BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ------ - Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN PHẠM THANH NAM - Học vị : Thạc sĩ Chuyên ngành: Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Nhiệm vụ trong Hội đồng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-o0o -
NGUYỄN MINH THÀNH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-o0o -
NGUYỄN MINH THÀNH MSSV:LT11552
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOAT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 52340101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S Nguyễn Phạm Thanh Nam
Tháng 12 - 2013
Trang 4LỜI CẢM TẠ
- - Được học tập và rèn luyện suốt một thời gian dài tại trường Đại học Cần Thơ, nay khóa học sắp kết thúc, em xin gửi đến Ban Giám hiệu trường những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất Cám ơn Ban Giám hiệu trường đã và luôn tạo điều kiện cho em được rèn luyện, thử thách trong một môi trường năng động, sáng tạo Em xin được cảm ơn các thầy cô về những tình cảm và sự truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình em học tập tại trường, đặc biệt là các thầy cô tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi, em đã
nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám đốc cùng các anh chị trong Công ty, đặc biệt là các anh chị trong Phòn Kinh doanh và Phòng Kế toán, những người luôn có thái độ niềm nở và tận tình chỉ bảo khi em gặp phải những khó khăn
về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế Em xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình tới Ban Giám đốc Công ty, các anh, các chị tại Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán cũng như toàn thể nhân viên Công ty Bích Chi đã giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình trong thời gian qua
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam, người đã hướng dẫn em trong cách nghiên cứu, giúp em có hướng đi đúng đắn và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp Sự chỉ bảo tận tâm cùng những lời nhận xét của một giảng viên, một người đi trước có kinh nghiệm giúp em có thêm
tự tin để hoàn thành thật tốt khóa luận này
Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế cũng như việc thiếu kinh nghiệm thực
tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót Do đó, em rất mong nhận được sự góp ý chân tình của thầy cô, bạn bè và người thân Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Thành
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
- -
Em xin cam đoan đề tài do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng lắp với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày… tháng… Năm … Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Thành
Trang 6NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
- -
Ngày……tháng……năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- -
Ngày… tháng… Năm…… Giáo viên hướng dẫn
Trang 8BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- -
- Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN PHẠM THANH NAM
- Học vị : Thạc sĩ Chuyên ngành: Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn - Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ - Tên sinh viên: NGUYỄN MINH THÀNH MSSV: LT11552
- Lớp: Quản trị kinh doanh tổng hợp - khóa 37 - Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI Cơ sở đào tạo: Trường Đại hoch Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Hình thức trình bày:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
Trang 9
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm…… NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 10MỤC LỤC
- -
Trang Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 2
1.4.2 Thời gian 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh 4
2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.4 Nội dung 5
2.1.5 Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 6 2.1.5.1 Doanh thu 6
2.1.5.2 Chi phí 7
2.1.5.3 Lợi nhuận 9
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh 10
2.1.6.1 Vòng quay hàng tồn kho 10
2.1.6.2 Hiệu quả sử dụng doanh thu 10
2.1.6.3 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 10
2.1.6.4 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 13
Trang 112.1.6.5 Hiệu quả sử dụng chi phí 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 15
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 19
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 19
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 19
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20
3.1.2.1 Lịch sử hình thành 20
3.1.2.2 Quá trình phát triển 20
3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 23
3.2.1 Chức năng 23
3.2.2 Nhiệm vụ 23
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 24
3.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 24
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức 25
3.4 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 27
3.5 THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA 31
3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG KINH DOANH 31
3.6.1 Thuận lợi 31
3.6.2 Khó khăn 32
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 33
4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU 33
4.1.1 Phân tích chung về doanh thu của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 33
4.1.1.1 Doanh thu theo thành phần kinh doanh 33
Trang 124.1.1.2 Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm 36
4.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 40
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ 42
4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 46
4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 48
4.4.1 Vòng quay hàng hồn kho 48
4.4.2 Hiệu quả sử dụng doanh thu 49
4.4.3 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 50
4.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 54
4.4.5 Hiệu quả sử dụng chi phí 56
4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 57
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI TRONG THỜI GIAN TỚI 58
5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 58
5.1.1 Mục tiêu ngắn hạn 58
5.1.2 Mục tiêu trung và dài hạn 58
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 59
5.2.1 Tăng doanh thu bán hàng 59
5.2.2 Tiết kiệm chi phí 60
5.2.3 Nâng cao hiêu quả sử dụng tổng tài sản và vôn chủ sở hữu 61
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 62
6.1 KẾT LUẬN 62
6.2 KIẾN NGHỊ 63
6.2.1 Đối với công ty 63
6.2.2 Đối với Nhà nước 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHẦN PHỤ LỤC 67
Trang 13Bích Chi từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 30 Bảng 4.1: Cơ cấu doanh thu của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi
từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 35 Bảng 4.2: Cơ câu doanh thu của các nhóm sản phẩm của Công ty Cổ phần
thực phẩm Bích Chi từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 36 Bảng 4.3: Đơn giá bình quân của cá nhóm sản phẩm của Công ty Cổ phần
thực phẩm Bích Chi từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 40 Bảng 4.4: Tình hình tiêu thụ các nhóm sản phẩm của Công ty Cổ phần thực
phẩm Bích Chi từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 40 Bảng 4.5: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu các sản phẩm
của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 41 Bảng 4.6: Cơ cấu chi phí của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi
từ năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 45 Bảng 4.7: Cơ cấu lợi nhuận của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi
từ năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 47 Bảng 4.8: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty CPTP Bích chi từ năm
2010 - 2012 48 Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng doanh thu củ Công ty CPTP Bích Chi từ năm
2010 - 2012 49 Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty CPTP Bích Chi
từ năm 2010 - 2012 50 Bảng 4.11: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty CPTP Bích Chi
từ năm 2010 - 2012 51 Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty CPTP Bích Chi
Trang 14từ năm 2010 - 2012 53 Bảng 4.13: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty CPTP Bích Chi
từ năm 2010 - 2012 54 Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty CPTP Bích Chi từ năm
2010 - 2012 56
Trang 15DANH MỤC HÌNH
- -
Trang Hình 3.1: Một số sản phẩm bánh phồng 21
Hình 3.2: Một số sản phẩm ăn liền 21
Hình 3.3: Một số sản phẩm phở- hủ tiếu - bánh tráng 21
Hình 3.4: Một số sản phẩm bột dinh dưỡng 22
Hình 3.5: Một số sản phẩm bột gạo 22
Hình 3.6: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CPTP Bích Chi 24
Trang 16DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- -
- CPTP: Cổ phần thực phẩm
- Tổng TSBQ : Tổng tài sản bình quân
- TSNHBQ : tài sản ngắn hạn bình quân trong kì
- TSDHBQ: tài sản dài hạn bình quân
- VCSHBQ: Vốn chủ sở hữu bình quân
- DTTBH&CCDV: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
- DTTC: Doanh thu tài chính
- LNTT: Lợi nhuận trước thuế
- Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp
- LNST: Lợi nhuận sau thuế
- DTT: Doanh thu thuần
- VQTTS: Vòng quay tổng tài sản
Trang 17- VQTSNH: Vòng quay tài sản ngắn hạn
- VQTSDH: Vòng quay tài sản dài hạn
- SSLTSNH: Sức sinh lời tài sản ngắn hạn
- SSLTSDH: Sức sinh lời tài sản dài hạn
- HPCP: Hao phí chi phí
- ROOE: Sức sinh lời của chi phí
- TSCĐ: Tài sản cố định
Trang 18Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống: “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, để đạt được thành công ta phải biết rõ thực lực của mình tới đâu? Cũng như hiểu được nhu cầu của đối phương thế nào? Để ứng phó kịp thời, có như thế mới tồn tại và phát triển lâu dài được Do vậy, trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động bất ổn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn luôn giám sát chặt chẽ kết quả hoạt động kinh doanh của mình, để đảm bảo
an toàn khi kinh doanh, đồng thời sớm nắm bắt được cơ hội phát triển cho công ty
Để các công ty kinh doanh có lãi trong tình trạng nền kinh tế hiện nay, thì cần phải có những giải pháp, những mục tiêu kinh doanh vừa tầm và hoạch định những chiến lược kinh doanh tốt hơn trong tương lai, sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có Vì thế, công ty cần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, để
có cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về hiện trạng kinh doanh của công ty trong những năm qua, đáng giá lại những nguồn lực đã sử dụng, phát hiện những yếu điểm, những lĩnh vực hoạt động còn hạn chế, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục tốt hơn Ngoài ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp phát hiện ra những điểm mạnh, những lợi thế kinh doanh và đồng thời tập trung sử dụng những nguồn lực để tạo nên lợi thế canh tranh, để có thể có chiến lược kinh doanh vững chắc hơn cho công ty Do đó phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc rất cần thiết của các công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay Không riêng các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng chịu nhiều áp lực trước sự biến động của giá cả thị trường Nhất là tình hình giá cả của các nguyên liệu - nhiên liệu phục vụ cho việc sản xuất đang biến động tăng liên tục, kinh doanh có lãi đã rất khó khăn còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành, kiếm lợi nhuận khó lại càng thêm khó Công ty CPTP Bích Chi ( Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi) cũng gặp phải những trường hợp tương tự Vì thế, để giúp công ty hiểu rõ hơn nguồn lực của mình, biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, từ đó giúp công
ty có cái nhìn tổng quát về nguồn lực và đưa ra giải pháp sử dụng tốt hơn, đề ra những mục tiêu kinh doanh, những chiến lược kinh doanh hiệu quả
Trang 19Chính vì lý do trên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Công ty CPTP Bích Chi” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Công ty có đang hoạt động có hiệu quả hay không?
- Những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đang gặp phải?
- Từng nhân tố giá vốn hàng bán, giá bán và chi phí cô động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của Công ty?
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12tháng 08 năm 2013
đến ngày 18 tháng 11 năm 2013 tại Công ty CPTP Bích Chi và số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ở phòng kinh doanh của Công ty về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và bảng cân đối kế toán ở phòng kế toán
Trang 20
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chinh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Võ Phi Vũ (2010) “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ
Phần Thực Phẩm Sao Ta” Đề tài đã đánh giá được hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
của Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta và tập trung phân tích và đánh giá tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2007 – 2009) Từ phân tích này thấy được điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Cuối cùng đề ra một số biện pháp nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng đi lên
Tác giả đã sử dụng: Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ
tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu
gốc) Cụ thể tác giả đã dùng phương pháp số tuyệt đối, phương pháp số tương đối
Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt
được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế
- Thang Kim Thy (2012) “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công
Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Điện Tử - Tin Học Việt Đức” Đề tài tập trung phân
tích các các chỉ tiêu tài chính và những nhân tố ảnh hưởng doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty từ năm 2009 đến tháng 6/2012 từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử tin học Việt Đức
Tác giả đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp
thông qua hồ sơ lưu trữ số liệu thực tế phát sinh tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Điện Tử - Tin Học Việt Đức, cụ thể là các báo cáo tài chính của công ty như
bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phương pháp
so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Cụ thể tác giả đã dùng phương pháp
số tuyệt đối, phương pháp số tương đối Phương pháp đồ thị và biểu đồ: Là
phương pháp sử dụng đồ thị và biểu đồ để phân tích những mối quan hệ, những mức biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chi tiêu phân tích khác
Trang 21CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn lực tiềm năng cần được khai thác, trên
cơ sở đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp.( Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005, trang 7)
- Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí tháp nhất Như vậy, hiệu quả kinh doanh khác với kết quả kinh doanh
và có mối liên hệ chặt chẽ trong kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là kết quả kinh doanh tối đa trên chi phí kinh doanh tối thiểu Trong Phân tích hoạt động kinh doanh của Nguyễn Thị Mỵ & Phan Đức Dũng thì Hiệu quả kinh doanh được tính theo công thức sau:
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả Kinh Doanh / Chi phí Kinh Doanh
- Cũng theo tài liệu này, phân tích hoạt động kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người, nhằm đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ
đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Quá trình phân tích cũng như kết luận rút ra từ phân tích một trường hợp cụ thẻ nào cũng đều thể hiện tính khoa học và tính nghệ thuật Sự đúng đắn của nó được xác nhận bằng chính thực tiễn Do đó trong phân tích hoạt động kinh doanh chúng ta cần phải nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và
có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế
khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn
Trang 22
2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Vai trò: "Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay" (Nguyễn Thị Mỵ, Phan
Đức Dũng 2009, trang 10)
Trong thực tế mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động qua lại với nhau Do đó, chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng
- Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp:
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng
+ Phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp
+ Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn điểm mạnh và hạn chế của mình + Giúp doanh nghiệp dự báo được những cơ hội cũng như những mối đe dọa
có thể xảy ra trong tương lai
+ Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp
+ Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh và phòng ngừa rủi ro + Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp (Trần Bá Trí ,2013 , trang 2)
2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích và mục tiêu đã định.(Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005, trang 11 - 13)
Trang 23Vậy trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu.Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích
2.1.5 Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.5.1 Doanh thu
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán “không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền”
(Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng 2009, trang 65)
- Phân loại doanh thu: Doanh thu có thể được chia thành 3 loại doanh thu, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ
+ Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động liên doanh liên kết; hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác
Trang 24+ Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó
đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường
2.1.5.2 Chi phí
- Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (Nguyễn Thị Bình, Vũ Diễm Hà 2005, trang 99)
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo qui định
Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp
+ Chi phí ngoài sản xuất: là những phí tổn phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ do được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận Chi phí thời kỳ gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn
Trang 25 Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ
Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như bàn ghế, máy vi tính,
Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý sản phẩm hàng hóa,
bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển,
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi,
Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chi phí chào hàng, quảng cáo, chi tiếp khách cho bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức cho hội nghị bán hàng,
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm tiền lương và các khoản trợ cấp, ăn giữa ca phải trả cho giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp: nhà, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng, .Thuế phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất,
Chi phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Trang 26 Chi phí khác bằng tiền
2.1.5.3 Lợi nhuận
- Khái niệm: "Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được với các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định." [Nguyễn Thị Bình, Vũ Diễm Hà (2005, trang 152)
- Ở phần lý thuyết trong Phân tích hoạt động kinh doanh của Nguyễn Thị Mỵ & Phan Đức Dũng (2009) thì lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thu được từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và từ thu nhập khác sau khi đã trừ đi các chi phí khác
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Đây là khoảng chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp) + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
+ Lợi nhuận khác: là những khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác Xuất phát từ những nguồn thu nhập bất thường của doanh nghiệp như:
Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ
Thu các khoản nợ không xác định được chủ
Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra, …
Các khoản thu trên sau khi trừ các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận khác hay còn gọi là lợi nhuận bất thường
Trang 27
- Vai trò:
+ Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.6.1 Vòng quay hàng tồn kho
- Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh
nghiệp Tỷ số này càng lớn, hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao
Tổng giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Nguyễn Văn Công (2009, trang 301)
2.1.6.2 Hiệu quả sử dụng trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS)
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên =
doanh thu thuần Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận rỏng trên doanh thu thuần (ROS): Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận ròng Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
2.1.6.3 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Tỷ suất lợi nhuận ròng =
trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân trong kì (%)
Trang 28- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): Một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản càng lớn, hiệu quả hoạt động càng cao và do vậy hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại
- Số vòng quay của tài sản
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Số vòng quay của tài sản cho biết: trong kỳ kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp quay được mấy vòng Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của tài sản càng cao và ngược lại
- Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế:
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận ròng
- Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận ròng cho biết: Để có 1 đơn vị lợi nhuận ròng, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị tài sản bình quân Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng lớn, hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại,
mức hao phí tài sản so với lợi nhuận ròng càng nhỏ, hiệu quả hoạt động càng lớn
Nguyễn Văn Công (2009, trang 315)
a Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ngắn hạn:
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn: Một đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn càng lớn, hiệu quả hoạt động càng cao và do vậy hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng =
tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận ròng
Trang 29- Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Tài sản ngắn hạn trong kỳ
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn cho biết: trong kỳ kinh doanh, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp quay được mấy vòng Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của tài sản càng cao và ngược lại
- Mức hao phí tài sản dài hạn so với lợi nhuận ròng:
Tài sản ngắn hạn trong kỳ
lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng
- Mức hao phí tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn
vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng lớn, hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại, mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng
nhỏ, hiệu quả hoạt động càng lớn Nguyễn Văn Công (2009, trang 321- 322)
b Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Sức sinh lời của tài sản dài hạn: Một đơn vị tài sản dài hạn bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của tài sản dài hạn càng lớn, hiệu quả hoạt động càng cao và do vậy hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại
- Số vòng quay của tài sản dài hạn:
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Tài sản dài hạn trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản =
dài hạn
Lợi nhuận ròng
Trang 30Số vòng quay của tài sản dài hạn cho biết: trong kỳ kinh doanh, tài sản dài hạn của doanh nghiệp quay được mấy vòng Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của tài sản càng cao và ngược lại
- Mức hao phí tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế:
Tài sản dài hạn trong kỳ
lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng
- Mức hao phí tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn
vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị tài sản dài hạn bình quân Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng lớn, hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại, mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng nhỏ,
hiệu quả hoạt động càng lớn Nguyễn Văn Công (2009, trang 319)
2.1.6.4 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu(ROE):
Lợi nhuận ròng
vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vố chủ sở hữu cho biết: Một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao
- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu:
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Số vòng quay của VCSH cho biết: Trong kỳ kinh doanh vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của vốn chủ sở càng cao và ngược lại
Trang 31- Mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế:
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
so với lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng
- Mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân Mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận ròng càng nhỏ, hiệu quả hoạt động của vố chủ sở hữu càng cao và ngược lại Nguyễn Văn Công (2009, trang 332 -333)
2.1.6.5 Hiệu quả sử dụng chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên chi phí:
- Sức sinh lời của chi phí hoạt động: là chỉ tiêu phản ánh 1 đơn vị chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của chi phí hoạt động càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngược
lại
- Số vòng quay của chi phi hoạt động:
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Tổng chi phí hoạt động trong kỳ
- Số vòng quay của chi phi hoạt động cho biết: Trong kỳ kinh doanh chi phí hoạt động của doanh nghiệp quay được máy vòng Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của chi phí hoạt động càng cao và ngược lại
- Mức hao phí chi phí hoạt động so với lợi nhuận sau thuế:
Tổng chi phí hoạt động trong kỳ
so với lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
- Mức hao phí chi phí hoạt động so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị chi phí hoạt
Trang 32ΔY = Y 1 – Y 0
động Mức hao phí chi phí hoạt động so với lợi nhuận sau thuế càng nhỏ, hiệu quả hoạt động của chi phí hoạt động càng cao và ngược lại Nguyễn Văn Công (2009, trang 326-327)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp, được thu thập ở các phòng ban trong Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi cụ thể là:
+ Bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 (Phòng Kế toán - Hành Chính)
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 (Phòng kinh doanh)
- Đồng thời đề tài cũng sử dụng các thông tin từ các sách tham khảo và các bài viết liên quan
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Dùng phương pháp so sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở
ΔY: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Dùng cách tính số tương đối để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu, hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng
Trang 33Trong đó:
Y0: chỉ tiêu kỳ gốc
Y1: chỉ tiêu kỳ phân tích
ΔY: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích nhân tố
ảnh hưởng doanh thu
* Phương pháp thay thế liên hoàn
Vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau:
Trong đó:
DT: Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Qi: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa loại i
pi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i
So sánh doanh thu năm 2011 so với năm 2010 qua các sản phẩm của
Công ty như: bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo
Xác định đối tượng phân tích ∆DT= DT2011 - DT2010
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- ΔQ: Mức ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ
- Qi,2011: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở
- bánh tráng, Sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong năm 2011
- Qi,2010: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở
- bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong năm 2010
Y 1 - Y 0
ΔY = X 100%
Y 0
Trang 34- Pi,2010: Giá bán trung bình giữa các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong năm 2010
- Pi,2011: Giá bán trung bình giữa các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong năm 2011
(1) Mức độ ảnnh hưởng của sản lượng đến doanh thu thuần
∆Q = Qi2011*Pi2010 - Qi2010*Pi2010
(2) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đối với doanh thu
ΔP = Qi,2011*Pi,2011 – Qi,2011*Pi,2010
So sánh doanh thu năm 2012 so với năm 2011 qua các sản phẩm của công
ty như: sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo
Xác định đối tượng phân tích ∆DT= DT2012 - DT2011
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- ΔQ: Mức ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ
- Qi2012: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở
- bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo năm trong 2012
- Qi2011: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở
- bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong năm 2011
- Pi2011: Giá bán trung bình giữa các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở
- bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong năm 2011
- Pi2012: Giá bán trung bình giữa các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở
- bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong năm 2012
(1) Mức độ ảnnh hưởng của sản lượng đến doanh thu thuần
∆Q = Qi2012*Pi2011 - Qi2011*Pi2011
(2) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đối với doanh thu
ΔP = Qi,2012*Pi,2012 – Qi,2012*Pi,2011
So sánh doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 qua các sản phẩm của Công ty như: bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo
Xác định đối tượng phân tích ∆DT= DT6/2013 - DT6/2012
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- ΔQ: Mức ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ
Trang 35- Qi,6/2013: Sản lượng tiêu thụ của các sản bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong 6 tháng đầu năm
2013
- Qi,6/2012: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong 6 tháng đầu năm 2012
- Pi,6/2013: Giá bán trung bình giữa các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong 6 tháng đầu năm 2013
- Pi,6/2012: Giá bán trung bình giữa các sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu - phở - bánh tráng, sản phẩm ăn liền, bột dinh dưỡng, bột gạo trong 6 tháng đầu năm 2012
(1) Mức độ ảnnh hưởng của sản lượng đến doanh thu thuần
∆Q = Qi,6/2013*Pi,6/2012 - Qi,6/2012*Pi,6/2012
(2) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đối với doanh thu
ΔP = Qi,6/2013*Pi,6/2013 – Qi,6/2013*Pi,6/2012
(Nguyễn Tấn Bình 2011, trang 14-15)
- Mục tiêu cụ thể 3: Dùng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
- Mục tiêu cụ thể 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng từ đó đề ra giải pháp
phù hợp
Trang 36CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI
Tên giao dịch : BICH CHI FOOD JOINT STOCK COMPANY
- Công ty CPTP Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh
vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tiền thân là Nhà máy Bột Bích Chi thành lập từ năm 1966 là đơn vị chuyên sản xuất bột gạo lức, bột đậu các lọai cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước, đến năm 1975 chuyển giao cho cho Ban Tuyên Huấn Trung Ương Năm 1976, nhà máy thuộc Công ty Sữa Cà phê miền Nam (Công ty Sữa Việt Nam ( Công ty Sữa Việt Nam- Vinamilk ngày nay), sau
đó được giao cho tỉnh Đồng Tháp
- Năm 1977 chính thức trở thành xí nghiệp quốc doanh theo quyết định số 2492/ LTTP/Cần Thơ của Bộ lương thực thực phẩm
Trang 37Ngày 01/01/2011, Công ty Bột Bích Chi là doanh nghiệp đàu tiên của tỉnh Đồng Tháp chính thức được cổ phà hóa, đổi tên là Công ty CPTP Bích Chi
3.1.2.2 Quá trình phát triển
- Công ty CPTP Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tiền thân là Nhà máy Bột Bích Chi thành lập từ năm 1966 là đơn vị chuyên sản xuất bột gạo lức, bột đậu các lọai cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước
- Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích nhà xưởng sản xuất khoảng 33.000 m2 công ty
- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã có ngay thế mạnh trong việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Bích Chi
- Chiến lược đầu tư tổng thể về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực đã đưa năng lực sản xuất của công ty ngày càng tăng vọt Với một bộ phận quản lý năng động, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, cùng độ ngũ công nhân lành nghề công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và công ty đang hướng tới kế họach xây dựng và áp dụng chương trình HACCP
- Thực phẩm Bích Chi gồm trên 100 sản phẩm, phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng Sau khi chế biến, các sản phẩm này giữ nguyên hàm lượng vitamin trong gạo đậu đáp ứng tốt nhu cầu về dinh dưỡng cho người tiêu dùng Trước tình hình yêu cầu thị trường, những sản phẩm mới phục vụ các bữa ăn công nghiệp lần lượt được triển khai sản xuất như phở, bún, miến,hủ tiếu đóng gói đa dạng, phong phú chủng loại mang đến sự tiện lợi, đảm bảo vệ sinh, bổ dưỡng, với hương vị đặc trưng thuần chất Việt Nam
* Các nhóm sản phẩm chính
- Có 5 nhóm sản phẩm chính
+ Bánh phồng : tôm, chay, mực, ba sa, cua…
Trang 39+ Bột dinh dưỡng: các loại bột như gạo lứt, mè đen hạt sen, đạu nành chín, đậu xanh…
Trang 403.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
3.2.1 Chức năng
- Chức năng: bao gồm 2 chức năng sau:
+ Sản xuất cung ứng lương thực thực phẩm Công ty CPTP Bích Chi đã sản xuất trên 50 chủng loại sản phẩm , nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Trong đó phải kể đén sản phẩm truyền thống như bột gạo, bột dinh dưỡng,
hủ tiếu bột lọc … Không dừng lại ở đó, công ty đã sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm mới như: cháo gạo lứt muối mè, bột mè đen, bột 5 thứ đạu, cháo cá, cháo hải sản, cháo thịt bằm, các loại bột chế biến sẵn như bột banhd xèo, bột bánh bò bột bắp, bột chiên Đặc biệt nhằm đáp ứng cho nhịp sống công nghiệp hiện đại, phục vụ các bữa ăn nhanh của người dân, Công ty đã sản xuất ra nhiều loại thực phẩm chế biến từ bột lọc như: phở ăn liền, hủ tiếu ăn liền, bún ăn liền…
+ Kinh xuất nhập khẩu các loại sản phẩm Phở và hủ tiếu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty “ Đây là 2 sản phẩm mang đặc trưng ẩm thực quê hương, nên khi được khách nước ngoài ưa chuộng khi đến Việt Nam” Tuy mới
ra đời và chưa nổi tiếng bằng 2 mặt hàng trên, nhưn bánh phồng tôm của Công ty Bích Chi cũng có nhiều tiềm năng trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực các chủng loại như: bánh phồng tôm thương hạng, bánh phồng tôm cá, bánh phồng tôm cua, bánh phồng tôm mực… phần lớn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của Công ty