Phân tích các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 58)

4.2.1.1 Ảnh hưởng của chính trị, pháp luật

Chính trị - pháp luật là yếu tố phức tạp, có rất nhiều luật định hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều luật này ảnh hưởng đến các giải pháp, chính sách của công ty trong hoạt động kinh doanh sản xuất và xuất khẩu.

Việt Nam là một trong những nước có hệ thống chính trị ổn định so với thế giới, song song đó, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường thông thoáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại ĐBSCL, Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến vùng đất tiềm năng này.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được cải thiện, khi mức thuế được giảm xuống còn 25%, trước đây là 28%. Điều này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Trong chính sách mới, chú trọng sản xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng từ các vùng nguyên liệu có sẵn trong nước, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô. Các tổ chức, cá nhân sử dụng triệt để những nguồn nguyên liệu tại địa phương, đưa ra các sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng, nâng cao giá trị của nguồn nguyên liệu đó.

Các chính sách và định hướng phát trin xut khu của địa phương:

Dựa trên kế hoạch thực hiện chương trình Chiến lược xuất nhập khẩu 2011 – 2020, định hướng đến 2030 được thủ tướng chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/07/2012, UBND tỉnh Đồng Tháp đã triển khai kế hoạch thực hiện thông qua quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 26/09/2013, mục tiêu định hướng nâng cao giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt 650 triệu USD, trong đó định hướng phát triển các sản phẩm có lợi thế như sản phẩm chế biến từ gạo, bánh phồng tôm, cá tra phi lê, thực phẩm chế biến,… từng bước giảm tỷ lệ xuất khẩu thô, nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đối với các ngành chế biến lương thực và thực phẩm bằng cách đầu tư dây truyền sản xuất, chế biến hiện đại để tạo ra các sản phẩm chất lượng đa dạng và đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp tục gia tăng xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, đồng thời chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng như Nam Mỹ, Châu Úc,… Ngoài ra, Cơ

lợi cho các doanh nghiệp trong tỉnh như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng báo sản phẩm thông qua Hội chợ triễn lãm thu hút, kêu gọi đầu tư, các doanh nghiệp giao lưu, liên kết hợp tác, điển hình là Hội chợ Nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư tổ chức tại tỉnh thu hút trên 100 đơn vị trong và ngoài tỉnh. Đồng thời với các tiêu chuẩn cần đạt được khi Sa Đéc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp vào ngày 14 tháng 10 năm 2013 theo Nghị quyết số 113/NQ-CP, phấn đấu để tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 16%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – xây dựng chiếm 40,9%, thương mại – dịch vụ chiếm 52,6%, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng vào năm 2015. Để thực hiện các mục tiêu trên, thì việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển ngành kinh tế trọng điểm của thành phố, nhất là đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế như gạo, cá tra, bánh phồng tôm. Những định hướng và giải pháp do chính phủ, cơ quan tỉnh và địa phương đưa ra góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất đến thị trường xuất khẩu, do đang được chú trọng và phát triển theo hướng bền vững.

Tóm lại, mặc dù vẫn còn những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp: các quy định, thủ tục hành chính; hiệu quả thi hành và sự ổn định của hệ thống pháp lý. Chính phủ nước ta đã từng bước khắc phục và thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu như đã nêu, đã tháo gỡ được những khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm mang tính đặc trưng, nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu trong nước như lúa gạo, ngũ cốc. Đó là một trong những đòn bẩy kinh tế giúp cho Công ty Bích Chi có thể tận dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

4.2.1.2 Ảnh hưởng ca nn kinh tế a. Tình hình nn kinh tế thế gii

Tình hình nền kinh tế của các nước trên thế giới luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình xuất nhập khẩu giữa các nước với nhau. Nền kinh tế tăng trưởng, các nước tăng cường hoạt động giao thương lẫn nhau, trái lại nền kinh tế suy giảm, các nước sẽ hạn chế nhập khẩu hàng hóa. Năm 2008 - 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng đã lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Sức mua giảm, đơn đặt hàng giảm, sản xuất công nghiệp đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng… Hàng loạt nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Đức, Mỹ... đều tăng trưởng âm, các nước này cũng hạn chế nhập khẩu hàng hóa của các nước khác. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thì cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu lại xảy ra, bắt đầu từ Hy Lạp đến nay đã lan sang hầu hết các quốc gia trong khu vực EU, cuộc khủng hoảng

này góp phần làm cho các nước trong khu vực này thực hiện cắt giảm chi tiêu, hạn chế nhập khẩu, người dân thực hiện tiết kiệm chi tiêu. Đồng thời, nhiều ngân hàng tại các nước Châu Âu bị hạ tín nhiệm, làm cho các hoạt động thanh toán quốc tế bất ổn, kéo theo những nghiệp vụ xuất khẩu trở nên khó khăn. Điều này làm cho tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và công ty Bích Chi bị ảnh hưởng không nhỏ, hoạt động xuất khẩu trở nên khó khăn.

b. Nn kinh tế Vit Nam

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam càng có nhiều cơ hội để phát triển. Năm 2010 tăng trưởng GDP đạt 6,78%, cao hơn mục tiêu đề ra là 6,5%. Về cơ cấu ngành, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực ngành công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất với mức tăng 7,7%, tiếp đến là dịch vụ tăng 7,52%, khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 2,78%. Năm 2011, trong điều kiện tình hình sản xuất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên mức tăng trưởng chỉ đạt 5,89%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 là 5,03%, mức lạm phát hạ nhanh. Theo dự báo của chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 5,4%.

6,78 5,89 5,03 5,4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Nguồn: Tạp chí Tài chính

Hình 4.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2010 đến 2013

Tại ĐBSCL, mặc dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và gặp nhiều khó khăn, nhưng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2010 tại tỉnh Cà Mau vào ngày 8/3/2011, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng báo cáo: “Tốc độ phát triển kinh tế năm 2010 ước đạt 12,2%, tăng gấp 2 lần so với bình quân chung cả nước. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức gần với mức tăng

trưởng của năm 2010 với 12,12%, tổng giá trị đạt 484.897 tỷ đồng’’. Đồng thời đóng góp hàng năm trên 18% tổng GDP của cả nước.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố trong nền kinh tế Việt Nam tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm như: lạm phát, nhập siêu, tốc độ phát triển kinh tế, giá cả nguyên liệu, tỷ giá hối đoái… Và ngay sau đây đề tài sẽ phân tích một vài yếu tố:

Lạm phát: là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận xuất khẩu của công ty, do lạm phát càng cao thì giá nguyên nhiên liệu đầu vào càng cao làm tăng chi phí sản xuất của công ty, giảm lợi nhuận. Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều biến động. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát lại tăng lên 11,75% nguyên nhân là do sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, đồng thời giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Năm 2011, do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao nhưng chất lượng thấp; tình trạng đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả; tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại diễn ra trong thời gian dài nên đã đẩy mức lạm phát lên tới 18,58%. Đến năm 2012, nhờ chính sách chặt tài khóa có hiệu quả, đồng thời tốc độ tăng của ngành bán lẻ trong nước và các dịch vụ tiêu dùng thấp, giá lương thực thực phẩm sụt giảm đến 6,1%. Do đó, tình hình lạm phát giảm, với tỷ lệ lạm phát chỉ còn 6,81%. Tỷ lệ lạm phát (%) 6,52 11,75 18,58 6,81 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Tạp chí Tài chính Hình 4.7 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2009 – 2012

Từ việc phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam cho thấy nền kinh tế Việt Nam những năm vừa qua đối mặt với những thách thức của suy thoái toàn cầu, những xu hướng tiêu dùng, và thái độ của người tiêu dùng ở các nước đối tác trở nên khó đoán, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng xuất khẩu thực phẩm

của Việt Nam, nhất là những hàng hóa có đặc tính như sản phẩm của công ty. Ta thấy tình hình lạm phát ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào của công ty, do mức lạm phát tăng càng cao thì giá cả của các loại nguyên liệu sản xuất tăng nâng cao chi phí sản xuất của công ty. Tuy đến năm 2012, lạm phát đã giảm đáng kể so với năm 2011, nhưng chi phí đầu vào cũng không có nhiều thay đổi. Do vậy, công ty Bích Chi phải có kế hoạch sản xuất linh hoạt trước tình hình kinh tế bất ổn trong giai đoạn hiện nay.

4.2.1.3 Dân s và lực lượng lao động

Với mật độ dân số của ĐBSCL cao 468 người/km2 đứng thứ hai sau Đông Nam Bộ. Đây là một lực lượng lao động dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến. Trong đó mật độ dân số tại Đồng Tháp là 494 người/km2, theo đề án thành lập thành phố Sa Đéc gởi lên HĐND tỉnh Đồng Tháp, Sa Đéc có diện tích tự nhiên 5.980 ha, dân số trên 152.000 người.

Cơ hội: nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được nhu cầu nhân lực hiện tại của công ty, đây là nguồn nhân lực có thể đào tạo, có nhiệt huyết, gắn kết với hoạt động của công ty, tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc.

Đe dọa: với tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, việc tiếp nhận công nghệ mới và thông tin chỉ đạo từ cấp quản lý của lao động còn hạn chế, tác phong, kỷ luật lao động và tính chuyên nghiệp chưa được hình thành. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đầu tư cho công tác đào tạo và tìm kiếm thu hút nhân tài nhiều hơn nữa trên thực tế trình độ khu vực còn quá thấp mà mức độ đòi hỏi của khách hàng và sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao.

4.2.1.4 Chính sách thương mại và hàng rào kỹ thuật

Mặt hàng bánh phồng tôm của công ty xuất khẩu nhiều sang khu vực EU, Nhật, vì đây là thị trường truyền thống của công ty. Tuy quá trình toàn cầu hóa đẩy mạnh, quan hệ hợp tác giữa các nước, khu vực ngày càng thuận lợi, nhất là trong các hoạt động thương mại như xuất nhập khẩu hàng hóa, các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, thuế quan ngày càng thấp, đặc biệt thuế quan của EU thấp hơn các cường quốc khác, nhưng hàng rào phi thuế quan lại ngày càng nghiêm ngặc. Hàng rào phi thuế quan là những quy định mà nước đưa ra áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong nước, cụ thể các tiêu chuẩn: chuấn lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

- Về tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 gần như bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước phát triển như Việt Nam có giấy chứng nhận ISO 9000 sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường này. Công ty Bích Chi đã có giấy chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9000:2000.

- Về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm như công ty Bích Chi phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ ở tất cả các giai đoạn trong quy trình chế biến thực phẩm từ khâu đầu vào cho đến khâu đầu ra phân phối trên thị trường. Có nhiều tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm mà các nước quy định thì HACCP là tiêu chuẩn hàng đầu, được áp dụng phổ biến hiện nay.

HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis Critical Control Point, là hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiên các biện pháp kiểm soát tại các điểm tới hạn.

Hiện nay việc sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết. Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn này. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà xuất khẩu, góp phần nâng cao uy tín, vì thế giúp cho nhà xuất khẩu dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Các quy định trong quy trình HACCP phức tạp và khó thực hiện, bao gồm những yêu cầu về sinh học, hóa học, vật lý, môi trường,… nên chỉ doanh nghiệp nào có cơ sở hạ tầng và nguồn lực đầy đủ về con người, môi trường, kỹ thuật mới đáp ứng được những tiêu chuẩn khắc khe của HACCP, nên tại Việt Nam không nhiều các doanh nghiệp đạt chuẩn HACCP. Công ty Bích Chi đã thực hiện quy trình HACCP từ năm 2007, tạo thuận lợi cho công ty xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU.

- Một số tiêu chuẩn kỹ thuật khác:

Các quy định về nhãn mác cũng quan trọng. Tại từng thị trường có những quy định về nhãn mác khác nhau. Những quy định về ngôn ngữ là thường gặp, ít nhất phải có ngôn ngữ ở thị trường nước nhập khẩu.

Ngoài ra còn một số quy định đặc biệt mà các thị trường đặt ra như quy định nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc cấm nhập khẩu thực phẩm có chứa chất gây đột biến gen (GMO). Trong khi đó, Việt Nam đang khuyến khích phát triển các sản phẩm như cây trồng, vật nuôi có năng suất cao từ lai tạo, gây đột biến. Giữa những mau thuẫn về quy định tạo ra thách thức đối với những doanh nghiệp khi xuất khẩu những sản phẩm của mình qua những thị trường này, khó tránh khỏi những vi phạm trong thời gian tới.

4.2.1.5 Yếu t công ngh

Ngành chế biến thực phẩm hiện nay đang tăng cường ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại để sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất và tạo sức cạnh tranh của thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)