Xuất khẩu theo thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 44)

Sau gần 10 năm đầu tư sản xuất mặt hàng bánh phồng tôm, Bích Chi đã tiến hành xuất khẩu sang 04 Châu lục trên thế giới bao gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc, với 20 thị trường khác nhau. EU là thị trường chính của công ty, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng xuất khẩu. Việc phân tích kim ngạch xuất khẩu sang từng nhóm thị trường và sau đó là phân tích các thị trường xuất khẩu thuộc mỗi nhóm của công ty để thấy được sự biến động về sản lượng, giá trị cũng như đặc điểm tiêu thụ của từng thị trường, từ đó giúp công ty nhận biết thị trường chủ lực, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai, cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh, không có khả năng tồn tại, cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Từ đó để đưa ra những chiến lược phù hợp cho từng thị trường, góp phần tăng nhanh hiệu quả hoạt động của công ty trong lĩnh vực ngoại thương.

Trong năm 2010, EU là thị trường nhập khẩu bánh của công ty nhiều nhất với 1.476 tấn, mang về khoảng 1,7 triệu USD tương đương với 58,4% tổng kim ngạch xuất khâu bánh phồng cho công ty, đây được xem như là khu vực xuất khẩu chủ lực trong năm 2010. Có 04 quốc gia thuộc EU nhập khẩu sản phẩm của công ty, đó là: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan. Xếp thứ hai là nhóm thị trường khác gần 10 thị trường như Mỹ, Úc, Cannada, Brazil,… là thị trường nhỏ lẻ của công ty trong năm 2010, chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu,... Tiếp theo là khu vực Châu Á, với 05 thị trường là Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanma, Trung Quốc, Singapore nhập khẩu 322 tấn, chiếm 12,8%

sản lượng, nhưng lại chiếm đến 13,6% kim ngạch xuất khẩu trong đó chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Sang năm 2011, tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng so với năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường có sự thay đổi mạnh, tuy EU vẫn là thị trường đứng đầu kim ngạch xuất khẩu, nhưng chỉ chiếm 39,45% kim ngạch xuất khẩu của công ty, đạt 1.748 ngàn USD (giảm 0,46%), trong đó sản lượng giảm đến 4,68% so với năm 2010, với con số này, thị trường EU không đánh mất vị trí hàng đầu về nhập khẩu bánh phồng tôm của công ty, nhưng ta thấy tỷ trọng của thị trường này sụt giảm rất mạnh. Nguyên nhân có thể giải thích là do cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó ảnh hưởng đến các quốc gia khác, người dân thực hiện thắt chặt chi tiêu, ưu tiên sản phẩm nội địa, ra những quy định nghiêm ngặt và khó khăn hơn đối với hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào EU. Thay vào đó là sự tăng trưởng của khu vực Châu Á và một số thị trường mới khác trong khu vực Bắc Mỹ, … Nhóm thị trường khác- từ một thị trường thứ yếu của công ty – đã chiếm tỷ trọng lớn và có sức ảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty trong giai đoạn này, tăng đến 87,6% sản lượng và 97,63% kim ngạch xuất khẩu so với năm 2010, thu về 1.748 ngàn USD trong năm 2011, tuy chỉ xếp ở vị trí thứ 02 trong nhóm 03 khu vực thị trường nhưng giá trị xuất khẩu trong nhóm này tăng nhiều nhất, đến 824 ngàn USD, gần bằng với giá trị xuất khẩu cả năm 2010 do nhóm thị trường này mang lại. Còn khu vực châu Á đạt 802 tấn, chiếm 22,6% tổng sản lượng, tăng 480 tấn, tương đương tăng 59,85% so với năm 2010, làm cho kim ngạch tăng 147%. Tóm lại, trong năm 2011 do sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu tại EU và gia tăng sản lượng xuất khẩu sang các thị trường mới đã kéo theo sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu thu về theo thị trường của công ty, tình hình xuất khẩu năm 2011 như một bước ngoặc mới cho xuất khẩu bánh phồng tôm của công ty, do có nhiều sự thay đổi trên thị trường tiêu thụ, đó có thể là cơ hội nếu công ty biết tận dụng và phát triển phù hợp, nhưng nó cũng là thách thức khi công ty phải thích ứng với việc xuất khẩu sang các thị trường mới, nếu không thể thích ứng và phù hợp với môi trường mới thì nó là rủi ro rất lớn, đồng thời do sự cạnh tranh mạnh mẽ của “đại gia” bánh phồng tôm – Sa Giang trong thị trường EU, vốn là thị trường chính của Sa Giang, làm cho công ty gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này, nhất là khi tình hình kinh tế khhu vực lại gặp nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu chỉ tập trung vào những sản phẩm thiết yếu, hạn chế hoặc không sử dụng các mặt hàng thứ yếu.

Bảng 4.6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2010-2012

Thị trường xuất khẩu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Sản lượng xuất khẩu ĐVT: tấn

EU 1.476 58,80 1.410 39,80 1.450 37,96 (66) (4,68) 40 2,84

Châu Á 322 12,80 802 22,60 871 22,80 480 59,85 69 8,60

Các thị trường khác 710 28,40 1.332 37,60 1.499 39,24 622 46,70 167 12,54

Tổng 2.508 100,00 3.544 100,00 3.820 100,00 1.036 29,23 276 7,79

Kim ngạch xuất khẩu ĐVT: ngàn USD

EU 1.756 58,40 1.748 39,50 1.833 41,50 (8) (0,46) 85 4,86

Châu Á 410 13,60 1.015 20,70 1.020 21,40 605 147,56 5 0,49

Các thị trường khác 844 27,00 1.668 39,80 1.808 37,10 824 97,63 140 8,39

Tổng 3.010 100,00 4.431 100,00 4.661 100,00 1.421 47,21 230 5,19

Bảng 4.7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 06T/2012 – 06T/2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

6T/2012 6T/2013 6T.2013/6T.2012

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Sản lượng xuất khẩu ĐVT: tấn

EU 780 37,41 940 37,95 160 20,51

Châu Á 339 16,26 484 19,54 145 42,77

Các thị trường khác 966 46,33 1053 42,51 87 9,01

Tổng 2.085 100,00 2.477 100,00 392 18,80

Kim ngạch xuất khẩu ĐVT: Ngàn USD

EU 979 37,87 1.179 38,23 200 20,43

Châu Á 417 16,13 604 19,58 187 44,84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thị trường khác 1.189 46,00 1.301 42,19 112 9,42

Sang năm 2012, trên đà tăng trưởng và những mối quan hệ với khách hàng đã được thiết lập khá tốt, công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường mới nổi, tuy không giành vị trí hàng đầu, nhưng nhóm các thị trường khác lại là thị trường nổi bật nhất, khi đạt sản lượng 1.499 tấn tương đương kim ngạch 1.808 ngàn USD. Tiếp theo, Thị trường EU bắt đầu tăng trưởng trở lại 4,86%, chiếm tỷ trọng 39,33% về kim ngạch, tương đương 1.833 ngàn USD, nhưng các thị trường truyền thống trong khối lại không có xu hướng tăng, nguyên nhân tăng trưởng từ các thị trường mới trong khối này.Tương tự với các thị trường khác, thị trường Châu Á có mức tăng nhẹ về sản lượng 8,6%, tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu đạt 22,8%. Thị trường Châu Á có mức tăng trưởng không đáng kể 0,49% đạt 1.020 ngàn USD.

Trong 06 tháng đầu năm 2012 thị trường EU chỉ chiếm 37,87% tương đương 979 ngàn USD, do hoạt động xuất khẩu sang các nước thị trường này trở nên khó khăn, khi một loạt các ngân hàng bị hạ mức tín nhiệm, và một số khác thì phá sản, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng mang lại nhiều rủi ro. Có sự chuyển dịch cơ cấu về tỷ trọng giửa thị trường EU và thị trường khác, chiếm 46% tương đương 1.189 ngàn USD, và công ty tập trung khai thác vào cả những tháng cuối năm, nhờ đó hạn chế được những rủi ro do các thị trường chủ lực Châu Á mang lại, nhiều hợp đồng xuất khẩu bị hủy.

Sang 06 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 499 ngàn USD, tương ứng tăng 19,3% so với cùng kỳ 2012, đạt 3.084 ngàn USD. Trong đó, EU bắt đầu tăng tỷ trọng 38,23% tương đương 1.179 ngàn USD. Trong giai đoạn này, nhóm các thị trường khác luôn tạo nét nổi bật, khi kim ngạch vượt qua mặt các nước EU với kim ngạch 1.301 ngàn USD, dẫn đến tỷ trọng chiếm khá cao 42,19%, tuy vậy công ty đang gặp khó khăn trong việc phân phối sản phẩm tại các thị trường mới, khả năng thích ứng ở các thị trường này tốt nhưng cần có thời gian để đi vào ổn định. Còn khu vực Châu Á đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 03 năm qua tăng 44,84% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 604 ngàn USD chiếm 19,58% kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu bánh phồng tôm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 44)