Là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam, Bích Chi cũng như những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã nâng cao giá trị của gạo bằng cách chế biến, t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ HUỲNH HOA
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
BÁNH PHỒNG TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Ngoại Thương
Mã ngành: 52310106
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Ngoại Thương
Mã ngành: 52310106
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HUỲNH THỊ KIM UYÊN
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi kính gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành đến quý thầy
cô thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và tất cả thầy cô của trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết, quý báu để hoàn thành tốt
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình và trước khi bước vào cuộc sống Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Kim Uyên đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài
Tôi chân thành cảm ơn các cô chú đang công tác tại Công ty CP thực phẩm Bích Chi đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến bổ ích, thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp
Cảm ơn tất cả những người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi kính gửi đến quý thầy cô, những người thân yêu, bạn bè, các cô chú đang công tác tại Công ty CP thực phẩm Bích Chi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt
Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Huỳnh Hoa
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Huỳnh Hoa
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Sa Đéc, Ngày… tháng … Năm …
Trang 6
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long,
HĐND: Hội đồng nhân dân
KCS: Bộ phận kiểm nghiệm
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm về thị trường 4
2.1.2 Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa 4
2.2 Phương pháp nghiên cứu 8
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 8
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 3.1 Giới thiệu về công ty CP thực phẩm Bích Chi 12
Trang 83.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 13
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 14
3.2 Giới thiệu về tình hình hoạt động của công ty 18
3.2.1 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ lực của công ty 18
3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 19
3.3.3 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 22
Chương 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH PHỒNG TÔM TẠI CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 4.1 Tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 23
4.1.1 Sơ lược về và các loại sản phẩm và hình thức xuất khẩu bánh phồng tôm 23
4.1.2 Sản lượng xuất khẩu 26
4.1.3 Kim ngạch xuất khẩu 29
4.1.4 Mức giá xuất khẩu 31
4.1.5 Xuất khẩu theo thị trường 33
4.1.6 Phân tích một số thị trường của công ty 36
4.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty 47
4.2.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài 47
4.2.2 Phân tích yếu tố bên trong công ty 55
4.2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 59
4.2.4 Phân tích sản phẩm thay thế 60
Trang 9Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI
5.1 Phân tích ma trận SWOT 62
5.2 Các giải pháp thực hiện chiến lược 64
5.2.1 Giải pháp thực hiện chiến lược “ Phát triển sản phẩm” 64
5.2.2 Giải pháp thực hiện chiến lược “ Kết hợp về phía sau” 65
5.2.3 Giải pháp thực hiện chiến lược “ Kết hợp phía trước” 65
5.2.4 Giải pháp chiến lược “mở rộng thị trường” 65
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 66
6.2 Kiến nghị 67
6.2.1 Về phía Nhà nước 67
6.2.2 Về phía công ty 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang Bảng 3.1 Số lượng và trình độ của công ty 9 Bảng 4.1 Sản phẩm bánh phồng tôm xuất khẩu giai đoạn 2010 đến 06T/2013 24 Bảng 4.2 Sản lượng bánh phồng tôm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong 2010-
2012 28 Bảng 4.3 Sản lượng bánh phồng tôm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong
06T/2012 đến 06T/2013 28 Bảng 4.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu bánh phồng tôm giai đoạn 2010-
2012 30
Bảng 4.5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu bánh phồng tôm giai đoạn
06T/2012-06T/2013 30 Bảng 4.6 Sản lượng bánh phồng tôm xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2010-
2012 35 Bảng 4.7 Sản lượng bánh phồng tôm xuất khẩu theo thị trường 06T/2012-
06T/2013 35 Bảng 4.8 Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu bánh phồng tôm theo từng thị
trường trong khối EU 2010-2012 38 Bảng 4.9 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu bánh phồng tôm theo từng thị
trường trong khới EU 06T/2012-06T/2013 40 Bảng 5.1 Ma trận SWOT 6
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Quy trình xuất khẩu gián tiếp 4
Hình 3.1 Logo công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi 12
Hình 3.2 Hình ảnh công ty Bích Chi 12
Hình 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 19
Hình 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 06T/2012-06/2013 20
Hình 4.1 các loại bánh phồng tiêu biểu của Bích Chi 24
Hình 4.2 Cơ cấu giá trị xuất khẩu bánh phồng tôm theo hình thức xuất khẩu 2010 – 2012 26
Hình 4.3Giá xuất khẩu bánh phồng tôm từng khu vực 2010-2012 32
Hình 4.4 Giá xuất khẩu bánh phồng tôm từng khu vực 06T/2012-06T 33
Hình 4.5 Tỷ lệ người Việt sinh sống ở nước ngoài 46
Hình 4.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2010 đến 2013 49
Hình 4.7 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2009 – 2012 50
Hình 4.8 Sơ đồ kênh phân phối của Bích Chi 59
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, xuất khẩu là một trong những hoạt động thương mại quan trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh quá trình xuất khẩu ra thị trường thế giới với nhiều mặt hàng khác nhau, thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ đóng góp cho đất nước hơn 114 tỷ USD (Tổng Cục Hải Quan), nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác Đặc biệt là các mặt hàng sản phẩm mang đậm nét đặc trưng văn hóa vùng miền, tuy chúng không phải là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mang lại kim ngạch khổng lồ, nhưng với hoạt động xuất khẩu những mặt hàng này giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam, đưa sản phẩm của nước ta vươn xa thế giới
Với mặt hàng bánh phồng tôm được xem là đặc sản của Sa Đéc, Đồng Tháp Đến nay, mặt hàng này đã có mặt trên nhiều nước trên thế giới
Cụ thể, cung cấp và được ưa chuộng trên các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Bánh phồng tôm là sản phẩm chế biến từ tôm và bột mì, việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu bánh phồng tôm là thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm và bột mì, nâng cao giá trị con tôm trong nước trong bối cảnh xuất khẩu mặt hàng này gặp nhiều khó khăn
Là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam, Bích Chi cũng như những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã nâng cao giá trị của gạo bằng cách chế biến, tạo ra những sản phẩm xuất khẩu, hiện sản phẩm bánh phồng tôm của Bích Chi có mặt trên thị trường khoảng thời gian 10 năm, sản lượng xuất khẩu đạt được 4.000 tấn (năm 2012) trong số
100 sản phẩm chế biến khác nhau Bên cạnh những thành tựu đạt được, công
ty cũng đối mặt không ít khó khăn và thách thức trước hàng rào chất lượng của những thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe, áp lực từ đối thủ cạnh tranh,…Vì vậy, cần tìm hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng bánh phồng tôm của công ty để có hướng đi tốt hơn cho mặt hàng này
trên trường quốc tế Do đó tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình
xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình
Trang 131.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm của công
ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 Trong đó tập trung phân tích những nội dung sau:
+ Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi tại 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Luận văn trình bày dựa trên số liệu thu thập được trong 03 năm
2010, 2011, 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi – Đồng Tháp
Luận văn thực hiện trong khoảng thời gian từ 12/08/2013 đến 18/11/2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu của công ty, đối tượng nghiên cứu là mặt hàng bánh phồng tôm
Trang 141.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để chuẩn bị cho thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu những tài liệu có liên quan từ thư viện khoa, trung tâm học liệu và từ các luận văn của các anh chị khóa trước Qua quá trình lượt khảo các tài liệu đó, tôi nhận thấy vấn đề xuất khẩu bánh phồng tôm chưa tác giả nào phân tích Vì vậy, trên cơ sở lý luận, chỉ vận dụng dựa trên những phương pháp phân tích có liên quan Sau đây là một số tài liệu mà tôi có điều kiện tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài:
Đặng Thị Thanh Thủy (2012), Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II – Đồng Tháp, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần
Thơ Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để phân
tích số liệu thứ cấp, phân tích và mô tả số liệu, phân tích ma trận SWOT để làm cơ sở đề ra chiến lược Đề tài của tác giả nêu lên được thực trạng xuất nhập khẩu thủy sản tại công ty, nêu lên được các khó khăn, thuận lợi công ty hiện gặp phải và đưa ra các chiến lược thông qua ma trận SWOT Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đưa ra các chiến lược cụ thể, chưa nêu lên sự liên quan giữa sản lượng, kiêm ngạch và giá, vẫn chưa đưa ra các thị trường mới cần triển khai trong kế hoạch phát triển của công ty Đúc kết từ các hạn chế của đề tài trên, tiếp thu và áp dụng các kiến thức trên vào đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 15CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về thị trường
- Thị trường: là tổng thể những thỏa thuận, cho phép những người bán và người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ Như vậy, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể Người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không gian của việc trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàng và tiền và ở
đó diễn ra các hoạt động mua bán Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng được đem ra trao đổi
- Phân loại thị trường dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau:
+ Dựa vào phạm vi không gian, vị trí địa lý có: thị trường toàn cầu, thị trường Châu lục, thị trường khu vực, thị trường các nước và vùng lãnh thổ + Dựa vào lịch sử quan hệ ngoại thương: thị trường truyền thống, thị trường hiện tại, thị trường mới, thị trường tiềm năng
+ Căn cứ vào mật độ mở cửa thị trường, mật độ bảo hộ của chính phủ đối với hàng hóa nhập khẩu, tính chặt chẽ và khả năng thâm nhập thị trường: thị
trường khó tính, thị trường dễ tính, theo Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội (2006)
2.1.2 Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa
2.1.2.1 Khái niệm
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán Trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ có thể di chuyển qua biên giới hoặc không
Theo Luật thương mại 2005, Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Tóm lại, Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ cho người hoặc tổ chức nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, có thể là ngoại tệ của một hoặc cả hai quốc gia Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Hình thức sơ khai
Trang 16của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức
2.1.2.2 Các hình thức xuất khẩu
a Xuất khẩu trực tiếp
Là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, các công ty trực tiếp ký kết hợp đồng bán hàng cung cấp dịch vụ cho các công ty, cá nhân nước ngoài Với hình thức này các công ty trực tiếp quan hệ với khách hàng và bạn hàng, thực hiện việc bán hàng hoá ra nước ngoài không qua bất kì một tổ chức trung gian nào Để thực hiện hoạt động xuất khẩu này, công ty phải đảm bảo một số điều kiện như: có khối lượng hàng hoá lớn, có thị trường ổn định, có năng lực thực hiện xuất khẩu
Hàng hoá sản xuất trong nước Thị trường nước ngoài
- Xuất khẩu trực tiếp có ưu điểm là:
+ Tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu
+ Giá cả, phương tiện vận chuyển, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, do hai bên (mua và bán) chủ động thoả thuận và quyết định
+ Lợi nhuận thu được không phải chia, giảm được chi phí trung gian + Có điều kiện thâm nhập, kịp thời tiếp thu được ý kiến trực tiếp từ khách hàng, nhanh chóng khắc phục được sai sót
+ Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong điều kiện thị trường biến động
- Xuất khẩu trực tiếp có nhược điểm là:
+ Đối với việc thâm nhập thị trường mới có nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm,
bị ép giá trong mua bán
+ Khối lượng mặt hàng phải lớn để có thể bù đắp được chi phí giao dịch như: thủ tục hải quan, thuế, điều tra thị trường
+ Công ty phải thực hiện mọi hoạt động trên các mặt của công tác xuất khẩu như: khảo sát thị trường, chuẩn bị sản phẩm, tìm khách hàng, chuẩn bị các tài liệu về sản phẩm, đàm phán, chuẩn bị các hợp đồng hàng hoá, chuẩn bị giấy
tờ xuất khẩu, chuẩn bị giấy tờ về tài chính, vận chuyển hàng; theo dõi để chuẩn
bị cho đợt vận chuyển hàng tiếp theo Vì vậy, đòi hỏi năng lực ngoại thương và nghiệp vụ của cán bộ phụ trách phải sâu, có nhiều kinh nghiệm
Trang 17b Xuất khẩu gián tiếp
Là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba) Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty mà trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài
Hình 2.1 Quy trình xuất khẩu gián tiếp
- Ưu điểm :
+ Nhà trung gian thường có đủ cơ sở vật chất nhất định, cũng như am hiểu
về thị trường Thông qua họ, công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và giảm rủi
+ Kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của nhà trung gian
+ Không thể trực tiếp liên hệ với khách hàng, dẫn đến việc không thể nhanh chóng tìm ra sự cố và cách khắc phục
+ Lợi nhuận bị chia sẻ
- Các trung gian xuất khẩu bao gồm đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu
và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
2.1.2.3 Vai trò của xuất khẩu
Ngày nay hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng như các công ty đa quốc gia Sau đây là một số vai trò chủ yếu của xuất khẩu đối với mỗi quốc gia và các doanh nghiệp trong nước
Thị trường nước ngoài
Trang 18a Đối với quốc gia
- Xuất khẩu là một trong những nhân tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
b Đối với doanh nghiệp
- Xuất khẩu là một trong những cách để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường của mình
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng
có lợi
- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm
- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá
xuất khẩu, hạ giá thành của sản phẩm, tiết kiệm các nguồn lực (Bùi Xuân Lưu
và Nguyễn Hữu Khải, 2006)
2.1.2.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu
a Mục tiêu của xuất khẩu
Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu có thể không phải nhập khẩu, mà để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới Hoặc ở một thời điểm nào đó, một quốc gia xuất khẩu cũng có thể dùng để trả nợ, để phục vụ cho các hoạt động ngoại giao Mục tiêu của xuất
Trang 19khẩu được đề ra trong một thời gian dài Mục tiêu này có thể không hoàn toàn giống với mục tiêu của một doanh nghiệp, hay mục tiêu cụ thể của một thời kỳ nào đó Do vậy, mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Nhu cầu của nền kinh rất đa dạng như: phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công
ăn việc làm
Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thị trường nhập khẩu Phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác định phương hướng và tổ chức nguồn hàng thích hợp
b Nhiệm vụ của xuất khẩu
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…)
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
- Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phân tích trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ:
- Các phòng ban, nội bộ công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi
- Ngoài ra đề tài còn thu thập thông tin từ các sách báo và Internet: trang web công ty, tổng cục thống kê, thương mại điện tử,… Các nguồn này
sẽ được ghi cụ thể trong mục tài liệu tham khảo ở cuối luận văn
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thấy được thực trạng xuất khẩu của công ty, phương pháp tỷ trọng để xác định cơ cấu của từng đối tượng cấu thành so với tổng thể, phương pháp so sánh để xác định mức tăng, giảm qua các kỳ của các chỉ tiêu sản lượng, kim ngạch, đơn giá,… để thấy được tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm trong thời gian qua Đối với mục tiêu cụ thể 2: sử dụng phương pháp suy luận và mô tả để thấy rõ những yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu bánh phồng tôm, để đánh
Trang 20giá được những cơ hội và thách thức, cũng như những điểm mạnh và điểm yếu bên trong công ty khi xuất khẩu mặt hàng này
Đối với mục tiêu cụ thể 3: dựa vào những phân tích và đánh giá từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2, và đưa vào ma trận SWOT, đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bánh phồng tôm trong thời gian tới
Thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh tình hình xuất khẩu mặt hàng bánh phồng tôm của công ty
Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh kim ngạch xuất khẩu và số liệu qua các năm nhằm đánh giá tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm của công ty trong từng giai đoạn từ 2010 đến tháng 6 năm 2013
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh
Chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc sao cho thích hợp Để thấy được xu hướng phát triển của tình hình xuất khẩu nên đề tài chọn kỳ gốc là năm trước để phân tích cả năm hoặc cùng kỳ năm trước để phân tích 6 tháng đầu năm
- Bước 2: Điều kiện so sánh
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh về không gian và thời gian
+ Về thời gian: các chỉ tiêu được chọn trong đề tài theo cùng năm và đồng nhất trên cả 3 mặt:
Cùng phản ảnh nội dung kinh tế
Cùng một phương pháp tính toán
Cùng một đơn vị đo lường
+ Về không gian: các số liệu được thu thập trong cùng công ty, hoặc trong cùng mặt hàng xuất khẩu bánh phồng tôm
Trang 21- Bước 3: Kỹ thuật so sánh
Sử dụng chủ yếu hai hình thức:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh
là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, để thấy được quy mô và số lượng của xu hướng phát triển Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước
y = y1 – y0
Trong đó:
y0 : Là chỉ tiêu năm trước
y1 : Là chỉ tiêu năm sau
y: Là chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu
+ So sánh bằng số tương đối: Là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu năm so sánh để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Công thức tính: y =
Trong đó:
yi : Là chỉ tiêu kỳ phân tích
y (i-1) : Là chỉ tiêu kỳ trước
y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
Trong đó:
%X: là tỷ trọng của chỉ tiêu X so với Y
X, Y: là các chỉ tiêu kinh tế có liên quan, trong đó X là bộ phận,
Y là tổng thể
Phương pháp này dùng để tính toán cơ cấu của các khoản mục so với tổng thể qua các kì hoạt động kinh doanh khác
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng ma trận SWOT:
Ma trận SWOT được dùng để xác định các chiến lược khả thi làm tiền đề cho
việc hoạch định kế hoạch chiến lược, chương trình hành động thích hợp Dựa trên các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Trang 23CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM BÍCH CHI
Tên công ty : Bích Chi - Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi
Tên giao dịch: Bích Chi Food Company
Nguồn: Website công ty CP thực phẩm Bích Chi
Hình 3.1 Logo công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi
Địa chỉ : 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, P 2, TP Sa Đéc,Đồng Tháp
Số điện thoại: (067) 3861910, 3869589 Fax: (067) 3864674 Webside: www.bichchi.com.vn
Trang 24Vốn điều lệ của Công ty: 40.245.900.000 đồng
Từ những năm 2000, từ những chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước, công ty đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Đồng Tháp tiến hành cổ phần hóa Từ một doanh nghiệp đứng bên bờ phá sản, đến nay Bích Chi đã trở thành doanh nghiệp có tiếng của tỉnh, với những thành tựu và đáng chú ý:
- Sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Bích Chi
- Chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực đã đưa năng lực sản xuất của công ty ngày càng tăng vọt Với một bộ phận quản lý năng động, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, cùng độ ngũ công nhân lành nghề công ty đã xây dựng và áp dụng thành công
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và công ty đang hướng tới kế họach xây dựng và áp dụng chương trình HACCP
- Sản phẩm bánh phồng tôm Bích Chi đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe tại những thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc
vì vậy số lượng khách hàng, đơn hàng ngày một nhiều, sản lượng xuất khẩu ngày một tăng thể hiện cho sự đầu tư đúng đắn, sáng suốt của Ban lãnh đạo Công ty
- Chất lượng các sản phẩm của Công ty CP Thực Phẩm Bích Chi còn được minh chứng qua các giải thưởng lớn tại các kỳ hội chợ triễn lãm thành tựu kinh tế: Cúp vàng Thương hiệu vì sức khỏe cộng đồng, Giải thưởng Mai vàng hội nhập Sản phẩm đã đạt 10 huy chương vàng về Tiêu chuẩn Chất lượng và An toàn Vệ sinh Thực Phẩm như: Cúp vàng Thương hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà Nông…
- Với phương châm “Uy tín-Chất lượng-Giá cả cạnh tranh”, uy tín
thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà sản phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều Thị Trường trên Thế
Giới như: Đài Loan, Hông Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia,Úc, Hàn
Trang 253.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi có cơ cấu tổ chức cũng khá đơn
giản, gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Chủ tịch HĐQT, Ban giám
đốc, phòng Kinh doanh-tiếp thị, phòng Hành chính-kế toán, phòng Kỹ thuật,
phân xưởng sản xuất Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng cùng
giúp cho công ty trở thành một tổ chức thống nhất và mỗi cán bộ, công nhân
viên là một thành viên không thể thiếu trong tổ chức đó
Nguồn: Phòng hành chính – kế toán công ty Bích Chi
Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức của công ty Bích Chi
a Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền
Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau:
- Thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ
- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính
hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của các
kiểm toán viên
Chủ tịch HĐQT Tổng Giám
đốc
Phó tổng Giám đốc sản
Phó tổng Giám đốc kinh doanh
Phòng xuất nhập khẩu
Phân xưởng sản xuất
Phòng kinh doanh-tiếp thị
Phòng kỹ thuật Phòng hành
chính-kế toán
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Trang 26- Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần
- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; phê chuẩn việc Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
b Hội đồng quản trị
Số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty hiện tại gồm 05 thành viên Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền Hội đồng quản trị có các quyền hạn sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác;
đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty
Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
c Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau:
Được Hội đồng Quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán
Trang 27Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị
Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc
Hạn và thủ tục trả cổ tức; xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
d Ban Tổng giám đốc: gồm có 01 Tổng giám đốc, 02 Phó tổng giám
đốc
Tổng giám đốc: Là người đại diện cho cán bộ công nhân viên chức quản
lý công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị Tổng giám đốc có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch đề ra, chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phó tổng giám đốc: là người trợ giúp cho TGĐ trong việc quản lý, điều
hành mọi hoạt động của công ty theo sự phân công của TGĐ
e Các phòng ban
Phòng kinh doanh-tiếp thị
- Tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận đơn đặt hàng Thương thảo bán hàng, ghi nhận và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng
- Soạn thảo các hợp đồng mua bán hàng Đồng thời báo cáo kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh theo định kỳ tháng, quý và những yêu cầu đột xuất của ban Tổng giám đốc
- Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc công ty về việc quản lý chất lượng và môi trường của công ty
Trang 28- Kết hợp với phòng kinh doanh giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã
Phòng xuất nhập khẩu
- Tham mưu, giúp Ban Tổng giám đốc Công ty thực hiện quản lý về công tác chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu
- Giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế
- Thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc Công
ty và theo quy định của pháp luật
Phòng hành chính –kế toán
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định Nhà nước, định kỳ quý, 06 tháng, 09 tháng, năm Thực hiện chế độ quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm theo chế độ quy định
- Định kỳ phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công
ty Làm tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính
3.1.2.2 Tình hình nhân sự
Nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của công ty Đây là nhân tố quan trọng góp phần giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn Bảng 3.1 dưới đây thể hiện trình độ lao động của công ty Bích Chi tính đến thời điểm tháng 06 năm 2013:
Bảng 3.1: Số lượng và trình độ lao động của công ty
ĐỘNG
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
TỶ LỆ (%) Đại học
và trên Đại học
Cao đẳng
Trung cấp Sơ cấp
Trang 29Nhìn chung lực lượng lao động của công ty có quy mô trung bình so với các công ty trong khu vực Do công ty chủ yếu sản xuất mặt hàng các loại thực phẩm từ bột và gạo, nên đòi hỏi nhiều ở chất lượng của công nhân Công ty hiện đang có 650 lao động Trong đó, gián tiếp sản xuất có 50 người, chiếm 7,7% tổng số lao động của công ty Bộ phận này có nhiệm vụ hoạch định, quản lý, theo dõi hoạt động của công ty Phần lớn trình độ lao động thuộc bộ phận gián tiếp là đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm số lượng nhỏ Qua đó thấy được, công ty đòi hỏi tương đối cao về trình độ học vấn của bộ phận quản
lý Còn đối với bộ phận trực tiếp sản xuất, tổng số khoảng 600 người, chiếm 92,3% lực lượng lao động của công ty Đây là lực lượng không cần trình độ cao, nên đa số là sơ cấp với mức lương bình quân 3.000.000 đồng/tháng Mức thu nhập này được xem là khá ổn định và cũng tương đương với mức lương của các doanh nghiệp trong khu vực
3.2 GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.2.1 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ lực của công ty
Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi là đơn vị kinh tế với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại Chuyên sản xuất, chế biến lương thực - thực phẩm, thức ăn thủy sản, chế biến nông sản, xuất khẩu thực phẩm Trong lĩnh vực xuất khẩu, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thực phẩm đa số từ gạo:
+ Sản phẩm truyền thống: Bột dinh dưỡng các loại
+ Bánh phồng tôm đủ loại
+ Bánh phở, Hủ tiếu, Cháo, Bún, Miến
+ Các loại sản phẩm ăn liền: Phở, Hủ tiếu, Bún, Miến
+ Các loại bột gạo lọc, sản phẩm truyền thống lâu đời của TP Sađéc + Bánh tráng xuất khẩu
Thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu sang Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và nội địa
3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 06T/2013
Trong hoạt động của công ty, việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng cuối cùng của một năm Để từ đó biết được công ty kinh doanh có lợi nhuận hay không lợi nhuận, nhằm tìm ra bước đi cho kế hoạch hoạt động của năm sau để công ty hoạt động có hiệu quả
Trang 30Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012
Chi phí 145.289 215.189 247.516 69.900 48,11 32.327 15,02
Lợi nhuận 18.604 33.766 47.136 15.162 81,50 13.370 39,60
Nguồn: Báo cáo Tài chính 2010, 2011, 2012
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 06T/2012-06T/2013
Doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu từ hoạt động bán hàng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu (chiếm khoảng 98%), do Bích Chi là công ty kinh doanh sản xuất là chính nên doanh thu từ hoạt động bán hàng cao nhất trong toàn doanh thu của công ty Nhìn chung, doanh thu của công ty tăng qua các năm, trung bình doanh thu tăng 34%/năm, do công ty tăng sản lượng sản xuất nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Trong đó, năm 2012 có doanh thu cao nhất với giá trị 294.652 triệu đồng
Năm 2010, doanh thu đạt 163.893 triệu đồng thấp nhất trong 3 năm, do các đối thủ cạnh tranh như Vina Acecook, Vifon, Thiên Hương, Colusa,… đã đẩy mạnh đầu tư các sản phẩm mới cùng loại tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, nên công ty gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm Đến năm 2011, với việc tập trung vào sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhờ việc tìm kiếm các thị trường mới và nâng cao sản lượng xuất khẩu sang thị trường truyền
ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng
Trang 31thống, doanh thu của công ty đạt 248.955 triệu đồng, với mức tăng trưởng khá kinh ngạc tăng đến 51,9% tương đương 85.062 triệu đồng so với năm 2010, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình
Sau mức tăng trưởng kinh ngạc năm 2011, tình hình sản xuất công ty năm 2012 đi vào ổn định, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể Cụ thể, tổng doanh thu tăng 18,4%, trong đó doanh thu bán hàng đạt 293.015 triệu đồng (tăng 19%) Doanh thu qua từng tháng có tăng so với cùng kỳ ổn định, trong những tháng đầu năm có chuyển biến tốt so với cùng kỳ 2011, điển hình
là 06 tháng đầu năm tăng 25%, tương đương với 147.326 triệu đồng
Đến 06 tháng năm 2013, có nhiều khó khăn cho ngành thực phẩm, nhất
là các sản phẩm từ bột và gạo, với các vụ bê bối về hóa chất cấm có trong thực phẩm như Tinopal, gây xôn xao dư luận và làm người tiêu dùng mất lòng tin Nhưng là một thương hiệu lâu đời, có uy tín trong ngành thực phẩm nên công
ty giữ chân được người tiêu dùng và đạt mức doanh thu 222.257 triệu đồng, tăng trưởng 51% so với cùng kỳ 2012 Với tốc độ tăng trưởng doanh thu, công
ty khẳng định thương hiệu Bích Chi và khả năng cạnh tranh trên thị trường nội
địa và quốc tế
3.2.2.2 Chi phí
Các khoản chi phí của doanh nghiệp bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và các chi phí khác, trong đó giá vốn hàng bán là chủ yếu Nhìn chung, chi phí của công ty qua 3 năm 2010-2012 đều tăng, tốc độ tăng trung bình giai đoạn này hơn 30,4%/năm
Và như chúng ta đã biết chi phí là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của bất cứ một tổ chức kinh tế nào Mở rộng hoạt động để tăng thu nhập ắt hẳn các khoản chi phí cũng phải tăng theo Theo
số liệu có được ta thấy tình hình, tốc độ tăng chi phí cũng tương đương như doanh thu 48,1% năm 2011 và 15% trong năm 2012 Năm 2011, chi phí của công ty là 215.189 triệu đồng chênh lệch lớn so với năm 2010 đến 69.900 triệu đồng (tăng 48,1%), trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất 188.642 triệu đồng, tăng đến 50,5% Nguyên nhân, do lạm phát năm 2011 tăng cao ở mức 18,58%, với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là nguyên liệu chính bột mì tăng cao 200% trong cuối năm 2010, do Trung Quốc thu mua mạnh mặt hàng này và công ty cũng đồng thời tăng sản xuất nên làm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao
Đến năm 2012, chi phí tăng 15% so với năm 2011, nhưng chi phí cao nhất trong 3 năm với tổng chi phí 247.516 triệu đồng, trong đó chi phí bán
Trang 32hàng 24.751 triệu đồng tăng 67,5%, do công ty đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng, nâng cao vị thế sản phẩm trong lòng người tiêu dùng nên chi phí bán hàng tăng mạnh so với những năm trước Ngoài ra, do tình hình lạm phát giảm xuống nên giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ hơn 10%, và cho thấy tình hình sản xuất của công ty cũng đi vào ổn định, chỉ tăng nhiều ở những tháng đầu năm
Đến 06 tháng năm 2013, chi phí tăng mạnh lên tới 58%, do chi phí bán hàng tăng mạnh Ngoài ra, do sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất sản phẩm làm cho một số mặt hàng hư hỏng, không đạt yêu cầu chất lượng bị cắt bỏ, dẫn đến chi phí tăng theo
3.2.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của một công ty Công ty cũng như các tổ chức kinh tế khác, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, chính sách điều hành của các nhà lãnh đạo công ty hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế, thu nhập, chi phí phát sinh,
Từ số liệu bước đầu cho ta thấy lợi nhuận của công ty tăng dần qua 3 năm, ở năm 2010 mức lợi nhuận đạt mức 18.604 triệu đồng sang năm 2011 mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, tăng lên 15.162 triệu đồng tương đương 81,5% do tốc độ tăng trưởng về doanh thu 51,9% tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí 48,1% trong năm 2011 nguyên nhân cốt lõi là hiệu quả của chính sách kinh doanh của công ty, đầu tư phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa và nước ngoài Điều này chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả
Bước sang năm 2012, do còn tác động của những chính sách khá hiệu quả của năm 2011, nên lợi nhuận trong năm 47.136 triệu đồng, và vẫn đạt mức tăng trưởng cao đến 39,6%, doanh thu tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn so với chi phí, nên lợi nhuận tăng trưởng cao Trong những tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 23.567 triệu đồng, tăng đến 88% so với cùng kỳ năm 2011, hoạt động kinh doanh của công ty trong những tháng này khá hiệu quả, đóng góp lớn vào lợi nhuận cả năm 2012 Tiếp đến nửa năm 2013, lợi nhuận đạt 26.196 triệu đồng, tăng 11,25% so với cùng kỳ năm 2012, tuy tốc độ tăng trưởng đầu năm 2013 không đáng kể và phấn khởi như cùng kỳ 2012, nhưng trước những khó khăn như hiện tại thì mức tăng trưởng này được xem là đáng mừng và thành công của công ty Thời gian sắp tới thì phía công ty nên đưa thêm các chính sách để nâng cao khả năng cạnh tranh, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Trang 333.2.3 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Mục tiêu: Công ty trở thành doanh nghiệp có giá tri thương hiệu vững mạnh, uy tín nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với việc xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng , thương hiệu trong lòng nhân viên, xây dựng thương hiệu uy tín trong mắt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế
Công ty định hướng chú trọng cân đối nguyên vật liêu đầu vào, nhằm
ổn định giá cả thành phẩm đầu ra, đồng thời mở rộng thị trường và liên kết bền vững với khách hàng tiềm năng
Trang 34CHƯƠNG 4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH PHỒNG TÔM TẠI
CÔNG TY BÍCH CHI
Mặc dù bánh phồng tôm không phải là mặt hàng truyền thống của công ty, do mặt hàng này chỉ được đầu tư phát triển từ năm 2003, nhưng trong bốn năm gần đây việc kinh doanh bánh phồng tôm đã đóng góp một nửa lợi nhuận của công ty, trong đó nhiều nhất từ xuất khẩu, điển hình chỉ
6 tháng đầu năm 2011 mặt hàng này đã đóng góp hơn 6 tỷ đồng vào lợi nhuận công ty Vì vậy, trong đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng bánh phồng tôm của công ty là chủ yếu
4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH PHỒNG TÔM CỦA CÔNG TY
TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.1.1 Sơ lược về sản phẩm và hình thức xuất khẩu bánh phồng tôm
4.1.1.1 Các loại bánh phồng tôm xuất khẩu của công ty
Bánh phồng tôm xuất khẩu là một dòng sản phẩm gồm nhiều loại khác nhau (bánh phồng tôm, bánh phồng cua, bánh phồng mực, bánh phồng chay), trong đó loại bánh phồng tôm xuất phát là sản phẩm duy nhất được sản xuất trong mặt hàng bánh phồng tôm của công ty, nhưng với việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu, công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các loại bánh phồng,… thông qua nhận thức về khẩu vị, thói quen ăn uống và sở thích của những nhóm khách hàng khác nhau (các nước Châu Âu ưa chuộng các sản phẩm từ cá ba sa, Nhật Bản
ưa chuộng các sản phẩm từ tôm, mực, một số ít ở khu vực Châu Á có thói quen ăn chay, hay ăn kiêng…) Vì vậy, các sản phẩm như bánh phồng cá ba
sa, bánh phồng cua, bánh phồng mực, bánh phồng chay dần được đầu tư và phát triển, các sản phẩm này có cùng công ty dụng, đặc tính giống nhau, chỉ khác nhau về hương vị, bao bì sản phẩm phù hợp với sở thích từng nhóm khách hàng khác nhau Việc gia tăng các loại sản phẩm này nhằm thỏa mãn nhu cầu, giữ vững thị trường trước các đối thủ khác và các sản phẩm thay thế Các sản phẩm này có xu hướng tăng tỷ trọng qua các năm, từ 8% trong năm
2010, đến năm 2012 tăng lên 13% Với nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu
và sáng tạo đến 06 tháng đầu năm 2013, các sản phẩm khác (bánh phồng cua, mực, cá ba sa, chay…) đã nhận được sự đón nhận tại nhiều thị trường (chiếm 20% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty) Còn sản phẩm bánh
Trang 35phồng tôm, vẫn được công ty nhận định là loại sản phẩm xuất khẩu chính của công ty, biểu hiện là tỷ trọng qua các năm trên 80%
Bảng 4.1: Sản phẩm bánh phồng xuất khẩu giai đoạn 2010 đến 06/2013
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Hình 4.1 Các loại bánh phồng xuất khẩu tiêu biểu của công ty
Trang 36Về bao bì và cách đóng gói sản phẩm xuất khẩu, bánh được lựa chọn xong cho vào túi PE với mục đích bảo quản, tránh bị ẩm, tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm được đóng gói theo nhiều dạng khác nhau, chủ yếu có hai dạng cơ bản: các hộp bánh này được xếp vào thùng carton cứ 55 hộp 200 g cho một thùng carton và 12 hộp 1 kg cho một thùng carton Sau đó dán keo lại cẩn thận, thật kín miệng thùng Mẫu bao bì được thiết kế riêng biệt, nhằm thể hiện sự am hiểu và sự quan tâm đến văn hoá của từng thị trường khác nhau Trên bao bì ghi tên của công ty, in nhãn hiệu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam
về quy định về nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu và yêu cầu của nước nhập khẩu
và khách hàng
4.1.1.2 Về hình thức xuất khẩu bánh phồng tôm
Nhờ công ty được thành lập lâu đời với việc xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như bột, bánh phở, hủ tiếu, nên công ty có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu và am hiểu về thị trường, đặc biệt là các thị trường truyền thống (Anh, Pháp, Nhật Bản), tạo điều kiện và uy tín cho hoạt động xuất khẩu bánh phồng tôm thuận lợi, khối lượng xuất khẩu hàng năm như đã phân tích không cao, nhưng duy trì ở mức ổn định Ngoài ra, công ty đã có thể thực hiện thường xuyên các hoạt động phục vụ cho hình thức xuất khẩu trực tiếp như khảo sát thị trường, trực tiếp vận chuyển Công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua các đối tác cũ giới thiệu, chủ động tìm đến khách hàng và giới thiệu sản phẩm của mình Đến nay, công ty đã
có nhiều bạn hàng lớn, thường xuyên và ưa chuộng sản phẩm của công ty Công ty xuất khẩu trực tiếp qua một số khách hàng nước ngoài: Links Korea CO.Ltd, Royal Foods – Paris, Kwan Yick (UK) Limited,… Công ty thực hiện hình thức xuất khẩu trực tiếp mặt hàng bánh phồng tôm thu về trên 60% giá trị xuất khẩu hàng năm
Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty cũng sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp, nhằm hạn chế những sai lầm gặp phải tại các thị trường mới, Khối lượng mặt hàng ít, riêng rẽ không đủ bù đắp được chi phí phát sinh như: thủ tục hải quan, thuế, điều tra thị trường trong việc thâm nhập thị trường mới Qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012, hình thức xuất khẩu gián tiếp có xu hướng tăng, nguyên nhân là do công ty thực hiện mở rộng thị trường, xuất khẩu sang các thị trường mới, chưa am hiểu sâu và tìm kiếm khách hàng từ các thị trường này Cụ thể, năm 2010 xuất khẩu gián tiếp chiếm 33,46% giá trị xuất khẩu, đến năm 2012 tỷ trọng xuất khẩu gián tiếp chiếm gần 39%
Trang 37Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, 2013
Hình 4.2 Cơ cấu giá trị xuất khẩu bánh phồng tôm theo hình thức
xuất khẩu 2010 – 2012
Hai hình thức xuất khẩu trên đều mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho công ty, nhưng công ty cần hạn chế xuất khẩu gián tiếp ở mức nhất định, bằng cách tìm hiểu về các thị trường mới, nâng cao xuất khẩu sang các thị trường này
4.1.2 Sản lượng xuất khẩu
Nhằm phản ánh cụ thể quy mô, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu bánh phồng tôm của công ty, ngoài việc phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, còn kết hợp so sánh sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu mặt hàng này
Qua bảng 4.1, cho thấy sản lượng xuất khẩu bánh phồng tôm qua các năm đều tăng và chiếm tỷ trọng trên 90% tổng sản lượng sản xuất mặt hàng này của công ty Năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 2.508 tấn chiếm 90,9% sản lượng bán ra, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa chỉ đạt 250 tấn, bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu
Sang năm 2011, tỷ trọng sản lượng xuất khẩu chiếm 90,1% sản lượng bán ra tương đương 3.544 tấn, do tốc độ tăng đến 41,3% so với năm 2010 Sản lượng bán nội địa có mức tăng trưởng 56% đạt 390 tấn, tỷ trọng trong
cơ cấu kinh doanh mặt hàng này chỉ 9,9% do người tiêu dùng trong nước ngày càng có xu hướng dùng Hàng Việt, tiêu thụ nội địa ngày càng tăng Năm 2011 được xem là năm khá nổi bật và đáng chú ý của công ty trong xuất khẩu bánh phồng tôm, công ty gặp nhiều khó khăn khi chi phí đầu vào tăng do lạm phát (chủ yếu là ảnh hưởng của giá bột mỳ, giá xăng dầu
Trang 38tăng), nhưng công ty lại có nhiều cơ hội làm ăn xuất khẩu tại các thị trường nhờ các Việt kiều tại Mỹ và Bỉ
Đến năm 2012, sản lượng bánh phồng tăng nhẹ, xuất khẩu đạt 3.820 tấn tăng 7,8% so với năm 2011 Nhờ những hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, đặc biệt là hỗ trợ vốn từ trung tâm xúc tiến thương mại đến 45 triệu đồng giúp công ty có thêm nguồn vốn mạnh cho công tác bán hàng, đẩy mạnh xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu sang các thị trường mới ổn định, các công ty như Chan ‘s Limtied, Asiana Limited đã quay lại ký hợp đồng với công ty sau thời gian dài không hợp tác do mâu thuẫn về hình thức thanh toán
Trang 39Nguồn: Phòng kinh doanh tiếp thị
Bảng 4.3: Sản lượng bánh phồng tôm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của công ty trong 06T/2012-06T/2013
Trang 40Bước sang 06 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu đạt 2.477 tấn, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2012 Đây là kết quả của chính sách đa dạng hóa sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu các thị trường, đồng thời thực hiện mở rộng thị trường của công ty trong năm 2013, nhờ tìm kiếm một số khách hàng mới như Transaction Sart, Eagle Asia Trading DTE Ltd làm cho sản lượng tăng thêm đáng kể
Thấy được sản lượng xuất khẩu bánh phồng tôm của công ty chiếm một phần rất lớn trong sản lượng bán ra mặt hàng này hằng năm hay nói cách khác bánh phồng tôm là mặt hàng sản xuất phục vụ chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu, với tốc độ tăng trưởng trong bốn năm gần đây trung bình khoảng 20% Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu thu về của công ty ngày càng lớn
4.1.3 Kim ngạch xuất khẩu
Ta thấy, kim ngạch xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng xuất khẩu của công ty Kim ngạch càng lớn cho thấy giá trị xuất khẩu
mà công ty nhận được càng nhiều Điều này sẽ giúp cho công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động theo chiều rộng lẫn chiều sâu
Nhìn bảng 4.3, biểu thị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua các năm, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3.010 ngàn USD, cũng như sản lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu 2010 thấp nhất trong giai đoạn này Bước sang năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 4.431 ngàn USD, tăng đến 47,2% Kim ngạch mỗi tháng của công ty thu về trung bình 369,25 ngàn USD Xét tốc độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, do giá xuất khẩu năm 2011 tăng làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hơn, cụ thể năm 2010 giá xuất khẩu trung bình 1.200 USD/tấn, sang năm 2011 xuất khẩu với mức giá 1.250 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn, do cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường của công ty có nhiều thay đổi, có xu hướng tăng ở các thị trường mới, tiềm năng để hạn chế những rủi ro mà các thị trường truyền thống mang lại từ những khó khăn của nền kinh tế Mà giá tại các thị trường là khác nhau, tại các thị trường mới có chi phí xuất khẩu cao hơn, nên giá cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống