yếu tố đầu vào khác không đổi. Với mức sử dụng lượng nguyên chất P hiện nay trên 1000 m2 được xem là cao so với nhu cầu thực tế để đạt mức sản lượng cao. Tuy có nhận thức tốt về vai trò của từng loại phân bón nhưng việc sử dụng có khi lại không tuân theo những khuyến cáo, đôi lúc sử dụng quá liều lượng. Nông dân cần chú ý xem xét giảm lượng phân bón chứa Photpho để đạt được năng suất cao hơn.
Lượng K
Hệ số của biến lượng nguyên chất K không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Trên thực tế mỗi loại phân bón đều có những ảnh hưởng nhất định đến năng suất lúa và do cách sử dụng cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc bón phân với liều lượng hợp lí sẽ giúp tăng năng suất lúa. Vì vậy trong sản xuất cần điều chỉnh lượng phân bón phù hợp để tăng hiệu quả khi sử dụng.
Chi phí thuốc BVTV
Hệ số của biến chi phí thuốc BVTV có ý nghĩa trong mô hình ở mức 10% và mang dấu âm. Khi sử dụng chi phí cho thuốc BVTV tăng thêm 1% thì năng suất sẽ giảm tối đa 0,046% với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi. Chi phí thuốc thể hiện cho lượng thuốc nông dân sử dụng, chi phí càng cao thì thuốc BVTV sử dụng càng nhiều. Trên thực tế, nông dân gặp khó khăn trong việc hạn chế sử dụng lượng thuốc BVTV, vì tình hình sâu bệnh diễn ra thất thường, nông dân khó có thể điều chỉnh lượng thuốc sử dụng cho phù hợp.
Số ngày công LĐGĐ
Hệ số của biến số ngày công LĐGĐ có ý nghĩa trong mô hình ở mức 1% và mang dấu dương. Khi tăng số ngày công LĐGĐ trên 1000m2 lên 1% thì năng suất sẽ tăng tối đa 0,032% với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi. Số ngày công LĐGĐ càng nhiều thì nông hộ càng bỏ nhiều thời gian để chăm sóc, giúp cây phòng ngừa sâu bệnh tốt hơn, cây phát triển tốt cho ra năng suất cao.
Số ngày công lao động thuê
Hệ số của biến số ngày công LĐT không có ý nghĩa trong mô hình này. Số ngày công lao động thuê tính trên 1000m2 nhiều hay ít không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Số ngày công lao động thuê có thể bị phụ thuộc vào diện tích canh tác và số lao động gia đình tham gia vào sản xuất vì đa phần nông dân lấy lao động gia đình làm lời, chú trọng việc việc sản xuất bằng số ngày công LĐGĐ hơn so với việc thuê lao động ngoài trong sản xuất.
50
Loại giống
Hệ số của biến loại giống có ý nghĩa trong mô hình ở mức 1%. Khi sử dụng loại giống cải tiến thì năng suất sẽ cao hơn so với các giống lúa truyền thống, tăng thêm tối đa 55,728 kg/1000m2. Sử dụng giống cải tiến đã được kiểm chứng sẽ cho năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, bán có giá và làm tăng thêm lợi nhuận của nông hộ.
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KĨ THUẬT THUẬT
Trong nông nghiệp, ngoài các yếu tố đầu vào chính liên quan đến sản xuất còn có những yếu tố về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến năng suất đạt được. Các yếu tố đó còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kĩ thuật hay ngược lại là kĩ thuật ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân. Bảng 4.30 sẽ cho thấy sự tác động của các yếu tố này đến hiệu quả kĩ thuật mà nông hộ đạt được.
Bảng 4.30: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kĩ thuật cho 60 hộ tại xã Trường Xuân, Thới Lai – Cần Thơ
(Ghi chú: *** ý nghĩa 1%, ** ý nghĩa 5%, * ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa).
Yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kĩ thuật
PP ước lượng MLE Độ lệch Giá trị t Hằng số 0,159*** 0,063 2,518 Z1: Tuổi(năm) -0,001ns 0,001 -0,695 Z2: Trình độ học vấn (năm) -0,020*** 0,006 -3,343 Z3: Kinh ngiệm (năm) 0,000ns 0,002 0,293 Z4: Số lao động gia đình (người) 0,012ns 0,009 1,262 Z5: Diện tích đất (1000m2) 0,000ns 0,000 0,428 Z6: Số lần tập huấn (lần) -0,005ns 0,007 -0,775 Z7: Sạ hàng (Biến giả) 0,044ns 0,040 1,095 Z8: Áp dụng mô hình tiên tiến (biến giả) -0,144*** 0,055 -2,635
Sigma-squared 0,003*** 0,000 4,258
Gamma 0,9999*** 0,000 11900,597
Likelihood Function 125,67466
LR Test of One-Sided Error 50,702647
51
Nhận xét
Các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình phi hiệu quả kĩ thuật như : giới tính, trình độ học vấn, nguồn gốc đất và áp dụng mô hình tiên tiến. Các biến có hệ số âm (-) trong hàm phi hiệu quả kĩ thuật phản ảnh tác động tích cực đến hiệu quả kĩ thuật và ngược lại.
Tuổi
Hệ số của biến tuổi của chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình. Tuổi của chủ hộ dù cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật. Tuổi của chủ hộ cao nhưng những kĩ thuật trong canh tác lúa không tốt cũng sẽ làm giảm năng suất, hiệu quả kĩ thuật đạt không cao. Với các chủ hộ có độ tuổi thấp hơn nhưng biết học hỏi kinh nghiệm sản xuất và áp dụng các khoa học kĩ thuật trong canh tác thì năng suất cũng như hiệu quả kĩ thuật sẽ đạt cao hơn.
Trình độ học vấn
Hệ số của biến trình độ học vấn của chủ hộ có ý nghĩa trong mô hình và mang dấu âm (tỷ lệ thuận với hiệu quả kĩ thuật). Nghĩa là học vấn của chủ hộ càng cao thì hiệu quả kĩ thuật đạt được sẽ càng cao. Yếu tố này thể hiện cho chất lượng của lao động. Khi chủ hộ có trình độ càng cao, càng dễ tiếp cận với khoa học kĩ thuật, biết tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào trong quy trình sản xuất của gia đình, làm cho hiệu quả kĩ thuật càng cao, tăng năng suất và cải thiện mức lợi nhuận của nông hộ.
Kinh nghiệm
Hệ số của biến kinh nghiệm của chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình. Kinh nghiệm của chủ hộ cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật. Kinh nghiệm của chủ hộ được tính bằng số năm trồng lúa của chủ hộ, tính từ khi chủ hộ bắt đầu tham gia sản xuất lúa cho tới nay. Kinh nghiệm nhiều, giúp chủ hộ sớm phát hiện sâu bệnh hay cung cấp dưỡng chất cho cây kịp thời sinh trưởng và phát triển. Trên thực tế thì các chủ hộ có số năm kinh nghiệm càng cao thì đa phần sẽ sản xuất theo kinh nghiệm, ít khi chịu thay đổi theo phương thức sản xuất mới.
Số lao động gia đình
Hệ số của biến số lao động gia đình không có ý nghĩa trong mô hình. Số lao động gia đình tính bằng số người trong gia đình có tham gia sản xuất. Tuy nhiên thì số lao động gia đình nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của nông hộ. Các thành viên trong gia đình tham gia vào sản xuất chủ yếu được sự phân công và hướng dẫn của chủ hộ. Có những giai đoạn cần nhiều nhân công, có những giai đoạn lại cần rất ít (từ 1 đến 2 người). Chủ hộ nắm rõ để để phân công gíup tiết kiệm thời gian cũng như là chi phí lao động.
52
Diện tích đất
Hệ số của biến diện tích đất không có ý nghĩa trong mô hình. Diện tích đất tính theo đơn vị 1000m2, tuy nhiên trong mô hình này thì diện tích canh tác nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của nông hộ. Diện tích canh tác càng lớn sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề vì thế nông dân cần quản lí tốt hơn để đạt được tính kinh tế nhờ quy mô.
Số lần tập huấn
Hệ số của biến số lần tập huấn không có ý nghĩa trong mô hình. Số lần tập huấn được tính bằng số lần chủ hộ tham gia tập huấn trong 2 năm vừa qua. Tuy nhiên trong mô hình thì hộ có số lần tập huấn nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật. Số nông hộ có tham gia tập huấn là không nhiều, số lần tập huấn chỉ đạt ở mức trung bình. Trên thực tế là có nhiều nông hộ tham gia tập huấn nhưng lại mang tâm lý e ngại áp dụng những gì được tập huấn vào trong sản xuất, điều này khiến cho năng suất cũng như hiệu quả kĩ thuật đạt được là không cao.
Sạ hàng
Hệ số của biến sạ hàng không có ý nghĩa trong mô hình. Sạ hàng là một hình thức xuống giống của nông hộ. Tuy nhiên hình thức xuống giống là sạ hàng hay sạ lan thì đều không ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của nông hộ. Theo khảo sát thì sạ hàng giúp giảm chi phí giống, mật độ lúa phù hợp có thể giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất và lợi nhuận. Các khuyến cáo cho rằng nên áp dụng này rộng rãi, nhưng do nông dân canh tác lâu năm đã quen với hình thức sạ lạn nên cách thức sạ hàng vẫn chưa được áp dụng phổ biến.
Áp dụng mô hình tiên tiến
Hệ số của biến áp dụng mô hình tiên tiến có ý nghĩa trong mô hình và mang dấu âm (tỷ lệ thuận với hiệu quả kĩ thuật). Việc áp dụng các mô hình tiên tiến như: IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm được một số nông dân quan tâm và biết đến. Mô hình tiên tiến được cho là nên áp dụng rộng rãi và trên hết thì việc áp dụng một trong các mô hình tiên tiến sẽ có hiệu quả kĩ thuật cao hơn so với các hộ không áp dụng. Cần tăng cường hướng dẫn cho nông dân để khi áp dụng các mô hình tiên tiến trong sản xuất sẽ giúp nâng cao hiệu quả kĩ thuật, từ đó tăng năng suất và lợi nhuận cho các nông hộ.
53
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Từ kết quả khảo sát 60 hộ trên địa bàn xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, cho thấy các nông hộ đều sản xuất thành công vụ Đông Xuân vừa qua. Năng suất trung bình đạt 745,22 kg/1000m2, với giá bán trung bình là 5.800 đồng/kg, doanh thu trung bình khoảng 4.345.280 đồng/1000m2, chi phí trung bình bỏ ra là 1.919.130 đồng/1000m2, từ đó mà lợi nhuận trung bình các hộ đạt được là 2.426.850 đồng/1000m2. Với các tỷ số tài chính đạt được, trong đó chú ý đến tỷ số lợi nhuận/chi phí được 1,29 lần tức là 1 đồng chi phí bỏ ra, nông dân sẽ nhận được 1,29 đồng lợi nhuận.
Kết quả chạy hàm năng suất bằng phương pháp ước lượng cực đại (MLE) cho thấy năng suất lúa có thể tăng thêm tối đa bằng cách điều chỉnh các yếu tố như: giảm lượng giống, giảm lượng nguyên chất P, tăng lượng nguyên chất N, tăng ngày công lao động gia đình, và giảm chi phí thuốc BVTV; những yếu tố đó được tính trên 1000m2. Ngoài ra yếu tố loại giống cũng góp phần làm tăng năng suất lúa. Loại giống cải tiến hay giống truyền thống đều có những tính chất chung như: năng suất, giá bán, sức chống chịu. Theo kết quả điều tra, nông dân chọn loại giống cải tiến Jasmine 85 sẽ cho ra kết quả sản xuất tốt hơn giống lúa truyền thống IR 50404, cụ thể là làm tăng thêm 53,12 kg/1000m2.
Đối với kết quả của hàm phi hiệu quả kĩ thuật hay ngược lại là hiệu quả kĩ thuật, thấy rằng các nông hộ đều đạt được hiệu quả kĩ thuật từ 80% trở lên, trung bình hiệu quả kĩ thuật đạt 94,2% so với sản lượng tối đa. Với các nguồn lực hiện có kết hợp với các kĩ thuật canh tác phù hợp, nông dân trồng lúa có thể tăng sản lượng thêm tối đa 5,8%. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật như: giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, nguồn gốc đất và áp dụng các mô hình tiên tiến; các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ