Qua bảng 4 ta thấy, thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và các nước Châu Phi. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á.
Thị trường Malaysia
Nhìn chung, thị trường Malaysia là thị trường truyền thống của công ty, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này qua 3 năm đều tăng và mặt hàng chủ yếu mà công ty xuất khẩu sang thị trường này là gạo/ nếp. Năm 2007, doanh thu mà công ty thu được từ thị trường này tăng 54,18% so với năm 2006. và trong năm 2008, tăng 56,36% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho sản lượng và doanh thu xuất khẩu sang thị trường này ngày càng tăng mạnh là do trong những năm gần đây, Malaysia đang phát triển mạnh nên diện tích trồng lương thực cũng ngày càng bị thu hẹp, bên cạnh đó, do tình hình thiên tai, sâu bệnh nên làm cho sản lượng lương thực của Malaysia giảm, dẫn đến nhu cầu lương thực của người dân nước này tăng lên, do đó làm cho sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng 38,04% trong năm 2007 và năm 2008 tăng 11,81% so với năm 2007, dẫn đến doanh thu xuất khẩu vào thị trường này của công ty tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu từ thị trường này lại chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu nên tỷ trọng của doanh thu từ thị trường Malaysia có xu hướng ngày càng giảm, trong khi năm 2006, tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu sang thị trường này chiếm 22,10% thì năm 2007 là 21,57% và đến năm 2008 chỉ còn chiếm 18,36% trong tổng doanh thu.
Thị trường Singapore
Đây không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty do doanh thu xuất khẩu mà công ty thu về từ thị trường này chiếm tỉ lệ thấp trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty và mặt hàng chủ yếu của thị trường này cũng vẫn là gạo/ nếp. Năm 2006, công ty xuất khẩu 720 tấn gạo sang thị trường này và đạt doanh thu là 176.050 USD. Sang năm 2007, sản lượng tăng 133,33% và doanh thu tăng 179,22% so với năm 2006, nguyên nhân tăng là do trong năm này sản lượng lương thực của Singapore giảm do chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên làm cho nhu cầu lương thực của nước này tăng nên khi ký kết hợp đồng với công ty, thị trường này có tăng sản lượng nhập khẩu vào nước mình. Còn đến năm 2008, công ty không có xuất khẩu gạo sang thị trường này. Nguyên nhân là do biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm giá gạo tăng cao làm cho các nước e ngại trong việc nhập khẩu hàng hoá cho nên năm 2008 công ty không có hợp đồng xuất khẩu sang Singapore.
Thị trường Philippines
Có thể nói đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty do trong 3 năm thì doanh thu xuất khẩu thu được từ thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2006, doanh thu từ thị trường này chiếm 42,99%, sang năm 2007 chiếm 30,85% và năm 2008 doanh thu mà thị trường Philippines đem lại cho công ty chiếm 76,12% trong tổng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, doanh thu mà thị trường này mang lại cũng tăng khá cao mà nguyên nhân chung là do trong giai đoạn 2006 – 2008, Philippines là đất nước gánh chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt nên tình trạng thiếu lương thực đã xảy ra trên đất nước này nên nhu cầu lương thực tăng mạnh, do đó làm cho sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này tăng 0,84% năm 2007 và tăng 107,25% năm 2008 so với năm 2007, dẫn đến doanh thu đạt được ở thị trường này năm 2007 tăng 13,31% so với năm 2006 và năm 2008, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2007.
Thị trường Indonesia
Đây cũng được coi là thị trường truyền thống của Việt Nam nói chung và cũng là một trong những thị trường quan trọng của công ty do Indonesia cũng nằm trong khu vực Châu Á có nhiều điểm tương đối giống với nước ta như điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội, phong tục tập quán và tiêu dùng nên hàng xuất khẩu của công ty dễ được các thị trường này chấp nhận.
Qua bảng 4 ta thấy thị trường này chiếm tỷ trọng khá trong tổng doanh thu bán hàng của công ty, năm 2006 chiếm tỷ trọng 11,7%, đứng thứ ba về thị trường xuất khẩu của công ty; sang năm 2007, tỷ trọng của doanh thu từ thị trường này chiếm 19,69% và đến năm 2008 doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm 0,79% trong tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh thu từ thị trường này giảm mạnh trong năm 2008 là do sản lượng mà công ty xuất khẩu qua thị trường này trong năm 2008 giảm mạnh (giảm tới 95,83% so với năm 2007), cho nên doanh thu thu được từ thị trường này cũng giảm mạnh (giảm 92,68% so với năm 2007).
Thị trường Châu Phi
Thị trường này là một thị trường có nhiều tiềm năng do nhu cầu lương thực ở các nước Châu Phi thường rất cao vì nơi đây thường xảy ra nạn đói. Mặt khác,
thị trường này cũng không đòi hỏi cao, dễ thoả mãn nhu cầu và thị trường này tập trung vào tiêu dùng loại gạo trắng hạt dài, do thu nhập thấp nên nhập khẩu chủ yếu gạo phẩm chất thấp, gạo 25% tấm. Trên thị trường này thì công ty có các khách hàng chủ yếu là Kenya, Angola và Ghana.
Doanh thu mà công ty thu được từ thị trường này chiếm tỷ trọng không ổn định, năm 2006 chỉ chiếm 6,92%, năm 2007 chiếm đến 22,14% và năm 2008 chỉ còn chiếm 4,73% trong tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh thu ở thị trường này tăng giảm không ổn định là do sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng hơn 3 lần so với năm 2006 và năm 2008 giảm 77,02% so với năm 2007, dẫn đến doanh thu thu được từ thị trường này cũng tăng giảm không ổn định theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Doanh thu từ thị trường này tăng giảm không ổn định qua các năm trong khi tổng doanh thu của công ty thì liên tục tăng nên làm cho tỷ trọng của doanh thu từ thị trường này cũng tăng giảm trong giai đoạn này.
Thị trường khác
Ngoài những thị trường xuất khẩu chính thì công ty còn xuất khẩu sang các thị trường mới như: Đông Timor và Nhật Bản nhưng chưa ổn định. Do Đông Timor là một nước nhỏ mới thành lập nên nền kinh tế chưa ổn định nên việc xuất khẩu của công ty sang thị trường này cũng còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, thì Nhật Bản là một nước có nền kinh tế phát triển với các yêu cầu về chất lượng hàng hoá rất khắt khe, cho nên việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này gặp rất nhiều trở ngại, do đó công ty chỉ ký được hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này vào năm 2006 với 336 tấn thức ăn gia súc và doanh thu mà công ty thu được chỉ chiếm 2,17% trong tổng doanh thu của công ty.
Philippines 42.99% Indonesia 11.70% Singapore 3.25% Châu Phi 6.92% Malaysia 22.10% Nhật Bản 2.17% Đông Timor 10.87% Năm 2006 Châu Phi 22.14% Philippines 30.85% Singapore 5.75% Malaysia 21.57% Indonesia 19.69% Năm 2007
Malaysia 18.36% Philippines 76.12% Châu Phi 4.73% Indonesia 0.79% Năm 2008
Hình 4. DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG QUA CÁC NĂM
Tóm lại, thị trường xuất khẩu của công ty nhìn chung chưa ổn định và chỉ tập trung vào một số thị trường như Philippines, Malaysia và chưa mạnh dạn thâm nhập vào thị trường mới. Cho nên, công ty cần có chiến lược marketing hợp lý để giúp công ty ổn định thị trường xuất khẩu hiện tại, mở rộng thị trường xuất khẩu tương lai và đem về giá trị kim ngạch lớn cho công ty.
Nhìn chung, trong quá trình tiêu thụ giai đoạn 2006 – 2008, công ty có những ưu thế là có nguồn nguyên liệu dồi dào do công ty nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long – là nơi trồng được nhiều loại nông sản, nhất là lúa; nhu cầu tiêu dùng lương thực tại các nước trong khu vực lại tăng cao nên làm cho sản lượng tiêu thụ của công ty tăng; công ty có uy tín lâu năm trong ngành xuất khẩu nông sản nên được các nước ưu tiên để ký kết hợp đồng xuất khẩu... Tuy nhiên, trong giai đoạn này quá trình tiêu thụ của công ty cũng còn gặp một số hạn chế như: tình trạng lạm phát tăng cao nên làm cho giá cả hàng hoá cũng như các mặt hàng nông sản tăng nên làm các nước e ngại trong việc nhập khẩu hàng hoá, do đó sản lượng tiêu thụ của công ty có giảm trong năm 2008; công ty chưa có bộ phận marketing chuyên môn để phân tích nhu cầu thị trường và tìm kiếm thị trường
mới, tuy công ty cũng có xuất khẩu được vào các thị trường tương đối mới như Đông Timor và Nhật Bản nhưng việc xuất khẩu sang hai thị trường này chưa được lâu dài mà chỉ phát sinh trong một, hai năm, cho thấy công ty chưa có tính chủ động trong việc tìm kiếm và thâm nhập vào thị trường mới. Do đó, công ty cần phải có bộ phận marketing chuyên môn và có những biện pháp thích hợp để nâng cao tình hình tiêu thụ nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.