Phân tích yếu tố bên trong công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 66)

4.2.2.1 Nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu của công ty hầu hết được sử dụng từ nguyên liêu trong nước, không nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Vì vậy, công ty có thể chủ động về số lượng, lựa chọn được nguyên liệu chất lượng cao nhưng giá thấp nhằm tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao và có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng uy tín. Nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu trong nước, nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.

Một số nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty:

- Bột mì: nhà cung cấp chủ yếu từ nhà máy bột mì Tây Ninh.

- Tôm: được nhập từ nhà máy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, về chất lượng màu sắc, mùi vị.

- Các loại gia vị: trong đó đường được cung cấp từ công ty Biên Hòa, các chất phụ gia và gia vị khác đều có nguồn gốc rõ ràng.

Tất cả nguyên liệu trước khi đưa vào quá trình sản xuất đều qua sự kiểm nghiệm của KCS, kèm theo phiếu kiểm tra với biểu mẫu được thành lập từ chương trình quản lý HACCP. Cho nên sản phẩm xuất ra đều đảm bảo quy định và yêu cầu từ thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường khó tính, đây là điểm mạnh của công ty.

Tuy nhiên, tình hình cung cấp nguyên liệu của công ty cũng có nhiều biến động. Trong gần 04 năm qua, giá bột mì biến động không ngừng, có xu hướng tăng do việc nhập nguyên liệu bôt mỳ ào ạc từ Trung Quốc, khiến thị trường khan hiếm sản phẩm nhất là năm 2010, do đây là nguyên liệu chính tạo ra năng lượng sinh học tại Trung Quốc. Đẩy giá cả bột mì lên cao chưa từng có (gấp 200% so với năm 2009), làm cho chi phí đầu vào để sản xuất tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, ta thấy được sự phụ thuộc từ các công ty cung ứng nguyên liệu, công ty chỉ lựa chọn một nhà cung ứng nhất định, nhằm kiểm soát và đảm bảo chất lượng đầu ra, nhưng công ty đã tự tạo ra những khó khăn cho mình và không tự điều chỉnh được giá cả do áp lực chỉ một nhà cung ứng. Vì

vậy, trong thời gian tới, công ty cần tìm kiếm thêm nhà cung ứng để giảm bớt rủi ro.

4.2.2.2 Cơ sở vật chất, năng lực chế biến

Bánh phồng tôm là một loại bánh thường dùng ăn tráng miệng, ăn giải trí. Bánh đã chiên có độ giòn, xốp, béo ngậy, thơm mùi hải sản. Ngoài ra, bánh phồng tôm còn được nấu với nước dùng và thịt, tạo ra hương vị mới có độ dai và thơm đặc trưng.

- Tại Việt Nam, bánh phồng tôm, được xem là đặc sản của miền Tây Nam Bộ, thường được bán dưới dạng chưa chiên, phải chiên lên trước khi sử dụng. Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp là nơi sản xuất nhiều bánh phồng tôm nhất Việt Nam.

- Về quy trình làm bánh, bánh được làm từ bột (gồm bột năng hoặc bột sắn lấy từ củ của cây sắn có trộn thêm một ít bột nở, NaHCO3), thịt tôm xay nhuyễn, một ít hạt tiêu giã nhỏ. Người ta còn thay thịt tôm bằng thịt cua hay một số loại hải sản khác. Đặc biệt, bánh dùng cho người ăn chay có thành phần chủ yếu gồm bột và khoai tây. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài (giống như xúc xích nhưng to hơn nhiều). Sau khi được hấp chín, người ta cắt ra thành từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Khi sử dụng phải chiên dòn với dầu ăn nóng, bánh sẽ nở to ra gấp 3-4 lần nên được gọi là bánh phồng.

Công ty đã xây dựng một hệ thống chuyên sản xuất bánh phồng tôm, trong đó các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ chế biến, bao gồm: máy xay tôm, máy nghiền tổng hợp, máy bơm bột, lò hấp, tủ đông bánh, máy cắt bánh, hầm sấy, máy sàn bánh, và các thiết bị khác như máy ghép mí, máy đo độ dày của bánh,… Năng lực sản xuất bánh phồng tôm tối đa của nhà máy là 4.500 tấn/năm, đủ để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Đa số các loại thiết bị là do đội ngũ nhân viên nghiên cứu của công ty phối hợp với công nghệ tiên tiến của Mỹ tạo ra và đưa vào hoạt động. Tuy các thiết bị có một số khuyết điểm trong quá trình sản xuất, tạo ra một số khó khăn, nhưng nhìn chung các thiết bị sản xuất của công ty sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm HACCP và an toàn lao động.

Điểm mạnh của công ty là có đội ngũ nghiên cứu và sản xuất vững mạnh, luôn nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

4.2.2.3 Hoạt động marketing của công ty

a. Chiến lược sản phẩm:

Hoạt động của công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến các loại thực phẩm từ gạo, bột, chủ yếu là hủ tiếu, phở, bánh phồng tôm… Riêng đối với các loại bánh phồng tôm, sản phẩm cũng rất đa dạng và được phân loại theo những tiêu chuẩn khác nhau về hương vị sản phẩm, khối lượng,… tùy theo yêu cầu của khách hàng và thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, công ty sẽ thực hiện chế biến các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Trong kế hoạch sắp tới, ngoài việc sản xuất sản phẩm chính (bánh phồng tôm truyền thống) và các loại sản phẩm đang có, công ty còn đầu tư phát triển các sản phẩm khác phù hợp với các nhu cầu của thị trường về hình dạng, kích cỡ.

b. Chiến lược giá cả

Do Bích Chi chỉ mới đầu tư sản phẩm bánh phồng tôm gần 10 năm, còn mới lạ nên mục tiêu của công ty là mở rộng thị trường, trước hết là đưa sản phẩm vào các thị trường quen thuộc truyền thống của công ty (Anh, Pháp, Đức), quan trọng hơn là đẩy mạnh vào những thị trường mới có nhiều tiềm năng phát triển, tránh sự cạnh tranh với đại gia bánh phồng tôm – Sa Giang. Vì vậy khi tham gia thị trường, ban lãnh đạo công ty luôn xác định mục tiêu đưa ra mức giá sao cho đạt được mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn.

Quá trình làm ra sản phẩm và đưa ra thị trường bán là một chuỗi mắc xích, nhưng trong chuỗi này không thể thiếu khâu xác định giá hàng bán cho sản phẩm làm ra. Nó rất cần thiết và quan trọng bởi vì xác định giá hàng chính xác sẽ giúp cho công ty hoạt động hiệu quả, lợi nhuận thu hồi cao hay thấp, hoàn toàn phụ thuộc vào giá bán hàng. Đối với bánh phồng tôm là sản phẩm đặc sản mang tính cá biệt của Việt Nam, nhưng việc định giá cũng cần sự hợp lý nhằm tránh những mâu thuẫn giữa người mua và người bán, nói cách khác là việc định giá cao thì công ty đạt lợi nhuận cao, nhưng lại mắc phải áp lực khách hàng có thể từ bỏ sản phẩm giá cao, thay thế bằng những sản phẩm khác, do người mua chỉ chấp nhận mức giá phù hợp với họ.

Ở công ty Bích Chi việc định giá dựa trên cơ sở sau:

Giá bán = Giá nguyên liệu + Phí chế biến + Phí vận chuyển + % Lợi nhuận

Trong đó:

+ Giá nguyên liệu: là giá bán của đại lý cung cấp nguyên liệu trên cơ sở đã qua sơ chế.

+ Phí chế biến: bao gồm các chi phí hình thành nên sản phẩm trong quá trình chế biến.

+ Phí vận chuyển: bao gồm vận chuyển nội địa, vận chuyển đường biển.

+ Phần trăm lợi nhuận: tùy tình hình kinh doanh mỗi năm mà công ty đưa ra mức phần trăm lợi nhuận thích hợp để tạo ra giá cạnh tranh với đối thủ.

Điểm mạnh: công ty Bích Chi không có một chính sách giá cụ thể đối với từng mặt hàng và khách hàng của công ty, giá bán được ấn định theo sự thay đổi của thị trường. Điều này giúp cho công ty có thể điều chỉnh mức giá phù hợp chiến lược đưa ra tại các thị trường.

c. Chiến lược chiêu th

Chính sách chiêu thị và hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty được thực hiện khá đơn giản. Lực lượng bán hàng do phòng Kinh doanh – tiếp thị phối hợp với phòng xuất nhập khẩu, theo dõi và báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc về công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu. Phối kết hợp với các Phòng Ban khác giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ của Công ty tại các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường. Do đó, tạo ra đội ngũ Marketing vững mạnh, đẩy mạnh tốt các hoạt động xúc tiến bán hàng trực tiếp với khách hàng quốc tế, và gián tiếp thông qua email, điện thoại,…

Tính đến 06 tháng đầu năm 2013, công ty đã xuất khẩu sang gần 20 thị trường với nhiều đối tác khác nhau, trong đó xuất khẩu bền vững và lâu dài với khoảng 10 thị trường. Có được kết quả này chủ yếu là do công tác marketing của công ty. Với điểm mạnh của công ty là có mối quan hệ tốt và rộng rãi với khách hàng, thông qua những mối quan hệ đó công ty tìm kiếm được nhiều khách hàng khác, nên công tác marketing không gặp nhiều khó khăn, không tốn nhiều chi phí.Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có khả năng đặt các văn phòng đại diện hay đại lý tại những thị trường chủ lực của công ty. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường của công ty.

d. Chiến lược phân phối

Do đặc trưng của sản phẩm là thực phẩm tiêu dùng mang tính đặc sản, tiêu thụ nhỏ lẻ, người tiêu dùng sử dụng số lượng ít nên hệ thống phân phối của công ty chủ yếu qua hệ thống trung gian (nhà buôn, siêu thị, của hàng,…) mới đến tay người tiêu dùng.

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2013

Hình 4.8 Sơ đồ kênh phân phối của công ty Bích Chi

Qua hệ thống như sơ đồ trên, công ty không mất hiều thời gian cho đầu ra sản phẩm, nhưng lại khó nắm được tình hình nhu cầu thị trường một cách cụ thể, một phần lợi nhuận phải chia sẻ cho các thành viên khác trong kênh phân phối.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)