Một công ty hay một doanh nghiệp nào đó muốn thành công thì điều trước tiên là lập cho mình một kế hoạch, có một kế hoạch đúng đắn, phù hợp với bản thân mình, phù hợp với thực trạng công ty hay doanh nghiệp mình thì chắc chắn rằng họ sẽ thành công và đạt được mục đích.
Và để thấy được thực tế mình có đi đúng với kế hoạch, mục tiêu lập ra hay không thì công ty phải đi phân tích và đánh giá lại thực tế so với kế hoạch một cách khách quan, từ đó thấy được những gì công ty đã làm được và những gì khó khăn mà công ty cần khắc phục cho những kỳ sau.
Chi phí là một trong những vấn đề được các nhà quản lý quan tâm đặc biệt. Để đạt lợi nhuận cao doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp kiểm soát để hạ thấp chi phí. Do đó, việc phân tích các chi phí để phát hiện và xử lý các khoản chi phí vượt so với kế hoạch là điều cần thiết.
4.3.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Qua việc phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta sẽ đánh giá được tình hình sử dụng nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm bột gạo lứt hạt sen. Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, sổ chi tiết nguyên vật liệu từ phòng kế toán để tổng hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng ta có bảng sau:
Bảng 4.6 Phân tích chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của nguyên vật liệu
ĐVT: đồng, %
Kế hoạch Thực tế Khối lượng Đơn giá
Vật tư ĐVT Khối
lượng Đơn giá Chi phí Khối lượng Đơn giá Chi phí Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Gạo lứt Kg 3.100 8.678 26.901.800 3.264 8.750,629 28.562.055 164 5,29 72,629 0,84
Hạt sen Kg 135 78.593 10.610.055 136 79.918,79 10.868.955 1 0,74 1.325,79 1,69
Đường cát Kg 2.500 15.000 37.500.000 2.584 14.948,03 38.625.700 84 3,36 (51,97) (0,35)
Hương dứa Chai 45 417.076,97 18.768.463 47,6 417.076,97 19.852.864 2,6 5,78 0 0
Vani Chai 12 315.000 3.780.000 13,6 315.000 4.284.000 1,6 13,3 0 0
Muối Kg 22 4.300 94.600 23,8 4.573,15 108.841 1,8 8,18 273,15 7,2
Bột kem sữa Kg 850 37.856 32.177.600 870,4 38.214,32 33.261.745 20,4 2,4 358,32 0,95
Maltodextrin Kg 1.000 23.234 23.234.000 1.088 23.417,36 25.478.084 88 8,8 183,36 0,79
Bao nhãn Cái 21.500 678,07 14.578.505 22.955 678,07 15.565.202 1.455 6,77 0 0
Nilon cuồn in nhãn Cuồn 26.700 901,87 24.079.929 28.700 901,87 25.883.697 2.000 7,49 0 0
Thùng giấy Cái 2.200 8.401,49 18.483.278 2.337 8.401,49 19.634.279 137 6,23 0 0
Dầu FO Lít 154,976 18.035 2.794.992 158,0451 18.510 2.925.415 3,0691 1,98 475 2,63
Qua bảng 4.6 cho thấy tình hình thực tế tổng chi phí sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bột gạo lứt hạt sen cao hơn kế hoạch đề ra 12.047.655 đồng tương ứng với tỷ lệ 5,66%, nguyên nhân do khối lượng sản xuất sản phẩm tăng và đồng thời giá đầu của nguyên vật liệu cũng tăng.
Trong đó khối lượng nguyên vật liệu vani tăng nhanh nhất là 1,6 chai (500ml/chai) tăng 13,3% do số lượng tồn kho đầu kỳ ít nên trong kỳ phải nhập thêm để sử dụng nhưng giá đầu vào của nguyên liệu này không biến động so kế hoạch. Tuy vậy nhưng giá thu mua của nguyên liệu này khá cao 315.000 đồng/chai (500ml/chai). Vani có hai dạng đó là dạng tinh thể bột và dạng dung dịch, dạng dung dịch giá cao hơn dạng bột nhưng nếu dùng dạng bột thì sẽ bị đắng khi tương tác với nhiệt trong quá trình chế biến.
Đối với nguyên liệu hạt sen thì khối lượng thực tế chỉ tăng 1 kg so với kế hoạch, với tỉ lệ tăng 0,74%. Nhưng về giá thì nguyên liệu này tăng cao với tỷ lệ 6,35%, giá tăng là do thu mua lúc nghịch mùa và tỉ lệ trồng sen chưa được nhân rộng nên nhu cầu vượt mức cung. Hạt sen được ưu chuộng là do hàm lượng tinh bột khá cao, chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể như kali, canxi, photpho, vitamin B1, B2… Không những mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà hạt sen còn là nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon.
Về nguyên liệu đường tăng về khối lượng so kế hoạch đề ra là 84 kg nhưng đơn giá thì giảm 51,97 đồng/kg với tỷ lệ giảm là 0,35%. Sản lượng sản xuất tăng thì khối lượng nguyên liệu đường tăng là điều tất nhiên. Nguyên nhân giá đường sụt giảm là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn vào nhiều khiến giá đường thành phẩm trong nước bán ra liên tục giảm. Từ đầu năm đến nay các daonh nghiệp đã nhập khẩu chính ngạch theo cam kết WTO và AFTA khoảng 70.000 tấn, so với nhu cầu tiêu thụ trong nước ở mức 1,35 triệu tấn thì nguồn cung đang cao hơn cầu rất nhiều. Từ đó đẩy giá đường trong nước giảm xuống và lượng đường tồn kho tăng lên nên giá đường càng ngày càng thấp cho niên vụ 2013-2014 sắp tới.
Giữa thời điểm thị trường lúa, gạo trong nước có dấu hiệu đi xuống khi bà con nông dân các tỉnh đồng bằng song Cửu Long thu hoạch rộ lúa hè thu, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định mua dự trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) vụ hè thu 2013. Từ đó giá lúa tại các tỉnh đồng bằng song Cửu Long đã nhích lên. Đây là nguyên nhân giá gạo lứt tăng so với kế hoạch 72,629 đồng/kg, sản lượng gạo lứt cũng tăng 164kg so với kế hoạch.
Công ty sử dụng nguyên liệu gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xác bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các
sinh tố và nguyên tố vi lượng. Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6 và các axit khác.
Khối lượng nguyên liệu muối tăng 1,8kg so với kế hoạch tương đương với 8,18%. Nước ta với chiều dài 3.200km bờ biển, nhưng năm nào cũng phải nhập khẩu muối. Ngành muối Việt Nam hiện nay đứng trước thực trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa là do muối làm ra không tiêu thụ được, thiếu ở đây là thiếu muối chất lượng cao, muoií cho sản xuất công nghiệp. Ước tính trung bình mỗi năm nước ta thừa khoảng 300.000 tần muối, nhưng lượng muối cho công nghiệp lại thiếu khoảng 200.000 tấn. nguyên nhân là do công nghệ sản xuất của chúng ta còn lạc hậu. Đứng trước tình hình đó nên giá muối tăng 273,15 đồng/kg với tỷ lệ tăng là 7,2%.
Đối với hai loại hương liệu vani và hương dứa sử dụng để sản xuất sản phẩm thì hương liệu hương dứa có đơn giá cao hơn 102.076,97 đồng/chai (500ml/chai). Công ty sử dụng hai loại hương liệu này từ nguồn chất thơm lấy từ thiên nhiên cho nên giá cao hơn so với những hương liệu khác, tuy vậy nhưng giá cả không biến động so với kế hoạch. Công ty Bích Chi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu do đó thành phần trong sản phẩm luôn cam kết không có phẩm màu.
Bột kem sữa tăng 20,4kg với tỷ lệ là 2,4% so với kế hoạch và giá cũng tăng 358,32 đồng/kg (0,95%) so với kế hoạch. Bột Maltodextrin cũng tăng 88kg với tỷ lệ tăng là 8,8%, giá loại bột này cũng tăng 183,36 đồng/kg so với kế hoạch.
Đối với nguyên vật liệu phụ như bao nhãn, nilon cuồn in nhãn, thùng giấy không biến động về giá so với kế hoạch, mhưng về khối lượng thì tăng. Bao nhãn tăng 1.455 cái với tỷ lệ là 6,77% so với kế hoạch. Nilon cuồn in nhãn tăng 2.000 cuồn với tỷ lệ là 7,49% so với kế hoạch. Thùng giấy tăng 137 cái với tỷ lệ tăng 6,23% so với kế hoạch. Nhìn chung nguyên vật liệu phụ tăng là do số lượng tồn đầu kỳ ít nên trong kỳ cần nhập thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong kỳ.
Dầu FO còn gọi là dầu Mazut đây là nhiên liệu đốt lò chủ yếu dùng trong công nghiệp. Khối lượng thực tế sử dụng tăng 3,0691 lít với tỷ lệ là 1,98%. Giá nhiên liệu này cũng tăng 475 đồng/lít với tỷ lệ tăng là 2,63% so với kế hoạch. Sau khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới có xu hướng tăng kể từ đầu tháng 5, Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu (từ 19% xuống 18%) và cho phép sử dụng quỹ bình ổn giá (160 – 400 đồng/lít). Tuy nhiên kể từ đó đến nay, do giá thế giới liên tục đi lên, cơ quan điều hành buộc phải cho tăng giá để đảm bảo điều hành theo cơ chế thị trường, hài hào lợi ích các bên.
Nhìn chung biến động lượng thực tế của nguyên vật liệu là biến động tăng so với kế hoạch đề ra nguyên nhân chính là do sản lượng sản xuất tăng. Phần biến động về giá của nguyên vật liệu thực tế so kế hoạch cũng tăng, chỉ riêng nguyên liệu đường giảm so kế hoạch. Đối với nguyên liệu vani, hương dứa, bao nhãn, nilon cuồn in nhãn, thùng giấy thì giá thực tế không biến động so kế hoạch.
4.3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục này bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Bảng 4.7 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thực tế và kế hoạch
ĐVT: đồng, %
Biến động Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế
Tuyệt đối (%)
Số lượng sản phẩm 7.000 7.250 250 3,57
Đơn giá đơn vị CPNCTT 1.346,205 1.361,63 15,425 1,15 Chi phí nhân công 9.423.435 9.871.853 448.418 4,76
Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013
Thực tế chi phí nhân công trực tiếp đã tăng vượt kế hoạch là 448.418 đồng tương ứng tăng 4,76%. Với mức biến động đơn giá chi phí nhân công trực tiếp tăng 15,425 đồng/sp tương đương tỷ lệ tăng là 3,57%, đây là mức biến động không tốt, Công ty phải chi tiền lương cho nhân viên nhiều hơn so kế hoạch. Nguyên nhân khách quan là do tình hình lạm phát hiện nay đã đẩy các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống tăng lên do đó công ty đã tăng lương cho công nhân để đảm bảo cuộc sống của họ.
Do công ty tính lương công nhân trực tiếp sản xuất theo số lượng sản phẩm được sản xuất ra nên đơn giá tiền lương chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Mặt khác, chi phí nhân công thực tế tăng là do trong tháng này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhân công phải tăng ca sản xuất. Do đó mà tiền lương làm thêm giờ của công nhân cũng tăng. Cùng với các chính sách khen thưởng cho công nhân sản xuất giỏi, sản xuất vượt mục tiêu đề ra và có nhiều đóng góp giúp tiết kiệm chi phí nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhằm giúp cho công nhân có động lực trong sản xuất và tạo công bằng hơn.
4.3.2.3. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của công ty gồm chi phí quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao,…
Bảng 4.8 Phân tích tình hình biến động chi phí sản xuất chung giữa thực tế và kế hoạch
ĐVT: đồng, % Biến động Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế
Tuyệt đối %
Số lượng sản phẩm 7.000 7.250 250 3,57
Đơn giá đơn vị CPSXC 2.498,09 2.533,57 35,48 1,42 Chi phí SXC 17.486.654 18.368.403 881.749 5,04
Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2013
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng chi phí sản xuất chung thực tế tháng 06/2013 là 18.368.403 đồng, trong khi đó chi phí sản xuất chung kế hoạch là 17.486.654 đồng, tăng 881.749 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,04%.
Từ đó cho thấy sự tăng lên của chi phí sản xuất chung là khá lớn. Hầu hết các chi phí đều tăng so với kế hoạch. Trong đó, chi phí khấu hao là không biến động, nguyên nhân chính là trong tháng công ty không mua sắm thêm máy móc thiết bị.
Từ những số liệu trên cho thấy những biến động của chi phí sản xuất chung là biến động theo hướng bất lợi cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải xem xét lại việc lập kế hoạch cho phù hợp bởi chi phí sản xuất chung ảnh hưởng rất lớn đến giá thành.
Sau khi phân tích biến động các khoản mục chi phí thực tế và kế hoạch của sản phẩm bột gạo lứt hạt sen nhìn chung là biến động không tốt ảnh hưởng xấu đến giá thành thực tế của sản phẩm. Hầu hết các chi phí đều tăng so kế hoạch đề ra do đó Công ty cần xem xét, đánh giá lại kế hoạch đề ra tìm hiểu rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.