NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Cẩm Vân Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ Tên sinh viên thực hi
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC
PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
MSSV: 4054193 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 1 – K31
Cần Thơ, năm 2009
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm
ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ
đã tạo điều kiện cho em có được nơi thực tập đúng với chuyên ngành mà em đãhọc Đặc biệt em xin cảm ơn cô Đoàn Thị Cẩm Vân đã tận tình chỉ dẫn, góp ýkiến quý báu cho đề tài của em
Em xin gửi đến Ban Giám Đốc Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩuCần Thơ và các cô, các chú trong công ty lời cảm ơn chân thành về việc tiếpnhận, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập và giúp đỡ em rấtnhiều trong quá trình làm đề tài luận văn của em
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, KhoaKinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cô Đoàn Thị Cẩm Vân cùng các cô chú ở Công
ty dồi dào sức khỏe cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, ngày … tháng 05 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Cẩm Vân
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ
Tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Mã số sinh viên: 4054193
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận
Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Đoàn Thị Cẩm Vân
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Giáo viên phản biện
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 3
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.2 Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6
2.1.2.1 Doanh thu 6
2.1.2.2 Chi phí 6
2.1.2.3 Lợi nhuận 6
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 7
2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 7
2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 8
2.1.3.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 9
2.1.3.4 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 9
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 10
2.1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp 10
2.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 11
Trang 82.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
2.2.2.1 Phương pháp so sánh 13
2.2.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố 14
Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ 15
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 15
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 17
3.2.1 Chức năng 17
3.2.2 Nhiệm vụ 17
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 18
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 18
Chương 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 20
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 - 2008 20
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty 20
4.1.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần 20
4.1.1.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 24
4.1.1.3 Phân tích doanh thu theo thị trường 27
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty 34
4.1.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán 35
4.1.2.2 Phân tích chi phí bán hàng 36
4.1.2.3 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp 36
4.1.2.4 Phân tích chi phí tài chính 37
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty 38
4.1.3.1 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 42
4.1.3.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính 44
4.1.3.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác 44
Trang 94.1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các
chỉ tiêu tài chính 45
4.1.4.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 45
4.1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 47
4.1.4.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 50
4.1.4.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 53
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 55
4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty 55
4.2.1.1 Giai đoạn 2006 – 2007 55
4.1.2.2 Giai đoạn 2007 – 2008 56
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty 58
4.2.2.1 Giai đoạn 2006 – 2007 58
4.2.2.2 Giai đoạn 2007 –2008 50
Chương 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ 63
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 63
5.1.1 Thuận lợi 63
5.1.2 Khó khăn 64
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 64
5.2.1 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào 64
5.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty 65
5.2.2.1 Đẩy mạnh công tác marketing để nâng cao khối lượng tiêu thụ 65
5.2.2.2 Đẩy mạnh khả năng tiêu thụ và doanh thu bán hàng 65
5.2.3 Thay đổi kết cấu mặt hàng 66
5.2.4 Giảm các khoản chi phí 66
5.2.3.1 Kiểm soát chi phí bán hàng 66
5.2.3.2 Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp 66
5.2.5 Một số biện pháp khác 67
Trang 10Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1 KẾT LUẬN 68
6.2 KIẾN NGHỊ 69
6.2.1 Đối với công ty 69
6.2.2 Đối với doanh nghiệp 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1 Doanh thu theo từng hoạt động của công ty qua 3 năm 20
Bảng 2 Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng của công ty qua 3 năm 25
Bảng 3 Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng 25
Bảng 4 Doanh thu theo cơ cấu thị trường của công ty qua 3 năm 28
Bảng 5 Thị trường xuất khẩu của công ty 28
Bảng 6 Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 34
Bảng 7 Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 40
Bảng 8 Các chỉ tiêu về mức độ sử dụng chi phí 46
Bảng 9 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 48
Bảng 10 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh 50
Bảng 11 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 53
Bảng 12 Tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2006 - 2007 55
Bảng 13 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2006 - 2007 56
Bảng 14 Tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2007 - 2008 56
Bảng 15 Bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2007 - 2008 57
Bảng 16 Tổng giá vốn hàng bán của công ty trong giai đoạn 2006 – 2007 58
Bảng 17 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2007 59
Bảng 18 Tổng giá vốn hàng bán của công ty trong giai đoạn 2006 – 2007 60
Bảng 19 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2007 61
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1 Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 21
Hình 2 Doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác của công ty qua 3 năm 23
Hình 3 Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng của công ty qua 3 năm 27
Hình 4 Doanh thu theo cơ cấu thị trường qua các năm 33
Hình 5 Tổng chi phí của công ty qua các năm 35
Hình 6 Cơ cấu chi phí tài chính của công ty qua 3 năm 37
Hình 7 Tổng lợi nhuận của công ty từ năm 2006 - 2008 41
Hình 8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 43
Hình 9 Biểu đồ biểu hiện tỷ suất chi phí trên doanh thu thuần 47
Hình 10 Biểu đồ biểu diễn các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty từ năm 2006 - 2008 49
Hình 11 Biểu đồ biểu diễn các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty 52
Hình 12 Biểu đồ biểu diễn các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty qua 3 năm 55
Trang 13UBND : Uỷ ban nhân dân
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HTK : Hàng tồn kho
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên các hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế thịtrường hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hoá ngàycàng phát triển, mở rộng cả trong và ngoài nước thì vai trò của các doanh nghiệpchuyên kinh doanh về nông sản càng quan trọng hơn hết vì nếu có các doanhnghiệp này thì hàng hoá nông sản của nước ta mới được tiêu thụ và đem lại thunhập cho nhiều người, đặc biệt là các hộ nông dân Nằm trong nhóm các doanhnghiệp chuyên kinh doanh về nông sản thì Công ty Nông sản thực phẩm xuấtkhẩu Cần Thơ cũng đóng góp phần rất nhiều vào sự phát triển của Thành phốCần Thơ nói riêng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung vì Công ty
đã giúp tiêu thụ được không ít nông sản ở các hộ nông dân đem lại thu nhập cho
họ mà còn đem lại nguồn thu cho ngân sách địa phương
Bên cạnh đó, công ty cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong những năm gần đâynhư nước ta đã xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường để theokịp với sự phát triển của thế giới và do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đặt
ra thách thức lớn cho Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ cũng nhưcác công ty khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì nềnkinh tế càng có biến động thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nênkhốc liệt và sẽ dẫn đến quy luật là đào thải các doanh nghiệp yếu kém Do đó,các doanh nghiệp cũng như Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đãkhông ngừng hoàn thiện chính mình trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh, công ty luôn phấn đấu để giữ chỗ đứng trên thị trường cũng như tìm kiếmthêm nhiều thị trường mới mà sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi Theo
cơ chế thị trường, ngoài việc công ty tự bảo toàn vốn kinh doanh thì lợi nhuậncũng là mục tiêu tăng trưởng hàng đầu để công ty có thể giữ vững được vị trí củamình trên thị trường Cho nên, việc phân tích, tìm hiểu tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty mỗi năm là việc làm rất cần thiết vì qua quá trìnhphân tích ta sẽ thấy được những mặt mạnh, mặt yếu đang tồn tại ở công ty để các
Trang 15nhà quản trị có thể tìm ra được những biện pháp phù hợp để khắc phục nhữngnhững mặt còn yếu kém và tiếp tục phát huy những mặt mạnh của công ty đểnâng cao lợi nhuận cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong tương lai
Xuất phát từ những vấn đề trên, nên em chọn đề tài là “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ”
trong giai đoạn 2006 – 2008, để tìm ra được những giải pháp nhằm khắc phụcnhững khó khăn và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa công ty trong thời gian tới
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến năm
2008 để từ đó có thể tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2009 đến tháng 05/2009
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty từ năm 2006 đến năm 2008 thông qua các báo cáo tài chính của công ty
Trang 161.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Để thực hiện được đề tài này, ngoài những tài liệu và số liệu thu thập từ công
ty, em đã tham khảo một vài giáo trình, các website, sách tham khảo và luận văncủa các anh chị khóa trước như:
- Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp – Lý thuyết vàthực hành, NXB Tài Chính, Hà Nội: Giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản củaphân tích kinh tế trong doanh nghiệp, các phương pháp phân tích kinh tế chủ yếu,phương pháp phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tình hình
sử dụng năng lực, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất (lao động, tài sản cốđịnh…), chi phí, tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp, cáctài liệu cần thiết và phương pháp cho phân tích tài chính doanh nghiệp
- Nguyễn Thế Khải (2003), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh kinh tếcủa doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội: Giới thiệu đối tượng, nhiệm vụ,phương pháp và tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, phân tích tình hình sản xuất:Trong đó có phân tích, đánh giá quá trình sản xuất và phân tích, đánh giá kết quảsản xuất; phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phântích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp
- Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại họcQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Giới thiệu tổng quát về phân tích hoạt độngkinh doanh với các phương pháp kỹ thuật sử dụng trong phân tích như phươngpháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn…; giới thiệu những cơ sở lý luận
về phân tích tình hình tiêu thụ, phân tích chi phí, phân tích lợi nhuận, phân tíchđiểm hoà vốn, phân tích tình hình tài chính, phân tích kinh tế các dự án Trong
đó, giáo trình đã chỉ ra những vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:
+ Những lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanhnghiệp
+ Phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp như doanh thu, chi phí, lợi nhuận
- Đoàn Thị Hồng Niêm (2005), chuyên đề tốt nghiệp “Phân tích tình hình tiêuthụ và lợi nhuận tại Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” Chuyên
Trang 17đề này đi sâu nghiên cứu về tình hình tiêu thụ tại Công ty Nông sản thực phẩmxuất khẩu Cần Thơ từ năm 2003 đến năm 2005, qua đó phân tích lợi nhuận màcông ty đã đạt được Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số tương đối và tuyệtđối.
Trang 18CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chấtlượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ
sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh ở doanh nghiệp
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năngtiềm tàng và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhậnđúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệpcủa mình và sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh cóhiệu quả
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết địnhkinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chứcnăng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp vì nó là cơ sở cho việc ra quyết địnhđúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá vàđiều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi
ro vì để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn và hạn chế được thấp nhấtnhững rủi ro có thể xảy ra thì doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các điềukiện bên trong cũng các điều kiện tác động ở bên ngoài để doanh nghiệp có thể
dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhàquản trị ở bên trong mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp,
Trang 19vì qua đó họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, chovay… với doanh nghiệp nữa hay không.
2.1.2 Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.2.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinhdoanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kếtquả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất thươngmại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp làdoanh thu và lợi nhuận
2.1.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung; nó là khoản chênh lệch giữatổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thựchiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
= Doanh thu – GVHB – CPBH – CPQLDNLợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanhthu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạtđộng kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán
Trang 20dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đãcung cấp trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tàichính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt độngtài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này Lợi nhuận từ hoạt động tàichính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngânhàng
+ Lợi nhuận cho vay vốn
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tínhtrước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợi nhuậnkhác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
Các nhóm chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm:
Trị giá vốn hàng bánDoanh thu thuần
Trang 21- Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm của chi phíbán hàng trong tổng số doanh thu thuần, được tính bằng công thức sau:
- Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm giữa chiphí tài chính trong tổng doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần = x 100
Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần và tỷ suất chi phítài chính trên doanh thu thuần cho ta biết là để thu được 100 đồng doanh thu thìphải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý kinh doanh và bao nhiêu đồng chi phítài chính Hai tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả trong việc quản lý chi phícủa doanh nghiệp càng cao và ngược lại
2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
a Hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động)
Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợngắn hạn Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn,hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng…
b Hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh toán nhanh)
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năngthanh toán Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp ra sao? Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức
thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.
Hệ số thanh toán
nhanh = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - HTKNợ ngắn hạn (Lần)
Trang 222.1.3.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: là tỷ lệphần trăm của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong doanh thu thuần
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm củalợi nhuận kế toán trong doanh thu thuần
Tỷ suất LN trước thuế trên DT thuần =
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm của lợinhuận sau thuế trong tổng doanh thu thuần
Tỷ suất LN sau thuế trên DT thuần = x 100
Các tỷ suất này cho ta biết là trong 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế là bao nhiêu
2.1.3.4 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận được các nhàquản trị kinh doanh quan tâm và tìm hiểu Khi phân tích, lợi nhuận được đặttrong tất cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…), mỗigóc độ đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho cácquyết định quản trị
- Hệ số lãi gộp: thể hiện khả năng trang trải chi phí để đạt được lợi nhuận
Hệ số lãi gộp =
Trong đó:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
LN hoạt động kinh doanhDoanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuếDoanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần
x 100
Lãi gộpDoanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận HĐKD trên DTT =
Trang 23Hệ số lãi gộp cho phép dự kiến sự biến động của giá bán với biến động củachi phí Hệ số lãi gộp càng cao chứng tỏ giá trị mới sáng tạo của hoạt động kinhdoanh để bù đắp chi phí càng cao và ngược lại.
- Hệ số lãi ròng: phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh,thể hiện lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại
Hệ số lãi ròng =
Lãi ròng được hiểu là lợi nhuận sau thuế Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suấtsinh lợi của doanh thu thể hiện 1 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợinhuận ròng
- Suất sinh lợi của tài sản (ROA): mang ý nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ vàquản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả
Suất sinh lợi của tài sản càng cao khi hệ số lãi ròng càng cao và số vòngquay tài sản càng cao
- Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữutạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp
- Khối lượng hàng hoá:
Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của doanhnghiệp Bởi vì khi khối lượng hàng hoá được đảm bảo là sẽ đầy đủ và công ty sẽthực hiện được hợp đồng thì khi đó doanh nghiệp mới có thể thu được lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh đồng thời còn giữ được uy tín của doanh nghiệp mình
ROA = Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
ROE = Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữuDoanh thu thuầnLãi ròng
Trang 24Còn nếu doanh nghiệp không đủ hàng hoá để giao hàng theo hợp đồng thì ngoàiviệc doanh nghiệp sẽ mất uy tín mà còn phải chịu thêm nhiều chi phí phát sinhlàm cho lợi nhuận giảm.
* Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến doanh thu:
Q = DT0 x % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - DT0
Trong đó: DT0: Tổng doanh thu kỳ gốc
* Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu
CBHi: Chi phí bán hàng năm thứ i
CQLi: Chi phí quản lý năm thứ i
Trang 25- Doanh thu: là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp Chỉ tiêunày không những có ý nghĩa đối với bản thân của doanh nghiệp mà còn có ýnghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế quốc dân Doanh thu bán hàng hằng năm
do nhiều nhân tố quyết định nhưng nổi trội nhất vẫn là khối lượng hàng hóa tiêuthụ và giá bán
* Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận
Q = (T – 1).(Q0.P0-Q0.Z0)
* Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận
P =Q1.P1-Q1.P0
- Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
* Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận
Z = - (Q1.P1-Q1.Z0)
- Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viênbán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phívật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
* Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận
CBH = - (CBH1 - CBH0)
Với: CBH1: Chi phí bán hàng ở kỳ thực hiện
CBH0: Chi phí bán hàng ở kỳ gốc
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc
tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồmnhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao
* Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận
CQL = - (CQL1 - CQL0)
Với: CQL1: Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ thực hiện
CQL0: Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ gốc
Trang 262.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu dùng để phân tích là những số liệu được thu thập trên cơ sởcác báo cáo tài chính, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty qua những năm
2006, 2007 và 2008
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Qua những số liệu thu thập được ta tiến hành tổng hợp và phân tích với cácphương pháp phân tích sau:
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tàichính Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trênviệc so sánh với một chỉ tiêu gốc Khi tiến hành so sánh phải xác định được chỉ
số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh…
Phương pháp này được áp dụng khi ta tiến hành phân tích sự biến độngcủa tình hình tiêu thụ qua các năm, chúng ta có thể phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm (theo mặt hàng và theo thị trường) thông qua 2 phương pháp so sánh cụthể sau:
- Phương pháp số tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉtiêu giữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc
Y = Y1– Y0
Với Y1: trị số phân tích
Y0: trị số gốcY: trị số so sánh
- Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phântích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênhlệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Phương pháp so sánh được sử dụng để thực hiện được mục tiêu là so sánhtình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm
Y1
Y 0
x 100
Y =
Trang 272.2.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố
Phương pháp phân tích thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó cácnhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xácmức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích)bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế
Phương pháp này được áp dụng khi ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Phương pháp thay thế liên hoàn được xác định như sau:
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích;
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích;
Trang 28CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC
PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên đầy đủ: Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
Tên giao dịch: CANTHO AGRICULTURAL PRODUCTS AND
FOODTUFF EXPORT COMPANYTên thương mại: MEKONIMEX – NS
Trụ sở: 152 – 154 Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ chính thức thành lập vàonăm 1980, có tên gọi giao dịch là “Công ty hợp doanh chế biến hàng nông sảnthực phẩm xuất khẩu” Do tình hình thay đổi và có những yêu cầu mới nên công
ty chỉ hoạt động được 3 năm
Trước những thay đổi và yêu cầu mới, ngày 6/5/1982, căn cứ quyết định110/QĐ của UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) quyết định chuyển công ty sang hìnhthức quốc doanh, đồng thời mang tên “Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩuCần Thơ” hoạt động cho đến nay
Thời gian từ năm 1983 – 1985 hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn,trong đó những nguyên nhân nổi bật là:
- Do công ty mới chuyển sang hình thức quốc doanh nên bộ máy quản lý cònnhiều hạn chế và chưa thích ứng kịp thời với tình hình mới
- Do tác động của chính sách kinh tế ràng buộc những hoạt động của công tynhư mua nông sản, xuất khẩu hàng hoá nên làm cho tính chủ động của công tytrong giai đoạn này bị hạn chế, mặc dù công ty đã có rất nhiều cố gắng và tíchcực thực hiện nhưng thành công chưa cao
Từ năm 1986, do đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang hạch toánkinh tế độc lập nên công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả
Từ năm 1986 – 1989, hoạt động của công ty có phần mở rộng hơn trước, mặthàng kinh doanh xuất khẩu phong phú và ngày càng đa dạng hoá trong hoạt độngkinh doanh Hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng tạo ra uy tín đối vớikhách hàng trong và ngoài nước
Trang 29Năm 1988, Luật đầu tư trong nước đã ra đời, nắm được tình hình này và được
sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đãhợp tác với công ty VIỆT – SING (Hồng Kông) với tỷ lệ vốn góp là Công ty ViệtSing 55% và Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ 45% Từ đó, công
ty được Nhà nước giao hai nhiệm vụ: vừa sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,vừa tham gia liên kết với nước ngoài
Ngày 16/09/1992, theo quy định của Bộ Thương Mại số 7140/TMDL/XNKquyết định cho phép công ty tiếp tục kinh doanh xuất nhập khẩu
Sau đó, quyết định 1374/QĐ-UB ngày 28/11/1993 về việc thành lập doanhnghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991của Hội đồng Bộ trưởng và căn cứ vào thông báo số 794/TB ngày 7/11/1992 của
Bộ trưởng Bộ Thương Mại, UBND tỉnh Cần Thơ đã công nhận Công ty nông sảnthực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc SởThương Mại du lịch Cần Thơ, tổ chức kinh doanh theo hình thức quốc doanhhạch toán độc lập có con dấu riêng, có tài khoản riêng và giấy phép xuất nhậpkhẩu trực tiếp
Hiện nay, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đang hoạt động rấttốt và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao
Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Xuất khẩu: nông sản, lương thực, thực phẩm, chế biến rau quả tươi và xayxát gạo; thủy hải sản tươi sống và thủy hải sản chế biến; bột xương gia súc và sảnphẩm may mặc
- Nhập khẩu: phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùngphục vụ nông nghiệp
- Kinh doanh: vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp,phương tiện giao thông, chuyên chở lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu
- Đại lý ký gửi hàng hóa xuất nhập khẩu
- Kinh doanh ngành da Kinh doanh nguyên liệu, vật tư phụ tùng ngành dệt
và may, hàng thiết bị văn phòng
- Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cầu đường giaothông
- Sản xuất và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu
Trang 30- Sản xuất bao bì carton, giấy keo, in lụa.
- Sản xuất chế biến thức ăn gia súc
Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu
- Xuất khẩu: nông sản, lương thực, thực phẩm, chế biến rau quả tươi và xayxát gạo; thủy hải sản tươi sống và thủy hải sản chế biến; bột xương gia súc và sảnphẩm may mặc
- Nhập khẩu: phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ nông nghiệp.
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
3.2.1 Chức năng
Từ khi thành lập đến nay, chức năng sản xuất của công ty không thay đổi,
đó là các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể như:
- Sản xuất, gia công, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sảnthực phẩm, xay xát gạo, sản xuất bao bì
- Nhập khẩu phân bón, hoá chất, máy móc thiết bị, phụ tùng các loại mặthàng khác
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, gia công cho các đơn vị trong và ngoàinước
- Tham gia liên doanh, liên kết ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiếncủa nước ngoài, hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn bảo đảm đầu tư có hiệu quảkinh tế, đạt được lợi nhuận mong muốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế nôngnghiệp Cần Thơ phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạocông ăn việc làm cho đông đảo lao động của Cần Thơ
3.2.2 Nhiệm vụ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty có các nhiệm vụnhư sau:
- Sử dụng vốn hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn do Nhà nước giao
- Tự chịu trách nhiệm về số liệu trên báo cáo tài chính và công khai tàichính hằng năm
- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhànước theo quy định
Trang 31- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước Xây dựng chiếnlược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành kinh doanh đãđăng ký.
Ngoài các nhiệm vụ trên, công ty còn phải làm nhiệm vụ của một doanhnghiệp quốc doanh như hạch toán kinh tế; khai thác và sử dụng các nguồn vốnngân sách, vốn tự bổ sung và nguồn vốn tự huy động được bằng mọi hình thứcnhằm đảm bảo mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc, thiết bị cải tiến kỹ thuật, ápdụng khoa học công nghệ tiên tiến
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty gồm các bộ phận sau:
- Ban giám đốc: gồm có Giám đốc phụ trách tài chính liên doanh, liên kết
và Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Nhiệm vụ của Ban giám đốc là điều hànhcác công việc đối nội và đối ngoại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Kinh Doanh
Phòng Tổ ChứcHành Chính
Phân XưởngNấm rơm muối
Trang 32của công ty Ban giám đốc là nơi chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể cán
bộ công nhân viên về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Phòng kế toán: Nhiệm vụ của phòng kế toán là hạch toán kinh doanh xuấtnhập khẩu, mở sổ kế toán công ty, tham mưu cho ban giám đốc trong công tácthống kê kế toán, quản lý vốn, theo dõi tỷ giá hối đoái trong quá trình xuất nhậpkhẩu để ban giám đốc có kế hoạch điều hành kinh doanh hiệu quả
- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là lập kế hoạch sảnxuất kinh doanh, thảo ra các hợp đồng mua bán các mặt hàng, nắm bắt giá cả,giao dịch với khách hàng
- Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính làquản lý nhân sự của công ty và các tổ chức đoàn thể
Trang 33CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM
2006 – 2008
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty
Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm để thấy được trongnhững năm qua công ty đã thu về cho mình bao nhiêu đồng doanh thu và thu từcác nguồn nào? Và doanh thu thì được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau như:phân tích doanh thu theo từng hoạt động của công ty, phân tích doanh thu theothị trường, và phân tích doanh thu theo mặt hàng
4.1.1.1 Phân tích doanh thu theo từng hoạt động của công ty
Bảng 1 DOANH THU THEO TỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Trang 34167972
275379
050000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hình 1 TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Qua hình 1 ta thấy tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các nămnhưng với tốc độ tăng không đồng đều Nguyên nhân chung là do các thành phầncủa tổng doanh thu như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanhthu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác tăng giảm không ổn định Năm
2007, tổng doanh thu của công ty tăng 75,04% so với năm 2006, nguyên nhân là
do doanh thu thuần về bán hàng tăng lên đáng kể với 77,48% và doanh thu từhoạt động tài chính cũng tăng lên khá cao với 30,92%, mặc dù trong năm này,doanh thu khác của công ty giảm 1,44% so với năm 2006 nhưng tốc độ giảmkhông đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tàichính nên không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của tổng doanh thu Đến năm
2008, mặc dù công ty có doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khácgiảm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng lênkhá cao với 67,29% so với năm 2007 nên kéo theo tổng doanh thu cũng tăng lênnhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu trong giai đoạn này chậm hơn tốc độ tăngcủa tổng doanh thu trong giai đoạn 2006 – 2007
Trang 35Để thấy được biến động của doanh thu qua các năm ta tiến hành phân tíchtừng thành phần của tổng doanh thu như sau:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Qua bảng 1 ta thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ củacông ty đều tăng qua các năm và tăng với mức đáng kể Năm 2007, doanh thuthuần của công ty tăng 77,48% so với năm 2006, và năm 2008, doanh thu thuầncủa công ty vẫn tiếp tục tăng 67,29% so với năm 2007 Doanh thu thuần bánhàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 tăng lên khácao, nguyên nhân chung là do, trong giai đoạn này, nhu cầu tiêu dùng các mặthàng nông sản, đặc biệt là mặt hàng gạo/ nếp của các thị trường xuất khẩu truyềnthống của công ty tăng cao dẫn đến sản lượng nông sản tiêu thụ của công ty tronggiai đoạn này tăng lên, bên cạnh đó, trong giai đoạn này, giá nông sản xuất khẩu,đặc biệt là giá gạo xuất khẩu cũng tăng hơn so với những năm trước nên làm chodoanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao trong giaiđoạn này
Doanh thu từ hoạt động tài chính:
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là các khoản doanhthu từ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và từ việc cho thuê tài sản của công
ty Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong giai đoạn
2006 – 2008 tăng giảm không ổn định Năm 2007, hoạt động đầu tư vào công tyliên doanh, liên kết và cho thuê tài sản của công ty tăng nên kéo theo doanh thu
từ hoạt động tài chính của công ty trong năm này tăng 30,92% so với năm 2006.Nhưng đến năm 2008, do thị trường trong nước bị ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới nên có nhiều biến động phức tạp và do tình trạng lạm pháttrong nước đã làm cho các hoạt động tài chính của công ty gặp nhiều khó khănnên kéo theo doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong năm 2008 giảm26,68% so với năm 2007
Trang 36Hình 2 DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ DOANH THU
KHÁC CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Doanh thu khác:
Ngoài những doanh thu trên thì tổng doanh thu của công ty còn bị ảnhhưởng bởi doanh thu khác, là những doanh thu từ hoạt động thanh lý tài sản…Nhìn chung, qua hình trên ta thấy, doanh thu khác của công ty trong giai đoạnnày liên tục giảm
Năm 2006, công ty có doanh thu khác là 835 triệu đồng, con số này giảmdần qua năm 2007 và năm 2008; năm 2007, doanh thu khác của công ty giảm1,44% so với năm 2006 và năm 2008 giảm đáng kể với 75,33% so với năm 2007.Nguyên nhân doanh thu khác của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 giảm là docác hoạt động thanh lý tài sản của công ty giảm nên doanh thu khác của công tygiảm
Tóm lại, tuy tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 tăngnhưng nếu xem xét lại thì ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củacông ty tăng khá thì các thành phần khác của tổng doanh thu đều có biến độngtăng giảm không ổn định Do đó, công ty cần có biện pháp để các thành phần của
Trang 37tổng doanh thu tăng trưởng ổn định đem lại cho công ty nguồn doanh thu ổn địnhtrong thời gian tới.
4.1.1.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Mặt hàng kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006 –2008 chủ yếu làmặt hàng gạo/ nếp và mặt hàng thức ăn gia súc nhưng mặt hàng này chiếm tỉtrọng rất nhỏ
Trang 38bảng 2, 3
Trang 39 Mặt hàng gạo/ nếp:
Qua bảng 2 ta thấy, gạo/ nếp là mặt hàng chủ lực của công ty trong suốtgiai đoạn 2006 – 2008 Năm 2006, giá trị xuất khẩu mà mặt hàng này mang lạichiếm 97,83% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty Sang năm 2007 và 2008thì mặt hàng gạo/ nếp trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn doanh thuchính cho công ty Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo/ nếp của công tyđều tăng qua các năm và tăng với một tỉ lệ tương đối lớn (đều trên 60%) là docông ty có nguồn nguyên liệu dồi dào từ Cần Thơ và khắp các tỉnh Đồng bằngsông Cửu Long nên đã không làm cản trở việc tăng sản lượng tiêu thụ của công
ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này ngày càng tăng Qua bảng 3 tathấy, sản lượng gạo/ nếp được tiêu thụ qua 3 năm tuy không ổn định nhưng ởmức khá cao, năm 2007 công ty xuất khẩu được 29.870,80 tấn gạo/ nếp, tăng43,39% so với năm 2006 nhưng trong năm 2008, thì sản lượng gạo/ nếp đượctiêu thụ giảm 5,69% so với năm 2007, nguyên nhân là do, trong giai đoạn này,giá gạo xuất khẩu không ngừng được nâng lên nên các nước nhập khẩu có phần engại khi phải nhập khẩu lương thực ở mức giá cao hơn thời gian trước nên cómột số thị trường đã nhập khẩu mặt hàng này ít hơn (như Indonesia và ChâuPhi)
Mặt hàng thức ăn gia súc:
Nhìn chung, thức ăn gia súc là mặt hàng xuất khẩu không quan trọng vìtrong những năm gần đây, giá nguyên liệu thức ăn gia súc tăng cao mà xuất khẩukhông mang lại hiệu quả kinh tế như mặt hàng gạo/ nếp và nhu cầu của kháchhàng càng ít đi nên trong 2 năm 2007, 2008 công ty đã không còn xuất khẩu mặthàng này mà chỉ xuất khẩu mặt hàng chủ yếu là gạo/ nếp
Trang 40Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Gạo/ nếp Thức ăn gia súc
Hình 3 DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM
4.1.1.3 Phân tích doanh thu theo thị trường
Qua bảng 4 ta thấy, thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nướcĐông Nam Á như Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và các nước ChâuPhi Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các nước nằm trong khu vực ĐôngNam Á