Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục ch

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 68 - 71)

mục chi phí sản xuất sản phẩm bột gạo lứt

4.3.1.1 Sự biến động của giá thành đơn vị

Giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm gạo lứt hạt sen tháng 06/2012 và tháng 06/2013 tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4 Phân tích biến động giá thành thực tế sản phẩm gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 ĐVT: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Tháng 6/2012 Tháng 6/2013 Số tiền % CPNVLTT 205.415.743 225.050.877 19.635.134 9,56% CPNCTT 8.784.429 9.871.853 1.087.424 12,38% CPSXC 16.843.045 18.368.403 1.525.358 9,06%

Phế liệu thu hồi 513.305 1.381.721 868.416 169,18% Chi phí DD cuối kỳ 12.457.985 15.879.228 3.421.243 27,46% Tổng giá thành 218.071.927 236.030.184 17.958.257 8,24% Giá thành đơn vị 31.377,26 32.555,89 1.178,63 3,76%

Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2012, 2013

Qua bảng 4.4 cho thấy giá thành thực tế của gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 có những biến động sau:

- Chi phí nguyên vật liệu tháng 6/2013 so với tháng 6/2012 tăng 19.635.134 đồng tương ứng 9,56% nguyên nhân chính là do lượng sản xuất tăng bên cạnh đó là sự tăng nhanh của giá đầu vào. Tại thời điểm tháng 6 năm 2012 giá gạo liên tục giảm do nguồn cung tăng nhanh, tồn kho ở mức cao trong khi nhu cầu cho xuất khẩu chậm lại, mặt khác còn bị ảnh hưởng bởi mưa kéo dài làm nhiều diện tích lúa bị đỗ ngã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo. Còn thời điểm tháng 6 năm 2013, giá gạo tăng nhẹ do tác động từ việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè này.

Hạt sen là nguyên liệu chính của sản phẩm nhưng do cây sen thu hoạch theo mùa vụ, rộ lên khoảng tháng 8 – 11 hàng năm, lúc trái mùa thì giá thành cao, thậm chí còn hút hàng do xuất khẩu sang nhiều nước khác ở châu Á. Nhưng với phương pháp chế biến và bảo quản hạt sen bằng cách làm chín, sấy khô và bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 0 – 50C công ty đã có thể dự trữ được khi trái mùa để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Tuy nhiên đường cát vào tháng 6 năm 2013 là 14.948 đồng/kg giảm nhẹ so với tháng 6 năm 2012 là 156 đồng/kg do diện tích trồng mía năm 2013 được mở rộng nên sản lượng sản xuất vượt nhu cầu, nhưng do sản lượng sản xuất tăng nhanh hơn tháng 6 năm 2012 vì nhu cầu xuất khẩu sản phẩm tăng nhanh nên chi phí nguyên vật liệu tăng lên. Bên cạnh đó, hương liệu, bột kem sữa, muối và bột Maltodextrin cũng tăng theo sản lượng sản xuất. Do đó, giá thành công ty tăng lên nhưng nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu dùng tăng, tuy nhiên công ty cũng phải có biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Chi phí nhân công trực tiếp tăng so với cùng kỳ năm 2012 cụ thể là tăng 1.087.424 đồng, tỷ lệ tăng 23,38%. Chi phí nhân công tăng lên là do sản lượng sản xuất tăng nhanh cho nên công ty thường phải thêm giờ sản xuất bằng cách tăng ca công nhân làm thêm giờ vào ban đêm để đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng vì thế công nhân phải tăng ca thêm vào đó tình hình lạm phát tăng nhanh nên công ty phải chi trả tiền lương và tiền thưởng hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống công nhân lên từ đó công nhân an tâm sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm lên.

- Chi phí sản xuất chung tăng 1.525.358 đồng tỷ lệ là 9,06% do chi phí điện, nước, điện thoại tăng lên. Trong đó, giá bán điện bình quân vào ngày 1/8/2013 là 1.508,85 đ/kwh tăng 71,85 đ/kwh tương ứng 5% so với giá bán điện bình quân đang áp dụng là 1.437 đ/kwh (giá bán chưa bao gồm thuế giá

trị gia tăng), còn lần điều chỉnh tăng gần nhất trước đó vào ngày 22/12/2012 và giá nước ngày càng tăng lên nhanh chóng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng tăng do công việc ngày càng nhiều nên việc quản lý công nhân ngày càng áp lực, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất và các chi phí khác tại bộ phận phân xưởng tăng lên nhanh chóng. Cho nên, công ty phải có kế hoạch sử dụng chi phí sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất.

- Giá trị phế liệu thu hồi tháng 6/2013 so với tháng 6/2012 tăng 868.416 đồng tuy tăng lượng không cao nhưng tỷ lệ tăng 169,18%. Là phần còn lại sau khi sàn lọc bột và các chất phụ gia không được dùng để sản xuất bột gạo lứt hạt sen, do chi phí nguyên vật liệu tăng lên kéo theo chi phí thu hồi phế liệu tăng lên. Vì thế, công ty cần có biện pháp kiểm soát để hạ phần phế liệu thu hồi xuống.

Tổng hợp các nhân tố trên làm cho giá thành đơn vị của bột gạo lứt hạt sen tháng 6/2013 tăng cao hơn so với tháng 6/2012 về giá trị là 1.178,63 đồng/sản phẩm tương ứng tỷ lệ tăng 3,76%.

4.3.1.2 Sự biến động của tổng sản lượng

Căn cứ vào bảng 4.4 ta lập bảng biến động về tổng sản lượng thực tế của sản phẩm bột gạo lứt hạt sen tháng 6/2012 và tháng 6/2013 tại công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi.

Bảng 4.5 Phân tích biến động tổng sản lượng thực tế thành phẩm gạo lứt hạt sen tháng 6/2013 và tháng 6/2012

Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTP Bích Chi, 2012, 2013

Nhận xét:

Qua bảng 4.5 cho thấy tổng giá thành thực tế của gạo lứt hạt sen trong tháng 6/2013 là 236.030.184 đồng so với giá thành thực tế đơn vị tháng 6/2012 là 218.071.927 đồng, chênh lệch tăng là 17.958.257 đồng với tỷ lệ tăng 8,24%. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tăng cao nên công ty tăng nhu cầu sản xuất lên, kéo theo đó là chi phí nguyên vật

Chênh lệch Khoản mục ĐVT Tháng 6/2012 Tháng 6/2013 Tuyệt đối % Số lượng thành phẩm Kg 6.950 7.250 300 4,32 Tổng giá thành Đồng 218.071.927 236.030.184 17.958.257 8,24 Giá thành đơn vị Đồng 31.377,26 32.555,89 1.178,63 3,76

liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cũng tăng lên. Tuy nhiên, công ty cũng cần có biện pháp hạ giá thành xuống bằng cách tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để có nguồn cung để có nguồn cung ổn định, chất lượng cao với giá cả hợp lý, lập dự toán chi phí để sử dụng chi phí có hiệu quả hơn và nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mỗi cán bộ công nhân viên để làm giảm chi phí nguyên vật liệu xuống vì đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất.

Số lượng sản phẩm sản xuất của tháng 6/2013 là 7.250 kg, tăng 300 kg so với tháng 6/2012 tương đương với tỷ lệ tăng 4,32%. Do sản phẩm bột gạo lứt hạt sen thuộc dòng sản phẩm dinh dưỡng hiện được đông đảo khách hàng ưu chuộng. Là món ngon tinh túy của vùng đất quê hương, sản phẩm này góp phần thành công trong kế hoạch khôi phục thương hiệu của dòng sản phẩm truyền thống thương hiệu Bích Chi. Bột gạo lứt hạt sen cũng từng đoạt giải sản phẩm công nghệp nông thôn tiêu biểu năm 2010.

Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng chi phí sản xuất của công ty như thế nào ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào tháng 6 năm 2013 tại công ty.

Một phần của tài liệu kế toán giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 68 - 71)