4.1.7.1 Hình thức bán
Theo điều tra ở tại xã, thì cả 60 hộ khảo sát và cả những người dân nơi đây đều bán theo hình thức không bao tiêu, tức là bán trực tiếp cho thương lái hay nhân viên của các công ty thu mua. Lúa mà các nông dân bán thường là lúa khô, tức là sau khi thu hoạch nông dân sẽ phơi lúa tại ruộng hoặc sân nhà, sao đó dữ trữ hoặc bán cho các đối tượng thu mua. Vì theo người dân nơi đây, bán lúa khô thì được giá hơn so với lúa tươi.
4.1.7.2 Đối tượng thu mua
Đối tượng thu mua của các nông hộ tại đây đa phần là các thương lái, song vẫn có những đối tượng thu mua khác như các công ty, doanh nghiệp, các nhà máy xay xát, chế biến.
Bảng 4.14: Đối tượng thu múa lúa của nông hộ
Đối Tượng Thu Mua Số Quan Sát Tỷ Lệ
Thương lái 60 100
Công ty/doanh nghiệp 5 8,33
Nhà máy xay xát/chế biến 3 5
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)
Trong số các đối tượng thu mua thì hầu hết nông hộ đều có bán cho thương lái với 60 hộ, chiếm 100%. Đối với các đối tượng thu mua như công ty, doanh nghiệp hay các nhà máy xay xát chế biến thì chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 8,33% có bán cho doanh nghiệp và 5% có bán cho các nhà máy xay
35
xát. Nông dân khi bán cho thương lái, có thể do không được giá và muốn tồn trữ lại, phần đó sẽ bán cho các đối tượng thu mua khác. Tuy nhiên trường hợp tồn trữ lại rất ít, vì tâm lí nông dân thường là muốn bán cho nhanh để lấy tiền bù đắp cho phần chi phí đã bỏ ra.
4.1.7.3 Liên hệ với người mua
Lúa sau khi được thu hoạch, nông dân sẽ liên hệ với các đối tượng thu mua, hoặc là các đối tượng thu mua sẽ trực tiếp xuống nông hộ để đặt mua lúa. Bảng 4.15: Liên hệ với người mua lúa
Cách Thức Liên Hệ Số Quan Sát Tỷ Lệ
Thông qua người môi giới 30 50
Người mua trực tiếp hỏi thăm 46 76,67 Gọi điện trực tiếp cho người mua 6 10
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)
Tùy theo từng nông hộ sẽ có cách thức liên hệ với người mua khác nhau. Đa phần là các nông hộ sẽ có người mua là các thương lái hay doanh nghiệp đến hỏi trực tiếp giá lúa cũng như xem xét chất lượng lúa, chiếm 76,67% với 46 quan sát. Nông dân có thể thông qua người môi giới để bán lúa có 30 quan sát, chiếm 50%. Số ít các nông hộ gọi điện trực tiếp cho người mua là những mối quen lâu năm để báo tình hình lúa và hẹn ngày gặp để xem chất lượng lúa, cách thức này có 6 quan sát, chiếm 10%.
4.1.7.4 Quyết định giá lúa
Đối tượng thu mua và nông dân gặp nhau để bàn về giá lúa trên cơ sở chất lượng lúa của nông hộ thu hoạch được. Tuy nhiên trên thực tế thì người ra giá cuối cùng vẫn là các đối tượng thu mua, đặc biệt là thương lái. Họ sẽ ép giá nông dân ở mức thấp, với lí do là chất lượng không như mong muốn. Nông dân thường có tâm lí bán ngay nên giá được bán theo giá của thương lái.
Bảng 4.16: Quyết định giá bán lúa
Người Đưa Ra Giá Bán Số Quan Sát Tỷ Lệ
Đối tượng thu mua (thương lái, doanh nghiệp) 55 91,67
Nông dân 0 0
Cả 2 5 9,33
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ của xã Trường Xuân, huyện Thới Lai năm 2013)
Theo nông dân thì họ thường bán với mức giá mà các thương lái hay doanh nghiệp đưa ra, chiếm 91,67%. Còn việc nông dân là người quyết định giá bán thì hầu như không có, chiếm 0%. Việc cả 2 cùng thương lượng đưa ra mức giá thì rất ít chỉ có 9,33%, tuy nhiên trong trường hợp này thì nông dân
36
vẫn bị ép giá ngay từ đầu, chỉ là sau khi thương lượng họ có thể nâng mức giá ban đầu lên từ 100 đồng - 200 đồng/kg lúa.
4.1.7.5 Hình thức thanh toán khi bán lúa
Toàn bộ các nông hộ nơi đây đều bán lúa dưới hình thức thanh toán ngay tại chỗ, tức là trả tiền ngay một lần. Nông dân thường bị ép giá do nhu cầu cần tiền mặt ngay để thanh toán các khoản chi phí và dùng cho các sinh hoạt khác trong gia đình, nên đối tượng thu mua lúa thường nhắm vào tâm lí này để ép giá các nông hộ.