GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 36)

C ần Thơ, ngày tháng năm

3.1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI Tên giao dịch : BICH CHI FOOD JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: BCF Quốc gia Việt nam Tỉnh/ thành phố: Đồng Tháp Địa chỉ: Số 45x1 Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại: 0673.861910 Fax: 0673. 864647

Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Số46, Đường 7A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (84.8) 37515241 Fax: (84.8) 37515242

Email: bchi-bfc@hcm.vvn.vn - bfctradepptdt@vvn.vn. Website: www. bichchi.com.vn

Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

3.1.2.1 Lch s hình thành

- Công ty CPTP Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Tiền thân là Nhà máy Bột Bích Chi thành lập từnăm 1966 là đơn vị chuyên sản xuất bột gạo lức, bột đậu các lọai cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước, đến năm 1975 chuyển giao cho cho Ban Tuyên Huấn Trung Ương. Năm 1976, nhà máy thuộc Công ty Sữa Cà phê miền Nam (Công ty Sữa Việt Nam ( Công ty Sữa Việt Nam- Vinamilk ngày nay), sau đó được giao cho tỉnh Đồng Tháp.

- Năm 1977 chính thức trở thành xí nghiệp quốc doanh theo quyết định số 2492/ LTTP/Cần Thơ của Bộlương thực thực phẩm.

Trang 20 Ngày 01/01/2011, Công ty Bột Bích Chi là doanh nghiệp đàu tiên của tỉnh Đồng Tháp chính thức được cổphà hóa, đổi tên là Công ty CPTP Bích Chi.

3.1.2.2 Quá trình phát trin

- Công ty CPTP Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Tiền thân là Nhà máy Bột Bích Chi thành lập từ năm 1966 là đơn vị chuyên sản xuất bột gạo lức, bột đậu các lọai cung cấp cho thị trường tiêu thụtrong nước.

- Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích nhà xưởng sản xuất khoảng 33.000 m2 công ty.

- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã có ngay thế mạnh trong việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Bích Chi.

- Chiến lược đầu tư tổng thể vềcơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực đã đưa năng lực sản xuất của công ty ngày càng tăng vọt. Với một bộ phận quản lý năng động, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn, cùng độ ngũ công nhân lành nghề công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và công ty đang hướng tới kế họach xây dựng và áp dụng chương trình HACCP.

- Thực phẩm Bích Chi gồm trên 100 sản phẩm, phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng. Sau khi chế biến, các sản phẩm này giữ nguyên hàm lượng vitamin trong gạo đậu đáp ứng tốt nhu cầu về dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Trước tình hình yêu cầu thị trường, những sản phẩm mới phục vụ các bữa ăn công nghiệp lần lượt được triển khai sản xuất như phở, bún, miến,hủ tiếu...đóng gói đa dạng, phong phú chủng loại...mang đến sự tiện lợi, đảm bảo vệ sinh, bổdưỡng, với hương vịđặc trưng thuần chất Việt Nam.

* Các nhóm sản phẩm chính

- Có 5 nhóm sản phẩm chính

Trang 21

Nguồn: www.bichchi.com.vn

Hình 3.1: Một số sản phẩm bánh phồng.

+ Sản phẩm ăn liền: các loại cháo ( đậu xanh, cua, tôm cua, nấm đông cô, vịt tiềm, thịt bằm…) Nguồn: www.bichchi.com.vn Hình 3.2: Một số sản phẩm ăn liền. + Phở - hủ tiếu - bánh tráng: Nguồn: www.bichchi.com.vn Hình 3.3: Một số sản phẩm phở- hủ tiếu - bánh tráng.

Trang 22 + Bột dinh dưỡng: các loại bột như gạo lứt, mè đen hạt sen, đạu nành chín, đậu xanh…

Nguồn: www.bichchi.com.vn

Hình 3.4: Một số sản phẩm bột dinh dưỡng.

+ Bột gạo: các loại bột như: chiên giòn, gạo lọc, bánh xèo, bánh cuốn…

Nguồn: www.bichchi.com.vn

Hình 3.5: Một số sản phẩm bột gạo. * Thị trường tiêu thụ:

Với phương châm " Uy tín-Chất lượng-Giá cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà sản phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Hông Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia,Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, EU và một sốnước Ả Rập…

Trang 23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 3.2.1 Chức năng

- Chức năng: bao gồm 2 chức năng sau:

+ Sản xuất cung ứng lương thực thực phẩm. Công ty CPTP Bích Chi đã sản xuất trên 50 chủng loại sản phẩm , nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong đó phải kể đén sản phẩm truyền thống như bột gạo, bột dinh dưỡng, hủ tiếu bột lọc … Không dừng lại ở đó, công ty đã sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm mới như: cháo gạo lứt muối mè, bột mè đen, bột 5 thứ đạu, cháo cá, cháo hải sản, cháo thịt bằm, các loại bột chế biến sẵn như bột banhd xèo, bột bánh bò bột bắp, bột chiên. Đặc biệt nhằm đáp ứng cho nhịp sống công nghiệp hiện đại, phục vụ các bữa ăn nhanh của người dân, Công ty đã sản xuất ra nhiều loại thực phẩm chế biến từ bột lọc như: phởăn liền, hủ tiếu ăn liền, bún ăn liền…

+ Kinh xuất nhập khẩu các loại sản phẩm. Phở và hủ tiếu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty. “ Đây là 2 sản phẩm mang đặc trưng ẩm thực quê hương, nên khi được khách nước ngoài ưa chuộng khi đến Việt Nam”. Tuy mới ra đời và chưa nổi tiếng bằng 2 mặt hàng trên, nhưn bánh phồng tôm của Công ty Bích Chi cũng có nhiều tiềm năng trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực. các chủng loại như: bánh phồng tôm thương hạng, bánh phồng tôm cá, bánh phồng tôm cua, bánh phồng tôm mực… phần lớn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của Công ty.

3.2.2 Nhiệm vụ

- Sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gạo có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu khách hàng.

- Đảm bảo đạt dược lợi nhuận kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu đề ra cho công ty, đảm bảo công ăn việc làm thu nhập ổn định cho người lao động.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụkinh doanh dúng thep quy định của pháp luật, thực hiện tốt công tác báo cáo tài chính, và đống thuếđầy đủcho cơ quan thuế. - Đầu tư cho xử lý chất thải, chất rắn bảo vệ môi trường, củng cố hạ tầng cơ sở.

Trang 24

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Nguồn: Phòng Hành chính - Kế toán Công ty CPTP Bích Chi

Hình 3.6: Bộ máy tổ chức quản lý của CPTP Bích Chi ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐÔC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

KINH DOANH - KỸ THUẬT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT - THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY BÁNH PHÒNG TÔM GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY BỘT - HỦ TIẾU - PHỞ Phòng KD nội địa và tiếp thị Phòng KD xuất khẩu Văn phòng đại diện TP HCM Phòng kĩ thuật Phòng Hành chính - kế toán Phân xưởng Bánh phồng tôm Phân xưởng cơ khí Phân xưởng Hủ tiếu, Phở Phân xửng tráng bánh Phân xưởng bột

Trang 25

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đềđược lật pháp và điều lệcông ty quy định Đại hội đồng cổđông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, mức cổ đổng, bổ sung và sữa chữa điều lệ Công ty, bàu miễn nhiễm, bãi nhiễm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Dại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 5 thành viên, mỗi nhiệm kì là 5 năm.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan có chức năng độc lạp với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông bầu ra thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát của Công ty gồm 3 thành viên mối nhiệm kì là 5 năm.

- Ban điều hành: Ban điều hành của Công ty gồm một Tổng giám đốc và hai Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước Hội đồng quản trị về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phóng Tổng giám đốc và kếtoán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.

- Tổng giám đốc: chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chức vụ Tổng giám đốc điều hành Công ty và là người đại diện theo Pháp luật của Công ty.

- Văn phòng đại diện: Có nhiệm vụ thay mặt Công ty tiếp xúc với các đối tác trong việc họp tác kinh tế, liên doanh, liên kết, nhằm đẩy mạnh sản xuát kinh doanh của Công ty. Tiếp cận thị trường, bán và giới thiệu sản phẩm. Xây dựng đại lý để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp nhận hàng hóa của Công ty để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc giao cho các đại lý, khách hàng theo hợp đồng. Cung ứng vật tư, nguyên vật liêu phục vụ sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Công ty kịp thời đúng số lượng, chất lượng. Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng hành chính - kế toán: Có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức nhân sự của Công ty; Theo dõi giải quyết các chế độ chính

Trang 26 sách cho người lao động; tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hạnh toán, báo cáo số liệu kế toán; Tham mưu cho Ban giám đốc về các việc liên quan đến kế toán, thống kê, tài chính cho phù hợp với điều kiện thực tế và đúng quy định; Theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, phân tích tài chính không để thất thoát tài sản.

- Phòng kinh doanh và tiếp thị: Có nhiệm vụ cân đối kế hoạch cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất; Xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi Công ty đã kí kết; Phối hợp với phòng hành chính - kế toán theo dõi công nợ các định mức kinh tế kĩ thuật, các hợp đồng kinh tế; Điều động vận tải. Tham gia xúc tiến thương mại qua các kì Hội chợ, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước.

- Phòng xuất nhập khẩu: Lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tham mưu với lãnh đạo tham gia xúc tiến thương mại tìm kiếm dối tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xem xét và theo dõi các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm; Thực hiện hồ sơ đăng kí chất lượng sản phẩm; Đề xuất các biện pháp xử lý kỹ thuật khi có biến động về chất lượng nguyên liệu và thành phẩm; Sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến quy trình, cải tiến kỹ thuật có hiệu quả.

- Phân xưởng cơ khí: Có nhiện vụ lập kế hoạch bảo trì sữa chữa các máy móc thiết bị và tổ chức thực hiện tốt kể cả trường hợp đột xuất. Quản lý cung cấp vật tư đúng chuẩn loại cho nhu cầu sữa chữa và thay thế, nghiên cứu thiết kế, chế tạo và cải tiến máy móc thiết bị trong công ty nhằm tăng công suất và năm suất lao động và tuổi thọ của thiết bị, tham mưu cho Ban Tổng giám đốc công tác xây dựng cơ bản.

- Phân xương hủ tiếu - phở: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất từ khâu đầu nhập nguyên liệu đến khâu đầu ra theo đúng kế hoạch, quy trình sản xuất, quy định về quản lý chất lượng, định mức tiêu hao, nhằm đạt hiệu quả cao nhất; lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng; Tham gia phối hợp tốt với phòng ban chức năng trong việc xây dựng định mức lao động, định mức kinh tế kĩ thuật, đơn giá tiền lương sản phẩm, nhằm hoàn thành các mục tiêu của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 27 - Phân xưởng bột: Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các sản phẩm bột đạt hiệu quả cao. Cùng phòng kĩ thuật nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Phân xưởng bánh tráng: Có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động sản xuất trong phạm vị phân xưởng từđầu vào nhập nguyên liêu đến đầu ra giao bánh khô cho phân xưởng chế biến theo đúng kế hoạch, quy trình sản xuất, quy định về quản lý chất lượng,- an toàn thực phẩm, lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng bánh tráng trên cơ sở kế hoạch của Công ty.

- Phân xưởng bánh phồng tôm: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng từkhâu đầu vào nhập nguyên liêu đến khâu đầu ra theo đúng kế hoạch, quy trình sản xuất, về quản lý chất lượng nhằm đạt hiểu quả cao; Lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng trên cơ sở kế hoach của Công ty giao.

3.4 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTP BÍCH CHI GIAI ĐOẠN TỪ2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nhìn chung, từnăm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, các khoản doanh thu và chi phí của Công ty CPTP Bích Chi đều tăng. Doanh thu luôn giữ giá trị tăng cao hơn so với chi phí nên cuối năm công ty luôn có lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của chi phí không thua kém gì tốc độtăng của doanh thu nên giá trị gia tăng của kết quả kinh doanh không cao.

- Doanh thu: Mặc dù tình hình kinh tếtrong nước và thế giới khó khăn nhưng ban lãnh đạo Công ty có những chính sách kinh doanh linh hoạt và phù hợp với bối cạnh kinh tế cùng sự nỗ lực trong toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên trong công ty giúp cho việc kinh doanh của Công ty khả quan doanh thu tiếp tục tăng. Cụ thể, năm 2011 tổng doanh thu của Công ty tăng 51,27% so với năm 2010. Năm 2012 tổng doanh thu tăng 18,85% so với năm 2011. Sang đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tăng 6,44%đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Có được thành quảđó là do từnăm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, nhu cầu của thị trường trong các năm qua luôn tăng mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, ngoài ra ban lãnh đạo Công ty có những lãnh đạo sáng suốt biết tận dụng những chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước như chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”, các sản phẩm có mặt ở hầu hết thị trường trong nước nhờ có mặt của hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Ở thị trường xuất khẩu, Công ty luôn năng động tìm kiếm thêm đối tác mới và giữ mối

Trang 28 quan hệ tốt đẹp với các đối tác cũ hơn thế nữa sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt luôn được khách hàng và đối tác tin cậy và ủng hộ trong thời gian qua, đây cũng là điều khích lệ Công ty tiếp tục sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nữa để

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 36)