PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 34)

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp thu thập trên các báo cáo tài chính và một số nghiệp vụ chứng từ cụ thể trong 3 năm (2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) của công ty.

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp đơn giản nhất bằng các phép tính đơn giản các số liệu được tổng hợp lại để thuận tiện cho việc phân tích các biến động.

Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích biến động về giá thành sản phẩm. Có hai phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh tuyệt đối

Là phương pháp mà hiệu số của hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở) nhằm thấy được sự biến động về mặt lượng (mức) của chỉ tiêu cần phân tích.

Số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

F = Ft – F0 Biến động so với kỳ gốc Chi phí SXC bất biến thực tế Chi phí SXC bất biến kế hoạch = _

Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác.

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoản thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy được mức độ hoàn thành, qui mô phát triển… của các chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Phương pháp so sánh tương đối

Là tỷ lệ phần trăm của hai chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu của kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của vấn đề cần phân tích.

Số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

F = (Ft / F0) x 100

Từ phương pháp so sánh đó để biết được các nhân tố tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp.

Có nhiều loại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà sử dụng thích hợp.

- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra với mức đô thực tế đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chi tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế hoạch mà xí nghiệp phải phấn đấu.

- Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm: là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được kế hoạch đã đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chi tiêu kinh tế.

100% Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) Mức độ thực tế đạt được trong kỳ Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra

trong kỳ kế hoạch trước

= x

100% Số tương đối

nhiệm vụ kế hoạch (%)

Mức độ thực tế đạt được theo kế hoạch Mức độ thực tế đã đạt được

kỳ kế hoạch trước

- Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển: trong quá trình phân tích nếu áp dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ % có những lúc không đánh giá đúng xu hướng biến động của chỉ tiêu kinh tế. Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển.

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển là mối quan hệ so sánh mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra (hoặc mức độ thực tế đã đạt được ở kỷ trước) đã tính đổi theo hệ số tính chuyển về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số tương đối kết cấu: là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí, vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.

- Số tương đối động thái: là biểu hiện sự biến động về mức độ của chi tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở hai khoảng thời gian khác nhau, được biểu hiện bằng số lần hoặc số phần trăm (%).

Số tương đối động thái có thể tính theo kỳ gốc liên hoàn hoặc cố định tùy theo mục đích phân tích. Nếu là kỳ gốc cố định thì sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu là kỳ gốc liên hoàn thì sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời gian kế tiếp nhau.

100% Số tương đối kết cấu Mức độ đạt được của bộ phận Mức độ đạt được của tổng thể = x

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển Mức độ thực tế đạt được = - Mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra x Hệ số tính chuyển 100% Số tương đối động thái Mức độ kỳ nghiên cứu Mức độ kỳ gốc = x

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi (tên giao dịch Bich Chi Food Company, tên viết tắt BFC) là công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa công ty nhà nước, công ty thực phẩm Bích Chi thành công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi theo quyết định số 968/QĐ-UB-HC ngày 18 tháng 10 năm 2000 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5103000002 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp lần đầu ngày 27 tháng 12 năm 2000.

Trong quá trình hoạt động công ty đã 11 lần đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Vốn điều lệ của công ty từ khi thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh lần thứ nhất là 2.794.000.000 đồng và được thay đổi nhiều lần trong quá trình kinh doanh. Vốn điều lệ công ty thay đổi gần đây là 22.022.600.000 đồng, 33.033.900.000 đồng, 40.245.420.000 đồng. Từ ngày 01.02.2013, vốn điều lệ công ty từ 40.245.420.000 đồng lên 50.306.770.000 đồng.

Trụ sở chính của công ty đặt tại 45x1, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Văn phòng đại diện: số 46, đường 7A xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Mã số thuế: 1400371184

Điện thoại: (0673) 861.910 Fax: (0673) 864.674 Email: bchi_bfc@hcm.vnn.vn

Từ năm 2001 đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định và ngày càng phát triển, nhất là giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Thành công của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi được chứng minh qua hàng loạt giải thưởng tại các kỳ hội chợ, triển lãm thành tựu kinh tế, sản phẩm đã đạt 10 huy chương vàng về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như: Cúp Vàng Thương Hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà Nông…

Với phương châm “Uy tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi đã vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà thực phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

Là một công ty vừa sản xuất vừa thương mại, trong đó sản xuất là chủ yếu, nên chức năng của công ty là:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước. Ngoài ra còn xuất lương thực, thực phẩm ra nhiều nước trên thế giới.

- Do công ty có chức năng thương mại nên công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Thực hiện đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán do Bộ Tài Chính quy định, xây dựng kế hoạch kinh doanh toàn diện, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cũng như các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.

Thực hiện đúng chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chế độ chính sách do nhà nước quy định đối với cán bộ công nhân viên của công ty. Tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Thường xuyên chủ động áp dụng khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, an toàn, chất lượng, cho người tiêu dùng, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Được quyền sử dụng vốn, tài sản, lao động của công ty theo chế độ chính sách do nhà nước quy định.

Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác thuộc phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của công ty.

Được quyền mở tài khoản tại các ngân hàng và có con dấu riêng.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty hiện có 2 nhà máy, 3 phòng chức năng, 5 phân xưởng và văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đội ngủ cán bộ nhân viên: Công ty có trên 20 kỷ sư, trên 20 trung cấp và khoảng trên 400 công nhân có tay nghề cao giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất.

Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mô hình này giúp phát huy được năng lực, chuyên môn của các bộ phận chức năng, đồng thời đảm bảo được quyền chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo cấp cao của tổ chức.

* Sơ đồ bộ máy quản lý

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban

* Tổng giám đốc:

- Là người đại diện quản lý, chịu trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, đúng nghị quyết của hội đồng quản trị, của đại hội cổ đông, điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được HĐQT phê duyệt.

- Xây dựng và trình HĐQT chuẩn y và chiến lược phát triển, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý công ty, tổ chức thực hiện các phương án đã được phê duyệt.

- Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động của công ty.

* Phó tổng giám đốc

- Tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm

- Thực hiện công tác kỹ thuật và chế tạo sản phẩm mới - Cung ứng nguyên vật liệu – vật tư cho sản xuất

- Công tác kế toán và điều hành phương tiện vận chuyển

* Phòng tổ chức: TỔNG GIÁM DỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KỸ THUẬT QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG PHÒNG SX - KD PHÒNG KẾ TOÁN TỔ LÒ HƠI TỔ BẢO VỆ - VỆ SINH TỔ CƠ KHÍ TỔ KCS CÁC TỔ SẢN XUẤT

Tuyển dụng và đào tạo lao động, bố trí điều động quản lý nhân sự, quản lý công tác hành chính, lưu trữ văn thư và chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên.

* Phòng kỹ thuật

- Cân đối kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng và số lượng.

- Xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi công ty đã ký hợp đồng với khách hàng.

- Lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng tháng, quý, năm.

- Phối hợp với phòng HC- KT theo dõi công nợ, định mức kinh tế, kỹ thuật các hợp đồng kinh tế.

- Thực hiện hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm.

- Sản xuất thực hiện thí nghiệm mới, nghiên cứu cải tiến quy trình, cải tiến kỹ thuật có hiệu quả.

- Tiếp cận nắm bắt thị trường giá cả và đề xuất những giải pháp kịp thời cho ban giám đốc.

* Quản đốc phân xưởng:

Là bộ phận trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất theo kế hoạch của công ty.

* Các tổ sản xuất: thực hiện các thao tác theo chức năng.

 Tổ KCS:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm suốt quá trình sản xuất và bảo quản thành phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổ cơ khí:

Nghiên cứu chế tạo, vận hành, kiểm tra bao bì, các máy móc thiết bị của công ty.

Tổ bảo vệ - vệ sinh:

Bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất.

* Phòng kế toán:

- Tham gia xây dựng quy chế về tuyển dụng, tuyển chọn đào tạo huấn luyện và đánh giá nhân viên.

- Quản lý hồ sơ nhân sự, công văn, lập thủ tục hợp đồng lao động sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân theo đúng quy định.

- Thực hiện trả lương và các chế độ, chính sách cho công nhân viên kịp thời đúng quy định.

- Thực hiện chế tạo thống kê tài chính theo đúng quy định.

- Giữa các phòng ban trong công ty có mối quan hệ làm việc rất chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau trong việc tổ chức sản xuất và điều hành hoạt động của công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc và mỗi phòng ban chịu trách nhiệm một mãng riêng như:

- Phòng tổ chức hành chính: tuyển dụng lao động cho các phòng ban khác, đào tạo bố trí lao động và chăm sóc đời sống cho công nhân thuộc toàn công ty.

- Phòng kế toán: lập kế hoạch tài chính, tổ chức kế toán cho công ty, số liệu được tập hợp từ các phòng ban khác và cung cấp số liệu cho các phòng ban khác cho công ty.

- Phòng kỹ thuật: kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, sữa chữa máy móc thiết bị cho các phòng ban khác.

3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Quy mô của công ty là sản xuất hàng loạt, cơ cấu tổ chức sản xuất được xây dựng theo dây chuyền thiết bị công nghệ cho phù hợp từng loại và từng nhóm sản phẩm. Công ty nằm trong khu quy hoạch công nghiệp nên cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và thuận lợi trong giao thông.

Tổng diện tích sử dụng của công ty là khoảng 40.000 m2, gồm văn phòng làm việc, phân xưởng chế biến, phân xưởng tráng bánh, phân xưởng cơ khí thuộc phường 2 Thị xã Sa Đéc cạnh quốc lộ 80. Cũng là địa điểm chính

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 34)