PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ " ppt (Trang 26 - 94)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn số liệu dùng để phân tích là những số liệu được thu thập trên cơ sở các báo cáo tài chính, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty qua những năm 2006, 2007 và 2008.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Qua những số liệu thu thập được ta tiến hành tổng hợp và phân tích với các phương pháp phân tích sau:

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tài chính. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi tiến hành so sánh phải xác định được chỉ số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh…

Phương pháp này được áp dụng khi ta tiến hành phân tích sự biến động của tình hình tiêu thụ qua các năm, chúng ta có thể phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm (theo mặt hàng và theo thị trường) thông qua 2 phương pháp so sánh cụ thể sau:

- Phương pháp số tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.

Y = Y1– Y0

Với Y1: trị số phân tích Y0: trị số gốc Y: trị số so sánh

- Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Phương pháp so sánh được sử dụng để thực hiện được mục tiêu là so sánh tình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm.

Y1

Y0

x 100 Y =

2.2.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố

Phương pháp phân tích thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Phương pháp này được áp dụng khi ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Phương pháp thay thế liên hoàn được xác định như sau: Gọi Q là chỉ tiêu phân tích;

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể hiện bằng phương trình: Q = a .b .c

Đặt Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1b1c1

Q0: Kết quả kỳ kế hoạch, Q0= a0b0c0

 Q = Q1– Q0

= a1b1c1- a0b0c0

Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch hay còn gọi là đối tượng phân tích.

Thực hiện phương pháp thay thế: a = a1b0c0- a0b0c0

b = a1b1c0– a1b0c0

c = a1b1c1– a1b1c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a +b +c = (a1b0c0- a0b0c0) + (a1b1c0– a1b0c0) + (a1b1c1– a1b1c0) = a1b1c1- a0b0c0

=Q: đối tượng phân tích

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để thực hiện mục tiêu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Tên đầy đủ: Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ. Tên giao dịch: CANTHO AGRICULTURAL PRODUCTS AND

FOODTUFF EXPORT COMPANY Tên thương mại: MEKONIMEX – NS

Trụ sở: 152 – 154 Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ chính thức thành lập vào năm 1980, có tên gọi giao dịch là “Công ty hợp doanh chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu”. Do tình hình thay đổi và có những yêu cầu mới nên công ty chỉ hoạt động được 3 năm.

Trước những thay đổi và yêu cầu mới, ngày 6/5/1982, căn cứ quyết định 110/QĐ của UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) quyết định chuyển công ty sang hình thức quốc doanh, đồng thời mang tên “Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” hoạt động cho đến nay.

Thời gian từ năm 1983 – 1985 hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn, trong đó những nguyên nhân nổi bật là:

- Do công ty mới chuyển sang hình thức quốc doanh nên bộ máy quản lý còn nhiều hạn chế và chưa thích ứng kịp thời với tình hình mới.

- Do tác động của chính sách kinh tế ràng buộc những hoạt động của công ty như mua nông sản, xuất khẩu hàng hoá nên làm cho tính chủ động của công ty trong giai đoạn này bị hạn chế, mặc dù công ty đã có rất nhiều cố gắng và tích cực thực hiện nhưng thành công chưa cao.

Từ năm 1986, do đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang hạch toán kinh tế độc lập nên công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Từ năm 1986 – 1989, hoạt động của công ty có phần mở rộng hơn trước, mặt hàng kinh doanh xuất khẩu phong phú và ngày càng đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng tạo ra uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.

Năm 1988, Luật đầu tư trong nước đã ra đời, nắm được tình hình này và được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đã hợp tác với công ty VIỆT – SING (Hồng Kông) với tỷ lệ vốn góp là Công ty Việt Sing 55% và Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ 45%. Từ đó, công ty được Nhà nước giao hai nhiệm vụ: vừa sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa tham gia liên kết với nước ngoài.

Ngày 16/09/1992, theo quy định của Bộ Thương Mại số 7140/TMDL/XNK quyết định cho phép công ty tiếp tục kinh doanh xuất nhập khẩu.

Sau đó, quyết định 1374/QĐ-UB ngày 28/11/1993 về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và căn cứ vào thông báo số 794/TB ngày 7/11/1992 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, UBND tỉnh Cần Thơ đã công nhận Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương Mại du lịch Cần Thơ, tổ chức kinh doanh theo hình thức quốc doanh hạch toán độc lập có con dấu riêng, có tài khoản riêng và giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

Hiện nay, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đang hoạt động rất tốt và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

Lĩnh vực hoạt động của công ty

- Xuất khẩu: nông sản, lương thực, thực phẩm, chế biến rau quả tươi và xay xát gạo; thủy hải sản tươi sống và thủy hải sản chế biến; bột xương gia súc và sản phẩm may mặc.

- Nhập khẩu: phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ nông nghiệp.

- Kinh doanh: vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, phương tiện giao thông, chuyên chở lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Đại lý ký gửi hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Kinh doanh ngành da. Kinh doanh nguyên liệu, vật tư phụ tùng ngành dệt và may, hàng thiết bị văn phòng.

- Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cầu đường giao thông.

- Sản xuất bao bì carton, giấy keo, in lụa. - Sản xuất chế biến thức ăn gia súc.

Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu

- Xuất khẩu: nông sản, lương thực, thực phẩm, chế biến rau quả tươi và xay xát gạo; thủy hải sản tươi sống và thủy hải sản chế biến; bột xương gia súc và sản phẩm may mặc.

- Nhập khẩu: phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ nông nghiệp.

3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY3.2.1. Chức năng 3.2.1. Chức năng

Từ khi thành lập đến nay, chức năng sản xuất của công ty không thay đổi, đó là các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể như:

- Sản xuất, gia công, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm, xay xát gạo, sản xuất bao bì.

- Nhập khẩu phân bón, hoá chất, máy móc thiết bị, phụ tùng các loại mặt hàng khác.

- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, gia công cho các đơn vị trong và ngoài nước.

- Tham gia liên doanh, liên kết ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài, hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn bảo đảm đầu tư có hiệu quả kinh tế, đạt được lợi nhuận mong muốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Cần Thơ phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho đông đảo lao động của Cần Thơ.

3.2.2. Nhiệm vụ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty có các nhiệm vụ như sau:

- Sử dụng vốn hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn do Nhà nước giao.

- Tự chịu trách nhiệm về số liệu trên báo cáo tài chính và công khai tài chính hằng năm.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành kinh doanh đã đăng ký.

Ngoài các nhiệm vụ trên, công ty còn phải làm nhiệm vụ của một doanh nghiệp quốc doanh như hạch toán kinh tế; khai thác và sử dụng các nguồn vốn ngân sách, vốn tự bổ sung và nguồn vốn tự huy động được bằng mọi hình thức nhằm đảm bảo mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc, thiết bị cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty gồm các bộ phận sau:

- Ban giám đốc: gồm có Giám đốc phụ trách tài chính liên doanh, liên kết và Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Nhiệm vụ của Ban giám đốc là điều hành các công việc đối nội và đối ngoại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Toán Xí Nghiệp Bao Bì Phân Xưởng chế biến Gạo Phân Xưởng Nấm rơm muối

của công ty. Ban giám đốc là nơi chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng kế toán: Nhiệm vụ của phòng kế toán là hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, mở sổ kế toán công ty, tham mưu cho ban giám đốc trong công tác thống kê kế toán, quản lý vốn, theo dõi tỷ giá hối đoái trong quá trình xuất nhập khẩu để ban giám đốc có kế hoạch điều hành kinh doanh hiệu quả.

- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thảo ra các hợp đồng mua bán các mặt hàng, nắm bắt giá cả, giao dịch với khách hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính là quản lý nhân sự của công ty và các tổ chức đoàn thể.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM2006 – 2008 2006 – 2008

4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty

Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm để thấy được trong những năm qua công ty đã thu về cho mình bao nhiêu đồng doanh thu và thu từ các nguồn nào? Và doanh thu thì được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau như: phân tích doanh thu theo từng hoạt động của công ty, phân tích doanh thu theo thị trường, và phân tích doanh thu theo mặt hàng.

4.1.1.1. Phân tích doanh thu theo từng hoạt động của công ty

Bảng 1. DOANH THU THEO TỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2007 - 2006 2008 - 2007

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức Tỉ lệ

(%) Mức Tỉ lệ(%)

1. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 91.515 162.419 271.708 70.904 77,48 109.289 67,29 2. Doanh thu hoạt động tài

chính 3.613 4.730 3.468 1.117 30,92 (1.262) (26,68) 3. Doanh thu khác 835 823 203 (12) (1,44) (620) (75,33)

Tổng doanh thu 95.963 167.972 275.379 72.009 75,04 107.407 63,94

95963 167972 275379 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Tr iệ u đồ ng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Hình 1. TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Qua hình 1 ta thấy tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm nhưng với tốc độ tăng không đồng đều. Nguyên nhân chung là do các thành phần của tổng doanh thu như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác tăng giảm không ổn định. Năm 2007, tổng doanh thu của công ty tăng 75,04% so với năm 2006, nguyên nhân là do doanh thu thuần về bán hàng tăng lên đáng kể với 77,48% và doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng lên khá cao với 30,92%, mặc dù trong năm này, doanh thu khác của công ty giảm 1,44% so với năm 2006 nhưng tốc độ giảm không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính nên không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của tổng doanh thu. Đến năm 2008, mặc dù công ty có doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác giảm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng lên khá cao với 67,29% so với năm 2007 nên kéo theo tổng doanh thu cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu trong giai đoạn này chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu trong giai đoạn 2006 – 2007.

Để thấy được biến động của doanh thu qua các năm ta tiến hành phân tích từng thành phần của tổng doanh thu như sau:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Qua bảng 1 ta thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng qua các năm và tăng với mức đáng kể. Năm 2007, doanh thu thuần của công ty tăng 77,48% so với năm 2006, và năm 2008, doanh thu thuần của công ty vẫn tiếp tục tăng 67,29% so với năm 2007. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 tăng lên khá cao, nguyên nhân chung là do, trong giai đoạn này, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản, đặc biệt là mặt hàng gạo/ nếp của các thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty tăng cao dẫn đến sản lượng nông sản tiêu thụ của công ty trong giai đoạn này tăng lên, bên cạnh đó, trong giai đoạn này, giá nông sản xuất khẩu, đặc biệt là giá gạo xuất khẩu cũng tăng hơn so với những năm trước nên làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao trong giai đoạn này.

Doanh thu từ hoạt động tài chính:

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là các khoản doanh thu từ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và từ việc cho thuê tài sản của công ty. Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 tăng giảm không ổn định. Năm 2007, hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và cho thuê tài sản của công ty tăng nên kéo theo doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong năm này tăng 30,92% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, do thị trường trong nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ " ppt (Trang 26 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)