Phân tích một số thị trường của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 47)

4.1.6.1 Châu Âu (EU)

EU hiện có 27 thành viên, có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số hơn 500 triệu người, nhu cầu về các sản phẩm từ bột và ngũ cốc tại EU ngày càng cao, do chế độ ăn của nhiều người dân chuyển sang ăn kiêng, nên các sản phẩm như bánh phồng tôm ngày càng được ưa chuộng. Người Việt sống ở EU khoảng 650 ngàn người phân bố khắp các nước trong khối, trong đó nhiều nhất là các nước Pháp, Đức, Anh, nên khuynh hướng sử dụng những sản

phẩm mang hương vị đặc trưng hay đặc sản của Việt Nam là sự lựa chọn của những người Việt tại đây. Vì vậy, nhu cầu sản phẩm này tại thị trường EU cao.

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra.

Từ năm 2010 đến 2012, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan là 06 thị trường trong khối EU nhập khẩu sản phẩm của công ty. Cụ thể, năm 2010, Anh dẫn đầu bảng về sản lượng và kim ngạch, với tỷ trọng 54,62% sản lượng và 51,42% kim ngạch, tương đương 903 ngàn USD, đây cũng là nước xuất khẩu lớn nhất của công ty trong năm 2010. Đứng thứ hai là thị trường Pháp nhập 339 ngàn USD chiếm gần 20% kim ngạch. Mỗi thị trường Đức, Hà Lan nhập khẩu trên 200 tấn, chiếm khoảng 15% sản lượng xuất khẩu sang khối EU của công ty.

Bảng 4.18: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từng thị trường trong khối EU giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Sản lượng xuất khẩu ĐVT: ngàn USD

Anh 806 54,62 526 37,30 559 38,57 (280) (34,77) 33 5,97 Pháp 283 19,14 266 18,89 199 13,71 (16) (5,73) (67) (33,91) Đức 223 15,13 190 13,50 191 13,20 (33) (14,74) 1 0,54 Hà Lan 164 11,11 228 16,21 267 18,44 65 39,35 39 14,53 Bỉ 0 108 7,64 131 9,05 108 24 17,9 Ba Lan 0 91 6,47 102 7,02 91 11 10,46 Tổng 1.476 100,00 1.410 100,00 1.450 100,00 (66) (4,68) 40 2,84

Kim ngạch xuất khẩu ĐVT: ngàn USD

Anh 903 51,42 678 38,81 721 39,36 (225) (24,87) 43 6,35 Pháp 339 19,31 306 17,52 251 13,67 (33) (9,66) -56 -18,18 Đức 259 14,75 225 12,85 230 12,53 (34) (13,27) 5 2,25 Hà Lan 255 14,52 286 16,34 329 17,94 31 12,01 43 15,13 Bỉ - - 137 7,83 171 9,31 137 - 34 24,68 Ba Lan - - 116 6,65 132 7,19 116 - 16 13,38 Tổng 1.756 100,00 1.748 100,00 1.833 100,00 (8) (0,46) 85 4,86

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

Năm 2011, hầu như sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khối EU đều giảm. Nguyên nhân, tại các nước Châu Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công, nhất là các nước Anh, Pháp, Đức, chỉ trong năm 2011 Fitch đã hạ bậc xếp hạng đối với 11 ngân hàng thương mại và ngân hàng toàn cầu khác, trong đó có các ngân hàng của Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ vào diện đánh tụt bậc xếp hạng tìn dụng dài hạn, làm cho các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế trì trệ và xuất khẩu khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, hội nghỉ thượng đỉnh EU đã đề ra biện pháp thắt chặt chi tiêu cân bằng ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng, làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân trở nên dè dặt hơn, tập trung chủ yếu vào những sản phẩm thiết yếu, hạn chế sủ dụng sản phẩm thứ yếu, cá biệt, nhất là hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, trong năm này, các nước Anh, Pháp, Đức giảm mạnh cả sản lượng và kim ngạch nhập khẩu bánh phồng tôm của công ty, trong đó Anh là nước giảm mạnh nhất gần 25% kim ngạch, giảm đến 225 ngàn USD so với 2010, chỉ đạt 678 ngàn USD, tương đương sản lượng 526 tấn. Trong khi hầu hết các thị trường trong khối đều giảm, thì công ty lại khai thác thêm được Bỉ và Ba Lan. Tuy nhiên thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU.

Sang năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang khối EU tăng trưởng 4,86%, đây là mức tăng trưởng nhẹ sau khi sụt giảm trong năm 2011, trong đó có Bỉ và Hà Lan có tốc độ tăng trưởng đáng kể, tăng trưởng trên 15%, Bỉ được coi là thị trường xuất khẩu mới đối với mặt hàng này, được khai thác năm 2011, đến 2012 tăng 24,68%. Trong 06 tháng đầu năm 2012, tổng sản lượng xuất khẩu sang EU 780 tấn, tương đương kim ngạch 979 ngàn USD. Tại một số thị trường, giá trị xuất khẩu đầu năm còn ở mức thấp, như thị trường Bỉ, Ba Lan đạt dưới 50 ngàn USD. Còn những thị trường có giá trị xuất khẩu sụt giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khối như Anh chiếm 37,43%, Hà Lan, Đức chiếm gần 19%, chỉ có Pháp từ thị trường thứ 02 nhưng đến nay chỉ chiếm 17,67% kim ngạch xuất khẩu. Tuy là một con số có phần nhỏ so với những đánh giá trước đây về giá trị xuất khẩu sang những thị trường này, nhưng điều này đã đánh dấu sự nỗ lực của công ty trong việc duy trì khách hàng, quay lại với những khách hàng cũ của mình tại EU. Đây là một tín hiệu khả quan cho công ty trong kế hoạch đa dạng hoá thị trường, không chỉ duy trì vị thế và những thuận lợi đã đạt được ở thị trường mới, mà còn đem sản phẩm trở lại người tiêu dùng ở thị trường EU.

Bảng 4.9: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từng thị trường trong khối EU 06T/2012-06T/2013 Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

6T/2012 6T/2013 6T.2013/6T.2012

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Sản lượng xuất khẩu ĐVT: Tấn

Anh 291 37,29 360 38,34 70 19,31 Pháp 140 17,89 148 15,76 9 5,86 Đức 149 19,09 173 18,38 24 13,81 Hà Lan 142 18,18 164 17,42 22 13,41 Bỉ 33 4,22 47 4,98 14 29,61 Ba Lan 26 3,33 48 5,11 22 45,89 Tổng 780 100,00 940 100,00 160 20,51

Kim ngạch xuất khẩu ĐVT: Ngàn USD

Anh 366 37,43 461 39,13 95 20,57 Pháp 173 17,67 182 15,46 9 5,09 Đức 182 18,56 216 18,32 34 15,88 Hà Lan 182 18,54 208 17,64 26 12,73 Bỉ 42 4,34 60 5,12 18 29,61 Ba Lan 34 3,46 51 4,33 17 33,65 Tổng 979 100,00 1.179 100,00 200 16,96

Trong khối EU, Anh là thị trường chủ lực mà công ty đã đặt ra, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Anh luôn đứng ở vị trí cao trong bảng. Ta thấy, GDP trên đầu người (tính theo PPP) năm 2011 là 39.459 USD. Anh nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hoá nhất thế giới, với chính sách tự do thương mại, chống bảo hộ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có những tăng trưởng không ngừng, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt vượt mức 3,5 tỷ USD trong năm 2012. Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên mức 4 tỷ USD vào năm 2013, quan hệ thương mại Việt Nam – Anh càng thể hiện vai trò và mức độ quan trọng sau khi hai nước đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược. Đến 06 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu sang Anh gia tăng cả sản lượng và kim ngạch, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao hơn với 20,57% so với cùng kỳ 2012, đạt 461 ngàn USD. Đây là mức tăng trưởng cao nhất sau một khoảng thời gian dài sụt giảm. Về những quy định, yêu cầu nhập khẩu hàng hóa sang Anh phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, trọng lượng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các loại thực phẩm dành cho người có chứa chất biến đổi gen (GMO) không bị cấm, nhưng phải được đóng nhãn mác phù hợp. Nói chung về quy định nhập khẩu thực phẩm đóng gói của Anh không gắt gao, nhưng phải tuân thủ theo đúng những quy định chung của khối EU, và chú trọng nhãn mác và xuất xứ sản phẩm. Vì vậy, công ty cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường này.

Còn các thị trường như Bỉ, Ba Lan, tuy chỉ mới nhập khẩu mặt hàng này của công ty và đạt giá trị thấp so với các thị trường khác trong khối, cụ thể Bỉ đạt 60 ngàn USD, Ba Lan đạt 51 ngàn USD (trong 06 tháng đầu năm 2013), nhưng các thị trường này lại có tốc độ tăng trưởng khá tốt khoảng 30% so với cùng kì năm 2012. Ta thấy tại Bỉ giá xuất khẩu sang thị trường này khá cao, các loại hàng hóa tại Bỉ đều đắc hơn các nước thành viên, đặc biệt là thực phẩm. Người tiêu dùng Bỉ đang phải chi tiêu tốn kém hơn do phải trả cao hơn mức giá trung bình của toàn EU khoảng 10%. Vì vậy khi tham nhập vào thị trường này, công ty cần cân nhắc về việc định giá cho phù hợp để có thể xuất khẩu lâu dài trên thị trường này. Ngược lại, Ba Lan có giá cả rẻ nhất, với giá lương thực và đồ uống chỉ bằng 61% mức giá trung bình của EU. Tuy nhiên, Ba Lan lại là thị trường lớn thứ sáu trong khối EU, điểm thuận lợi khác mà không nhiều thị trường có được là Ba Lan hiện có khoảng 30 - 40 nghìn người Việt đang sinh sống, 70 hội đoàn của người Việt nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa đặc sản từ Việt Nam là khá lớn, để nhớ về khẩu vị quê nhà, ăn những món ăn đặc sản nước mình. Quan hệ giữa Việt Nam-Ba Lan ngày càng tốt đẹp, nhất là trong ngành thực phẩm ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng 3,5%/năm, trong năm 2013 Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan đã làm việc với

một số DN của người Việt có Trung tâm Thương mại với những showroom cho thuê và các DN này sẵn sàng hợp tác, dành các diện tích với điều kiện ưu đãi cho DN từ Việt Nam sang giới thiệu, trưng bày và phân phối hàng hóa lâu dài, trực tiếp cho các đại lý cấp một và các nhà bán lẻ Ba Lan nên Ba Lan là thị trường có nhiều tiềm năng trong xuất khẩu mặt hàng này.

Về phương thức thanh toán tại Anh: phía các doanh nghiệp nhập khẩu của Pháp chủ yếu giao dịch bằng phương thức L/C và T.TR. Các doanh nghiệp nhập khẩu truyền thống của công ty chủ yếu chúng ta thỏa thuận thanh toán theo phương pháp TTR, nhằm tiết kiệm thời gian làm thủ tục và các chi phí phát sinh, trong hoạt động này, thể hiện sự tin tưởng và mối quan hệ hợp tác lâu dài của đôi bên. Tuy nhiên, trong tình hình khủng hoảng trong khối EU như hiện nay, nên đối diện với tình trạng trả chậm từ phía khách hàng, nên công ty cần thận trọng hơn trong việc thỏa thuận về cách thức thanh toán nhằm hạn chế các rủi ro do thị trường nhập khẩu mang lại.

Về phương thức thanh toán tại các thị trường còn lại trong khối EU: các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm của công ty sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau bao gồm L/C, D/P, T.TR tùy thuộc vào quá trình thỏa thuận của các doanh nghiệp với công ty. Trong đó L/C và D/P vẫn được sử dụng phổ biến hơn do những ưu điểm của các phương thức này, nhất là đối với các thị trường như Bỉ và Ba Lan được công ty áp dụng pương thức thanh toán LC, nhằm hạn chế rủi ro trong thị trường mới, và tình hình khó khăn trong khối nói chung.

4.1.6.2 Thị trường Châu Á

Trong khu vực Châu Á, công ty xuất khẩu sang 05 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanma, Singapore, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường truyền thống của công ty. Qua gần 04 năm, xuất khẩu bánh phồng tôm của công ty có nhiều biến động giữa các thị trường trong khu vực. Năm 2010, công ty xuất khẩu sang Châu Á 410 ngàn USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc khá thuận lợi, chiếm tỷ trọng khá cao về kim ngạch nhập khẩu trong nhóm (hơn 75% kim ngạch), các thị trường khác như Singapore, Myanma, Trung Quốc chiếm tỷ trọng thấp, đáng kể có Trung Quốc nhập khẩu 12,68% tương đương với 52 ngàn USD.

Sang năm 2011, Các thị trường xuất khẩu với số lượng khiêm tốn chiếm tỷ trọng thấp trong khu vực như Singapore, Myanma, Trung Quốc, nay có mức tăng trưởng mạnh chiếm hơn 30% kim ngạch, nhất là Myanma tăng gấp 3 lần năm 2010 để đạt giá trị nhập khẩu là 151 ngàn USD. Đến năm 2012, là sự sụt giảm của các thị trường truyền thống do nhiều hợp đồng ký kết tại các thị trường này bị hủy khi Nhật Bản tuyên bố trong sản phẩm của công ty có chứa chất biến đổi gen đầu năm 2011, tại Nhật Bản giảm đến 9,1% kim ngạch còn

180 ngàn USD, thị trường Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng với mức sụt giảm kim ngạch 2,9%, đến nay tỷ trọng của 02 thị trường truyền thống này chỉ còn khoảng 61% thấp hơn mức 75% (năm 2010).

Đến 06 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại đến 131%, đạt 255 ngàn USD, trở lại thị trường xuất khẩu đứng đầu trong khu vực, với tỷ trọng 42,2%. Nhật Bản có dân số 127 triệu người, là nước nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, và nhu cầu nhập khẩu thực phẩm của thị trường này là rất lớn. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu một số lượng lớn lương thực thực phẩm trị giá tới 54 tỷ USD, do nước này không tự sản xuất, với ngành bán lẻ đạt 425 tỷ USD, còn dịch vụ thực phẩm (khách sạn, nhà hàng,…) đạt 283 tỷ USD. Do vậy, có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến hàng thực phẩm Việt Nam với những sản phẩm như mật ong, sen, khoai, cá, nước mắm... ở các siêu thị Nhật Bản Bản, mặt hàng thủy sản chế biến sẵn, hàng khô xuất hiện nhiều do sự ưa chuộng của người tiêu dùng Nhật Bản, đặc biệt là các mặt hàng có tính đặc sản. Theo Học viện Ngoại giao Việt Nam, số lượng người Việt định cư tại Nhật Bản năm 2012 có 40.000 người, từ đó người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm đặc trưng của quê hương. Nhật Bản nổi tiếng là thị trường khó tính với yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặc, đặc biệt thực phẩm thì an toàn thực phẩm là yếu tố hàng đầu.

Thị trường Nhật Bản dựng lên rất nhiều hàng rào kỹ thuật, đồng thời yêu cầu thông tin về xuất xứ của các thành phần trong sản phẩm, chứng từ xác nhận điều kiện sử dụng các hóa chất nông nghiệp của từng thành phần. Các thông tin về khả năng gây dị ứng của các thành phẩm trong sản phẩm và bảng liệt kê chi tiết nguyên liệu sử dụng cho bao bì đóng gói, các chứng nhận chất lượng quốc tế như ISO, HACCP... cũng rất được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm. Do đó, để có thể làm ăn lâu dài với thị trường Nhật Bản, ngoài việc đa dạng hóa các sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của thị trường này thì công ty cần tạo lập các quy trình về kỹ thuật đạt các tiêu chuẩn mà thị trường này yêu cầu. Với vị trí thứ 02, trong 06 tháng đầu năm 2013 Hàn Quốc nhập khẩu 130 ngàn USD chiếm 21,52% kim ngạch, Hàn Quốc cũng được xem là thị trường truyền thống chỉ xếp sau Nhật Bản trong khu vực. Ta thấy Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu thực phẩm chế biến và nông sản lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong 20 thị trường xuất khẩu thực phẩm lớn thì Việt Nam đứng thứ 05, chủ yếu là các loại nông sản, gia vị, bánh phở, thực phẩm đặc sản,… Hàn Quốc đặc biệt thích các món đặc sản của Việt Nam, như ta biết có món phở (hiện tại Hàn Quốc có 200 quán phở mang khẩu vị phở Việt), chứng tỏ các sản phẩm được gọi là đặc sản của Việt Nam đã đi sâu vào

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)