06T/2013
Trong hoạt động của công ty, việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng cuối cùng của một năm. Để từ đó biết được công ty kinh doanh có lợi nhuận hay không lợi nhuận, nhằm tìm ra bước đi cho kế hoạch hoạt động của năm sau để công ty hoạt động có hiệu quả.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 163.893 248.955 294.652 85.062 51,90 45.697 18,36 Chi phí 145.289 215.189 247.516 69.900 48,11 32.327 15,02 Lợi nhuận 18.604 33.766 47.136 15.162 81,50 13.370 39,60
Nguồn: Báo cáo Tài chính 2010, 2011, 2012
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 06T/2012-06T/2013
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 6T/2012 6T/2013 6T.2012/6T.2013 Số tiền % Doanh thu 147.326 222.457 75.131 51,00 Chi phí 123.759 196.261 72.502 58,58 Lợi nhuận 23.567 26.196 2.629 11,16
Nguồn: Báo cáo Tài chính 06T/2012, 06T/2013
3.2.2.1 Doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh thu của công ty Bích Chi bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính và những khoản thu nhập khác.
Doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu từ hoạt động bán hàng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu (chiếm khoảng 98%), do Bích Chi là công ty kinh doanh sản xuất là chính nên doanh thu từ hoạt động bán hàng cao nhất trong toàn doanh thu của công ty. Nhìn chung, doanh thu của công ty tăng qua các năm, trung bình doanh thu tăng 34%/năm, do công ty tăng sản lượng sản xuất nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, năm 2012 có doanh thu cao nhất với giá trị 294.652 triệu đồng.
Năm 2010, doanh thu đạt 163.893 triệu đồng thấp nhất trong 3 năm, do các đối thủ cạnh tranh như Vina Acecook, Vifon, Thiên Hương, Colusa,… đã đẩy mạnh đầu tư các sản phẩm mới cùng loại tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, nên công ty gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2011, với việc tập trung vào sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhờ việc tìm kiếm các thị trường mới và nâng cao sản lượng xuất khẩu sang thị trường truyền
ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng
thống, doanh thu của công ty đạt 248.955 triệu đồng, với mức tăng trưởng khá kinh ngạc tăng đến 51,9% tương đương 85.062 triệu đồng so với năm 2010, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình.
Sau mức tăng trưởng kinh ngạc năm 2011, tình hình sản xuất công ty năm 2012 đi vào ổn định, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, tổng doanh thu tăng 18,4%, trong đó doanh thu bán hàng đạt 293.015 triệu đồng (tăng 19%). Doanh thu qua từng tháng có tăng so với cùng kỳ ổn định, trong những tháng đầu năm có chuyển biến tốt so với cùng kỳ 2011, điển hình là 06 tháng đầu năm tăng 25%, tương đương với 147.326 triệu đồng.
Đến 06 tháng năm 2013, có nhiều khó khăn cho ngành thực phẩm, nhất là các sản phẩm từ bột và gạo, với các vụ bê bối về hóa chất cấm có trong thực phẩm như Tinopal, gây xôn xao dư luận và làm người tiêu dùng mất lòng tin. Nhưng là một thương hiệu lâu đời, có uy tín trong ngành thực phẩm nên công ty giữ chân được người tiêu dùng và đạt mức doanh thu 222.257 triệu đồng, tăng trưởng 51% so với cùng kỳ 2012. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu, công ty khẳng định thương hiệu Bích Chi và khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.
3.2.2.2 Chi phí
Các khoản chi phí của doanh nghiệp bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và các chi phí khác, trong đó giá vốn hàng bán là chủ yếu. Nhìn chung, chi phí của công ty qua 3 năm 2010-2012 đều tăng, tốc độ tăng trung bình giai đoạn này hơn 30,4%/năm.
Và như chúng ta đã biết chi phí là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của bất cứ một tổ chức kinh tế nào. Mở rộng hoạt động để tăng thu nhập ắt hẳn các khoản chi phí cũng phải tăng theo. Theo số liệu có được ta thấy tình hình, tốc độ tăng chi phí cũng tương đương như doanh thu 48,1% năm 2011 và 15% trong năm 2012. Năm 2011, chi phí của công ty là 215.189 triệu đồng chênh lệch lớn so với năm 2010 đến 69.900 triệu đồng (tăng 48,1%), trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất 188.642 triệu đồng, tăng đến 50,5%. Nguyên nhân, do lạm phát năm 2011 tăng cao ở mức 18,58%, với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là nguyên liệu chính bột mì tăng cao 200% trong cuối năm 2010, do Trung Quốc thu mua mạnh mặt hàng này và công ty cũng đồng thời tăng sản xuất nên làm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Đến năm 2012, chi phí tăng 15% so với năm 2011, nhưng chi phí cao nhất trong 3 năm với tổng chi phí 247.516 triệu đồng, trong đó chi phí bán
hàng 24.751 triệu đồng tăng 67,5%, do công ty đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng, nâng cao vị thế sản phẩm trong lòng người tiêu dùng nên chi phí bán hàng tăng mạnh so với những năm trước. Ngoài ra, do tình hình lạm phát giảm xuống nên giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ hơn 10%, và cho thấy tình hình sản xuất của công ty cũng đi vào ổn định, chỉ tăng nhiều ở những tháng đầu năm.
Đến 06 tháng năm 2013, chi phí tăng mạnh lên tới 58%, do chi phí bán hàng tăng mạnh. Ngoài ra, do sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất sản phẩm làm cho một số mặt hàng hư hỏng, không đạt yêu cầu chất lượng bị cắt bỏ, dẫn đến chi phí tăng theo.
3.2.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của một công ty. Công ty cũng như các tổ chức kinh tế khác, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, chính sách điều hành của các nhà lãnh đạo công ty hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế, thu nhập, chi phí phát sinh,...
Từ số liệu bước đầu cho ta thấy lợi nhuận của công ty tăng dần qua 3 năm, ở năm 2010 mức lợi nhuận đạt mức 18.604 triệu đồng sang năm 2011 mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, tăng lên 15.162 triệu đồng tương đương 81,5% do tốc độ tăng trưởng về doanh thu 51,9% tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí 48,1% trong năm 2011 nguyên nhân cốt lõi là hiệu quả của chính sách kinh doanh của công ty, đầu tư phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa và nước ngoài. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả.
Bước sang năm 2012, do còn tác động của những chính sách khá hiệu quả của năm 2011, nên lợi nhuận trong năm 47.136 triệu đồng, và vẫn đạt mức tăng trưởng cao đến 39,6%, doanh thu tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn so với chi phí, nên lợi nhuận tăng trưởng cao. Trong những tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 23.567 triệu đồng, tăng đến 88% so với cùng kỳ năm 2011, hoạt động kinh doanh của công ty trong những tháng này khá hiệu quả, đóng góp lớn vào lợi nhuận cả năm 2012. Tiếp đến nửa năm 2013, lợi nhuận đạt 26.196 triệu đồng, tăng 11,25% so với cùng kỳ năm 2012, tuy tốc độ tăng trưởng đầu năm 2013 không đáng kể và phấn khởi như cùng kỳ 2012, nhưng trước những khó khăn như hiện tại thì mức tăng trưởng này được xem là đáng mừng và thành công của công ty. Thời gian sắp tới thì phía công ty nên đưa thêm các chính sách để nâng cao khả năng cạnh tranh, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của
3.2.3 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Mục tiêu: Công ty trở thành doanh nghiệp có giá tri thương hiệu vững mạnh, uy tín nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với việc xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng , thương hiệu trong lòng nhân viên, xây dựng thương hiệu uy tín trong mắt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế.
Công ty định hướng chú trọng cân đối nguyên vật liêu đầu vào, nhằm ổn định giá cả thành phẩm đầu ra, đồng thời mở rộng thị trường và liên kết bền vững với khách hàng tiềm năng.
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH PHỒNG TÔM TẠI CÔNG TY BÍCH CHI
Mặc dù bánh phồng tôm không phải là mặt hàng truyền thống của công ty, do mặt hàng này chỉ được đầu tư phát triển từ năm 2003, nhưng trong bốn năm gần đây việc kinh doanh bánh phồng tôm đã đóng góp một nửa lợi nhuận của công ty, trong đó nhiều nhất từ xuất khẩu, điển hình chỉ 6 tháng đầu năm 2011 mặt hàng này đã đóng góp hơn 6 tỷ đồng vào lợi nhuận công ty. Vì vậy, trong đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng bánh phồng tôm của công ty là chủ yếu.
4.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BÁNH PHỒNG TÔM CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.1.1 Sơ lược về sản phẩm và hình thức xuất khẩu bánh phồng tôm
4.1.1.1 Các loại bánh phồng tôm xuất khẩu của công ty
Bánh phồng tôm xuất khẩu là một dòng sản phẩm gồm nhiều loại khác nhau (bánh phồng tôm, bánh phồng cua, bánh phồng mực, bánh phồng chay), trong đó loại bánh phồng tôm xuất phát là sản phẩm duy nhất được sản xuất trong mặt hàng bánh phồng tôm của công ty, nhưng với việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu, công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các loại bánh phồng,… thông qua nhận thức về khẩu vị, thói quen ăn uống và sở thích của những nhóm khách hàng khác nhau (các nước Châu Âu ưa chuộng các sản phẩm từ cá ba sa, Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm từ tôm, mực, một số ít ở khu vực Châu Á có thói quen ăn chay, hay ăn kiêng…). Vì vậy, các sản phẩm như bánh phồng cá ba sa, bánh phồng cua, bánh phồng mực, bánh phồng chay dần được đầu tư và phát triển, các sản phẩm này có cùng công ty dụng, đặc tính giống nhau, chỉ khác nhau về hương vị, bao bì sản phẩm phù hợp với sở thích từng nhóm khách hàng khác nhau. Việc gia tăng các loại sản phẩm này nhằm thỏa mãn nhu cầu, giữ vững thị trường trước các đối thủ khác và các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm này có xu hướng tăng tỷ trọng qua các năm, từ 8% trong năm 2010, đến năm 2012 tăng lên 13%. Với nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và sáng tạo đến 06 tháng đầu năm 2013, các sản phẩm khác (bánh phồng cua, mực, cá ba sa, chay…) đã nhận được sự đón nhận tại nhiều thị trường (chiếm 20% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty). Còn sản phẩm bánh
phồng tôm, vẫn được công ty nhận định là loại sản phẩm xuất khẩu chính của công ty, biểu hiện là tỷ trọng qua các năm trên 80%.
Bảng 4.1: Sản phẩm bánh phồng xuất khẩu giai đoạn 2010 đến 06/2013
Sản phẩm Năm 2010 2011 2012 6T.2013 Sản phẩm chính (bánh phồng tôm) 92% 90% 87% 80% Sản phẩm khác (bánh phồng cua, mực, cá ba sa, chay…) 8% 10% 13% 20%
Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Hình 4.1 Các loại bánh phồng xuất khẩu tiêu biểu của công ty
Bánh phồng tôm (sản phẩm chính) gói 200 g
Bánh phồng cua gói 200 g
Bánh phồng cá ba sa gói 200 g Bánh phồng chay Bánh phồng đã chế biến
Về bao bì và cách đóng gói sản phẩm xuất khẩu, bánh được lựa chọn xong cho vào túi PE với mục đích bảo quản, tránh bị ẩm, tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm được đóng gói theo nhiều dạng khác nhau, chủ yếu có hai dạng cơ bản: các hộp bánh này được xếp vào thùng carton cứ 55 hộp 200 g cho một thùng carton và 12 hộp 1 kg cho một thùng carton. Sau đó dán keo lại cẩn thận, thật kín miệng thùng. Mẫu bao bì được thiết kế riêng biệt, nhằm thể hiện sự am hiểu và sự quan tâm đến văn hoá của từng thị trường khác nhau. Trên bao bì ghi tên của công ty, in nhãn hiệu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về quy định về nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu và yêu cầu của nước nhập khẩu và khách hàng.
4.1.1.2. Về hình thức xuất khẩu bánh phồng tôm
Nhờ công ty được thành lập lâu đời với việc xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như bột, bánh phở, hủ tiếu, nên công ty có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu và am hiểu về thị trường, đặc biệt là các thị trường truyền thống (Anh, Pháp, Nhật Bản), tạo điều kiện và uy tín cho hoạt động xuất khẩu bánh phồng tôm thuận lợi, khối lượng xuất khẩu hàng năm như đã phân tích không cao, nhưng duy trì ở mức ổn định. Ngoài ra, công ty đã có thể thực hiện thường xuyên các hoạt động phục vụ cho hình thức xuất khẩu trực tiếp như khảo sát thị trường, trực tiếp vận chuyển. Công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua các đối tác cũ giới thiệu, chủ động tìm đến khách hàng và giới thiệu sản phẩm của mình. Đến nay, công ty đã có nhiều bạn hàng lớn, thường xuyên và ưa chuộng sản phẩm của công ty. Công ty xuất khẩu trực tiếp qua một số khách hàng nước ngoài: Links Korea CO.Ltd, Royal Foods – Paris, Kwan Yick (UK) Limited,… Công ty thực hiện hình thức xuất khẩu trực tiếp mặt hàng bánh phồng tôm thu về trên 60% giá trị xuất khẩu hàng năm.
Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty cũng sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp, nhằm hạn chế những sai lầm gặp phải tại các thị trường mới, Khối lượng mặt hàng ít, riêng rẽ không đủ bù đắp được chi phí phát sinh như: thủ tục hải quan, thuế, điều tra thị trường trong việc thâm nhập thị trường mới. Qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012, hình thức xuất khẩu gián tiếp có xu hướng tăng, nguyên nhân là do công ty thực hiện mở rộng thị trường, xuất khẩu sang các thị trường mới, chưa am hiểu sâu và tìm kiếm khách hàng từ các thị trường này. Cụ thể, năm 2010 xuất khẩu gián tiếp chiếm 33,46% giá trị xuất khẩu, đến năm 2012 tỷ trọng xuất khẩu gián tiếp chiếm gần 39%.
66,54 33,46 62,90 37,10 61,06 38,94 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00 2010 2011 2012
Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu trực tiếp
(%)
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, 2013
Hình 4.2 Cơ cấu giá trị xuất khẩu bánh phồng tôm theo hình thức xuất khẩu 2010 – 2012
Hai hình thức xuất khẩu trên đều mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho công ty, nhưng công ty cần hạn chế xuất khẩu gián tiếp ở mức nhất định, bằng cách tìm hiểu về các thị trường mới, nâng cao xuất khẩu sang các thị trường này.
4.1.2. Sản lượng xuất khẩu
Nhằm phản ánh cụ thể quy mô, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu bánh phồng tôm của công ty, ngoài việc phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, còn kết hợp so sánh sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu mặt hàng này.
Qua bảng 4.1, cho thấy sản lượng xuất khẩu bánh phồng tôm qua các năm đều tăng và chiếm tỷ trọng trên 90% tổng sản lượng sản xuất mặt hàng này của công ty. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 2.508 tấn chiếm 90,9% sản lượng bán ra, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa chỉ đạt 250 tấn, bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu.
Sang năm 2011, tỷ trọng sản lượng xuất khẩu chiếm 90,1% sản lượng bán ra tương đương 3.544 tấn, do tốc độ tăng đến 41,3% so với năm 2010. Sản lượng bán nội địa có mức tăng trưởng 56% đạt 390 tấn, tỷ trọng trong cơ cấu kinh doanh mặt hàng này chỉ 9,9% do người tiêu dùng trong nước