CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ " ppt (Trang 30 - 94)

3.2.1. Chức năng

Từ khi thành lập đến nay, chức năng sản xuất của công ty không thay đổi, đó là các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể như:

- Sản xuất, gia công, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm, xay xát gạo, sản xuất bao bì.

- Nhập khẩu phân bón, hoá chất, máy móc thiết bị, phụ tùng các loại mặt hàng khác.

- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, gia công cho các đơn vị trong và ngoài nước.

- Tham gia liên doanh, liên kết ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài, hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn bảo đảm đầu tư có hiệu quả kinh tế, đạt được lợi nhuận mong muốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Cần Thơ phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho đông đảo lao động của Cần Thơ.

3.2.2. Nhiệm vụ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty có các nhiệm vụ như sau:

- Sử dụng vốn hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn do Nhà nước giao.

- Tự chịu trách nhiệm về số liệu trên báo cáo tài chính và công khai tài chính hằng năm.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành kinh doanh đã đăng ký.

Ngoài các nhiệm vụ trên, công ty còn phải làm nhiệm vụ của một doanh nghiệp quốc doanh như hạch toán kinh tế; khai thác và sử dụng các nguồn vốn ngân sách, vốn tự bổ sung và nguồn vốn tự huy động được bằng mọi hình thức nhằm đảm bảo mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc, thiết bị cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty gồm các bộ phận sau:

- Ban giám đốc: gồm có Giám đốc phụ trách tài chính liên doanh, liên kết và Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Nhiệm vụ của Ban giám đốc là điều hành các công việc đối nội và đối ngoại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Toán Xí Nghiệp Bao Bì Phân Xưởng chế biến Gạo Phân Xưởng Nấm rơm muối

của công ty. Ban giám đốc là nơi chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng kế toán: Nhiệm vụ của phòng kế toán là hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, mở sổ kế toán công ty, tham mưu cho ban giám đốc trong công tác thống kê kế toán, quản lý vốn, theo dõi tỷ giá hối đoái trong quá trình xuất nhập khẩu để ban giám đốc có kế hoạch điều hành kinh doanh hiệu quả.

- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thảo ra các hợp đồng mua bán các mặt hàng, nắm bắt giá cả, giao dịch với khách hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính là quản lý nhân sự của công ty và các tổ chức đoàn thể.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM2006 – 2008 2006 – 2008

4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty

Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm để thấy được trong những năm qua công ty đã thu về cho mình bao nhiêu đồng doanh thu và thu từ các nguồn nào? Và doanh thu thì được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau như: phân tích doanh thu theo từng hoạt động của công ty, phân tích doanh thu theo thị trường, và phân tích doanh thu theo mặt hàng.

4.1.1.1. Phân tích doanh thu theo từng hoạt động của công ty

Bảng 1. DOANH THU THEO TỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2007 - 2006 2008 - 2007

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức Tỉ lệ

(%) Mức Tỉ lệ(%)

1. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 91.515 162.419 271.708 70.904 77,48 109.289 67,29 2. Doanh thu hoạt động tài

chính 3.613 4.730 3.468 1.117 30,92 (1.262) (26,68) 3. Doanh thu khác 835 823 203 (12) (1,44) (620) (75,33)

Tổng doanh thu 95.963 167.972 275.379 72.009 75,04 107.407 63,94

95963 167972 275379 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Tr iệ u đồ ng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Hình 1. TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Qua hình 1 ta thấy tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm nhưng với tốc độ tăng không đồng đều. Nguyên nhân chung là do các thành phần của tổng doanh thu như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác tăng giảm không ổn định. Năm 2007, tổng doanh thu của công ty tăng 75,04% so với năm 2006, nguyên nhân là do doanh thu thuần về bán hàng tăng lên đáng kể với 77,48% và doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng lên khá cao với 30,92%, mặc dù trong năm này, doanh thu khác của công ty giảm 1,44% so với năm 2006 nhưng tốc độ giảm không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính nên không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của tổng doanh thu. Đến năm 2008, mặc dù công ty có doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác giảm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng lên khá cao với 67,29% so với năm 2007 nên kéo theo tổng doanh thu cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu trong giai đoạn này chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu trong giai đoạn 2006 – 2007.

Để thấy được biến động của doanh thu qua các năm ta tiến hành phân tích từng thành phần của tổng doanh thu như sau:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Qua bảng 1 ta thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng qua các năm và tăng với mức đáng kể. Năm 2007, doanh thu thuần của công ty tăng 77,48% so với năm 2006, và năm 2008, doanh thu thuần của công ty vẫn tiếp tục tăng 67,29% so với năm 2007. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 tăng lên khá cao, nguyên nhân chung là do, trong giai đoạn này, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản, đặc biệt là mặt hàng gạo/ nếp của các thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty tăng cao dẫn đến sản lượng nông sản tiêu thụ của công ty trong giai đoạn này tăng lên, bên cạnh đó, trong giai đoạn này, giá nông sản xuất khẩu, đặc biệt là giá gạo xuất khẩu cũng tăng hơn so với những năm trước nên làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao trong giai đoạn này.

Doanh thu từ hoạt động tài chính:

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là các khoản doanh thu từ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và từ việc cho thuê tài sản của công ty. Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 tăng giảm không ổn định. Năm 2007, hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và cho thuê tài sản của công ty tăng nên kéo theo doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong năm này tăng 30,92% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, do thị trường trong nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên có nhiều biến động phức tạp và do tình trạng lạm phát trong nước đã làm cho các hoạt động tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn nên kéo theo doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty trong năm 2008 giảm 26,68% so với năm 2007.

3,613 835 4,730 823 3,468 203 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 Tr iệ u đồ ng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu khác

Hình 2. DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ DOANH THU KHÁC CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

 Doanh thu khác:

Ngoài những doanh thu trên thì tổng doanh thu của công ty còn bị ảnh hưởng bởi doanh thu khác, là những doanh thu từ hoạt động thanh lý tài sản… Nhìn chung, qua hình trên ta thấy, doanh thu khác của công ty trong giai đoạn này liên tục giảm.

Năm 2006, công ty có doanh thu khác là 835 triệu đồng, con số này giảm dần qua năm 2007 và năm 2008; năm 2007, doanh thu khác của công ty giảm 1,44% so với năm 2006 và năm 2008 giảm đáng kể với 75,33% so với năm 2007. Nguyên nhân doanh thu khác của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 giảm là do các hoạt động thanh lý tài sản của công ty giảm nên doanh thu khác của công ty giảm.

Tóm lại, tuy tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 tăng nhưng nếu xem xét lại thì ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá thì các thành phần khác của tổng doanh thu đều có biến động tăng giảm không ổn định. Do đó, công ty cần có biện pháp để các thành phần của

tổng doanh thu tăng trưởng ổn định đem lại cho công ty nguồn doanh thu ổn định trong thời gian tới.

4.1.1.2. Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Mặt hàng kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006 –2008 chủ yếu là mặt hàng gạo/ nếp và mặt hàng thức ăn gia súc nhưng mặt hàng này chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

 Mặt hàng gạo/ nếp:

Qua bảng 2 ta thấy, gạo/ nếp là mặt hàng chủ lực của công ty trong suốt giai đoạn 2006 – 2008. Năm 2006, giá trị xuất khẩu mà mặt hàng này mang lại chiếm 97,83% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Sang năm 2007 và 2008 thì mặt hàng gạo/ nếp trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn doanh thu chính cho công ty. Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo/ nếp của công ty đều tăng qua các năm và tăng với một tỉ lệ tương đối lớn (đều trên 60%) là do công ty có nguồn nguyên liệu dồi dào từ Cần Thơ và khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên đã không làm cản trở việc tăng sản lượng tiêu thụ của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này ngày càng tăng. Qua bảng 3 ta thấy, sản lượng gạo/ nếp được tiêu thụ qua 3 năm tuy không ổn định nhưng ở mức khá cao, năm 2007 công ty xuất khẩu được 29.870,80 tấn gạo/ nếp, tăng 43,39% so với năm 2006 nhưng trong năm 2008, thì sản lượng gạo/ nếp được tiêu thụ giảm 5,69% so với năm 2007, nguyên nhân là do, trong giai đoạn này, giá gạo xuất khẩu không ngừng được nâng lên nên các nước nhập khẩu có phần e ngại khi phải nhập khẩu lương thực ở mức giá cao hơn thời gian trước nên có một số thị trường đã nhập khẩu mặt hàng này ít hơn (như Indonesia và Châu Phi).

Mặt hàng thức ăn gia súc:

Nhìn chung, thức ăn gia súc là mặt hàng xuất khẩu không quan trọng vì trong những năm gần đây, giá nguyên liệu thức ăn gia súc tăng cao mà xuất khẩu không mang lại hiệu quả kinh tế như mặt hàng gạo/ nếp và nhu cầu của khách hàng càng ít đi nên trong 2 năm 2007, 2008 công ty đã không còn xuất khẩu mặt hàng này mà chỉ xuất khẩu mặt hàng chủ yếu là gạo/ nếp.

97 .8 3% 2.17% 10 0% 10 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Gạo/ nếp Thức ăn gia súc

Hình 3. DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

4.1.1.3. Phân tích doanh thu theo thị trường

Qua bảng 4 ta thấy, thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và các nước Châu Phi. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á.

 Thị trường Malaysia

Nhìn chung, thị trường Malaysia là thị trường truyền thống của công ty, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này qua 3 năm đều tăng và mặt hàng chủ yếu mà công ty xuất khẩu sang thị trường này là gạo/ nếp. Năm 2007, doanh thu mà công ty thu được từ thị trường này tăng 54,18% so với năm 2006. và trong năm 2008, tăng 56,36% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho sản lượng và doanh thu xuất khẩu sang thị trường này ngày càng tăng mạnh là do trong những năm gần đây, Malaysia đang phát triển mạnh nên diện tích trồng lương thực cũng ngày càng bị thu hẹp, bên cạnh đó, do tình hình thiên tai, sâu bệnh nên làm cho sản lượng lương thực của Malaysia giảm, dẫn đến nhu cầu lương thực của người dân nước này tăng lên, do đó làm cho sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng 38,04% trong năm 2007 và năm 2008 tăng 11,81% so với năm 2007, dẫn đến doanh thu xuất khẩu vào thị trường này của công ty tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu từ thị trường này lại chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu nên tỷ trọng của doanh thu từ thị trường Malaysia có xu hướng ngày càng giảm, trong khi năm 2006, tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu sang thị trường này chiếm 22,10% thì năm 2007 là 21,57% và đến năm 2008 chỉ còn chiếm 18,36% trong tổng doanh thu.

 Thị trường Singapore

Đây không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty do doanh thu xuất khẩu mà công ty thu về từ thị trường này chiếm tỉ lệ thấp trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty và mặt hàng chủ yếu của thị trường này cũng vẫn là gạo/ nếp. Năm 2006, công ty xuất khẩu 720 tấn gạo sang thị trường này và đạt doanh thu là 176.050 USD. Sang năm 2007, sản lượng tăng 133,33% và doanh thu tăng 179,22% so với năm 2006, nguyên nhân tăng là do trong năm này sản lượng lương thực của Singapore giảm do chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên làm cho nhu cầu lương thực của nước này tăng nên khi ký kết hợp đồng với công ty, thị trường này có tăng sản lượng nhập khẩu vào nước mình. Còn đến năm 2008, công ty không có xuất khẩu gạo sang thị trường này. Nguyên nhân là do biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm giá gạo tăng cao làm cho các nước e ngại trong việc nhập khẩu hàng hoá cho nên năm 2008 công ty không có hợp đồng xuất khẩu sang Singapore.

 Thị trường Philippines

Có thể nói đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty do trong 3 năm thì doanh thu xuất khẩu thu được từ thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2006, doanh thu từ thị trường này chiếm 42,99%, sang năm 2007 chiếm 30,85% và năm 2008 doanh thu mà thị trường Philippines đem lại cho công ty chiếm 76,12% trong tổng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, doanh thu mà thị trường này mang lại cũng tăng khá cao mà nguyên nhân chung là do trong giai đoạn 2006 – 2008, Philippines là đất nước gánh chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt nên tình trạng thiếu lương thực đã xảy ra trên đất nước này nên nhu cầu lương thực tăng mạnh, do đó làm cho sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này tăng 0,84% năm 2007 và tăng

Một phần của tài liệu Luận văn " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ " ppt (Trang 30 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)