Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010-

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 76 - 80)

2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Qua phân tích biến động chi phí sản xuất qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013, giúp ta thấy tổng quan về tình hình thực tế chi phí của Công ty.

Bảng 4.9 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2011 – 2012 và 6 tháng 2013

Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2010, 2012, 6 tháng 2013

Hình 4.5 Biến động chi phí sản xuất qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 61.681 102.206 119.190 58.512 64.558 40.525 65,7 16.984 16,62 6.046 10,33

Chi phí nhân công trực tiếp 52.429 83.192 98.370 46.298 51.093 30.763 58,68 15.178 18,24 4.795 10,36

Chi phí sản xuất chung 40.093 52.291 52.915 22.384 23.014 12.198 30,42 624 1,19 630 2,81

Tổng chi phí sản xuất 154.203 237.689 270.475 127.194 138.755 83.486 54,14 32.786 13,79 11.561 9,09 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Tình hình biế n động chi phí sản xuất

Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm và đây cũng là loại chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Trong năm 2010 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 61.681 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40% trong tổng chi phí sản xuất đến năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 40.525 triệu đồng tương đương 65,7% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng mạnh là do năm 2011 tình hình lạm phát cao ở mức 18,13% vì vậy tất cả các mặt hàng đều tăng mạnh kéo theo các chi phí phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên nhanh chóng kéo theo giá nguyên liệu chính là lúa cũng tăng lên và năm 2011 cũng là năm công ty ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn sản lượng tiêu thụ tăng 52,1% so với năm 2010, cùng với lượng cầu xuất khẩu tăng và giá gạo trong nước tăng lên, do đó công ty phải sản xuất sản lượng sản phẩm lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Nhưng đến năm 2012, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ tăng nhẹ 16.984 triệu đồng tăng 16,62% so với năm 2011. Do năm 2012 lạm phát chỉ tăng 6,81% do đó áp lực giá cả không nhiều so với năm 2011, kèm theo đó là sản lượng tiêu thụ năm 2012 chỉ tăng 19,48% so với năm 2011 chính vì thế mà chi phí nguyên vật liệu biến động nhẹ. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nguyên vật liệu là 64.558 triệu đồng tăng 6.046 triệu đồng tỷ lệ tăng 10,33% so với 6 tháng đầu năm 2012, chỉ số lạm phát được kiểm soát nên áp lực của lạm phát được giảm bớt, sản lượng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 và công ty đã ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp nguyên liệu với giá cả ổn định vì thế chi phí nguyên vật liệu ổn định giá cả đầu vào. Nhìn chung, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến động theo chiều hướng tăng lên cho thấy mức ảnh hưởng của lạm phát nhưng qua đó cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp hạ thấp chi phí nguyên vật liệu để giảm giá thành sản xuất xuống có cơ sở để đưa ra giá bán hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường.

 Chi phí nhân công trực tiếp:

Là chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng cao đứng vị trí thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Qua bảng 4.10 cho ta thấy chi phí nhân công trực tiếp không ngừng tăng qua các năm, năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp là 52.429 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34%, đến năm 2011 chi phí này là 83.192 triệu đồng tăng 30.763 triệu đồng chiếm tỷ lệ 58,68%. Nguyên nhân làm tăng chi phí nhân công trực tiếp là do sản lượng của các loại sản phẩm của Công ty không ngừng tăng lên trong năm cùng với lạm phát ở mức cao nên mặt bằng

giá các mặt hàng đều tăng lên để người lao động an tâm sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nên công ty đã tăng lương, thêm tiền thưởng và các khoản phụ cấp lên cho công nhân lên để ổn định cuộc sống cho họ kéo theo chi phí nhân công trực tiếp tăng lên. Năm 2012 chi phí nhân công trực tiếp là 98.370 triệu đồng tăng 15.178 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18,24% tăng nhẹ hơn năm 2011, nguyên nhân gây nên sự tăng lên của chi phí này là do trong năm 2012 nhu cầu sản lượng tiêu thụ của thị trường nước ngoài giảm xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên sản lượng sản xuất cũng giảm theo, tình hình lạm phát tăng cao vào năm 2011 được kìm xuống dưới 8% nên áp lực giá cả được ổn định hơn. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp là 51.039 triệu đồng tăng 4.795 triệu đồng tăng 10,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công ty ngày càng tăng do đáp ứng nhu cầu ẩm thực của thị trường khó tính như Châu Âu, lạm phát được kìm chế dưới 4% cùng với việc Công ty ngày càng quan tâm đến đời sống công nhân hơn thông qua tăng thêm tiền lương đối với công nhân làm ca thứ ba, tăng mức thưởng lương tháng 13 cho công nhân. Nhìn chung, chi phí công nhân trực tiếp tăng lên qua các năm do nhu cầu sản xuất tăng cao và công ty ngày càng quan tâm đến cuộc sống công nhân.

 Chi phí sản xuất chung

Là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí sản xuất và khoản mục chi phí này cũng không ngừng tăng lên theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Năm 2010 chi phí là 40.039 triệu đồng đến năm 2011 chi phí này tăng thêm 12.198 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,42% so với năm 2010. Nguyên nhân do sản lượng sản xuất tăng nhanh kéo theo chi phí điện nước, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và chi phí khác thuộc phân xưởng cũng tăng theo. Từ này 01/03/2011 giá bán lẻ điện đã áp dụng mức bình quân mới 1.242 đồng mỗi kwh tăng 165 đồng so với năm 2010 và tiếp tục tăng lên vào năm 2012, 2013. Năm 2012 chi phí là 52.915 triệu đồng tăng 624 triệu đồng với tỷ lệ là 1,19% so với năm 2011 do năm 2012 sản lượng sản xuất tăng nhẹ hơn năm 2011 và công ty có kế hoạch sử dụng tiết kiệm chi phí hơn và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 630 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng tăng với tỷ lệ là 2,81%. Nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất chung tăng là do chi phí điện tiếp tục tăng lên và các khoản chi phí khác cũng tăng lên.

Nhìn chung, các khoản mục chi phí đều biến động mạnh qua các năm trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cao nhất. Do đó, công ty cần có biện pháp tìm nguồn cung nguyên vật liệu với giá hợp lý và có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý hơn để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)