kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi

96 710 0
kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH --------  -------- TẠ NGỌC THANH KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 8 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH --------  -------- TẠ NGỌC THANH MSSV: LT11245 KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VÕ THÀNH DANH Tháng 8 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Em chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy chúng em tận tình trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Thành Danh đã chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành tốt luận văn của mình. Em kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc và toàn thể các Anh, Chị trong phòng kế toán. Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, kế toán trưởng công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi đã cung cấp số liệu cho em hoàn thành tốt luận văn và có cơ hội tiếp xúc công tác kế toán thực tế để em nắm vững thêm kiến thức đã học ở trường. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô và Ban Giám Đốc Công ty giúp em khắc phục được thiếu sót và khuyết điểm của mình. Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Anh Chị đang công tác tại Công ty có sức khỏe dồi dào và thành công trong công việc của mình. Cần Thơ, ngày... tháng… năm 2013 Sinh viên thực hiện TẠ NGỌC THANH i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2013 Sinh viên thực hiện TẠ NGỌC THANH ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1.............................................................................................................1 GIỚI THIỆU...........................................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung ...........................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................1 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................2 1.3.1 Phạm vi không gian....................................................................................2 1.3.2 Phạm vi thời gian........................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................2 CHƯƠNG 2.............................................................................................................3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................3 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .........................................................................3 2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.......................3 2.2 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM..................................................................................................................7 2.2.1 Kế toán tính giá thành sản phẩm...............................................................7 2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ........................................................14 2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm...................................................15 2.3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH..................................................19 2.3.1 Nội dung phân tích ...................................................................................19 2.3.2 Trình tự thực hiện ....................................................................................19 2.3.3 Phân tích biến động..................................................................................20 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................24 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................24 2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................24 CHƯƠNG 3...........................................................................................................27 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI........................................................................................................................27 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY...............................................27 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty..........................................27 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.....................................28 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty ...........................................................28 3.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh...............................................................34 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................34 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..............37 3.3.1 Thuận lợi...................................................................................................37 3.3.2 Khó khăn ..................................................................................................38 3.3.3 Định hướng phát triển..............................................................................38 CHƯƠNG 4...........................................................................................................40 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................................40 4.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY .............................................................40 4.1.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.............40 4.1.2 Nguyên tắc tập hợp các loại chi phí .........................................................40 iv 4.1.3 Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm .......................................................41 4.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY..........................................................................................................41 4.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................41 4.2.2 Công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp .........................................48 4.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung............................................................52 4.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ........................................................56 4.2.5 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............................57 4.3 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM........................................................................................58 4.3.1 Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm bột gạo lứt....................................................................58 4.3.2 Phân tích thực trạng chi phí tại công ty ..................................................61 4.3.3 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................66 CHƯƠNG 5...........................................................................................................70 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ...............................................................70 5.1 GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT ......................................................................70 5.2 GIẢM CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP................................70 5.3 GIẢM CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP............................................72 5.4 GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG.......................................................72 CHƯƠNG 6...........................................................................................................74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................74 6.1. KẾT LUẬN.................................................................................................74 6.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................75 6.2.1 Đối với nhà nước ......................................................................................75 6.2.2 Đối với ban lãnh đạo công ty....................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................76 v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 .......................................................................................................35 Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 6 năm 2013 ........48 Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 6 năm 2013 ...............52 Bảng 4.3 Tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 6 năm 2013..........................56 Bảng 4.4 Phân tích biến động giá thành thực tế sản phẩm bột gạo lứt hạt sen tháng 6 năm 2012 và tháng 6 năm 2013..........................................................58 Bảng 4.5 Phân tích biến động tổng sản lượng thực tế thành phẩm bột gạo lứt hạt sen tháng 6 năm 2012 và tháng 6 năm 2013..............................................60 Bảng 4.6 Phân tích chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của nguyên vật liệu sản xuất bột gạo lứt hạt sen.............................................................................62 Bảng 4.7 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thực tế và kế hoạch.................65 Bảng 4.8 Phân tích tình hình biến động chi phí sản xuất chung giữa thực tế và kế hoạch .........................................................................................................66 Bảng 4.9 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 2012 và 6 tháng năm 2013..............................................................................67 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........................................8 Hình 2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ..............................................10 Hình 2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung.....................................................12 Hình 2.4 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên .................................................................................................13 Hình 2.5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ ...................................................................................................................13 Hình 2.6 Sơ đồ khái quát phản ánh không tính giá thành bán thành phẩm ......18 Hình 2.7 Sơ đồ khái quát phản ánh tính giá thành bán thành phẩm .................19 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý ......................................................................29 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ..........................................................31 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ..........................................33 Hình 3.4 Quy trình sản xuất bột gạo lứt hạt sen ..............................................34 Hình 4.1 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................48 Hình 4.2 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ........................................50 Hình 4.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung...............................................54 Hình 4.4 Biến động giá thành bột gạo lứt hạt sen tháng 6 năm 2012 và tháng 6 năm 2013 .......................................................................................................58 Hình 4.5 Biến động chi phí sản xuất qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng năm 2013 ...............................................................................................................67 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH BHTN BHYT BTP CCDC CN CNTTSX CP CPBH CPQLDN CPSXC ĐVSP ĐVT GĐ GTGT HC-KT HĐQT KPCĐ NVL PX PXSX SP SXDD SXKD TP TSCĐ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Bán thành phẩm Công cụ dụng cụ Công nhân Công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí sản xuất chung Đơn vị sản phẩm Đơn vị tính Giai đoạn Giá trị gia tăng Hành chính – Kế toán Hội đồng quản trị Kinh phí công đoàn Nguyên vật liệu Phân xưởng Phân xưởng sản xuất Sản phẩm Sản xuất dở dang Sản xuất kinh doanh Thành phẩm Tài sản cố định viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường tức là chúng ta đã chấp nhận sự chi phối của các qui luật khách quan của nền kinh tế hàng hoá như: qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh,... sự khắc nghiệt của các qui luật kinh tế bắt buộc các doanh nghiệp phải hết sức tỉnh táo trong kinh doanh. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình biện pháp cạnh tranh hoàn hảo hơn nữa và phương hướng hoạt động tốt hơn để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay kinh doanh dịch vụ thì giá thành luôn là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tiềm kiếm lợi nhuận. Giá thành chính là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Mặt khác giá thành còn là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Đảm bảo được việc hoạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí trong doanh nghiệp là yêu cầu có tính liên tục trong quá trình hạch toán. Do đó giá thành với các chức năng vốn có đã trở thành mục tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất sản phẩm. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận dụng các phương thức tổ chức, quản lý kinh doanh sao cho có hiệu quả để hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp có thể tự tin đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh khóc liệt như hiện nay. Từ những nhận thức trên em chọn đề tài “kế toán giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phân tích biến động giá thành và thực trạng chi phí tại Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi. Từ đó đề xuất một số giải pháp để giảm chi phí nhằm hạ giá thành và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm bột gạo lức hạt sen. 1 - Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm bột gạo lứt hạt sen. - Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013. - Qua việc phân tích, hạch toán công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đề ra một số giải pháp giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi ở Thị Xã Sađéc – Đồng tháp. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Đề tài này được thực hiện trong thời gian thực tập từ 29/07/2013 đến 18/11/2013. - Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thực tế của công ty từ năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do giới hạn về mặt thời gian, chi phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Chi phí sản xuất a. Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một kỳ kế toán nhất định (tháng, quý, năm, …). Các khoản chi phí này chủ yếu phát sinh tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, chi phí sản xuất gồm 2 bộ phận: - Chi phí về lao động sống: là những chi phí liên quan đến việc sử dụng lao động như chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí Công đoàn (KPCĐ). - Chi phí về lao động vật hóa: là những chi phí liên quan đến việc sử dụng tư liệu lao động, đối tượng lao động như chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí nguyên vật liệu. b. Phân loại Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Tùy theo việc xem xét chi phí ở gốc độ khác nhau, mục đích quản lý chi phí khác nhau mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp. Sau đây là một số tiêu thức phổ biến:  Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, phân loại căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí SXKD trong kỳ. - Chi phí mua ngoài: là các khoản tiền điện, nước, điện thoại, thuê mặt bằng… 3 - Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí nói trên nhưng đã chi bằng tiền như: chi phí tiếp khách, hội nghị… Ý nghĩa của cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định.  Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: có 2 loại chi phí là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. * Đối với doanh nghiệp sản xuất: gồm 3 loại Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.  Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): tất cả các chi phí có liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí theo quy định. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.  Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Đây là loại chi phí tổng hợp gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất của phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng.  * Đối với doanh nghiệp xây lắp: gồm 4 loại Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tất cả các chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho thi công xây lắp gồm nguyên vật liệu chính (gỗ, gạch, đá, cát, xi măng…), vật liệu phụ (đinh, kẽm, phụ gia…), nhiên liệu (than, củi, dầu lửa…), vật kết cấu (bê tông đúc sẵn, vì kèo lắp sẵn…), giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc (thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sang, truyền dẫn…)  Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương công nhân trực tiếp tham gia công trình trên công trường và lắp đặt thiết bị, tiền công nhúng gạch, tưới nước, tháo dỡ, lắp ghép ván khuôn đà giáo, vận chuyển, khuân vác nguyên vật liệu, máy móc trong lúc thi công…, các khoản phụ cấp thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm,… Tuy nhiên không bao gồm các khoản BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ) của công nhân trực tiếp xây lắp, tiền lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường…  Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài (thuê ngoài sữa chữa máy thi công, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện nước, thuê máy, chi trả cho nhà thầu phụ. Tuy nhiên, không bao gồm các khoản  4 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công. Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nhân viên phân xưởng, tất cả các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của các nhân viên, chi phí vật liệu (vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, dùng cho đội quản lý, chi phí lán trại tạm thời..), chi phí dịch vụ mua ngoài.  - Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Chi phí bán hàng (CPBH): gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm như chi phí quản lý, vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, tiền lương bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ và những chi phí có liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,…  Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN): là gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung của toàn doanh nghiệp. Có thể kể đến các chi phí như: chi phí hành chính, kế toán, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.   Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào. Nó phát sinh trong một thời kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ SXKD, kỳ tính kết quả kinh doanh. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng,… Những chi phí này được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Tóm lại, ở những doanh nghiệp sản xuất thì chi phí phát sinh trong lĩnh vực sản xuất dưới hình thức chi phí sản xuất. Sau đó, chúng chuyển hóa thành giá trị thành phẩm tồn kho chờ bán. Khi tiêu thụ, chúng chuyển hóa thành giá vốn hàng bán được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. Ngược lại, chi phí thời kỳ thì thời kỳ chúng phát sinh cũng chính là thời kỳ ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh. * Phân loại theo các tiêu thức khác  Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Chi phí được chia thành 3 loại + Biến phí + Định phí + Chi phí hỗn hợp 5  Phân loại nhằm ra quyết định + Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp + Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được + Chi phí chênh lệch + Chi phí cơ hội + Chi phí chìm c. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định chi phí phát sinh ở những nơi (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất…) và thời kỳ phát sinh (trong kỳ hay kỳ trước) để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B…) Căn cứ để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: - Địa bàn sản xuất - Cơ cấu tổ chức - Tính chất quy trình công nghệ sản xuất - Loại hình sản xuất và đặc điểm sản phẩm - Yêu cầu quản lý - Trình độ và phương tiện kế toán 2.1.1.2 Giá thành sản phẩm a. Khái niệm Sản phẩm làm ra đã kết tinh trong nó các khoản hao phí vật chất. Định lượng hao phí vật chất để tạo nên một hoặc một số sản phẩm là yêu cầu cần thiết, là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Như vậy giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định.  Công thức tính giá thành được thực hiện như sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá trị Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX khoản = dở dang đầu + phát sinh dở dang - điều chỉnh kỳ trong kỳ cuối kỳ giảm giá thành 6  Công thức chung để tính giá thành đơn vị sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Qua công thức này cho thấy để hạ thấp giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm. b. Phân loại Trong doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): là loại giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này xác định mức độ chi phí giới hạn để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do vậy, có thể nói giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định tại từng thời điểm nhất định. - Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, nó bao gồm cả chi phí kế hoạch, định mức và những chi phí ngoài kế hoạch như chi phí sản phẩm hỏng, thiệt hại trong sản xuất. Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.2.1 Kế toán tính giá thành sản phẩm 2.2.1.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành  Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.  Kỳ tính giá thành tùy theo chu kỳ sản xuất dài hoặc ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp, có thể là cuối mỗi tháng, quý, năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hạng mục công trình… 7 2.2.1.2 Tập hợp chi phí sản xuất a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Khái niệm Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu,… được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.  Tài khoản sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Nguyên tắc hạch toán Nợ TK 621 - Tập hợp chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Có - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho - Kết chuyển chi phí NVLTT vào tài khoản tính giá thành - Kết chuyển chi phí NVL vượt trên mức bình thường vào giá vốn hàng bán Không có số dư cuối kỳ  Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho (02-VT) - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (07-VT)  Sơ đồ hạch toán TK111,112,331 TK 621 TK154(631) Trị giá NVL mua về giao ngay cho bộ phận sản xuất TK152(611) Kết chuyển CPNVLTT vào tài khoản tính giá thành Trị giá NVL xuất kho cho sản xuất sản phẩm Trị giá NVL dùng không hết để lại phân xưởng Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho Hình 2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8 Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như: định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trọng lượng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động… Mức phân bổ = CPNVLTT cho từng đối tượng Tổng trị giá NVL trực tiếp xuất sử dụng X Tổng tiêu thức dùng để phân bổ của các đối tượng Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp  Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ,… tính vào chi phí theo quy định.  Tài khoản sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp  Nguyên tắc hạch toán Nợ TK 622 - Tập hợp chi phí tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương tính theo quy định Có - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tính giá thành - Kết chuyển chi phí nhân công vượt trên mức bình thường vào giá vốn hàng bán Không có số dư cuối kỳ  Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công (01a-LĐTL) - Bảng chấm công làm thêm giờ (01-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL) - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (05-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (06-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài giờ (07-LĐTL) - Hợp đồng giao khoán (08-LĐTL) 9 - Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán (09-LĐTL) - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11-LĐTL)  Sơ đồ hạch toán TK 334 TK 622 TK 154(631) Tiền lương công nhân Trực Tiếp sản xuất TK 335 Trích trước tiền lương Nghỉ phép cho công nhân Kết chuyển chi phí NCTT Vào tài khoản tính giá thành TK 338 Các khoản trích theo lương Tính vào chi phí sản xuất Hình 2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức như: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, …. Mức phân bổ CPNCTT cho từng đối tượng = Tổng tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất Tổng tiêu thức dùng để phân bổ cho các đối tượng X Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng c. Kế toán chi phí sản xuất chung  Khái niệm Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản: + Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý phân xưởng như: quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kế toán thống kê và thủ kho của phân xưởng… 10 + Chi phí vật liệu: bao gồm những nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng để sửa chữa tài sản cố định trong phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm những công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng như khuôn đúc, các bộ gá lắp hoặc giàn giáo, ván khuôn,… + Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm những tài sản cố định thuộc bộ phận sản xuất trong các phân xưởng, các dây chuyền như máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng,… + Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí điện, nước, bưu chính viễn thông,… + Chi phí bằng tiền khác: gồm các khoản chi cho hội nghị, tiếp khách của các phân xưởng sản xuất,… Phần chi phí sản xuất chung cố định được tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí sản xuất chung cố định phân bổ còn thừa được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu phân xưởng sản xuất ra hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ có thể: tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp, tỷ lệ với nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với giờ máy chạy… Mức phân bổ CPSXC cho từng đối tượng Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ = Tổng tiêu thức dùng để phân bổ của các đối tượng Tiêu thức X phân bổ của từng đối tượng  Tài khoản sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung  Nguyên tắc hạch toán Nợ TK 627 - Tập hợp chi phí SXC phát sinh trong kỳ Có - Các khoản ghi giảm chi phí SXC - Kết chuyển chi phí SXC vào TK tính giá thành sản phẩm Không có số dư cuối kỳ 11  Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho (02-VT) - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (07-VT) - Bảng phân bổ tiền lương (11-LĐTL) - Bảng phân bổ khấu hao (06-TSCĐ) - Hóa đơn dịch vụ (05TTC-LL)…  Sơ đồ hạch toán TK 334, 338 TK 627 Lương và các khoản trích TK 111,152,338… Khoản làm giảm CPSXC theo lương nhân viên PX TK 335 Các khoản trích trước TK 632 thuộc phân xưởng sản xuất TK 214 CPSXC phân bổ thừa tính vào CPSXKD Khoản trích khấu hao TSCĐ thuộc PXSX TK 154 (631) TK 142, 242 Phân bổ chi phí phát sinh một lần có giá trị lớn TK 152,153,(611) Kết chuyển CPSXC vào Vật tư xuất sử dụng tài khoản tính giá thành Cho PXSX TK 111,113,331… Chi phí, dịch vụ mua ngoài khác Hình 2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung d. Tổng hợp chi phí sản xuất * Theo phương pháp kê khai thường xuyên  Tài khoản sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 12  Sơ đồ hạch toán TK 621 TK 154 Kết chuyển CPNVLTT TK 111,152,155(phụ) Khoản làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm TK 622 TK 155 (chính) Kết chuyển CPNCTT Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho TK 627 TK 157, 632 Kết chuyển CPSXC Xuất bán ngay hoặc gửi bán không qua kho Hình 2.4 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên * Theo phương pháp kiểm kê định kỳ  Tài khoản sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 631 – Giá thành sản xuất  Sơ đồ hạch toán TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển chi phí Kết chuyển chi phí SXDD đầu kỳ SXDD cuối kỳ TK 621 TK 111,138,611 Kết chuyển CPNVLTT Các khoản làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm TK 622 TK 632 Kết chuyển CPNCTT TK 627 Giá thành sản phẩm hoàn Kết chuyển CPSXC thành nhập kho, xuất bán Hình 2.5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 13 2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.2.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thông thường là >70%. Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau. Chi phí sản xuất sản phẩm = dở dang cuối kỳ CPSX dở dang đầu kỳ + CPNVLTT (chính) thực tế sử dụng Số lượng Sản phẩm hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ 2.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí; từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế. CPSX dở dang CPSX phát sinh Chi phí đầu kỳ + trong kỳ sản xuất = dở dang Số lượng Sản phẩm Số lượng SPDD cuối kỳ hoàn thành + cuối kỳ quy đổi thành SP hoàn thành Trong đó: Số luợng SPDD cuối kỳ quy đổi thành SP hoàn thành = Số lượng SPDD cuối kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi x thành sản phẩm hoàn thành Tỷ lệ hoàn thành được xác định 2.2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Sản phẩm dở dang được đánh giá dựa vào định mức chi phí (hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm. Phương pháp này áp dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. 14 Chi phí sản xuất dở dang = cuối kỳ Số lượng SP dở dang x cuói kỳ Tỷ lệ hoàn thành Định x mức chi phí 2.2.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp 50% chi phí chế biến: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau, các chi phí khác còn lại gọi chung là chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%. CPSX dở dang CPSX phát sinh Chi phí đầu kỳ + trong kỳ sản xuất x Số lượng SPDD x 50% = dở dang Số lượng Số lượng cuối kỳ sản phẩm + sản phẩm x 50% hoàn thành dở dang 2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.2.3.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng ít, sản xuất khối lượng nhiều với chu kỳ ngắn. Tổng giá thành thực = tế SP CPSX CPSX dở dang + phát sinh đầu kỳ trong kỳ Giá thành thực tế đơn vị SP CPSX dở dang cuối kỳ Các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành Tổng giá thành thực tế SP = Số lượng SP hoàn thành Các khoản làm giảm CPSX có thể là: giá trị phế liệu thu hồi hay giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được ngoài định mức cho phép… 2.2.3.2 Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một qui trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất… nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là từng nhóm sản phẩm gắn liền với quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm. Công việc cần làm là quy đổi các sản phẩm khác nhau đó về một loại sản phẩm duy nhất được gọi là sản phẩm chuẩn theo hệ số quy đổi được xác định sẵn. 15 Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn = Tổng giá thành các loại SP chính hoàn thành trong kỳ Tổng SP chuẩn hoàn thành trong kỳ Số lượng từng loại SP chính hoàn thành x Hệ số quy đổi trong kỳ Tổng SP chuẩn = hoàn thành trong kỳ Tổng giá thành = từng loại SP Giá thành đơn vị SP chuẩn x Số lượng SP quy đổi từng loại 2.2.3.3 Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của nhóm SP hoàn thành trong kỳ Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của nhóm SP Giá thành thực tế từng loại SP = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định x Tỷ lệ mức) của từng loại sản phẩm 2.2.3.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Điều kiện sản xuất hích hợp áp dụng phương pháp này là trong cùng một quy trình sản xuất cùng với sản phẩm chính được tạo ra thì sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu) cũng xuất hiện. Để có giá thành sản phẩm chính xác thì cần phải loại trừ sản phẩm phụ. Tổng giá thành thực tế sản phẩm CPSX CPSX CPSX Giá trị Các khoản _ _ _ dở dang sản phẩm làm giảm = dở dang + phát sinh đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phụ CPSX 2.2.3.5 Phương pháp đơn đặt hàng Áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, lao vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến lúc hoàn thành hay giao cho khách hàng. 16 Tổng giá thành thực tế SP từng đợt đặt hàng Giá thành đơn vị SP = = Tổng chi phí sản xuất Giá trị các khoản thực tế tập hợp theo - điều chỉnh giảm đơn đặt hàng giá thành Tổng CPSX thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng Số lượng SP hoàn thành 2.2.3.6 Phương pháp phân bước Phương pháp này được áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước còn gọi là bán thành phẩm là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm và thành phẩm. a. Phương án không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song) - Xác định chi phí sản xuất theo theo tùng khoản mục của từng giai đoạn trong giá thành sản phẩm: CPSX của GĐ2 trong = giá thành SP CPSX của GĐ2 trong = giá thành SP CPSXDDđầu kỳ của GĐ1 trong CPSXDDđầu kỳ từ GĐ1 đến GĐn Số lượng thành phẩm + Số lượng thành phẩm x Số lượng SPDDcuối kỳ từ GĐ1 đến GĐn + CPSXDDđầu kỳ của GĐ2 trong CPSXDDđầu kỳ từ GĐ2 đến GĐn Số lượng thành phẩm CPSX phát sinh trong kỳ của GĐ1 + + CPSX phát sinh trong kỳ của GĐ2 Số lượng SPDDcuối kỳ từ GĐ2 đến GĐn x Số lượng thành phẩm - Tính tương tự đến giai cuối (n) - Chú ý: số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kỳ được tính như sau: Theo mức độ hoàn thành 100%, nếu chi phí sản xuất được sử dụng toàn bộ ngay đầu quy trình sản xuất.  Theo mức độ hoàn thành tương đương, nếu chi phí sản xuất sử dụng theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành.  - Xác định tổng giá thành thực tế đơn vị thành phẩm theo từng khoản mục chi phí: 17 Tổng giá thành thực = tế SP CPSX của GĐ1 trong + giá thành TP CPSX của GĐ2 trong giá thành TP CPSX của GĐn trong giá thành TP + … + - Xác định giá thành thực tế đơn vị thành phẩm theo từng khoản mục chi phí. Giai đoạn 1 (GĐ1) Giai đoạn 2 (GĐ2) Giai đoạn n (GĐn) Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh ở GĐ1 phát sinh ở GĐ2 phát sinh ở GĐn Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất GĐ1 trong TP GĐ2 trong TP GĐn trong TP Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí GIÁ THÀNH THỰC TẾ THÀNH PHẨM Hình 2.6 Sơ đồ khái quát phương án không tính giá thành bán thành phẩm b. Phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự) - Tính giá thành thực tế bán thành phẩm GĐ1:  Đánh giá bán thành phẩm dở dang cuối kỳ GĐ1. Tính giá thành thực tế bán thành phẩm GĐ1: sử dụng phương pháp giản đơn (hoặc phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số).  Tổng giá thành thực tế BTP của GĐ1 = CPSX CPSX dở dang + phát sinh đầu kỳ trong kỳ của GĐ1 của GĐ1 - CPSX dở dang trong kỳ của GĐ1 Các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành của GĐ1 - Tính giá thành thực tế bán thành phẩm GĐ2 (và các giai đoạn tiếp theo): tương tự GĐ1. * Lưu ý: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí GĐ1 và chi phí phát sinh ở GĐ2. - Tính giá thành của thành phẩm giai đoạn cuối. 18 Giai đoạn 1 (GĐ1) Giai đoạn 2 (GĐ2) Giai đoạn n (GĐn) Giá thành bán Giá thành bán thành phẩm GĐ1 thành phẩm GĐn-1 + + + Chi phí chế biến Chi phí chế biến Chi phí chế biến GĐ1 GĐ2 GĐn Giá thành bán Giá thành bán Giá thành Thành phẩm GĐ1 thành phẩm GĐ2 thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hình 2.7 Sơ đồ khái quát phương án tính giá thành bán thành phẩm 2.2.3.7 Phương pháp định mức Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế - kỷ thuật tiên tiến và hợp lý. Giá thành = thực tế Giá thành định mức Chênh ± lệch do ± thay đổi định mức Chênh lệch do thoát ly định mức 2.3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH 2.3.1 Nội dung phân tích Trong phân tích biến động chi phí được thực hiện bằng cách đối chiếu, so sánh sự khác nhau giữa khoản mục chi phí trên kế hoạch và thực tế qua các năm, từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị về sự biến đổi này. 2.3.2 Trình tự thực hiện Thu thập số liệu và xử lý số liệu là bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích. Tài liệu thu thập phải đầy đủ, không mâu thuẫn giữa các số liệu và số liệu phải được thu thập qua các năm hoạt động. Số liệu các biểu bảng, các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở các biểu bảng, đồ thị xác định các chỉ tiêu kinh tế để nêu lên thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhận xét được xây dựng trên cơ sở chênh lệch tuyệt đối đến tương đối và ngược lại. 19 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng của doanh nghiệp, nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kết quả của doanh nghiệp. 2.3.3 Phân tích biến động 2.3.3.1 Phân tích biến đông chung của chi phí sản xuất Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất chính là xem xét sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời xem xét sự biến động về giá thành toàn bộ của các loại sản phẩm các loại sản phẩm, nhằm thấy khái quát tình hình giá thành của toàn doanh nghiệp. Căn cứ vào cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, thì các khoản mục giá thành là các loại chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm, được gọi là chi phí thành phẩm. Khi sản phẩm hoàn thành chúng là giá trị thành phẩm và khi thành phẩm được tiêu thụ chúng trở thành chi phí thời kỳ và là giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Trong giá thành sản xuất gồm ba khoản mục chi phí : + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Mục đích phân tích tình hình biến động chung của các loại chi phí nhằm thấy được sự biến động tăng giảm của chúng trong một khoản thời gian nhất định. Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh. 2.3.3.2 Phân tích biến động của từng khoản mục chi phí trong giá thành Sau khi phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí cần đi sâu phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị để thấy rõ hơn tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm. Các nhân tố ảnh đến sự biến động của các khoản mục giá thành gồm hai nhân tố. Nhân tố phản ánh về lượng và nhân tố phản ánh về giá. + Nhân tố phản ánh về lượng như số lượng nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm, thước đo có thể là mét, kg… của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hoặc số lượng thời gian để sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, thước đo thời gian thường là giờ công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất,… + Nhân tố phản ánh về giá như giá của một mét, giá của một kg… hoặc giá một giờ công lao động… a. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí này bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực… liên quan trực tiếp đến từng quá trình sản xuất sản phẩm. 20 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rõ ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu cho 1 ĐVSP = Mức tiêu hao nguyên x vật liệu cho 1 ĐVSP Đơn giá nguyên vật liệu  Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh để xác định mức độ ảnh hưởng của mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu đến các khoản mục chi phí. * Công thức tính: Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lương thực tế Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng Nếu biến động giá nguyên vật liệu là một chênh lệch âm thì đó là biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, vốn thu mua, kiểm soát được giá nguyên vật liệu hoặc sự chuyển biến thuận lợi từ những nguyên nhân tác động đến giá nguyên vật liệu trong thu mua, và ngược lại. Tương tự, nếu biến động lượng nguyên vật liệu là chênh lệch âm thì đó là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được lượng nguyên vật liệu trong sản xuất hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất chuyển biến thuận lợi, và ngược lại. b. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp được tính trong giá thành sản phẩm, là một trong những khoản mục quan trọng của giá thành nó cũng chính là hao phí lao động chủ yếu tạo ra số lượng và chất lượng sản phẩm. Tùy theo hình thức trả lương, khoản mục chi phí tiền lương công nhân sản xuất được xác định bằng công thức khác nhau và do đó các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng khác nhau. + Trả lương theo thời gian: Chi phí tiền lương = Giờ công hao phí cho 1 ĐVSP + Đơn giá tiền lương cho 1 giờ công + Trả lương theo sản phẩm: đối với hình thức trả lương này đơn giá tiền lương chính bằng khoản mục chi phí tiền lương trong đơn vị sản phẩm. Ảnh hưởng đến chi phí tiền lương có thể do cấp bậc trong công việc thay đổi, đơn giá lương thay đổi, năng suất lao động thay đổi. 21 Trong giá thành sản phẩm sản xuất, khoản mục này cũng chiếm một tỷ lệ quan trọng. Phấn đấu giảm khoản mục chi phí này cũng góp phần đáng kể trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.  Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh xác định mức độ ảnh hưởng của hao phí giờ công cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá tiền lương cho một giờ công. Biến động giá = Biến động lượng = (năng suất) Tổng biến động = Đơn giá giờ công thực tế - Đơn giá giờ công kế hoạch Tổng số giờ thực tế - Tổng số giờ kế hoạch x Tổng số giờ công thực tế x Đơn giá định mức Biến động giá + Biến động lượng (năng suất) Nếu biến động đơn giá nhân công là một chênh lệch âm thì đó là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên nhân tác động đến giá nhân công trong tuyển dụng và sản xuất theo chiều hướng thuận lợi. Nếu biến động đơn giá nhân công là một chênh lệch dương thì biến động này không tốt. Nó thể hiện sự lãng phí, không kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên nhân tác động đến đơn giá trong tuyển dụng, sản xuất tiến triển theo chiều hướng bất lợi. Tương tự, nếu biến động năng suất của chi phí nhân công trực tiếp là chênh lệch âm thì là biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm và kiểm soát được gời công để sản xuất sản phẩm hoặc cho thấy những nguyên nhân tác động đến chi phí nhân công trong sản xuất theo chiều hướng thuận lợi. Và ngược lại, nếu biến động chi phí nhân công trực tiếp là chênh lệch dương thì biến động không tốt nó thể hiện sự lãng phí, không kiểm soát được số giờ công để sản xuất sản phẩm hoặc cho thấy những nguyên nhân tác động theo chiều hướng baát lợi. c. Phân tích khoản mục chi phí sảm xuất chung Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp tính trong giá thành là hai khoản mục có đặc điểm là cụ thể, chiếm tỉ trọng cao và có tính trực tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm sản xuất và là chi phí biến đổi (biến phí), có quan hệ tỉ lệ với sự biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất, nó cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát và dự đoán cách ứng xử của hai khoản mục chi phí này một cách dễ dàng khi có biến động của khối lượng sản xuất. Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, khoản mục chi phí sản xuất chung có đặc điểm sau: - Gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, do đó phải qua phương pháp phân bổ. 22 - Gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận quản lí khác nhau. - Gồm cả biến phí lẫn định phí. Chi phí sản xuất chung biểu hiện những đặc điểm trên cho ta thấy nó là loại chi phí rất khó kiểm soát trong việc ứng xử khi có biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Để có thể kiểm soát được cũng như dự đoán cách ứng xử của chi phí sản xuất chúng ta phải dùng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản xuất chung thành các yếu tố biến phí và định phí. + Biến phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt động sản xuất như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, lương quản lý, chi phí năng lượng… + Định phí sản xuất chung thường bao gồm những khoản mục chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ít hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động sản xuất như lương quản lý, khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính ở phân xưởng sản xuất,... * Phân tích biến động chi phí SXC khả biến Biến động chi phí chung sản xuất khả biến có thể chia thành hai biến động: biến động đơn giá, biến động năng suất. + Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi: Biến động chi phí SXC do chi = phí thay đổi Chi phí Chi phí SXC đơn vị - SXC đơn vị thực tế kế hoạch Số lượng x SPSX thực tế Biến động chi phí sản xuất chung do thay đổi chi phí thường bắt nguồn từ sự thay đổi mức giá của các mục biến phí sản xuất chung như giá nguyên vật liệu gián tiếp, giá nhiên liệu, giá lao động gián tiếp, giá năng lượng,… Biến động biến phí sản xuất chung do thay đổi chi phí nếu là một chênh lệch âm thì đó là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm, kiểm soát được giá biến phí hoặc những nguyên nhân tác động đến mức biến phí sản xuất chung có chiều hướng thuận lợi. Nếu biến động biến phí sản xuất chung là một chênh lệch dương thì biến động không tốt. Điều này cho ta thấy sự lãng phí, không kiểm soát được biến phí hoặc những nguyên nhân tác động đến mức giá biến phí sản xuất chung có chiều hướng bất lợi. + Biến động chi phí sản xuất chung do lượng (năng suất) thay đổi: Biến động chi phí SXC do khối = lượng thay đổi Khối lượng SPSX thực tế 23 - Khối lượng SPSX kế hoạch Chi phí SXC đơn vị x định mức Nếu biến động biến phí sản xuất chung do lượng là một chênh lệch âm tức là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng biến phí sản xuất chung theo chiều hướng thuận lợi. Và ngược lại, nếu biến động biến phí sản xuất chung là một chênh lệch dương thì biến động không tốt thể hiện sự lãng phí hoặc những nguyên nhân tác động đến biến động biến phí sản xuất chung trong sản xuất chuyển biến bất lợi. * Phân tích biến động chi phí SXC bất biến Các chi phí bất biến được định nghĩa là những chi phí không thay đổi cùng với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến một cách rất khác biệt căn bản so với chi phí khả biến là: đối với chi phí khả biến thì nói một cách lý thuyết đơn giá sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, trong khi đơn giá bất biến sẽ giảm đi nếu mức độ hoạt động tăng lên. Vì vậy, cần có một phương pháp tiếp cận khác để nghiên cứu sự biến động của chi phí này. Công thức chung để phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung bất biến: Chi phí SXC Biến động so Chi phí SXC _ = bất biến kế hoạch với kỳ gốc bất biến thực tế 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp thu thập trên các báo cáo tài chính và một số nghiệp vụ chứng từ cụ thể trong 3 năm (2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) của công ty. 2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu  Phương pháp tổng hợp Đây là phương pháp đơn giản nhất bằng các phép tính đơn giản các số liệu được tổng hợp lại để thuận tiện cho việc phân tích các biến động.  Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích biến động về giá thành sản phẩm. Có hai phương pháp so sánh:  Phương pháp so sánh tuyệt đối Là phương pháp mà hiệu số của hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở) nhằm thấy được sự biến động về mặt lượng (mức) của chỉ tiêu cần phân tích. Số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.  F = Ft – F0 24 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoản thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy được mức độ hoàn thành, qui mô phát triển… của các chỉ tiêu kinh tế nào đó.  Phương pháp so sánh tương đối Là tỷ lệ phần trăm của hai chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu của kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của vấn đề cần phân tích. Số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.  F = (Ft / F0) x 100 Từ phương pháp so sánh đó để biết được các nhân tố tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp. Có nhiều loại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà sử dụng thích hợp. - Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra với mức đô thực tế đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chi tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế hoạch mà xí nghiệp phải phấn đấu. Số tương đối Mức độ thực tế đạt được theo kế hoạch x 100% nhiệm vụ = Mức độ thực tế đã đạt được kế hoạch (%) kỳ kế hoạch trước - Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm: là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được kế hoạch đã đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chi tiêu kinh tế. Số tương đối hoàn thành = kế hoạch (%) Mức độ thực tế đạt được trong kỳ Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ kế hoạch trước 25 x 100% - Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển: trong quá trình phân tích nếu áp dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ % có những lúc không đánh giá đúng xu hướng biến động của chỉ tiêu kinh tế. Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển. Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển là mối quan hệ so sánh mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra (hoặc mức độ thực tế đã đạt được ở kỷ trước) đã tính đổi theo hệ số tính chuyển về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Mức độ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính = thực tế đạt được theo hệ số tính chuyển Hệ số Mức độ cần tính đạt được theo x chuyển kế hoạch đề ra - Số tương đối kết cấu: là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí, vai trò của từng bộ phận trong tổng thể. Số tương đối = kết cấu Mức độ đạt được của bộ phận x 100% Mức độ đạt được của tổng thể - Số tương đối động thái: là biểu hiện sự biến động về mức độ của chi tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở hai khoảng thời gian khác nhau, được biểu hiện bằng số lần hoặc số phần trăm (%). Mức độ kỳ nghiên cứu Số tương đối = động thái Mức độ kỳ gốc x 100% Số tương đối động thái có thể tính theo kỳ gốc liên hoàn hoặc cố định tùy theo mục đích phân tích. Nếu là kỳ gốc cố định thì sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu là kỳ gốc liên hoàn thì sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời gian kế tiếp nhau. 26 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi (tên giao dịch Bich Chi Food Company, tên viết tắt BFC) là công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa công ty nhà nước, công ty thực phẩm Bích Chi thành công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi theo quyết định số 968/QĐ-UB-HC ngày 18 tháng 10 năm 2000 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5103000002 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp lần đầu ngày 27 tháng 12 năm 2000. Trong quá trình hoạt động công ty đã 11 lần đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ của công ty từ khi thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh lần thứ nhất là 2.794.000.000 đồng và được thay đổi nhiều lần trong quá trình kinh doanh. Vốn điều lệ công ty thay đổi gần đây là 22.022.600.000 đồng, 33.033.900.000 đồng, 40.245.420.000 đồng. Từ ngày 01.02.2013, vốn điều lệ công ty từ 40.245.420.000 đồng lên 50.306.770.000 đồng. Trụ sở chính của công ty đặt tại 45x1, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Văn phòng đại diện: số 46, đường 7A xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Mã số thuế: 1400371184 Điện thoại: (0673) 861.910 Fax: (0673) 864.674 Email: bchi_bfc@hcm.vnn.vn Từ năm 2001 đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định và ngày càng phát triển, nhất là giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Thành công của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi được chứng minh qua hàng loạt giải thưởng tại các kỳ hội chợ, triển lãm thành tựu kinh tế, sản phẩm đã đạt 10 huy chương vàng về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như: Cúp Vàng Thương Hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà Nông… Với phương châm “Uy tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi đã vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà thực phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… 27 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Là một công ty vừa sản xuất vừa thương mại, trong đó sản xuất là chủ yếu, nên chức năng của công ty là: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước. Ngoài ra còn xuất lương thực, thực phẩm ra nhiều nước trên thế giới. - Do công ty có chức năng thương mại nên công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thực hiện đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán do Bộ Tài Chính quy định, xây dựng kế hoạch kinh doanh toàn diện, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cũng như các nghĩa vụ khác đối với nhà nước. Thực hiện đúng chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chế độ chính sách do nhà nước quy định đối với cán bộ công nhân viên của công ty. Tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. Thường xuyên chủ động áp dụng khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, an toàn, chất lượng, cho người tiêu dùng, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. Được quyền sử dụng vốn, tài sản, lao động của công ty theo chế độ chính sách do nhà nước quy định. Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác thuộc phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của công ty. Được quyền mở tài khoản tại các ngân hàng và có con dấu riêng. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty hiện có 2 nhà máy, 3 phòng chức năng, 5 phân xưởng và văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngủ cán bộ nhân viên: Công ty có trên 20 kỷ sư, trên 20 trung cấp và khoảng trên 400 công nhân có tay nghề cao giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mô hình này giúp phát huy được năng lực, chuyên môn của các bộ phận chức năng, đồng thời đảm bảo được quyền chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo cấp cao của tổ chức. 28 * Sơ đồ bộ máy quản lý TỔNG GIÁM DỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC TỔ LÒ HƠI PHÒNG KỸ THUẬT TỔ CƠ KHÍ QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG CÁC TỔ SẢN XUẤT PHÒNG SX - KD TỔ KCS PHÒNG KẾ TOÁN TỔ BẢO VỆ - VỆ SINH Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý  Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban * Tổng giám đốc: - Là người đại diện quản lý, chịu trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, đúng nghị quyết của hội đồng quản trị, của đại hội cổ đông, điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan. - Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được HĐQT phê duyệt. - Xây dựng và trình HĐQT chuẩn y và chiến lược phát triển, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý công ty, tổ chức thực hiện các phương án đã được phê duyệt. - Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động của công ty. * Phó tổng giám đốc - Tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm - Thực hiện công tác kỹ thuật và chế tạo sản phẩm mới - Cung ứng nguyên vật liệu – vật tư cho sản xuất - Công tác kế toán và điều hành phương tiện vận chuyển * Phòng tổ chức: 29 Tuyển dụng và đào tạo lao động, bố trí điều động quản lý nhân sự, quản lý công tác hành chính, lưu trữ văn thư và chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên. * Phòng kỹ thuật - Cân đối kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng và số lượng. - Xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi công ty đã ký hợp đồng với khách hàng. - Lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng tháng, quý, năm. - Phối hợp với phòng HC- KT theo dõi công nợ, định mức kinh tế, kỹ thuật các hợp đồng kinh tế. - Thực hiện hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm. - Sản xuất thực hiện thí nghiệm mới, nghiên cứu cải tiến quy trình, cải tiến kỹ thuật có hiệu quả. - Tiếp cận nắm bắt thị trường giá cả và đề xuất những giải pháp kịp thời cho ban giám đốc. * Quản đốc phân xưởng: Là bộ phận trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất theo kế hoạch của công ty. * Các tổ sản xuất: thực hiện các thao tác theo chức năng.  Tổ KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm suốt quá trình sản xuất và bảo quản thành phẩm.  Tổ cơ khí: Nghiên cứu chế tạo, vận hành, kiểm tra bao bì, các máy móc thiết bị của công ty.  Tổ bảo vệ - vệ sinh: Bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất. * Phòng kế toán: - Tham gia xây dựng quy chế về tuyển dụng, tuyển chọn đào tạo huấn luyện và đánh giá nhân viên. - Quản lý hồ sơ nhân sự, công văn, lập thủ tục hợp đồng lao động sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân theo đúng quy định. - Thực hiện trả lương và các chế độ, chính sách cho công nhân viên kịp thời đúng quy định. - Thực hiện chế tạo thống kê tài chính theo đúng quy định.  Mối quan hệ giữa các phòng ban 30 - Giữa các phòng ban trong công ty có mối quan hệ làm việc rất chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau trong việc tổ chức sản xuất và điều hành hoạt động của công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc và mỗi phòng ban chịu trách nhiệm một mãng riêng như: - Phòng tổ chức hành chính: tuyển dụng lao động cho các phòng ban khác, đào tạo bố trí lao động và chăm sóc đời sống cho công nhân thuộc toàn công ty. - Phòng kế toán: lập kế hoạch tài chính, tổ chức kế toán cho công ty, số liệu được tập hợp từ các phòng ban khác và cung cấp số liệu cho các phòng ban khác cho công ty. - Phòng kỹ thuật: kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, sữa chữa máy móc thiết bị cho các phòng ban khác. 3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất Quy mô của công ty là sản xuất hàng loạt, cơ cấu tổ chức sản xuất được xây dựng theo dây chuyền thiết bị công nghệ cho phù hợp từng loại và từng nhóm sản phẩm. Công ty nằm trong khu quy hoạch công nghiệp nên cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và thuận lợi trong giao thông. Tổng diện tích sử dụng của công ty là khoảng 40.000 m2, gồm văn phòng làm việc, phân xưởng chế biến, phân xưởng tráng bánh, phân xưởng cơ khí thuộc phường 2 Thị xã Sa Đéc cạnh quốc lộ 80. Cũng là địa điểm chính của công ty. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty chia làm 3 bộ phận chính: - Bộ phận sản xuất chính: gồm các phân xưởng chế biến, phân xưởng tráng bánh. - Bộ phận phục vụ như: kho bãi, vận tải, bốc xếp, nhà ăn,… - Bộ phận phụ trợ như: phân xưởng cơ khí sữa chữa cơ khí, điện, nước trong công ty. 3.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TSCĐ - CCDC KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN THANH TOÁN Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 31 * Công việc phần hành kế toán - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, đôn đốc nhân viên trong việc thực hiện công tác kế toán trước ban giám đốc công ty. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp số liệu, kiểm tra đối chiếu, trình lập kết chuyển các bút toán có liên quan đến tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo kế toán. - Kế toán TSCĐ – CCDC: có nhiệm vụ theo dõi công cụ dụng cụ, giám sát việc tăng giảm tài sản cố định, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến sử dụng tài sản cố định và trích khấu hao đến tài sản cố định. - Kế toán công nợ vật tư hàng hóa: có nhiệm vụ theo dõi và đối chiếu công nợ phải thu phải trả, theo dõi tình hình nguyên vật liệu, giám sát theo dõi tăng giảm hàng hóa mua bán, lập báo cáo tình hình nhập xuất tồn, hư hao vật tư hàng hóa. - Kế toán thanh toán: thực hiện việc kiểm tra chứng từ thanh toán, lập phiếu thu chi thanh toán phát sinh hàng ngày, nhập dữ liệu vào máy tính và lưu trữ chứng từ thanh toán theo đúng quy định. 3.1.3.3 Chế độ kế toán áp dụng - Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến hết 31/12 cùng năm. - Đơn vị tiền tệ: VND - Sổ sách: sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, Sổ kế toán chi tiết, Sổ cái tổng hợp. - Tài khoản: sử dụng bảng hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính. - Báo cáo: áp dụng các loại báo cáo như trong hệ thống báo cáo tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho.  Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng tồn kho cuối kỳ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 3.1.3.4 Hình thức kế toán áp dụng - Hình thức kế toán áp dụng : kế toán ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện trên cơ sở hình thức chứng từ ghi sổ. 32 * Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ  Ghi chú + Ghi hàng ngày : + Ghi cuối tháng hoặc định khì: + Đối chiếu, kiểm tra:  Trình tự ghi sổ Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính Tổng số 33 phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập bảng Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 3.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thực phẩm; Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, thủy sản; Chế biến nông sản; Kinh doanh phòng trọ; Mua bán rượu bia, nước hoa quả, nước ngọt, nước tinh khiết, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, đường sữa, các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột; Mua bán nông lâm sản nguyên liệu; thủy sản, mỹ phẩm, chất tẩy rửa các loại, dụng cụ nhà bếp, bếp gas; Mua bán máy móc và phụ tùng máy nông nghiệp, mô tô, xe máy, phụ tùng và bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy; Mua bán vật liệu xây dựng, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy. 3.1.5 Quy trình sản xuất và sản phẩm của công ty Thực phẩm Bích Chi gồm trên 100 sản phẩm phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng: thực phẩm ăn liền, thực phẩm các loại, thực phẩm chế biến và đóng gói , bột dinh dưỡng, bột gạo lọc, bánh phở, bột bánh xèo… Nguyên liệu (gạo lứt, hạt sen…) Rang, sấy Sàng Thành phẩm Cân, đóng gói, dán nhãn Nghiền nhuyễn Hình 3.4 Quy trình sản xuất gạo lứt hạt sen Trước khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất phải rang hoặc sấy một thời gian từ 1 giờ đến 2 giờ để loại bỏ bớt tạp chất bên ngoài, làm cho nguyên liệu nóng lên để giảm nhẹ cho quá trình nghiền và chuyển sang cân, đóng gói, dán nhãn và cuối cùng là bột thành phẩm. 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 34 Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 1. Doanh thu BH và CCDV Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 6 tháng 2012 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền % 161.826 246.270 294.849 134.138 147.424 84.444 52,18 48.579 19,73 13.286 9,90 591 1.029 1.833 453 916 438 74,20 804 78,03 463 1,02 3. Doanh thu thuần 161.235 245.241 293.016 133.685 146.508 84.006 52,10 47.774 19,48 12.823 9,59 4. Giá vốn hàng bán 125.368 188.642 208.058 95.635 102.029 63.274 50,47 19.416 10,29 6.394 6,68 35.867 56.599 84.958 38.050 44.479 20.732 57,80 28.359 50,10 6.429 16,89 6. Doanh thu hoạt động TC 1.420 2.524 1.276 598 638 1.104 77,77 (1.248) (49,45) 40 6,69 7. Chi phí tài chính 1.005 2.753 1.960 810 980 1.748 173,83 (793) (28,82) 170 20,90 881 2.235 1.654 610 827 1.354 153,51 (581) (26,02) 217 26,24 11.987 14.779 24.751 10.619 12.375 2.792 23,28 9.972 67,47 1.756 16,53 9. Chi phí quản lý DN 6.614 9.014 12.117 4.613 6.058 2.400 36,28 3.103 34,42 1.445 31,32 10. Lợi nhuận HĐKD 17.681 32.577 47.406 22.606 25.704 14.896 84,48 14.829 45,52 3.098 13,70 1.235 161 361 198 180 (1.074) (86,95) 200 124,22 (18) (9,11) 12. Chi phí khác 312 0,993 631 315 200 (311) (99,68) 630 63.444,81 (115) (36,55) 13. Lợi nhuận khác 923 160 (270) (116) (20) (763) (82,64) (429) (268,09) 96 (82,75) 18.604 32.737 47.136 22.489 25.684 14.133 75,97 14.399 43,98 3.195 14,06 15. Chi phí thuế TNDN 3.053 4.148 8.327 4.461 5.752 1.095 35,87 4.179 100,74 1.291 28,92 16. Lợi nhuận sau thuế 15.551 28.589 38.809 18.028 19.932 13.037 83,84 10.219 35,75 1.904 10,56 2. Các khoản giảm trừ DT 5. Lợi nhuận gộp - Trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 11. Thu nhập khác 14. Tổng LN TT Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010, 2011, 2012, 6 tháng 2013 35 Qua bảng 3.1 cho thấy công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả đạt được mục tiêu nâng cao lợi nhuận, biểu hiện rõ rệt nhất là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt 245.241 triệu đồng tăng 84.006 triệu đồng với tỷ lệ tăng 52,10% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng và công ty đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới ngày càng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng kéo theo tăng sản lượng tiêu thụ, vì thế làm cho doanh thu thuần ngày càng tăng từng bước hoàn thành mục tiêu công ty đề ra. Đến năm 2012 doanh thu tăng khá nhanh đạt 293.016 triệu đồng tăng 47.774 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,48% so với năm 2011. Đây là biểu hiện tích cực, chứng tỏ người tiêu dùng ngày càng vững tin vào sản phẩm của công ty. Năm 2013 công ty dự kiến tăng lợi nhuận từ 38 tỷ đến 40 tỷ nên chỉ trong 6 tháng đầu năm doanh thu thuần tăng 12.823 triệu đồng, công ty bước đầu thực hiện được mục tiêu đề ra. Bên cạnh việc tăng doanh thu khá nhanh thì giá vốn hàng bán cũng biến động mạnh theo doanh thu bán hàng qua các năm đặc biệt năm 2011 tăng 63.274 triệu đồng, tỷ lệ tăng 50,47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ tăng, cùng với giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng và lạm phát tăng làm đồng tiền mất giá dẫn đến chi phí nhân công tăng làm giá thành tăng. Do doanh thu thuần và giá vốn cũng tăng mạnh nhất vào năm 2011 nên làm cho lợi nhuận gộp tăng mạnh với số tiền là 20.731 triệu đồng tỷ lệ tăng là 57,8% nhanh hơn so với năm 2010. Theo đó, năm 2012 lợi nhuận lợi nhuận gộp tăng 28.359 triệu đồng tỷ lệ tăng 50,10%, đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận gộp tăng lên 6.429 triệu đồng tỷ lệ tăng 16,89%. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng nhanh hơn so với giá vốn nên khoản lợi nhuận gộp tăng lên nhanh chóng, đây là biểu hiện tích cực hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh nhất vào năm 2011 đạt 2.524 triệu đồng tăng 1.104 triệu đồng với tỷ lệ đạt 77,97% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính biến động theo chiều hướng ngược lại giảm 1.248 triệu đồng tỷ lệ giảm 49,45% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty có lãi nhiều nên cho vay và đem tiền gửi vào ngân hàng lấy lãi, nhưng đến năm 2012 công ty ít cho vay lại để có nguồn vốn tập trung hoàn thành kế hoạch năm 2013. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tài chính tăng 40 triệu đồng tỷ lệ tăng 6,69% là do công ty hoạt động có lãi nên tiếp tục cho vay nhưng thấp hơn so với năm 2011. Đây là biểu hiện tốt thể hiện khả năng tài chính của công ty. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý biến động theo thời gian theo chiều hướng tăng dần đặc biệt vào năm 2012, chi phí bán hàng tăng lên 67,47% so với năm 2011 với số tiền tăng là 9.972 triệu đồng, trong khi năm 2011 chỉ tăng 2.792 triệu đồng so với năm 2010. Chi phí tăng lên nhanh chóng là do chi phí nhân viên bán hàng tăng cùng với chi phí quảng cáo, tiếp thị tăng lên để đạt mục tiêu doanh thu đề ra. Còn chi phí quản lý cũng tăng nhưng chậm hơn chi phí bán hàng, cụ thể năm 2011 tăng 2.400 triệu đồng tỷ lệ tăng 36,28% so với năm 2010, đến năm 2012 chi phí có tăng nhưng biến động không mạnh so với chi phí bán hàng với số tiền 3.103 triệu đồng tỷ lệ tăng 36 34,42% so với năm 2011. Chủ yếu do chi phí nhân viên quản lý tăng nhanh cùng với chi phí bằng tiền khác tăng theo. Điều này cho thấy công ty sử dụng chi phí chưa phù hợp kéo đến 6 tháng năm 2013 chi phí quản lý tăng 1.445 triệu đồng tỷ lệ tăng 31,32%. Chi phí tài chính biến động mạnh nhất vào năm 2011 tăng 173,83%, số tiền tăng 1.748 triệu đồng so với năm 2011 do công ty huy động vốn thêm từ các tổ chức tín dụng để đầu tư thêm dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đến năm 2012 thì chi phí tài chính giảm xuống đáng kể số tiền 793 triệu đồng do công ty ít vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng 170 triệu đồng tỷ lệ tăng 20,98% do công ty muốn huy động vốn để đầu tư cho dây chuyền sản xuất bánh hỏi, mở rộng mặt hàng sản phẩm của công ty. Lợi nhuận khác qua các năm biến động liên tục theo chiều hướng giảm dần, thấy rõ nhất là năm 2012 lợi nhuận khác giảm 429 triệu đồng tỷ lệ giảm là 268,08% so với năm 2011. Còn chi phí năm 2011 giảm đáng kể số tiền là 311 triệu đồng tỷ lệ giảm 99,68% so với năm 2010 do công ty bớt thanh lý tài sản cố định và các khoản nộp phạt cũng giảm nhanh chóng nhưng đến năm 2012 chi phí khác tăng vượt trội với số tiền 631 triệu đồng tỷ lệ tăng 63.444,81% so với năm 2011 nguyên nhân do chi phí mua ngoài cùng với chi phí thanh lý tài sản tăng lên nhanh chóng làm lợi nhuận khác giảm 270 triệu đồng vào năm 2012. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận khác tăng nhanh chóng tăng 96 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là do lợi nhuận khác 6 tháng năm 2012 giảm 116 triệu đồng. Nhìn chung tình hình lợi nhuận khác tăng giảm qua các năm đặc biệt năm 2012. Lợi nhuận trước thuế là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác tạo ra, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu nên lợi nhuận trước thuế của công ty đạt hiệu quả cao nhất là năm 2012 đạt 47.136 triệu đồng. Còn về biến động tổng lợi nhuận trước thuế qua các năm thì năm 2011 biến động mạnh tăng 14.133 triệu đồng tỷ lệ tăng 75,97% so với năm 2010, còn năm 2012 tăng 14.399 triệu đồng tỷ lệ tăng 43,98%, và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3.195 triệu đồng tỷ lệ tăng 14,06%. Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp phụ thuộc vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng dần lên cụ thể năm 2011 tăng 13.037 triệu đồng tỷ lệ tăng 83,84%, năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 10.219 triệu đồng tỷ lệ tăng 35,75% so năm 2011, 6 tháng 2013 tăng 1.904 triệu đồng so với 6 tháng năm 2012 tăng 10,56%. 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.3.1 Thuận lợi - Có vị trí thuận lợi: tiếp giáp với ngã tư Quốc lộ 80, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. 37 - Nội bộ công ty luôn đoàn kết và thống nhất, có ý tưởng và sáng kiến mới để phát triển sản phẩm của công ty. - Công nghệ sản xuất tiên tiến, công suất lớn có đủ khả năng để đáp ứng thị trường tiêu thụ. - Chủ trương của chính phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. - Nhãn hiệu có uy tín trên thị tường. - Lợi thế từ thị trường cung ứng nguyên vật liệu (thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng làng nghề Bột lọc Sa Đéc nằm ngay vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long). - Tốc độ phát triển kinh tế của cả nước nói chung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng tiếp tục tăng trưởng, do Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 3.3.2 Khó khăn - Ngày càng có nhiều công ty mạnh vào thị trường, sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt. - Chưa xây dựng cung ứng mạng lưới tiêu thụ đủ mạnh. - Công ty trực thuộc tại trung tâm thị xã Sa Đéc nên yêu cầu về quản lý, cấp thoát nước rất nghiêm ngặt. - Bước đầu thực hiện cổ phần hóa còn nhiều bất cập. 3.3.3 Định hướng phát triển * Ngắn hạn  Kế hoạch sản lượng Năm 2013 dự kiến sản xuất 10.500 tấn các loại Trong đó: + Xuất khẩu: 6.100 + Tiêu thụ nội địa: 4.400 tấn Cụ thể: - Bánh phồng tôm: sản xuất 4.500 tấn + Xuất khẩu: 4.000 tấn + Tiêu thụ nội địa: 500 tấn - Bánh tráng nem: sản xuất 1.000 tấn + Xuất khẩu: 800 tấn + Tiêu thụ nội địa: 200 tấn - Bột các loại: sản xuất 2.000 tấn + Xuất khẩu: 1.900 tấn + Tiêu thụ nội địa: 100 tấn 38 - Bánh phở, miến, bún gạo các loại : sản xuất 3.000 tấn + Xuất khẩu: 1.200 tấn + Tiêu thụ nội địa: 1.800 tấn  Kế hoạch doanh thu: Năm 2013 dự kiến tăng doanh thu từ 330 tỷ lên 352 tỷ VNĐ, tỷ lệ tăng doanh thu từ 12% - 20% so với năm 2012.  Kế hoạch lợi nhuận: Do xu hướng tăng giá của các nguyên liệu đầu vào và sự cạnh tranh gay gắt, nên lợi nhuận năm 2013 dự kiến đạt từ 38 đến 40 tỷ trước thuế. Công ty phấn đấu giảm chi phí, hợp lý hóa sản xuất và tiếp tục đầu tư cho mở rộng cho thị trường để hy vọng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. * Chiến lược phát triển trung và dài hạn: - Tận dụng tốt phần đất tỉnh mới giao 7.440 m2 để tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất, tăng công suất của Bún gạo, Bánh tráng nem. - Đầu tư để cho ra sản phẩm mới là Bánh hỏi, tìm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để tăng doanh thu. - Lắp ráp và đưa vào sản xuất thành công sản phẩm như Nui Ý theo dây chuyền mới. - Xây dựng lại đường xá nội bộ để đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm. - Củng cố các thị trường xuất khẩu hiện có, tăng cường xúc tiến thương mại nước ngoài với mục tiêu mở rộng thêm địa bàn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Châu Phi. - Đầu tư đổi mới thiết bị để tăng cường tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc. - Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. 39 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 4.1.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Kế toán chi phí sản xuất của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi là toàn bộ hao phí về: - Lao động sống như: tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, bán sản xuất, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) - Lao động vật hóa như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao TSCĐ nhà cửa, máy móc thiết bị trong phân xưởng. Do yêu cầu quản lý nên công ty phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu chính: gạo, đường,…, nguyên liệu phụ như: bao nilon, bao nhãn,… và nhiên liệu: điện,… - Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí của những công nhân làm việc tại phân xưởng ở các khâu: chế biến, xếp hợp,… và các khoản trích theo lương. - Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến khấu hao máy móc, thiết bị ở phân xưởng, chi phí nhân công trực quản lý phân xưởng, chi phí dụng cụ,… Công ty tính giá thành dựa trên 3 khoản mục chi phí. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung. 4.1.2 Nguyên tắc tập hợp các loại chi phí - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi riêng chi tiết cho từng mặt hàng và sẽ được tính trực tiếp cho loại mặt hàng đó. - Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp không được theo dõi cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung cho từng phân xưởng. Sau 40 đó tiến hành phân bổ chi từng mặt hàng dựa trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho để sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm. 4.1.3 Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm - Hàng tháng công ty tập hợp chi phí sản xuất sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và đến cuối tháng công ty sẽ kết chuyển tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. - Căn cứ vào số lượng thành phẩm nhập kho và thành phẩm dở dang cuối kỳ Công ty tiến hành tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng loại sản phẩm. - Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phương pháp ước lượng tương đương, sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ được đánh giá mức độ hoàn thành để từ đó xác định giá trị sản phẩm dở dang. - Hàng tháng công ty sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm căn cứ vào thành phẩm thực tế nhập kho cuối kỳ để xác định giá thành đơn vị của sản phẩm. - Phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp giản đơn. 4.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY Công ty sản xuất đa dạng về sản phẩm và với số lượng nhiều, doanh thu cũng chia đều cho các mặt hàng do đó, nghiên cứu chỉ tiến hành trên một sản phẩm đặc trưng của công ty là bột gạo lứt hạt sen. 4.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất mặt hàng này là: gạo lứt, hạt sen, đường, muối, kem bột sữa và nguyên vật liệu phụ. - Chứng từ kế toán sử dụng là phiếu xuất kho, phiếu nhập, phiếu thu, phiếu chi. Hằng ngày dựa vào kế hoạch sản xuất từng loại mặt hàng công ty tiến hành xuất kho nguyên vật liệu chính để sản xuất các mặt hàng theo kế hoạch của công ty. * Khi nhập kho: căn cứ vào phiếu giao nhận hàng hóa, thủ kho sẽ lập phiếu nhập kho gồm 3 liên: 41 + Liên 1: Lưu tại phòng vật tư + Liên 2: Kế toán thanh toán lưu vào sổ sách + Liên 3: Lưu lại kho, cuối tháng thủ kho lên thẻ kho và xác định số lượng tồn. * Khi xuất kho: Bộ phận kế hoạch tiến hành lập phiếu đề nghị xuất vật tư đã được cấp trên ký, thủ kho căn cứ vào phiếu đề nghị tiến hành lập phiếu xuất kho gồm 4 liên: + Liên 1: Lưu tại phòng vật tư + Liên 2: Lưu tại phòng kế toán + Liên 3: Giao thủ kho + Liên 4: Đưa xuống phân xưởng * Tài khoản sử dụng trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng 2 tài khoản: - TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu nhập kho và giá trị nguyên vật liệu xuất kho phục vụ sản xuất + TK 152(1): Nguyên vật liệu chính + TK 152(2): Nguyên vật liệu phụ + TK 152(3): Nhiên liệu - TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trong tháng 6 năm 2013 Công ty đã tiến hành xuất kho nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm bột gạo lứt hạt sen cụ thể như sau: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0256XNL-0613 ngày 02/06/2013 xuất 1.500 kg gạo lứt, đơn giá 8.750,629 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 13.125.943 13.125.943 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0259XNL-0613 ngày 02/06/2013 xuất 50 kg hạt sen, đơn giá 79.918,79 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 3.995.939 3.995.939 42 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0261XNL-0613 ngày 05/06/2013 xuất 1.250 kg đường cát, đơn giá 14.948,03 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 18.685.037 18.685.037 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0262XNL-0613 ngày 05/06/2013 xuất 365 kg bột kem sữa, đơn giá 38.214,32 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 13.948.227 13.948.227 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0263XNL-0613 ngày 05/06/2013 xuất 23,8 kg muối, đơn giá 4.573,15 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 108.841 108.841 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0267XBB-0613 ngày 11/06/2013 xuất 12.000 cuồn nilon cuồn in nhãn, đơn giá 901,870 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu phụ: Nợ TK 621 Có TK 1522 10.822.440 10.822.440 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0272XNL-0613 ngày 11/06/2013 xuất 1.764 kg gạo lứt, đơn giá 8.750,629 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 15.436.112 15.436.112 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0273XNL-0613 ngày 15/06/2013 xuất 16.700 cuồn Nilon cuồn in nhãn, đơn giá 901,87 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu phụ: Nợ TK 621 Có TK 1522 15.061.257 15.061.257 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0274XBB-0613 ngày 15/06/2013 xuất 1.150 kg thùng giấy, đơn giá 8.401,49 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu phụ: Nợ TK 621 Có TK 1522 9.661.713 9.661.713 43 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0275XNL-0613 ngày 15/06/2013 xuất 86 kg hạt sen, đơn giá 79.918,79 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 6.873.016 6.873.016 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0276XNL-0613 ngày 15/06/2013 xuất 13,6 chai vani (500ml/chai), đơn giá 315.000 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 4.284.000 4.284.000 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0278XNL-0613 ngày 20/06/2013 xuất 800 kg bột Maltodextrin, đơn giá 23.417,36 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 18.733.888 18.733.888 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0279XNL-0613 ngày 20/06/2013 xuất 1.334 kg đường cát, đơn giá 14.948,03 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 19.940.663 19.940.663 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0283XNL-0613 ngày 25/06/2013 xuất 288 kg bột maltodextrin đơn giá 23.417,36 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 6.744.196 6.744.196 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0284XNL-0613 ngày 25/06/2013 xuất 47,6 chai hương dứa (500ml/chai) đơn giá 417.077,82 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 19.852.904 19.852.904 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0288XNL-0613 ngày 28/06/2013 xuất 505,4 kg bột kem sữa, đơn giá 38.214,32 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 621 Có TK 1521 19.313.518 19.313.518 44 Căn cứ vào ngày 28/06/2013 xuất 1.187 kg thùng giấy, đơn giá 8.401,49 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu phụ: Nợ TK 621 Có TK 1522 9.972.566 9.972.566 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0290XBB-0613 ngày 28/06/2013 xuất 22.955 cuồn bao nhãn, đơn giá 678,07 đồng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu phụ: Nợ TK 621 Có TK 1522 15.565.202 15.565.202 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0298XNL-0613 ngày 29/06/2013 xuất 158,0451 lít dầu FO, đơn giá 18.510 đồng/lít. Hạch toán chi phí nhiên liệu: Nợ TK 621 Có TK 1523 2.925.415 2.925.415 - Cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nợ TK 154 Có TK 621 225.050.877 225.050.877 - Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu để kế toán lập chứng từ ghi sổ (xem phụ lục) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 02/06/2013 Số: 08 Tài khoản đối ứng Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất kho 1.500 kg gạo lứt 621 1521 13.125.943 Xuất kho 50 kg hạt sen 621 1521 3.995.939 Tổng cộng Ghi chú 17.121.882 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng 45 - Các chứng từ ghi sổ tiếp theo (xem phụ lục) - Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30/06/2013 Số: 40 Trích yếu Tài khoản đối ứng Kết chuyển chi phí NVLTT Nợ Có 154 621 Tổng cộng Số tiền Ghi chú 225.050.877 225.050.877 Người lập Kế toán trưởng - Chứng từ ghi sổ được lập xong kế toán ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và phản ánh vào sổ cái: CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06 năm 2013 Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày 08 02/06/2013 09 Số tiền Chứng từ ghi sổ (đồng) Số tiền (đồng) Số hiệu Ngày 17.121.882 22 20/06/2013 38.674.551 05/06/2013 32.742.105 27 25/06/2013 26.597.100 12 11/06/2013 26.258.552 31 28/06/2013 44.851.286 15 15/06/2013 35.879.986 39 29/06/2013 2.925.415 Cộng 112.002.525 Cộng Người lập 113.048.352 Kế toán trưởng 46 CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT SỔ CÁI Năm 2013 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu TK: 621 ĐVT: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu Số tiền tài khoản Nợ Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 13.125.943 08 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 05/06/2013 09 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 3.995.939 18.685.037 05/06/2013 09 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 13.948.227 05/06/2013 09 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 108.841 11/06/2013 12 Xuất nguyên vật liệu phụ sxsp 1522 10.822.440 11/06/2013 12 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 15.436.112 15/06/2013 15 Xuất nguyên vật liệu phụ sxsp 1522 15.061.257 15/06/2013 15 Xuất nguyên vật liệu phụ sxsp 1522 9.661.713 15/06/2013 15 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 6.873.016 15/06/2013 15 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 4.284.000 20/06/2013 22 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 18.733.888 20/06/2013 22 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 19.940.663 25/06/2013 27 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 6.744.196 25/06/2013 27 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 19.852.904 28/06/2013 31 Xuất nguyên vật liệu chính sxsp 1521 19.313.518 28/06/2013 31 Xuất nguyên vật liệu phụ sxsp 1522 9.972.566 28/06/2013 31 Xuất nguyên vật liệu phụ sxsp 1522 15.565.202 29/06/2013 39 Xuất nhiên liệu sxsp 1523 2.925.415 29/06/2013 40 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 Ngày Số 02/06/2013 08 02/06/2013 Cộng phát sinh Có 225.050.877 225.050.877 225.050.877 Người lập Kế toán trưởng 47 * Sơ đồ kết chuyển TK 1521 161.042.284 161.042.284 TK 621 TK 154 161.042.284 225.050.877 225.050.877 TK 1522 61.083.178 61.083.178 61.083.178 TK 1523 2.925.415 2.925.415 2.925.415 Hình 4.1 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.2.2 Công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm chi phí tiền lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 6 năm 2013 ĐVT: đồng Khoản mục Số tiền Lương 1.471.723.508 Bảo hiểm xã hội 250.190.996,4 Bảo hiểm y tế 44.151.705,24 Bảo hiểm thất nghiệp 14.717.235,08 Kinh phí công đoàn 29.434.470,16 Tổng cộng 1.810.219.914,88 Nguồn: Tổng hợp từ sổ cái TK 622 phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013 - Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian (gián tiếp) và trả lương theo khoán sản phẩm (trực tiếp). Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng đối với công nhân viên của Công ty. 48 Dựa vào bảng chấm công thể hiện số ngày làm việc trong tháng và dựa vào mức lương cơ bản để tính lương như sau: Lương thời gian = (Lương cơ bản x Số ngày làm việc ) / 26 - Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp thi công theo khối lượng và chất lượng theo bảng nghiệm thu khoán. Áp dụng cho cả nhân viên của Công ty và công nhân thuê ngoài. Ta có công thức: Lương khoán = (Tổng lương khoán x Số ngày công từng người) / Tổng số ngày công Theo thực tế tại Công ty thì lương khoán do Giám Đốc quyết định nếu đội làm đạt năng suất (tiến độ thực hiện nhanh hơn so với dự tính) thì sẽ có thưởng bổ sung. Phụ cấp = (Lương cơ bản x Số ngày nghỉ) / 26 * Chứng từ kế toán gồm: Bảng chấm công Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán lương và phụ cấp Bảng chấm công: do tổ trưởng lập hàng tháng nhằm theo dõi số ngày công thực tế của từng người và cuối tháng tổ trưởng gửi bảng chấm công cùng với bảng đề nghị ứng lương (theo mức sản lượng đã hoàn thành) về phòng Tổ Chức Hành Chính. Bảng thanh toán lương: dựa vào bảng chấm công và giấy đề nghị tạm ứng lương của đội, cuối mỗi tháng phòng tổ chức hành chánh lập bảng thanh toán lương, lập xong chuyển cho Kế toán trưởng và Giám Đốc duyệt. Bảng thanh toán lương và phụ cấp: bảng thanh toán lương kèm với bảng chấm công được chuyển lên phòng Kế Toán để kiểm tra lại và để thu các khoản theo lương (tạm ứng trước đó, KPCĐ, BHXH trừ vào lương). Đây cũng là căn cứ ghi chép lương khoán của từng phân xưởng riêng biệt. Sau khi, được Kế Toán Trưởng và Giám Đốc ký duyệt, kế toán thanh toán dựa trên bảng thanh toán lương này để lập phiếu chi và thu nợ tạm ứng và giao cho thủ quỹ phát lương cho công nhân phân xưởng. Bảng thanh toán lương được lưu tại` phòng kế toán. Lương phát sinh trong tháng 6 năm 2013 là 1.471.723.508 đồng 49 Nợ TK 622 1.471.723.508 Có TK 334 1.471.723.508 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Nợ TK 622 1.471.723.508 x 23% = 338.496.406,48 Có TK 3383 1.471.723.508 x 17% = 250.190.996,4 Có TK 3384 1.471.723.508 x 3% = 44.151.705,24 Có TK 3389 1.471.723.508 x 1% = 14.717.235,08 Có TK 3382 1.471.723.508 x 2% = 29.434.470,16 - Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 154 Có TK 622 1.810.219.915 1.810.219.915 - Sơ đồ kết chuyển chi phí: TK 334 1.471.723.508 1.471.723.508 TK 622 1.471.723.508 1.810.219.915 TK 154 1.810.219.915 TK 338(2) 29.434.470,16 29.434.470,16 29.434.470,16 TK 338(3) 250.190.996,4 250.190.996,4 250.190.996,4 TK 338(4) 44.151.705,24 44.151.705,24 44.151.705,24 TK 338(9) 14.717.235,08 14.717.235,08 14.717.235,08 Hình 4.2 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 50 Căn cứ vào các bảng lương và bảng thanh toán lương đã được tổng hợp trong bảng 4.1, kế toán lập chứng từ ghi sổ : CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30/06/2013 Số: 42 Trích yếu Tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Nợ Có Lương cho công nhân 622 334 1.471.723.508 Các khoản trích theo lương 622 338 338.496.406,48 Tổng cộng 1.810.219.914,88 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng - Cuối tháng lập chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30/06/2013 Số: 48 Trích yếu Kết chuyển chi phí NCTT Tài khoản đối ứng Nợ Có 154 622 Tổng cộng Số tiền Ghi chú 1.810.219.914,88 1.810.219.914,88 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng 51 Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho bột gạo lứt hạt sen theo NVL Chi phí NCTT phân bổ Chi phí NVL cho bột gạo lứt hạt x Tổng chi phí NCTT = Cho bột gạo lứt hạt sen sen Tổng chi phí NVL trong tháng Áp dụng công thức trên ta phân bổ được chi phí nhân công trực tiếp theo NVL cho bột gạo lứt là: = 225.050.877 x 1.810.219.914,88 = 12.142.380 đồng 33.551.213.120 4.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là một khoản mục chi phí được tập hợp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ bên cạnh chi phí nguyên liệu và nhân công. Chi phí sản xuất chung tại mỗi xí nghiệp và nhà máy bao gồm những chi phí phát sinh thường xuyên tại phân xưởng sản xuất như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí điện phục vụ cho phân xưởng,... Bảng 4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 6 năm 2013 ĐVT: đồng Khoản mục Số tiền Lương 288.443.296 Bảo hiểm xã hội 49.035.360 Bảo hiểm y tế 8.653.299 Bảo hiểm thất nghiệp 2.884.433 Kinh phí công đoàn 5.768.866 Công cụ dụng cụ 45.465.650 Nguyên vật liệu 32.845.572 Điện, nước, điện thoại 8.777.560 Khấu hao TSCĐ 1.974.321.272 Chi phí bằng tiền khác 322.217.500 Tổng cộng 2.738.412.808 Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013 52 Chứng từ kế toán: là phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán kèm theo các hóa đơn hợp lệ. Kế toán dùng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung. Trong tháng 6 năm 2013 chi phí sản xuất chung được tổng hợp như sau: - Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng phát sinh trong quý là Nợ TK 627 Có TK 334 288.443.296 288.443.296 - Chi phí trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lí phân xưởng là Nợ TK 627 Có TK 338 66.341.958 66.341.958 - Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng 6 là Nợ TK 627 Có TK 152 32.845.572 32.845.572 - Chi phí công cụ dụng cụ phát sinh trong tháng 6 là Nợ TK 627 Có TK 153 45.465.650 45.465.650 - Chi phí khấu hao phân xưởng là Nợ TK 627 Có TK 214 1.974.321.272 1.974.321.272 - Chi phí bằng tiền khác Nợ TK 627 Có TK 111 322.217.500 322.217.500 - Chi phí điện nước, điện thoại Nợ TK 627 Có TK 331 8.777.560 8.777.560 - Cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí SXC sang TK 154 Nợ TK 154 Có TK 627 2.738.412.808 2.738.412.808 53 - Sơ đồ kết chuyển chi phí TK 334 288.443.296 288.443.296 TK 627 288.443.296 2.738.412.808 TK 154 2.738.412.808 TK 338 66.341.958 66.341.958 66.341.958 TK 152 32.845.572 32.845.572 32.845.572 TK 153 45.465.650 45.465.650 45.465.650 TK 214 1.974.321.272 1.974.321.272 1.974.321.272 TK 111 322.217.500 322.217.500 322.217.500 TK 331 8.777.560 8.777.560 8.777.560 Hình 4.3 Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung 54 CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30/06/2013 Số: 68 Tài khoản đối ứng Trích yếu Số tiền Nợ Chi phí sản xuất chung Ghi chú Có 627 334 288.443.296 627 338 66.341.958 627 214 1.974.321.272 627 153 45.465.650 627 152 32.845.572 627 111 322.217.500 Tổng cộng 2.738.412.808 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập kế toán trưởng - Cuối tháng lập chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30/06/2013 Số: 69 Tài khoản đối ứng Trích yếu Kết chuyển CPSXC Số tiền Nợ Có 154 627 Tổng cộng Ghi chú 2.738.412.808 2.738.412.808 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập kế toán trưởng 55 Phân bổ chi phí sản xuất chung cho bột gạo lứt hạt sen theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVL cho bột gạo lứt hạt sen Chi phí SXC phân bổ x Tổng chi phí SXC = cho bột gạo lứt hạt sen Tổng chi phí NVL trong tháng Áp dụng công thức trên ta phân bổ được chi phí sản xuất chung cho bột gạo lứt hạt sen là: = 225.050.877 x 2.738.412.808 = 18.368.403 đồng 33.551.213.120 4.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty cồ phần thực phầm Bích Chi thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương nên đến cuối tháng sẽ tiến hành tập hợp chi phí để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cho từng loại sản phẩm. Kế toán căn cứ vào số lượng hoàn thành là bao nhiêu phần trăm để quy đổi sản phẩm dở dang cuối kỳ sang sản phẩm hoàn thành tương đương. Tính đến cuối tháng công ty đã hoàn thành 7.752 sản phẩm trong đó hoàn thành nhập kho là 7.250 sản phẩm, dở dang 502 sản phẩm với mức độ hoàn thành là 70% Bảng 4.3 Tổng hợp chi phí sản xuất tháng 6/2013 ĐVT: đồng Khoản mục Số tiền Nguyên vật liệu trực tiếp 225.050.877 Chi phí sản nhân công trực tiếp 9.871.853 Chi phí sản xuất chung 18.368.403 Tổng cộng 253.291.133 Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013 CPNVLTT dở dang cuối kỳ = 0  225.050.877 x 502 = 14.573.728 đồng 7.250  502 CPNCTT dở dang cuối kỳ = 0  9.871.853 x(502 x70%) =456.359 đồng 7.250  (502 x70%) CPSXC dở dang cuối kỳ = 0  18.368.403 x(502 x70%) = 849.141 đồng 7.250  (502 x70%) 56 Tồng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của bột gạo lứt hạt sen = 14.573.728 + 456.359 + 849.141 = 15.879.228 4.2.5 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cuối kỳ trên cơ sở các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm. Do công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, nên sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng tiến hành tập hợp chi phí vào TK 154 Nợ TK 154 253.291.133 Có TK 621 225.050.877 Có TK 622 9.871.853 Có TK 627 18.368.403 Tổng giá thành = CPSXDD đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - CPDD cuối kỳ - Phế liệu thu hồi = 0 + 253.291.133 - 15.879.228 – 1.381.721 = 236.030.184 đồng Tiến hành nhập kho thành phẩm trị giá 236.030.184 đồng Nợ TK 155 236.030.184 Có TK 154 236.030.184 * Lập phiếu tính giá thành sản phẩm bột gạo lứt hạt sen PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CỦA BỘT GẠO LỨT HẠT SEN ĐVT: đồng Các khoản mục chi phí Khoản mục Tổng số tiền CPNVLTT CP DD đầu kỳ CPNCTT CPSXC 0 0 0 253.291.133 225.050.877 9.871.853 18.368.403 CPDD cuối kỳ 15.879.228 14.573.728 456.359 849.141 Phế liệu thu hồi 1.381.721 Tổng giá thành 236.030.184 CPSX phát sinh trong kỳ Giá thành đơn vị 32.555,89 Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013 57 4.3 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4.3.1 Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm bột gạo lứt 4.3.1.1 Sự biến động của giá thành đơn vị Giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm gạo lứt hạt sen tháng 06/2012 và tháng 06/2013 tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.4 Phân tích biến động giá thành thực tế sản phẩm gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 ĐVT: đồng Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tháng 6/2012 Tháng 6/2013 205.415.743 225.050.877 19.635.134 9,56% 8.784.429 9.871.853 1.087.424 12,38% 16.843.045 18.368.403 1.525.358 9,06% 513.305 1.381.721 868.416 169,18% 12.457.985 15.879.228 3.421.243 27,46% 218.071.927 236.030.184 17.958.257 8,24% 31.377,26 32.555,89 1.178,63 3,76% Phế liệu thu hồi Chi phí DD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị Chênh lệch Số tiền % Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2012, 2013 Biến động giá thành gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 Đồng CPNVLTT 250,000,000 CPNCTT 200,000,000 CPSXC 150,000,000 100,000,000 50,000,000 0 Tháng 6/2012 Tháng 6/2013 Hình 4.4 Biến động giá thành gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 58 Qua bảng 4.4 cho thấy giá thành thực tế của gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 có những biến động sau: - Chi phí nguyên vật liệu tháng 6/2013 so với tháng 6/2012 tăng 19.635.134 đồng tương ứng 9,56% nguyên nhân chính là do lượng sản xuất tăng bên cạnh đó là sự tăng nhanh của giá đầu vào. Tại thời điểm tháng 6 năm 2012 giá gạo liên tục giảm do nguồn cung tăng nhanh, tồn kho ở mức cao trong khi nhu cầu cho xuất khẩu chậm lại, mặt khác còn bị ảnh hưởng bởi mưa kéo dài làm nhiều diện tích lúa bị đỗ ngã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo. Còn thời điểm tháng 6 năm 2013, giá gạo tăng nhẹ do tác động từ việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè này. Hạt sen là nguyên liệu chính của sản phẩm nhưng do cây sen thu hoạch theo mùa vụ, rộ lên khoảng tháng 8 – 11 hàng năm, lúc trái mùa thì giá thành cao, thậm chí còn hút hàng do xuất khẩu sang nhiều nước khác ở châu Á. Nhưng với phương pháp chế biến và bảo quản hạt sen bằng cách làm chín, sấy khô và bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 0 – 50C công ty đã có thể dự trữ được khi trái mùa để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên đường cát vào tháng 6 năm 2013 là 14.948 đồng/kg giảm nhẹ so với tháng 6 năm 2012 là 156 đồng/kg do diện tích trồng mía năm 2013 được mở rộng nên sản lượng sản xuất vượt nhu cầu, nhưng do sản lượng sản xuất tăng nhanh hơn tháng 6 năm 2012 vì nhu cầu xuất khẩu sản phẩm tăng nhanh nên chi phí nguyên vật liệu tăng lên. Bên cạnh đó, hương liệu, bột kem sữa, muối và bột Maltodextrin cũng tăng theo sản lượng sản xuất. Do đó, giá thành công ty tăng lên nhưng nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu dùng tăng, tuy nhiên công ty cũng phải có biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Chi phí nhân công trực tiếp tăng so với cùng kỳ năm 2012 cụ thể là tăng 1.087.424 đồng, tỷ lệ tăng 23,38%. Chi phí nhân công tăng lên là do sản lượng sản xuất tăng nhanh cho nên công ty thường phải thêm giờ sản xuất bằng cách tăng ca công nhân làm thêm giờ vào ban đêm để đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng vì thế công nhân phải tăng ca thêm vào đó tình hình lạm phát tăng nhanh nên công ty phải chi trả tiền lương và tiền thưởng hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống công nhân lên từ đó công nhân an tâm sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm lên. - Chi phí sản xuất chung tăng 1.525.358 đồng tỷ lệ là 9,06% do chi phí điện, nước, điện thoại tăng lên. Trong đó, giá bán điện bình quân vào ngày 1/8/2013 là 1.508,85 đ/kwh tăng 71,85 đ/kwh tương ứng 5% so với giá bán điện bình quân đang áp dụng là 1.437 đ/kwh (giá bán chưa bao gồm thuế giá 59 trị gia tăng), còn lần điều chỉnh tăng gần nhất trước đó vào ngày 22/12/2012 và giá nước ngày càng tăng lên nhanh chóng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng tăng do công việc ngày càng nhiều nên việc quản lý công nhân ngày càng áp lực, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất và các chi phí khác tại bộ phận phân xưởng tăng lên nhanh chóng. Cho nên, công ty phải có kế hoạch sử dụng chi phí sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất. - Giá trị phế liệu thu hồi tháng 6/2013 so với tháng 6/2012 tăng 868.416 đồng tuy tăng lượng không cao nhưng tỷ lệ tăng 169,18%. Là phần còn lại sau khi sàn lọc bột và các chất phụ gia không được dùng để sản xuất bột gạo lứt hạt sen, do chi phí nguyên vật liệu tăng lên kéo theo chi phí thu hồi phế liệu tăng lên. Vì thế, công ty cần có biện pháp kiểm soát để hạ phần phế liệu thu hồi xuống. Tổng hợp các nhân tố trên làm cho giá thành đơn vị của bột gạo lứt hạt sen tháng 6/2013 tăng cao hơn so với tháng 6/2012 về giá trị là 1.178,63 đồng/sản phẩm tương ứng tỷ lệ tăng 3,76%. 4.3.1.2 Sự biến động của tổng sản lượng Căn cứ vào bảng 4.4 ta lập bảng biến động về tổng sản lượng thực tế của sản phẩm bột gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi. Bảng 4.5 Phân tích biến động tổng sản lượng thực tế thành phẩm gạo lứt hạt sen tháng 6/2013 và tháng 6/2012 Khoản mục Số lượng thành phẩm ĐVT Tháng 6/2012 Kg Tháng 6/2013 Chênh lệch Tuyệt đối % 6.950 7.250 300 4,32 Tổng giá thành Đồng 218.071.927 236.030.184 17.958.257 8,24 Giá thành đơn vị Đồng 31.377,26 32.555,89 1.178,63 3,76 Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2012, 2013 Nhận xét: Qua bảng 4.5 cho thấy tổng giá thành thực tế của gạo lứt hạt sen trong tháng 6/2013 là 236.030.184 đồng so với giá thành thực tế đơn vị tháng 6/2012 là 218.071.927 đồng, chênh lệch tăng là 17.958.257 đồng với tỷ lệ tăng 8,24%. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tăng cao nên công ty tăng nhu cầu sản xuất lên, kéo theo đó là chi phí nguyên vật 60 liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cũng tăng lên. Tuy nhiên, công ty cũng cần có biện pháp hạ giá thành xuống bằng cách tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để có nguồn cung để có nguồn cung ổn định, chất lượng cao với giá cả hợp lý, lập dự toán chi phí để sử dụng chi phí có hiệu quả hơn và nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mỗi cán bộ công nhân viên để làm giảm chi phí nguyên vật liệu xuống vì đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất. Số lượng sản phẩm sản xuất của tháng 6/2013 là 7.250 kg, tăng 300 kg so với tháng 6/2012 tương đương với tỷ lệ tăng 4,32%. Do sản phẩm bột gạo lứt hạt sen thuộc dòng sản phẩm dinh dưỡng hiện được đông đảo khách hàng ưu chuộng. Là món ngon tinh túy của vùng đất quê hương, sản phẩm này góp phần thành công trong kế hoạch khôi phục thương hiệu của dòng sản phẩm truyền thống thương hiệu Bích Chi. Bột gạo lứt hạt sen cũng từng đoạt giải sản phẩm công nghệp nông thôn tiêu biểu năm 2010. Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng chi phí sản xuất của công ty như thế nào ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào tháng 6 năm 2013 tại công ty. 4.3.2 Phân tích thực trạng chi phí tại công ty Một công ty hay một doanh nghiệp nào đó muốn thành công thì điều trước tiên là lập cho mình một kế hoạch, có một kế hoạch đúng đắn, phù hợp với bản thân mình, phù hợp với thực trạng công ty hay doanh nghiệp mình thì chắc chắn rằng họ sẽ thành công và đạt được mục đích. Và để thấy được thực tế mình có đi đúng với kế hoạch, mục tiêu lập ra hay không thì công ty phải đi phân tích và đánh giá lại thực tế so với kế hoạch một cách khách quan, từ đó thấy được những gì công ty đã làm được và những gì khó khăn mà công ty cần khắc phục cho những kỳ sau. Chi phí là một trong những vấn đề được các nhà quản lý quan tâm đặc biệt. Để đạt lợi nhuận cao doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp kiểm soát để hạ thấp chi phí. Do đó, việc phân tích các chi phí để phát hiện và xử lý các khoản chi phí vượt so với kế hoạch là điều cần thiết. 4.3.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Qua việc phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta sẽ đánh giá được tình hình sử dụng nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm bột gạo lứt hạt sen. Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, sổ chi tiết nguyên vật liệu từ phòng kế toán để tổng hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng ta có bảng sau: 61 Bảng 4.6 Phân tích chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của nguyên vật liệu ĐVT: đồng, % Kế hoạch Vật tư ĐVT Khối lượng Đơn giá Thực tế Chi phí Khối lượng Khối lượng Đơn giá Chi phí Tuyệt đối Đơn giá % Tuyệt đối % Gạo lứt Kg 3.100 8.678 26.901.800 3.264 8.750,629 28.562.055 164 5,29 72,629 0,84 Hạt sen Kg 135 78.593 10.610.055 136 79.918,79 10.868.955 1 0,74 1.325,79 1,69 Đường cát Kg 2.500 15.000 37.500.000 2.584 14.948,03 38.625.700 84 3,36 (51,97) (0,35) Hương dứa Chai 45 417.076,97 18.768.463 47,6 417.076,97 19.852.864 2,6 5,78 0 0 Vani Chai 12 315.000 3.780.000 13,6 315.000 4.284.000 1,6 13,3 0 0 Muối Kg 22 4.300 94.600 23,8 4.573,15 108.841 1,8 8,18 273,15 7,2 Bột kem sữa Kg 850 37.856 32.177.600 870,4 38.214,32 33.261.745 20,4 2,4 358,32 0,95 Maltodextrin Kg 1.000 23.234 23.234.000 1.088 23.417,36 25.478.084 88 8,8 183,36 0,79 Bao nhãn Cái 21.500 678,07 14.578.505 22.955 678,07 15.565.202 1.455 6,77 0 0 Nilon cuồn in nhãn Cuồn 26.700 901,87 24.079.929 28.700 901,87 25.883.697 2.000 7,49 0 0 Thùng giấy Cái 2.200 8.401,49 18.483.278 2.337 8.401,49 19.634.279 137 6,23 0 0 Dầu FO Lít 154,976 18.035 2.794.992 158,0451 18.510 2.925.415 3,0691 1,98 475 2,63 213.003.222 62.177,445 225.050.877 3.958,469 6,8 2.636,279 0,28 Tổng cộng 58.218,976 - - Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013 62 Qua bảng 4.6 cho thấy tình hình thực tế tổng chi phí sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bột gạo lứt hạt sen cao hơn kế hoạch đề ra 12.047.655 đồng tương ứng với tỷ lệ 5,66%, nguyên nhân do khối lượng sản xuất sản phẩm tăng và đồng thời giá đầu của nguyên vật liệu cũng tăng. Trong đó khối lượng nguyên vật liệu vani tăng nhanh nhất là 1,6 chai (500ml/chai) tăng 13,3% do số lượng tồn kho đầu kỳ ít nên trong kỳ phải nhập thêm để sử dụng nhưng giá đầu vào của nguyên liệu này không biến động so kế hoạch. Tuy vậy nhưng giá thu mua của nguyên liệu này khá cao 315.000 đồng/chai (500ml/chai). Vani có hai dạng đó là dạng tinh thể bột và dạng dung dịch, dạng dung dịch giá cao hơn dạng bột nhưng nếu dùng dạng bột thì sẽ bị đắng khi tương tác với nhiệt trong quá trình chế biến. Đối với nguyên liệu hạt sen thì khối lượng thực tế chỉ tăng 1 kg so với kế hoạch, với tỉ lệ tăng 0,74%. Nhưng về giá thì nguyên liệu này tăng cao với tỷ lệ 6,35%, giá tăng là do thu mua lúc nghịch mùa và tỉ lệ trồng sen chưa được nhân rộng nên nhu cầu vượt mức cung. Hạt sen được ưu chuộng là do hàm lượng tinh bột khá cao, chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể như kali, canxi, photpho, vitamin B1, B2… Không những mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà hạt sen còn là nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon. Về nguyên liệu đường tăng về khối lượng so kế hoạch đề ra là 84 kg nhưng đơn giá thì giảm 51,97 đồng/kg với tỷ lệ giảm là 0,35%. Sản lượng sản xuất tăng thì khối lượng nguyên liệu đường tăng là điều tất nhiên. Nguyên nhân giá đường sụt giảm là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn vào nhiều khiến giá đường thành phẩm trong nước bán ra liên tục giảm. Từ đầu năm đến nay các daonh nghiệp đã nhập khẩu chính ngạch theo cam kết WTO và AFTA khoảng 70.000 tấn, so với nhu cầu tiêu thụ trong nước ở mức 1,35 triệu tấn thì nguồn cung đang cao hơn cầu rất nhiều. Từ đó đẩy giá đường trong nước giảm xuống và lượng đường tồn kho tăng lên nên giá đường càng ngày càng thấp cho niên vụ 2013-2014 sắp tới. Giữa thời điểm thị trường lúa, gạo trong nước có dấu hiệu đi xuống khi bà con nông dân các tỉnh đồng bằng song Cửu Long thu hoạch rộ lúa hè thu, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định mua dự trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) vụ hè thu 2013. Từ đó giá lúa tại các tỉnh đồng bằng song Cửu Long đã nhích lên. Đây là nguyên nhân giá gạo lứt tăng so với kế hoạch 72,629 đồng/kg, sản lượng gạo lứt cũng tăng 164kg so với kế hoạch. Công ty sử dụng nguyên liệu gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xác bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các 63 sinh tố và nguyên tố vi lượng. Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6 và các axit khác. Khối lượng nguyên liệu muối tăng 1,8kg so với kế hoạch tương đương với 8,18%. Nước ta với chiều dài 3.200km bờ biển, nhưng năm nào cũng phải nhập khẩu muối. Ngành muối Việt Nam hiện nay đứng trước thực trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa là do muối làm ra không tiêu thụ được, thiếu ở đây là thiếu muối chất lượng cao, muoií cho sản xuất công nghiệp. Ước tính trung bình mỗi năm nước ta thừa khoảng 300.000 tần muối, nhưng lượng muối cho công nghiệp lại thiếu khoảng 200.000 tấn. nguyên nhân là do công nghệ sản xuất của chúng ta còn lạc hậu. Đứng trước tình hình đó nên giá muối tăng 273,15 đồng/kg với tỷ lệ tăng là 7,2%. Đối với hai loại hương liệu vani và hương dứa sử dụng để sản xuất sản phẩm thì hương liệu hương dứa có đơn giá cao hơn 102.076,97 đồng/chai (500ml/chai). Công ty sử dụng hai loại hương liệu này từ nguồn chất thơm lấy từ thiên nhiên cho nên giá cao hơn so với những hương liệu khác, tuy vậy nhưng giá cả không biến động so với kế hoạch. Công ty Bích Chi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu do đó thành phần trong sản phẩm luôn cam kết không có phẩm màu. Bột kem sữa tăng 20,4kg với tỷ lệ là 2,4% so với kế hoạch và giá cũng tăng 358,32 đồng/kg (0,95%) so với kế hoạch. Bột Maltodextrin cũng tăng 88kg với tỷ lệ tăng là 8,8%, giá loại bột này cũng tăng 183,36 đồng/kg so với kế hoạch. Đối với nguyên vật liệu phụ như bao nhãn, nilon cuồn in nhãn, thùng giấy không biến động về giá so với kế hoạch, mhưng về khối lượng thì tăng. Bao nhãn tăng 1.455 cái với tỷ lệ là 6,77% so với kế hoạch. Nilon cuồn in nhãn tăng 2.000 cuồn với tỷ lệ là 7,49% so với kế hoạch. Thùng giấy tăng 137 cái với tỷ lệ tăng 6,23% so với kế hoạch. Nhìn chung nguyên vật liệu phụ tăng là do số lượng tồn đầu kỳ ít nên trong kỳ cần nhập thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong kỳ. Dầu FO còn gọi là dầu Mazut đây là nhiên liệu đốt lò chủ yếu dùng trong công nghiệp. Khối lượng thực tế sử dụng tăng 3,0691 lít với tỷ lệ là 1,98%. Giá nhiên liệu này cũng tăng 475 đồng/lít với tỷ lệ tăng là 2,63% so với kế hoạch. Sau khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới có xu hướng tăng kể từ đầu tháng 5, Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu (từ 19% xuống 18%) và cho phép sử dụng quỹ bình ổn giá (160 – 400 đồng/lít). Tuy nhiên kể từ đó đến nay, do giá thế giới liên tục đi lên, cơ quan điều hành buộc phải cho tăng giá để đảm bảo điều hành theo cơ chế thị trường, hài hào lợi ích các bên. 64 Nhìn chung biến động lượng thực tế của nguyên vật liệu là biến động tăng so với kế hoạch đề ra nguyên nhân chính là do sản lượng sản xuất tăng. Phần biến động về giá của nguyên vật liệu thực tế so kế hoạch cũng tăng, chỉ riêng nguyên liệu đường giảm so kế hoạch. Đối với nguyên liệu vani, hương dứa, bao nhãn, nilon cuồn in nhãn, thùng giấy thì giá thực tế không biến động so kế hoạch. 4.3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục này bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Bảng 4.7 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thực tế và kế hoạch ĐVT: đồng, % Biến động Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Tuyệt đối Số lượng sản phẩm (%) 7.000 7.250 250 3,57 Đơn giá đơn vị CPNCTT 1.346,205 1.361,63 15,425 1,15 Chi phí nhân công 9.423.435 9.871.853 448.418 4,76 Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013 Thực tế chi phí nhân công trực tiếp đã tăng vượt kế hoạch là 448.418 đồng tương ứng tăng 4,76%. Với mức biến động đơn giá chi phí nhân công trực tiếp tăng 15,425 đồng/sp tương đương tỷ lệ tăng là 3,57%, đây là mức biến động không tốt, Công ty phải chi tiền lương cho nhân viên nhiều hơn so kế hoạch. Nguyên nhân khách quan là do tình hình lạm phát hiện nay đã đẩy các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống tăng lên do đó công ty đã tăng lương cho công nhân để đảm bảo cuộc sống của họ. Do công ty tính lương công nhân trực tiếp sản xuất theo số lượng sản phẩm được sản xuất ra nên đơn giá tiền lương chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Mặt khác, chi phí nhân công thực tế tăng là do trong tháng này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhân công phải tăng ca sản xuất. Do đó mà tiền lương làm thêm giờ của công nhân cũng tăng. Cùng với các chính sách khen thưởng cho công nhân sản xuất giỏi, sản xuất vượt mục tiêu đề ra và có nhiều đóng góp giúp tiết kiệm chi phí nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhằm giúp cho công nhân có động lực trong sản xuất và tạo công bằng hơn. 65 4.3.2.3. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của công ty gồm chi phí quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao,… Bảng 4.8 Phân tích tình hình biến động chi phí sản xuất chung giữa thực tế và kế hoạch ĐVT: đồng, % Biến động Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Tuyệt đối Số lượng sản phẩm Đơn giá đơn vị CPSXC Chi phí SXC % 7.000 7.250 250 3,57 2.498,09 2.533,57 35,48 1,42 17.486.654 18.368.403 881.749 5,04 Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013 Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng chi phí sản xuất chung thực tế tháng 06/2013 là 18.368.403 đồng, trong khi đó chi phí sản xuất chung kế hoạch là 17.486.654 đồng, tăng 881.749 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,04%. Từ đó cho thấy sự tăng lên của chi phí sản xuất chung là khá lớn. Hầu hết các chi phí đều tăng so với kế hoạch. Trong đó, chi phí khấu hao là không biến động, nguyên nhân chính là trong tháng công ty không mua sắm thêm máy móc thiết bị. Từ những số liệu trên cho thấy những biến động của chi phí sản xuất chung là biến động theo hướng bất lợi cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải xem xét lại việc lập kế hoạch cho phù hợp bởi chi phí sản xuất chung ảnh hưởng rất lớn đến giá thành. Sau khi phân tích biến động các khoản mục chi phí thực tế và kế hoạch của sản phẩm bột gạo lứt hạt sen nhìn chung là biến động không tốt ảnh hưởng xấu đến giá thành thực tế của sản phẩm. Hầu hết các chi phí đều tăng so kế hoạch đề ra do đó Công ty cần xem xét, đánh giá lại kế hoạch đề ra tìm hiểu rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. 4.3.3 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Qua phân tích biến động chi phí sản xuất qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013, giúp ta thấy tổng quan về tình hình thực tế chi phí của Công ty. 66 Bảng 4.9 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2011 – 2012 và 6 tháng 2013 Năm 2010 Chi phí Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền (%) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 61.681 102.206 119.190 58.512 64.558 40.525 65,7 16.984 16,62 6.046 10,33 Chi phí nhân công trực tiếp 52.429 83.192 98.370 46.298 51.093 30.763 58,68 15.178 18,24 4.795 10,36 Chi phí sản xuất chung 40.093 52.291 52.915 22.384 23.014 12.198 30,42 624 1,19 630 2,81 Tổng chi phí sản xuất 154.203 237.689 270.475 127.194 138.755 83.486 54,14 32.786 13,79 11.561 9,09 Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2010, 2012, 6 tháng 2013 Tình hình biế n động chi phí sản xuất 120,000 Chi phí NVLTT 100,000 Chi phí NCTT 80,000 triệu đồng Chi phí SXC 60,000 40,000 20,000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Hình 4.5 Biến động chi phí sản xuất qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng 2013 67  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm và đây cũng là loại chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Trong năm 2010 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 61.681 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40% trong tổng chi phí sản xuất đến năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 40.525 triệu đồng tương đương 65,7% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng mạnh là do năm 2011 tình hình lạm phát cao ở mức 18,13% vì vậy tất cả các mặt hàng đều tăng mạnh kéo theo các chi phí phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên nhanh chóng kéo theo giá nguyên liệu chính là lúa cũng tăng lên và năm 2011 cũng là năm công ty ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn sản lượng tiêu thụ tăng 52,1% so với năm 2010, cùng với lượng cầu xuất khẩu tăng và giá gạo trong nước tăng lên, do đó công ty phải sản xuất sản lượng sản phẩm lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Nhưng đến năm 2012, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ tăng nhẹ 16.984 triệu đồng tăng 16,62% so với năm 2011. Do năm 2012 lạm phát chỉ tăng 6,81% do đó áp lực giá cả không nhiều so với năm 2011, kèm theo đó là sản lượng tiêu thụ năm 2012 chỉ tăng 19,48% so với năm 2011 chính vì thế mà chi phí nguyên vật liệu biến động nhẹ. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nguyên vật liệu là 64.558 triệu đồng tăng 6.046 triệu đồng tỷ lệ tăng 10,33% so với 6 tháng đầu năm 2012, chỉ số lạm phát được kiểm soát nên áp lực của lạm phát được giảm bớt, sản lượng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 và công ty đã ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp nguyên liệu với giá cả ổn định vì thế chi phí nguyên vật liệu ổn định giá cả đầu vào. Nhìn chung, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến động theo chiều hướng tăng lên cho thấy mức ảnh hưởng của lạm phát nhưng qua đó cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp hạ thấp chi phí nguyên vật liệu để giảm giá thành sản xuất xuống có cơ sở để đưa ra giá bán hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường.  Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng cao đứng vị trí thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Qua bảng 4.10 cho ta thấy chi phí nhân công trực tiếp không ngừng tăng qua các năm, năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp là 52.429 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34%, đến năm 2011 chi phí này là 83.192 triệu đồng tăng 30.763 triệu đồng chiếm tỷ lệ 58,68%. Nguyên nhân làm tăng chi phí nhân công trực tiếp là do sản lượng của các loại sản phẩm của Công ty không ngừng tăng lên trong năm cùng với lạm phát ở mức cao nên mặt bằng 68 giá các mặt hàng đều tăng lên để người lao động an tâm sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nên công ty đã tăng lương, thêm tiền thưởng và các khoản phụ cấp lên cho công nhân lên để ổn định cuộc sống cho họ kéo theo chi phí nhân công trực tiếp tăng lên. Năm 2012 chi phí nhân công trực tiếp là 98.370 triệu đồng tăng 15.178 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18,24% tăng nhẹ hơn năm 2011, nguyên nhân gây nên sự tăng lên của chi phí này là do trong năm 2012 nhu cầu sản lượng tiêu thụ của thị trường nước ngoài giảm xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên sản lượng sản xuất cũng giảm theo, tình hình lạm phát tăng cao vào năm 2011 được kìm xuống dưới 8% nên áp lực giá cả được ổn định hơn. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp là 51.039 triệu đồng tăng 4.795 triệu đồng tăng 10,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công ty ngày càng tăng do đáp ứng nhu cầu ẩm thực của thị trường khó tính như Châu Âu, lạm phát được kìm chế dưới 4% cùng với việc Công ty ngày càng quan tâm đến đời sống công nhân hơn thông qua tăng thêm tiền lương đối với công nhân làm ca thứ ba, tăng mức thưởng lương tháng 13 cho công nhân. Nhìn chung, chi phí công nhân trực tiếp tăng lên qua các năm do nhu cầu sản xuất tăng cao và công ty ngày càng quan tâm đến cuộc sống công nhân.  Chi phí sản xuất chung Là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí sản xuất và khoản mục chi phí này cũng không ngừng tăng lên theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Năm 2010 chi phí là 40.039 triệu đồng đến năm 2011 chi phí này tăng thêm 12.198 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,42% so với năm 2010. Nguyên nhân do sản lượng sản xuất tăng nhanh kéo theo chi phí điện nước, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và chi phí khác thuộc phân xưởng cũng tăng theo. Từ này 01/03/2011 giá bán lẻ điện đã áp dụng mức bình quân mới 1.242 đồng mỗi kwh tăng 165 đồng so với năm 2010 và tiếp tục tăng lên vào năm 2012, 2013. Năm 2012 chi phí là 52.915 triệu đồng tăng 624 triệu đồng với tỷ lệ là 1,19% so với năm 2011 do năm 2012 sản lượng sản xuất tăng nhẹ hơn năm 2011 và công ty có kế hoạch sử dụng tiết kiệm chi phí hơn và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 630 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng tăng với tỷ lệ là 2,81%. Nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất chung tăng là do chi phí điện tiếp tục tăng lên và các khoản chi phí khác cũng tăng lên. Nhìn chung, các khoản mục chi phí đều biến động mạnh qua các năm trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cao nhất. Do đó, công ty cần có biện pháp tìm nguồn cung nguyên vật liệu với giá hợp lý và có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý hơn để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 69 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ 5.1 GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT Hiện nay, với tình hình lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong các mặt: sản xuất, chi trả lương, quảng bá tiếp thị... Để giải quyết những khó khăn trên, việc giảm chi phí trong sản xuất là một phương án mà các doanh nghiệp cần tính đến. Tuy nhiên, cắt giảm như thế nào để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, sự tăng trưởng và vị thế của doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản. Để giảm được chi phí thì trước hết các đơn vị phải nhận biết được tại đơn vị mình có những loại chi phí nào. Chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá trị cho mình. Các chi phí tại các đơn vị có thể chia thành hai loại là chi phí chất lượng và chi phí không chất lượng. Chi phí chất lượng là các chi phí góp phần tạo ra giá trị cho đơn vị (bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhân công cho sản xuất, chi phí cho sự phòng ngừa sai sót, chi phí kiểm tra quá trình…), còn chi phí không chất lượng là các chi phí không tạo ra giá trị cho tổ chức (bao gồm các chi phí như chi phí làm lại, phế liệu, chi phí do dừng máy, tai nạn, chi phí giải quyết khiếu nại, sử lý sản phẩm không phù hợp, sản phẩm bị khách hàng trả về…). Sau đây là một số biện pháp để giảm phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm giúp Công ty đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 5.2 GIẢM CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty. Tiết kiệm giảm bớt chi phí có liên quan đến nguyên vật liệu là điều kiện quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy và tăng lợi nhuận cho Công ty. Do đó Công ty phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu từ khâu thu mua cho tới khâu sản xuất. - Thu mua: hiện công ty có trên 100 sản phẩm được sản xuất từ gạo do đó giá thu nguyên liệu gạo sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tuy công ty có lợi thế về nguyên vật liệu dồi dào, ổn định của địa phương. Nhưng việc tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ về số lượng lẫn chất lượng do nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xẩy ra biến động do các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cung ứng vật tư nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất. 70 Mặt khác, công ty nên mua trực tiếp không phải thông qua thương lái. Có như thế giá mua nguyên liệu sẽ giảm và chất lượng hạt gạo cũng đảm bảo hơn. Vì thương lái là thành phần phức tạp và chỉ vì lợi ích cá nhân, khi thu mua xong đưa lúa về xay xát, lau bóng rồi trộn lẫn nhiều chủng loại với nhau, dẫn đến gạo bị mang tiếng lai tạp. Cho nên khâu thu mua phải quản lý mặt chất lượng hàng đầu còn về khối lượng thì phải có phương pháp định mức sản xuất riêng cho mỗi sản phẩm và theo dõi khoa học sao cho có hiệu quả nhất, chống thất thoát nguyên vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua hợp lý, thích hợp và quan trọng phải đảm bảo tốt chất lượng để hạ thấp giá thành sản phẩm mà không ảnh hưởng tới chất lượng. - Bảo quản: việc dự trữ nguyên vật liệu tại kho, xưởng cần được thực hiện theo đúng chế độ quy định cho từng loại nguyên vật liệu sao cho phù hợp với tính chất lý, hoá của mỗi loại, mỗi quy mô tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu và phải đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với nguyên vật liệu. - Dự trữ: xuất phát từ đặc điểm của nguyên vật liệu chỉ tham gia việc dự trữ nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại là điều kiện hết sức quan trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không quá ứ đọng vốn nhưng không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ vật liệu cần thiết, tối đa, tối thiểu cho sản xuất, xây dựng xác định mức tiêu hao vật liệu. - Sử dụng: tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu sử dụng cần quán triệt nguyên tắc sử dụng đúng mức quy định, sử dụng đúng quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành. Việc bố trí, sắp xếp nguyên vật liệu trong kho phải đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất và theo dõi kiểm tra. Đối với mỗi thứ nguyên vật liệu phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ giới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật liệu phục vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn. Ngoài ra phải xác định rõ trách nhiệm vật chất của các cá nhân và tổ chức có liên quan đến sự an toàn của nguyên vật liệu trong các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng. Xây dựng quy chế xử lý rõ ràng, nghiêm ngặt các trường hợp nguyên vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, hao hụt, giảm giá. 71 5.3 GIẢM CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Công ty muốn giảm chi phí này thì trước hết phải giảm thời gian lao động hao phí và nâng cao năng suất lao động. Tổ chức và sử dụng lao động thật sự phù hợp với trình độ tay nghề của các công nhân, đây cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, nhất là đối với những công ty sử dụng nhiều lao động trong sản xuất như Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi hiện nay. Bên cạnh đó, Công ty cần chăm lo công tác bảo hộ lao động, cải thiện tình trạng lao động, nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật cho công nhân dưới hình thức tổ chức các cuộc thi công nhân lành nghề sản xuất giỏi, công nhân gương mẫu… giữa các phân xưởng, bộ phận trong Công ty. Ngoài ra cần thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm và tiền thưởng hợp lý. Khi xây dựng kế hoạch và quản quản lý quỹ tiền lương phải quán triệt nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất lao động phải vượt quá tốc độ tăng của chi phí tiền lương. Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất và giảm các biến động đột ngột theo thị trường như tăng lên hoặc giảm xuống sản lượng sản xuất hay đơn đặt hàng trong tháng. Tránh tình trạng nhân công ít việc lúc phải tăng ca liên tục sẽ làm cho công nhân mệt mỏi dẫn đến giảm năng suất lao động và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty cần khơi dậy tiềm năng trong mỗi công nhân viên bằng các chính sách khen thưởng vật chất lẫn tinh thần đối với công nhân hoàn thành xuất sắc kế hoạch hay vượt định mức, điều này giúp cho họ gắn bó và cống hiến tài năng cho công ty nhằm tạo ra một khả năng to lớn để nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra Công ty cần phải biết bồi dưỡng trình độ và quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của mỗi công nhân. 5.4 GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty đứng vững và phát triển trước nhiều áp lực của sự cạnh tranh trên thị trường là sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, giảm chi phí sản xuất mà vẫn giữ nguyên yêu cầu chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng của sản phẩm. Được thành lập cách đây hơn 40 năm nên máy móc thiết bị nhà xưởng của công ty tương đối cũ và lạc hậu. Trước tình hình này, lãnh đạo Công ty nên nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng. Ban lãnh đạo phải chỉ đạo xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng tiết 72 kiệm hiệu quả ngay từ khi lên kế hoạch tái tạo lại nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị, và đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cụ thế cho từng khu vực trong công ty. Công ty nên thành lập tổ kiểm soát sử dụng điện-nước-hơi và ban hành các quy định sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Tuyên truyền cụ thể cho từng lao động trong công ty ý thức rõ về các hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Công ty cần thiết kế nhà xưởng thiết kế theo hướng tận dụng được ánh sáng tự nhiên, bố trí hợp lý hệ thống đèn chiếu sáng theo từng khu vực máy, khu vực sản xuất cụ thể, tính đủ công suất chiếu sáng công cộng, lắp đặt các đèn compact tiết kiệm điện, sắp xếp giờ tắt mở hợp lý. Để tránh tình trạng máy móc chạy non tải và góp phần giảm tiêu hao năng lượng thì lãnh đạo nhà máy nên chọn những thiết bị thay thế có hiệu suất cao đồng thời lập kế hoạch vận hành máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất. Hiện nay, Công ty đang sử dụng rất nhiều hơi bão hòa trong sản xuất nên việc sử dụng năng lượng hơi tiết kiệm và hiệu quả là một công việc vô cùng cấp thiết. Trong việc thiết kế máy móc thiết bị cho tới đường ống dẫn hơi, ống thu hồi nước ngưng… phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tránh thất thoát năng lượng. Các ống van, thiết bị phải được bảo trì cẩn thận, đầy đủ, đúng quy cách. 73 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Nhìn chung, đề tài nghiên cứu chỉ đi sâu một mảng nhỏ của công tác kế toán. Đó là chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bột gạo lứt tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi. Qua việc thu thập số liệu và tính toán cho ta thấy tổng giá thành của sản phẩm bột gạo lứt hạt sen biến động theo chiều hướng tăng 17.958.257 đồng trong tháng 6 năm 2013 với tỷ lệ tăng là 8,24% so với tháng 6 năm 2012. Nhưng nguyên nhân chính là do nhu cầu xuất khẩu và nội địa tăng, thêm vào đó là sự tăng lên của chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Mặt khác thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất của công ty trong 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013 cho ta thấy chi phí sản xuất 2011/2010 tăng mạnh với tỷ lệ 54,14% trong khi đó chi phí sản xuất của năm 2012/2011 chỉ tăng 13,79%. Do năm 2011 là năm công ty ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn cùng với tình hình lạm phát cao 18,13% vì vậy kéo theo tất cả các nguyên liệu đầu vào hầu hết đều tăng giá làm cho chi phí sản xuất của năm 2011 đội lên cao. Đề tài không đề cập đến các khâu khác của quá trình hoạt động kinh doanh như: quá trình tiêu thụ, chính sách bán hàng, tình hình lợi nhuận… Do vậy, vẫn chưa thể đánh giá cụ thể được hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Tuy nhiên, đề tài cũng đã trình bày một cách đầy đủ các nghệp vụ kinh tế phát sinh và kết hợp với việc ghi chép, đối chiếu chứng từ, sổ sách cũng như các hình thức cách thức ghi sổ, trình tự ghi sổ cũng được thực hiện một cách khá chính xác. Thông qua đề tài này, giúp người xem hiểu được phần nào về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi. Thông qua việc tính giá thành sản phẩm giúp em thấy được hiệu quả cũng như chất lượng công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp nhìn chung có hiệu quả. Công ty luôn tuân theo đúng những chuẩn mực kế toán mà nhà nước đã ban hành. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Khi cổ phần hóa cơ bản là thuận lợi. Công ty chủ động từ khâu kế hoạch sản xuất đến khâu tiêu thụ sản 74 phẩm… đặc biệt trong việc chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi mặt hàng cho phù hợp nhu cầu thị trường. Do đó kết quả đạt được là rất tốt. Do đặc thù của Công ty là thực phẩm, sản xuất rất đa dạng và nhiều chủng loại nhưng Công ty chưa mở tài khoản chi tiết riêng cho từng loại. Khai thác tốt nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nắm bắt nhu cầu thị trường đã giúp Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi đạt kết quả khả quan trong lúc tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nhà nước Nền kinh tế có một số cải thiện nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó nhà nước cần kiểm soát tốt lạm phát, hạn chế sự gia tăng giá cả của nguồn nguyên vật liệu đầu vào để giúp các doanh nghệp giảm thiểu áp lực trong việc cạnh tranh về giá bán. Nhà nước phải ưu đãi bằng các chính sách về thuế, tín dụng đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, v.v… Dù các chính sách ưu đãi vẫn còn là các đề án nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết, họ vẫn tin tưởng với bước đi chậm mà chắc này, bởi với kết quả đáng khích lệ trong xuất khẩu đã giúp họ giảm tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu, tiết kiệm chi phí đầu vào cho sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ và quan trọng hơn là có thể tạo đầu ra cho hạt lúa của nông dân. 6.2.2 Đối với ban lãnh đạo công ty Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tránh tình trạng nguyên liệu đầu vào có chứa chất biến đổi gen. Đối với các quá trình chế biến thực phẩm, vấn đề quan trọng là tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu, tức là tăng lượng nguyên liệu có ích trong từng đơn vị sản phẩm. Trong trường hợp này muốn nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu phải coi trọng thực hiện tốt quy trình công nghệ, bảo đảm chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến và quy định phối chế nguyên liệu, thực hiện tốt quy phạm sử dụng máy móc, thiết bị và hoàn thiện hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất… Không những đối với các loại nguyên liệu, vật liệu chính mà ngay cả các loại vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, việc áp dụng những biện pháp tổ chứckỹ thuật trên đây cũng có tác dụng lớn bảo đảm sử dụng tiết kiệm các loại vật liệu đó. 75 Trong kỳ phế liệu thu hồi tăng đến 169,18% điều đó chứng tỏ việc sử dụng nguyên vật liệu chưa đạt hiệu quả vì phế liệu sinh ra càng nhiều thì mức tiêu dùng vật liệu cho đơn vị sản phẩm càng cao, lãng phí vật liệu càng nhiều. Do đó, Công ty phải phấn đấu hạn chế tới mức thấp nhất lượng phế liệu sinh ra, nhất là lượng phế liệu do các nguyên nhân tổ chức và quản lý gây ra. Về vấn đề này, phải coi trọng các biện pháp như thực hiên tốt quy trình công nghệ, áp dụng thao tác tiên tiến, bảo đảm độ chính xác của máy móc, cung ứng các loại vật liệu đúng yêu cầu, giảm thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng. Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển các phần mềm kế toán cũng như các phần mềm khác ngày càng hoàn chỉnh hơn. Vì vậy công ty nên thường xuyên cập nhật, ứng dụng các phần mềm mới vào công tác kế toán để giúp cho việc xử lý số liệu, cung cấp thông tin nhanh chống và ngày càng hiệu quả hơn. Cũng như đã nêu ở trên, đặc thù Công ty sản xuất rất đa dạng, nhiều chủng loại. Do vậy để dễ dàng theo dõi Công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết để kế toán dễ dàng tổng hợp số liệu. Do đặc điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng, vào thời vụ giá gạo giảm xuống, sau mùa vụ thì lại tăng lên. Nên Công ty cần nắm bắt cơ hội này để đầu tư mua nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong năm. Nếu làm được như vậy giá thành sẽ giảm được phần nào, khi đó số lượng tiêu thụ sẽ tăng cao, đồng nghĩa với doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận sẽ tăng. Công ty cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị hiện đại và khuyến khích công nhân tham gia sản xuất bằng cách tạo nên những cuộc thi đua lành mạnh vì đây là điều kiện cần thiết để giúp cho cán bộ công nhân viên làm việc thoải mái thúc đẩy tăng năng suất lao động. Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên ý thức tiết kiệm chi phí trong công tác, công việc để gia tăng tích lũy. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Lê Hồng Hải, 2008. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xuất khẩu thủy sản Cafatex. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 3. TS. Phan Đức Dũng, 2006. Kế toán tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 4. ThS. Trần Long, 2005. Giáo trình hướng dẫn nội dung thực tập và viết báo cáo thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán doanh nghiệp sản xuất, Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. 5. Ths. Trần Quốc Dũng. Bài giảng tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học Cần Thơ. 6. Trương Kim Thành, 2009. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản Cadovimex. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. www.baodonhthap.com.vn www.bichchi.com.vn/bichchi/ 77 PHỤ LỤC CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 05/06/2013 Số: 09 Trích yếu Tài khoản đối ứng Số tiền Nợ Có Xuất kho 1.250 kg đường cát 621 1521 18.685.037 Xuất kho 365 kg bột kem sữa 621 1521 13.948.227 Xuất kho 23,8 kg muối 621 1521 108.841 Tổng cộng Ghi chú 32.742.105 Kèm theo 3 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 11/06/2013 Số: 12 Tài khoản đối ứng Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất kho 12.000 cuồn nilon cuồn in nhãn 621 1522 10.822.440 Xuất kho 1.764 kg gạo gẫy 621 1521 15.436.112 Tổng cộng Ghi chú 26.258.552 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 15/06/2013 Số: 15 Tài khoản đối ứng Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất kho 16.700 cuồn nilon cuồn in nhãn 621 1522 15.061.257 Xuất kho 1.150 kg thùng giấy 621 1522 9.661.713 Xuất kho 86 kg hạt sen 621 1521 6.873.016 Xuất 13,6 chai vani (500ml/chai) 621 1521 4.284.000 Tổng cộng Ghi chú 35.879.986 Kèm theo 4 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 20/06/2013 Số: 22 Tài khoản đối ứng Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất kho 800 kg bột Maltodextrin 621 1521 18.733.888 Xuất kho 1.334 kg đường cát 621 1521 19.940.663 Tổng cộng Ghi chú 38.674.551 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 25/06/2013 Số: 27 Tài khoản đối ứng Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất kho 288 kg bột maltodextrin 621 1521 6.744.196 Xuất kho 47,6 chai hương dứa (500ml/chai) 621 1521 19.852.904 Tổng cộng 26.597.100 Kèm theo 2 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 28/06/2013 Số: 31 Tài khoản đối ứng Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất kho 505,4 bột kem sữa 621 1521 19.313.518 Xuất kho 1.187 kg thùng giấy 621 1522 9.972.566 Xuất 22.955 cuồn bao nhãn 621 1522 15.565.202 Tổng cộng Ghi chú 44.851.286 Kèm theo 3 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Ghi chú CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 25/06/2013 Số: 39 Tài khoản đối ứng Trích yếu Xuất 158,0451 lít dầu FO Tổng cộng Người lập (Đã ký) Số tiền Nợ Có 621 1523 2.925.415 2.925.415 Kế toán trưởng (Đã ký) Ghi chú CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI Địa chỉ: 45X1 Nguyễn Sinh Sắc-P2- TX Sa Đéc Mẫu số S02a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:__20/06__ Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Trích yếu A 1- Kết chuyển giá thành thực tế của các sản phẩm sản xuất trong tháng 2- Giá vốn của các sản phẩn tiêu thụ trong tháng Số hiệu tài khoản Nợ Có B C 155000 Số tiền 1 chú D 17.139.706.904 154000PX01 9.706.225.042 7.433.481.862 632210 154000PX02 16.827.977.854 911000 155000 23.102.593.050 632120 81.378.127 632130 310.947.939 632210 16.827.977.854 635000 406.517.801 641000 2.085.150.401 642000 1.425.762.953 811000 234.301 421200 1.964.623.674 3- Xác định kết quả kinh doanh trong tháng 4- Phân bổ chi phí điện, trấu vỏ, vật tư sử dụng sản xuất bánh phồng tôm 154000PX02 154000PX01 5- Tạm trích thuế thu nhập doanh nghiệp quý 2/2013 821100 333400 2.957.481.603 4212 821100 2.957.481.603 Cộng X X 57.589.621.108 519.343.300 Kèm theo….. chứng từ gốc Người lập Ghi Ngày 30 tháng 6 năm 2013 Kế toán trưởng NGUYỄN THỊ THU THỦY X CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI Địa chỉ: 45X1 Nguyễn Sinh Sắc – P2 - TX Sa Đéc CHỨNG TỪ GHI SỔ Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số:__13/6__ Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Trích yếu A 1- Căn cứ tổng hợp tiền lương phải trả hạch toán vào chi phí liên quan Số hiệu tài khoản Nợ Có B C Số tiền 1 622001PX01 1.016.630.446 622001PX02 445.093.062 627101PX01 181.685.046 627101PX02 106.758.250 641101TP00 175.038.535 642101HT00 114.771.538 642101NM00 477.016.200 334110 2- Trích 2% Kinh phí công đoàn Ghi chú D 2.526.993.077 622001PX01 12.920.000 622001PX02 5.460.000 627101PX01 3.314.000 627101PX02 840.000 641101TP00 656.000 642101HT00 1.029.800 642101NM00 3.981.400 338200 28.201.200 3- Căn cứ tổng hợp tiền lương phải trả hạch toán vào tiền cơm và bồi dưỡng độc hại - Tiền cơm + Phân xưởng chế biến, tráng bánh… 627817PX01 235.042.500 + Phân xưởng bánh phồng tôm 627817PX02 84.765.000 + Bộ phận gián tiếp 642817NM00 17.940.000 + Phân xưởng chế biến, tráng bánh… 627705PX01 2.410.000 + Phân xưởng bánh phồng tôm 627705PX02 - Bồi dưỡng độc hại 334140 Cộng x x 340.157.500 2.895.351.777 Ngày 30 tháng 6 năm 2013 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT Mẫu số: 02/VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Ngày 02/06/2013 TK NỢ: 6210X1 Số 0256XNL-0613 TK CÓ: 15210 Bộ phận nhận hàng: PHÂN XƯỞNG TB; CB Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Kho nguyên liệu (Bảo + Tuấn) STT 1 Mã VT N1012 Tên vật tư Gạo gẫy ĐVT Kg Tổng cộng Người lập phiếu (Đã ký) Số lượng Đơn giá Số tiền 1.500 8.750,629 13.125.943 1.500 13.125.943 Ngày 02 tháng 06 năm 2013 Thủ kho Kế Toán Trưởng Người nhận hàng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT Mẫu số: 02/VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Ngày 02/06/2013 TK NỢ: 6210X1 Số 0259XNL-0613 TK CÓ: 15210 Bộ phận nhận hàng: PHÂN XƯỞNG TB; CB Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Kho nguyên liệu (Bảo + Tuấn) STT 1 Mã VT N1031 Tên vật tư Hạt sen ĐVT Số lượng Kg Tổng cộng Người lập phiếu (Đã ký) Người nhận hàng (Đã ký) Đơn giá Số tiền 50 79.918,79 3.995.939 50 3.995.939 Ngày 02 tháng 06 năm 2013 Thủ kho Kế Toán Trưởng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT Mẫu số: 02/VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU TK NỢ: 6210X1 TK CÓ: 15210 Ngày 05/06/2013 Số 0261XNL-0613 Bộ phận nhận hàng: PHÂN XƯỞNG TB; CB Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Kho nguyên liệu (Bảo + Tuấn) STT 1 Mã VT GV1011 Tên vật tư Đường cát ĐVT Kg Tổng cộng Người lập phiếu (Đã ký) Số lượng Đơn giá Số tiền 1.250 14.948,03 18.685.037 1.250 18.685.037 Ngày 05 tháng 06 năm 2013 Thủ kho Kế Toán Trưởng Người nhận hàng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT (Đã ký) Mẫu số: 02/VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Ngày 05/06/2013 TK NỢ: 6210X1 Số 0262XNL-0613 TK CÓ: 15210 Bộ phận nhận hàng: PHÂN XƯỞNG TB; CB Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Kho nguyên liệu (Bảo + Tuấn) STT 1 Mã VT N1040 Tên vật tư Bột kem sữa Tổng cộng Người lập phiếu (Đã ký) Người nhận hàng (Đã ký) ĐVT Kg Số lượng Đơn giá Số tiền 365 38.214,32 13.948.227 365 13.948.227 Ngày 05 tháng 06 năm 2013 Thủ kho Kế Toán Trưởng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT Mẫu số: 02/VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU TK NỢ: 6210X1 TK CÓ: 15210 Ngày 05/06/2013 Số 0263XNL-0613 Bộ phận nhận hàng: PHÂN XƯỞNG TB; CB Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Kho nguyên liệu (Bảo + Tuấn) STT 1 Mã VT GV1012 Tên vật tư ĐVT Muối Kg Tổng cộng Người lập phiếu (Đã ký) Số lượng 23,8 Đơn giá Số tiền 4.573,15 108.841 23,8 108.841 Ngày 05 tháng 06 năm 2013 Thủ kho Kế Toán Trưởng Người nhận hàng (Đã ký) (Đã ký) CÔNG TY CP THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị Xã Sa Đéc, ĐT (Đã ký) Mẫu số: 02/VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU TK NỢ: 6210X1 TK CÓ: 15220 Ngày 11/06/2013 Số 0267XBB-0613 Bộ phận nhận hàng: PHÂN XƯỞNG TB; CB Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Kho nguyên liệu (Hóa) STT 1 Mã VT N1031 Tên vật tư Nilon cuồn in nhãn Tổng cộng Người lập phiếu (Đã ký) Người nhận hàng (Đã ký) ĐVT Cuồn Số lượng 12.000 12.000 Đơn giá 901,870 Số tiền 10.822.440 10.822.440 Ngày 11 tháng 06 năm 2013 Thủ kho Kế Toán Trưởng (Đã ký) (Đã ký) [...]... tài kế toán giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi làm đề tài nghiên cứu của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phân tích biến động giá thành và thực trạng chi phí tại Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi Từ đó đề xuất một số giải pháp để giảm chi phí nhằm hạ giá thành. .. những chi phí ngoài kế hoạch như chi phí sản phẩm hỏng, thiệt hại trong sản xuất Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp 2.2 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.2.1 Kế toán tính giá thành sản phẩm 2.2.1.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành  Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, ... phát sinh ở GĐn Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất GĐ1 trong TP GĐ2 trong TP GĐn trong TP Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí GIÁ THÀNH THỰC TẾ THÀNH PHẨM Hình 2.6 Sơ đồ khái quát phương án không tính giá thành bán thành phẩm b Phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự) - Tính giá thành thực tế bán thành phẩm GĐ1:  Đánh giá bán thành phẩm dở dang cuối... qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của nhóm SP hoàn thành trong kỳ Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của nhóm SP Giá thành thực tế từng loại SP = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định x Tỷ lệ mức) của từng loại sản phẩm 2.2.3.4... giá thành 6  Công thức chung để tính giá thành đơn vị sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Qua công thức này cho thấy để hạ thấp giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản. .. phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí GĐ1 và chi phí phát sinh ở GĐ2 - Tính giá thành của thành phẩm giai đoạn cuối 18 Giai đoạn 1 (GĐ1) Giai đoạn 2 (GĐ2) Giai đoạn n (GĐn) Giá thành bán Giá thành bán thành phẩm GĐ1 thành phẩm GĐn-1 + + + Chi phí chế biến Chi phí chế biến Chi phí chế biến GĐ1 GĐ2 GĐn Giá thành bán Giá thành bán Giá thành Thành phẩm GĐ1 thành phẩm GĐ2 thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực... thực tế của công ty từ năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do giới hạn về mặt thời gian, chi phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. .. 111,138,611 Kết chuyển CPNVLTT Các khoản làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm TK 622 TK 632 Kết chuyển CPNCTT TK 627 Giá thành sản phẩm hoàn Kết chuyển CPSXC thành nhập kho, xuất bán Hình 2.5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 13 2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản. .. lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được Tuy nhiên, cần lưu ý không phải có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định  Công thức tính giá thành được thực hiện như sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá trị Chi phí SX Chi phí SX Chi. .. của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm bột gạo lức hạt sen 1 - Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm bột gạo lứt hạt sen - Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 - Qua việc phân tích, hạch toán công

Ngày đăng: 08/10/2015, 22:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan