Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 42)

C ần Thơ, ngày tháng năm

3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đềđược lật pháp và điều lệcông ty quy định Đại hội đồng cổđông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, mức cổ đổng, bổ sung và sữa chữa điều lệ Công ty, bàu miễn nhiễm, bãi nhiễm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Dại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 5 thành viên, mỗi nhiệm kì là 5 năm.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan có chức năng độc lạp với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông bầu ra thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát của Công ty gồm 3 thành viên mối nhiệm kì là 5 năm.

- Ban điều hành: Ban điều hành của Công ty gồm một Tổng giám đốc và hai Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước Hội đồng quản trị về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phóng Tổng giám đốc và kếtoán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.

- Tổng giám đốc: chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chức vụ Tổng giám đốc điều hành Công ty và là người đại diện theo Pháp luật của Công ty.

- Văn phòng đại diện: Có nhiệm vụ thay mặt Công ty tiếp xúc với các đối tác trong việc họp tác kinh tế, liên doanh, liên kết, nhằm đẩy mạnh sản xuát kinh doanh của Công ty. Tiếp cận thị trường, bán và giới thiệu sản phẩm. Xây dựng đại lý để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp nhận hàng hóa của Công ty để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc giao cho các đại lý, khách hàng theo hợp đồng. Cung ứng vật tư, nguyên vật liêu phục vụ sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Công ty kịp thời đúng số lượng, chất lượng. Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng hành chính - kế toán: Có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức nhân sự của Công ty; Theo dõi giải quyết các chế độ chính

Trang 26 sách cho người lao động; tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hạnh toán, báo cáo số liệu kế toán; Tham mưu cho Ban giám đốc về các việc liên quan đến kế toán, thống kê, tài chính cho phù hợp với điều kiện thực tế và đúng quy định; Theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, phân tích tài chính không để thất thoát tài sản.

- Phòng kinh doanh và tiếp thị: Có nhiệm vụ cân đối kế hoạch cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất; Xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi Công ty đã kí kết; Phối hợp với phòng hành chính - kế toán theo dõi công nợ các định mức kinh tế kĩ thuật, các hợp đồng kinh tế; Điều động vận tải. Tham gia xúc tiến thương mại qua các kì Hội chợ, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước.

- Phòng xuất nhập khẩu: Lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tham mưu với lãnh đạo tham gia xúc tiến thương mại tìm kiếm dối tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xem xét và theo dõi các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm; Thực hiện hồ sơ đăng kí chất lượng sản phẩm; Đề xuất các biện pháp xử lý kỹ thuật khi có biến động về chất lượng nguyên liệu và thành phẩm; Sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến quy trình, cải tiến kỹ thuật có hiệu quả.

- Phân xưởng cơ khí: Có nhiện vụ lập kế hoạch bảo trì sữa chữa các máy móc thiết bị và tổ chức thực hiện tốt kể cả trường hợp đột xuất. Quản lý cung cấp vật tư đúng chuẩn loại cho nhu cầu sữa chữa và thay thế, nghiên cứu thiết kế, chế tạo và cải tiến máy móc thiết bị trong công ty nhằm tăng công suất và năm suất lao động và tuổi thọ của thiết bị, tham mưu cho Ban Tổng giám đốc công tác xây dựng cơ bản.

- Phân xương hủ tiếu - phở: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất từ khâu đầu nhập nguyên liệu đến khâu đầu ra theo đúng kế hoạch, quy trình sản xuất, quy định về quản lý chất lượng, định mức tiêu hao, nhằm đạt hiệu quả cao nhất; lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng; Tham gia phối hợp tốt với phòng ban chức năng trong việc xây dựng định mức lao động, định mức kinh tế kĩ thuật, đơn giá tiền lương sản phẩm, nhằm hoàn thành các mục tiêu của Công ty.

Trang 27 - Phân xưởng bột: Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các sản phẩm bột đạt hiệu quả cao. Cùng phòng kĩ thuật nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Phân xưởng bánh tráng: Có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động sản xuất trong phạm vị phân xưởng từđầu vào nhập nguyên liêu đến đầu ra giao bánh khô cho phân xưởng chế biến theo đúng kế hoạch, quy trình sản xuất, quy định về quản lý chất lượng,- an toàn thực phẩm, lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng bánh tráng trên cơ sở kế hoạch của Công ty.

- Phân xưởng bánh phồng tôm: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng từkhâu đầu vào nhập nguyên liêu đến khâu đầu ra theo đúng kế hoạch, quy trình sản xuất, về quản lý chất lượng nhằm đạt hiểu quả cao; Lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng trên cơ sở kế hoach của Công ty giao.

3.4 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTP BÍCH CHI GIAI ĐOẠN TỪ2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nhìn chung, từnăm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, các khoản doanh thu và chi phí của Công ty CPTP Bích Chi đều tăng. Doanh thu luôn giữ giá trị tăng cao hơn so với chi phí nên cuối năm công ty luôn có lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của chi phí không thua kém gì tốc độtăng của doanh thu nên giá trị gia tăng của kết quả kinh doanh không cao.

- Doanh thu: Mặc dù tình hình kinh tếtrong nước và thế giới khó khăn nhưng ban lãnh đạo Công ty có những chính sách kinh doanh linh hoạt và phù hợp với bối cạnh kinh tế cùng sự nỗ lực trong toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên trong công ty giúp cho việc kinh doanh của Công ty khả quan doanh thu tiếp tục tăng. Cụ thể, năm 2011 tổng doanh thu của Công ty tăng 51,27% so với năm 2010. Năm 2012 tổng doanh thu tăng 18,85% so với năm 2011. Sang đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tăng 6,44%đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Có được thành quảđó là do từnăm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, nhu cầu của thị trường trong các năm qua luôn tăng mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, ngoài ra ban lãnh đạo Công ty có những lãnh đạo sáng suốt biết tận dụng những chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước như chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”, các sản phẩm có mặt ở hầu hết thị trường trong nước nhờ có mặt của hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Ở thị trường xuất khẩu, Công ty luôn năng động tìm kiếm thêm đối tác mới và giữ mối

Trang 28 quan hệ tốt đẹp với các đối tác cũ hơn thế nữa sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt luôn được khách hàng và đối tác tin cậy và ủng hộ trong thời gian qua, đây cũng là điều khích lệ Công ty tiếp tục sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ cho khách hàng.

- Chi phí: Bên cạnh việc doanh thu tăng qua các năm thì chi phí của Công ty cũng tăng mạnh. Năm 2011 chi phí của Công ty tăng 48,11% so với năm 2010, năm 2012 chi phí của Công ty tăng 15,02 % so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tiếp tục tăng lên 7,94% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Do tình hình lạm phát liên tục tăngqua các năm đặc biệt trong năm 2011 lạm phát lên đến 18,58% ( Theo Tổng cục thống kê) làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu đầu vào, xăng dầu của Công ty trong quá trình sản xuất và nhu cầu của của thị trường tăng nên Công ty liên tục gia tăng sản lượng sản xuất sản phẩm qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, vì vậy chi phí của Công ty tăng cao.

- Lợi nhuận: Chi phí tăng khiến cho lợi nhuận Công ty tăng không mạnh. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 18.605 triệu đồng, sang năm 2011 công ty đạt lợi nhuận trước thuếlà tăng 75,96% so với năm 2010. Đến năm 2012 Công ty có mức lợi nhuận trước thế tăng 43,98% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù doanh thu tăng, đồng thời chi phí tăng cao làm cho lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm 0,02% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Qua khái quát tình hình kinh doanh của Công ty từnăm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty tăng trưởng ổn định qua các năm, mặc dù trong bối cạnh tình hình kinh tếtrong nước và quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn chưa thoát khỏi khủng hoảng nhưng tập thể ban lãnh đạo, công nhân viên Công ty CPTP Bích Chi đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn đạt được lợi nhuận, đó là thành tích rất đáng khen khợi cho Công ty, tuy vậy Công ty cần kiểm soát chi phí tốt hơn đểđạt được lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu và chi phí khác ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Chúng ta sẽđi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của công ty ở những phần tiếp theo để có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Dưới đây là biểu đồ thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Trang 29

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPTP Bích Chi từnăm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2010 2011 2012 6/2013 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Trang 30

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: phòng Kinh Doanh Công ty CPTP Bích Chi, 2010 - 6 tháng đầu năm 2013)

+ TDT: Tổng doanh thu + TCP: Tổng chi phí

+ LNTT: Lợi nhuận trước thuế

+ Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp + LNR: Lợi nhuận ròng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch giữa các năm

2010 2011 2012 6/2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 6/2013/6/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % TDT 163.893 247.927 294.653 141.327 150.435 84.034 51,27 46.726 18,85 9.108 6,44 TCP 145.288 215.190 247.517 120.759 130.352 69.902 48,11 32.327 15,02 9.593 7,94 LNTT 18.605 32.737 47.136 20.567 20.083 14.132 75,96 14.399 43,98 (484) (0,02) Thuế TNDN 4.651 8.184 11.784 5.142 5.021 3.533 75,96 3.600 43,98 (121) (0,02) LNR 13.954 24.553 35.352 15.425 15.062 10.599 75,96 10.779 43,98 (363) (0,02)

Trang 31

3.5 THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA QUA

- Sản phẩm bánh phồng tôm Bích Chi đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe tại những thị trường khó tính như : Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...vì vậy số lượng khách hàng, đơn hàng ngày một nhiều, sản lượng xuất khẩu ngày một tăng đã minh chứng cho sựđầu tư đúng đắn, sáng suốt của Ban Lãnh Đạo Công ty. - Chất lượng các sản phẩm của Công ty CPTP Bích Chi còn được minh chứng qua các giải thưởng lớn tại các kỳ hội chợ triễn lãm thành tựu kinh tế : Cúp vàng Thương hiệu vì sức khỏe cộng đồng, Giải thưởng Mai vàng hội nhập...

- Sản phẩm của Công ty đã đạt 10 huy chương vàng về Tiêu chuẩn Chất lượng và An toàn Vệ sinh Thực Phẩm như: Cúp vàng Thương hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng,Giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà Nông…

Với phương châm " Uy tín-Chất lượng-Giá cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà sản phẩm Bích Chi Đã Có Mặt Tại Nhiều ThịTrường Trên Thế Giới.

3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY CPTP BÍCH CHI TRONG KINH DOANH

3.6.1 Thuận lợi

- Với việc thừa hưởng vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng của làng bột lọt Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty CPTP Bích Chi đã có ngay thế mạnh trong việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Bích Chi.

- Dây chuyền sản xuất hiện đại và không ngừng được cải tiến giúp sản lưởng tăng cao mà chất lượng đồng đều, mẫu mã phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày cao của khách hàng.

- Công ty luôn được UBND tỉnh quan tâm và hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho viêc mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường từđó giúp công ty tăng thêm doanh thu và lợi nhuận.

- Quá trình gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới cũng mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho Công ty. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước giúp Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn ( cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”)

Trang 32

3.6.2 Khó khăn

- Song song với những thuận lợi thì quá trình gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới cũng mang đén nhiều đe dọa thách thức, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và máy móc công nghệ hiện đại là một khó khăn không hề nhỏđối với Công ty.

- Ngoài ra, các đối thủtrong nước cũng không ngừng tăng cường máy móc, tài chính, … để nâng cao khả năng sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cạnh tranh với Công ty.

- Hiện nay tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng khoảng, lạm phát có xu hướng tăng, giá cả leo thang, gây khó khăn cho Công ty trong việc bình ổn giá sản phẩm lòng tin cho khách hàng, đây cũng là khó khăn chung đối với các doanh nghiệp. Vì thế, điều quan trọng là Công ty phải có chính sách linh hoạt và phù hợp để có thể khắc phục những khó khăn từ môi trường bên ngoài.

Trang 33

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI

4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU

4.1.1 Phân tích chung về doanh thu của Công ty CPTP Bích Chi từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Ở chương 3 chúng ta chỉ vừa khái quát sơ lược về tình hình kinh doanh của Công ty từnăm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, trong chương năm chúng ta sẽ từng bước đi sâu vào phân tích từng đối tượng làm nên hiệu quả kinh doanh của

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)