Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào việc phân tích tình hình tài chính nóichung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng đều có ý nghĩa to lớn trong việccung cấp thông tin
Trang 1KHOA KẾ TOÁNN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINH
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh LNKKTT Lợi nhuận kế toán trước thuế
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục các sơ đồ
Trang 3Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Danh mục các bảng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1
Trang 4I KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1
1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1
2.Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1
3.Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2
3.1.Nhân tố bên trong của doanh nghiệp 2
3.1.1.Nhân tố con người 2
3.1.2.Nhân tố tài chính 2
3.1.3 Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật 2
3.2.Nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp 3
3.2.1 Môi trường vĩ mô 3
3.2.2 Môi trường vi mô 3
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.Phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1 Phương pháp so sánh 3
1.1.1 Tiêu chuẩn so sánh 3
1.1.2 Điều kiện so sánh 3
1.1.3 Kỹ thuật so sánh 4
1.2 Phương pháp loại trừ 4
1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn 4
1.2.2 Phương pháp số chênh lệch 6
2.Nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7
2.1 Bảng cân đối kế toán 7
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8
2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính 9
2.4 Nguồn thông tin khác 10
III.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10
1.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt 10
1.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh 10
1.1.1.1 Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp 10
1.1.1.2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp 11
Trang 51.1.1.3 Hiệu suất sử dụng VLĐ 11
1.1.1.4 Tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng 12
1.1.1.5 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 13
1.1.2 Phương pháp phân tích 13
1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng hợp 14
1.2.1 Phân tích khả năng sinh lời từ doanh thu 15
1.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 15
1.2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 15
1.2.2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản 16
1.2.2.1 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 16
1.2.2.2 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) 17
2 Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 18
2.1 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) 18
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 19
2.2.1 Hiệu quả kinh doanh 19
2.2.2 Khả năng tự chủ về tài chính 20
2.2.3 Độ lớn đòn bẩy tài chính 20
2.2.4 Khả năng thanh toán lãi vay 20
2.3 Phương pháp phân tích 21
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINH 23
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINH 23
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 24
2.1.Chức năng 24
2.2.Nhiệm vụ 24
3.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 24
4.Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 25
4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 25
4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 25
5.Tổ chức công tác kế toán tại công ty 26
5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 26
5.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 26
5.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 27
5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 28
Trang 6II.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
PHƯỚC LINH 30
1 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 30
1.1 Phân tích tình hình doanh thu 30
1.1.1.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 30
1.1.2.Doanh thu hoạt động tài chính 31
1.1.3.Phân tích thu nhập khác 31
1.2 Phân tích biến động chi phí 32
1.2.1.Giá vốn hàng bán 33
1.2.2 Chi phí quản lý kinh doanh 33
1.2.3 Chi phí hoạt động tài chính 33
1.2.4 Chi phí khác 33
1.3.Phân tích tình hình lợi nhuận 34
2.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 35
2.1.Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt tại công ty 35
2.1.1 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản của công ty 35
2.1.2 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty 37
2.1.3 Phân tích hiệu suất sử dụng VLĐ tại công ty 38
2.1.3.1.Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng 41
2.1.3.2 Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tại công ty 42
2.Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty 42
2.1 Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của công ty 42
2.1.1 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 43
2.1.2 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 44
2.2 Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản của công ty 44
2.2.1.Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 44
2.2.2.Phân tích khả năng sinh lời từ VCSH (ROE) 46
PHẦN III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINH 50
I ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC 50
Trang 71 Đánh giá chung 50
2 Những thuận lợi và khó khăn 51
2.1 Thuận lợi 51
2.2 Khó khăn 51
II MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINH 51
1 Biện pháp làm tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh 51
1.1 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 52
1.2 Bảo đảm nguồn phụ tùng cho sửa chữa 52
1.3 Nâng cao chất lượng nguồn lao động 53
1.4 Đẩy mạnh các chính sách thu hút khách hàng và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh .53 2 Biện pháp tiết kiệm chi phí 54
3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 55
3.1 Đối với vốn cố định 55
3.2 Đối với vốn lưu động 57
4 Nâng cao công tác dự báo tài chính 61
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh
tế của nước ta nói riêng đòi hỏi các công ty phải có nỗ lực rất lớn mới có thể tồn tại
và phát triển được Điều này đòi hỏi các nhà quản trị công ty phải biết rõ thực lực
Trang 8của công ty mình mà đề ra các phương hướng phát triển phù hợp Để làm được điềunày nhà quản trị phải thực hiện nghiệm túc việc phận tích kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty mình.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào việc phân tích tình hình tài chính nóichung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng đều có ý nghĩa to lớn trong việccung cấp thông tin cho các đối tượng (ví dụ: các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,các cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, các nhà Quản trị doanh nghiệp …) nhằm đánhgiá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định tuỳ theo các mụctiêu khác nhau Đồng thời, thông tin của phân tích tình hình tài chính, phân tích hiệuquả kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra các hoạt động tài chính,hoạt động kinh doanh, phát hiện những điểm không phù hợp để từ đó hoàn thiện cơchế tài chính, điều chỉnh xu hướng kinh doanh, góp phần tạo điều kiện cho doanhnghiệp tăng trưởng, phát triển bền vững Xuất phát từ vai trò của phân tích tình hìnhtài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, khi thực tập tại Công ty TNHH mua
bán và sửa chữa ô tô Phước Linh, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh tại Công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh trong
3 năm 2010,2011,2012” làm đề tài viết bài khóa luận tốt nghiệp Bài khóa luận tốt
nghiệp của em gồm có 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh
Phần III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh.
Trang 9PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu toàn bộ quá trìnhsản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty, nhằm đánh giá tình hìnhkinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Trên cơ sở
đó, công ty sẽ đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh ở công ty
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc đánh giá khả năng đạt được kếtquả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp do mục đích cuối cùng của người chủ sởhữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanhnghiệp Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triểntiềm năng kinh tế của mình Không đảm bảo được khả năng sinh lãi, lợi nhuậntương lai sẽ không chắc chắn, giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ cónguy cơ bị mất vốn
2.Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Bất kể công ty nào trong quá trình kinh doanh cũng đều hướng tới hiệu quả kinhtế
- Kiểm tra đánh giá HĐKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng
- Giúp công ty nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của mình
- Phát hiện những khả năng tiềm tàng của công ty
- Là cơ sở quan trọng để ra quyết định kinh doanh
- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở công ty
- Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro nhất địnhtrong kinh doanh
- Hữu dụng cho cả những đối tượng bên trong và bên ngoài công ty
Trang 103.Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.1.Nhân tố bên trong của doanh nghiệp
3.1.1.Nhân tố con người
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp Trongthời đại này, hàm lượng chất xám ngày càng cao, trình độ chuyên môn của ngườilao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp,nhất là cán
bộ quản lý
Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khácnhau, trình độ chuyên môn của công nhân ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạchtốt từ khâu tuyển dụng đến việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môncho người lao động, nhất là đội ngủ cán bộ quản lý
3.1.2.Nhân tố tài chính
Khả năng tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thểtồn tại trong nền kinh tế Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì khôngnhững đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục ổnđịnh mà còn có thể đưa ra những chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp vớidoanh nghiệp mình Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới
uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong kinh doanh, khả năng tiêu thụ
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Do đó tình hình tài chính của doanhnghiệp có tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.3 Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tiến hành cáchoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố tríhợp lý bao nhiêu càng góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao bấy nhiêu Ngàynay vai trò của kỹ thuật được doanh nghiệp đánh giá cao Để nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất
là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Trang 113.2.Nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp
3.2.1 Môi trường vĩ mô
Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và lao động, xu hướng pháttriển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của Nhà nước và các yếu tốkhác có liên quan
3.2.2 Môi trường vi mô
Đối với nhân tố khách quan, không một doanh ghiệp nào có thể loại bỏ hay thayđổi được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởng tích cựcđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vấn đề này là tuỳ thuộc vàokhả năng lãnh đạo của nhà quản lý của từng doanh nghiệp
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.Phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả,xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.Tuy nhiên khithực hiện phương pháp so sánh chúng ta phải giải quyết những vấn đề cơ bản nhưxác định tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh
1.1.1 Tiêu chuẩn so sánh
Là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh Khi phân tích tài chính, nhà
phân tích thường sử dụng các số gốc sau:
+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướngcủa các chỉ tiêu tài chính
+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tàichính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành
+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt cácmục tiêu tài chính trong năm
1.1.2 Điều kiện so sánh
Trang 12+ Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, thông thường nội dung kinh tế của chỉ
tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất Tuy nhiên, nội dungkinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong trường hợp chế độ, chính sách tài chính-
kế toán của nhà nước thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính trong doanhnghiệp Trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánhđược, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần phải được tính toán lại theo nội dungquy định mới
+ Phải có cùng phương pháp tính toán: trong kinh doanh các chỉ tiêu có thểđược tính theo các phương pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phươngpháp hạch toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính - kế toán của nhà nước hay
sự khác biệt về chuẩn mực kế toán của nhà nước Do vậy, khi phân tích các chỉtiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do thay đổi vềphương pháp kế toán, hay khi phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp vớinhau phải xem đến chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào
1.1.3 Kỹ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ
gốc của chỉ tiêu kinh tế Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khốilượng của chỉ tiêu phân tích
+ So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ
gốc của chỉ tiêu kinh tế Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tốc độphát triển…của chỉ tiêu phân tích
+ So sánh bằng số bình quân: Phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng,
bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó,hay nói cách khác số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu
Số bình quân biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, tiềnlương bình quân…), hoặc dưới dạng số tương đối (tỷ suất danh lợi bình quân, tỷsuất chi phí bình quân…) So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểmchung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có một tính chất
1.2 Phương pháp loại trừ
1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn
a Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn
Trang 13- Phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ của các nhân tốđến chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính chỉ tiêu đó trên cơ sở sắpxếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định Nhân tố số lượng sắp xếp trước,nhân tố chất lượng sắp xếp sau, nếu có nhiều nhân tố số lượng và chất lượng thìnhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn thứ tựnày Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu phân tích, nếu tăngnhân tố này một đơn vị đồng thời cố định các nhân tố còn lại và tính ra kết quả, tăngnhân tố khác một đơn vị sản phẩm đồng thời cố định các nhân tố còn lại và tính rakết quả, so sánh 2 kết quả vừa tính, nếu kết quả nào lớn hơn thì nhân tố đó ảnhhưởng đến chỉ tiêu phân tích lớn hơn ( chủ yếu hơn ).
- Lần lượt thay thế từng nhân tố theo thứ tự nói trên, nhân tố nào đã thay thếxong thì lấy lấy giá trị thực tế từ đó, nhân tố nào chưa được thay thế thì phải lấy sốliệu ở kì gốc hoặc kì kế hoạch
- Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả, lấy kết quả đó trừ kết quảtrước nó liền kề thì ta được một số chênh lệch Đó chính là mức độ ảnh hưởng củanhân tố vừa được thay thế đến chỉ tiêu phân tích
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích
b Trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn
Bước 1: Gỉa sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q.
Chỉ tiêu phân tích: Q = a.b.c
Gọi Q1 là chỉ tiêu phân tích, Q0 là chỉ tiêu kì gốc Mối quan hệ các nhân tố vớichỉ tiêu Q được thiết lập như sau:
Kì phân tích: Q1= a1.b1.c1
Kì gốc: Q0= a0.b0.c0
Do vậy, ta có đối tượng phân tích: Q = Q1 - Q0
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nhân tố a:
Trang 14Q(c) = a1.b1.c1 – a1.b1.c0
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Q = Q(a) + Q(b) + Q(c)
1.2.2 Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liênhoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biếnđộng của chỉ tiêu kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nênphương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành củaphương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnhhưởng, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Bước 1: Gỉa sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q.
Chỉ tiêu phân tích: Q = a.b.c
Gọi Q1 là chỉ tiêu phân tích, Q0 là chỉ tiêu kì gốc Mối quan hệ các nhân tố vớichỉ tiêu Q được thiết lập như sau:
Kì phân tích: Q1= a1.b1.c1
Kì gốc: Q0= a0.b0.c0
Do vậy, ta có đối tượng phân tích: Q = Q1 - Q0
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nhân tố a:
1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dung để xác định mức độ ảnhhưởng của các nhân tố khi giữa chúng mối quan hệ dạng tổng, hiệu số Chúng ta
Trang 15thường gặp các mối liên hệ cân đối như sau:Cân đối giữa tổng số tài sản với tổng sốnguồn vốn, nguồn thu huy động với tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn,doanhthu với chi phí và kết quả, dòng tiền lưu chuyển thuần với dòng tiền vào và dòngtiền ra…
Gỉa sử có một phương trình kinh tế có dạng:
T = x + y – z
Trong đó: T là chỉ tiêu phân tích
x, y, z: là các nhân tố ảnh hưởng đến T
Gọi Tk , T1 là chỉ tiêu phân tích ở kỳ kế hoạch, thực tế
Ta có:
Tk = xk + yk – zk
T1 = x1 + y1 – z1
Đối tượng phân tích: T = T1 - T0
Múc độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố x:
2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức quản lý.Căn cứ vàoBCĐKT có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của đơn vi, hình thức vật chất và
cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, thông qua đó đánh giá khái quáttình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo
*Kết cấu của bảng cân đối kế toán: BCĐKT gồm hai phần
Trang 16+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp vào
thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếptheo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống Phần tài sản đượcchia thành hai loại:
Loại A: Tài sản ngắn hạn Loại B: Tài sản dài hạn
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn tài sản hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm lập báo cáo Xếp theo thứ tự nợ trước, nguồn vốn chủ sở hữu sau(nghĩa là nó được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thanhtoán với chủ nợ) Phần nguồn vốn cũng gồm hai loại:
Loại A: Nợ phải trả Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
* Trong bảng CĐKT thì tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn.
* Ý nghĩa của BCĐKT
- Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát
về quy mô, kết cấu tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho phép đánh giá một cáchtổng quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Số liệu của phần nguồn vốnthể hiện cơ cấu nguồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh Qua
đó, đánh giá một cách khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính củadoanh nghiệp
- Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản mà
doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lời Còn phần nguồnvốn phản ánh phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốnkinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, BCKQHĐKD cho ta biết được tình hìnhchi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực Đồng thờibáo cáo này còn cho biết được tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ củadoanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản phí, lệ phí ….trong một kỳ báo cáo.Khác với BCĐKT, BCKQHĐKD phản ánh các tài khoản từ loại 5 cho đến loại 9nghĩa là nhóm các tài sản phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN
* Nội dung và kết cấu báo cáo:
Trang 17Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, baaogồm kết quả kinh doanh và kết quả khác
Báo cáo gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiệnchỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Cột số 4: Tổng phát sinh trong kỳ báo cáo năm
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh)
*Mục đích của BCKQHĐKD:
- Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm tra, phân tích
và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanhthu sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt độngkhác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán
- Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà kiểm tra tình hình thực hiện tráchtriệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và cáckhoản phải nộp khác
- Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà đánh giá, dự đoán xu hướng pháttriển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai
2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rờicủa BCTC doanh nghiệp dung để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chitiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng CĐKT, BCKQHĐKD, Báocáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của cácchuẩn mực kế toán cụ thể Bản thuyết minh BCTC cũng có thể trình bày nhữngthông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực,hợp lý BCTC
* Căn cứ lập bảng thuyết minh BCTC
- Căn cứ vào Bảng CĐKT, BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báocáo
Trang 18- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan
- Căn cứ vào Bản thuyết minh BCTC năm trước
- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan
2.4 Nguồn thông tin khác
Ngoài ba bảng trên người ta có thể sử dụng một số loại báo cáo khác để phụcvụ cho việc phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như báo cáo lưuchuyển tiền tệ và các nguồn thông tin: thông tin liên quan đến tình hình kinh tế,thông tin theo ngành, thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
III.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt,người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinhdoanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạtđược Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khácnhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi như: hiệu suất, năng suất, tỉ suất… 1.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.1.1 Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Tổng doanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho ta biết trong một đồng tài sản đầu tư vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh của DN thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Nếu chỉ tiêu này càng cao thì doanh thu tạo ra càng nhiều và ngược lại
Trong phần mẫu số ta phải lấy số liệu bình quân, có thể là bình quân đầu kỳ vàcuối kỳ nếu sự biến động về tình hình tài sản là không lớn, nếu trong doanhnghiệp có sự biến động tài sản liên tục thì để đảm bảo tính chính xác ta nên lấygiá trị trung bình của các tháng hoặc các quý trong năm
Trang 19Chỉ tiêu tổng doanh thu bao gồm doanh thu của cả ba hoạt động vì tài sản củadoanh nghiệp được tạo ra không chỉ được đầu tư bằng kết quả của hoạt động kinhdoanh mà có những tài sản được tạo ra từ kết quả của hoạt động tài chính và cáchoạt động khác Nếu ta loại trừ doanh thu của 2 hoạt động trên thì trong phần tàisản chỉ sử dụng những tài sản có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh.
Tổng tài sản bình quân hoạt động sản xuất kinh doanh được tính bằng cách lấytổng tài sản trừ đi phần đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn, tạmứng, tài sản thiếu chờ xử lý, quỹ phúc lợi hình thành nên TSCĐ… Nếu trongdoanh nghiệp không có các yếu tố loại trừ này thì tổng tài sản bình quân hoạtđộng sản xuất kinh doanh bằng tổng tài sản bình quân
1.1.1.2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
Tổng doanh thu
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu
Chỉ tiêu này có giá trị càng cao, chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.Trong một số tài liệu người ta có thể chọn mẫu số là giá trị còn lại bởi vì khisử dụng chỉ tiêu nguyên giá nó có hạn chế là có những tài sản giá trị sử dụng đãgần hết nhưng vẫn có giá trị bằng nguyên giá ban đầu nên không chính xác,nhưng xét một cách toàn diện thì khi sử dụng nguyên giá nó vẫn có nhiều yêuđiểm hơn nên người ta thường chọn chỉ tiêu nguyên giá hơn là chỉ tiêu giá trị cònlại
1.1.1.3 Hiệu suất sử dụng VLĐ
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp hay còn gọi là số vòng quaycủa vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn lưu động lànhân tố không thể thiếu, nó là điều kiện cần và đủ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường Trong quá trình sảnxuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động, nó là một bộ phận có tốc
Trang 20độ luân chuyển nhanh Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhautrong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông, phân phối.
Nếu việc quay vốn của doanh ngiệp diễn ra nhanh chóng thì doanh nghiệp sẽtiết kiệm được nhiều vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần BH&CCDV
Số vòng quay b/q của VLĐ (V) =
(vòng) VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ ra thì mang lại bao nhiêuđồng doanh thu thuần, hay nói cách khác trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệpquay được bao nhiêu vòng hoặc luân chuyển được bao nhiêu lần
Ta nên đi sâu vào phân tích các nguyên nhân và mức độ luân chuyển vốn lưuđộng để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng nhanh hơn nữa tốc độ
luân chuyển của vốn lưu động
1.1.1.4 Tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng
Doanh thu thuần BH&CCDV
Số vòng quay nợ phải thu KH=
Số dư bình quân khoản phải thu khách hàng
Số dư bình quân khoản phải thu khách hàng *360
Số ngày bình quân chu kỳ nợ =
Doanh thu thuần BH&CCDV
Trong đó :
Khoản phải thu năm trước + Khoản phải thu năm nay
Số dư bq khoản phải thu =
2
Trang 21Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đếnkhi thu tiền Chỉ tiêu này nếu so sánh với thời hạn tín dụng của doanh nghiệp ápdụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá tình hình thu hồi nợ và khả năng hoánchuyển thành tiền Số vòng quay nợ phải thu khách hàng càng lớn thì hiệu suất sửdụng VLĐ càng tăng.
1.1.1.5 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Gía vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Số dư bình quân hàng tồn kho
Số dư bình quân hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay tồn kho = *360
Gía vốn hàng bán
Trong đó :
Hàng tồn kho năm trước + Hàng tồn kho năm nay
Số dư bình quân hàng tồn kho =
2
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giánăng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số này lớn cho thấytốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏthì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tínhchất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồnkho cao là xấu
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh
và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơnnếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.1.1.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp thường dùng để phân tích là phương pháp thay thế liên hoàn
+ Công thức xác định số vòng quay của VLĐ:
DTT BH&CCDV
H = = d/V
VLĐ bình quân
Trang 22
Đối tượng phân tích : ∆H = H1 - H0
Trong đó : H1 là số vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích
H0 là số vòng quay vốn lưu động kỳ gốc
d1 : doanh thu thuần BH&CCDV kỳ phân tích
d0 : doanh thu thuần BH&CCDV kỳ gốc
V0 : VLĐ bình quân kỳ gốc
V1 : VLĐ bình quân kỳ phân tích
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến số vòng quay của vốn lưu động
- Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần BH&CCDV (DTT BH&CCDV ) DTT BH&CCDV1 DTT BH&CCDV0
Với d1 là doanh thu thuần BH&CCDV kỳ phân tích
N1,N0 lần lượt là số vòng quay VLĐ kỳ phân tích, kỳ gốc
1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tíchhiệu quả tổng hợp Đó chính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn
Trang 23lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Để nhận định tổng quát
và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khảnăng sinh lời của doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích khả năng sinh lời từ doanh thu
Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỉ số giữa lợi nhuận với các chỉtiêu kết quả Trong phần này đề cập đến hai chỉ tiêu phổ biến là tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt độngBH&CCDV
1.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Khi sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính thì chỉ tiêu trên được tính như sau: Lợi nhuận kế toán trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên DT = * 100%
Tổng DT
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp Nócho ta biết được trong 100 đồng doanh thu thu về thì có bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước thuế Gía trị của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp càng cao
Tổng doanh thu và lợi nhuận trong công thức trên bao gồm doanh thu và lợinhuận của cả ba hoạt động (bán hàng và cung cấp dịch vụ, tài chính, hoạt độngkhác)
1.2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Công thức xác định:
Lợi nhuận thuần BH&CCDV
Tỷ suất lợi nhuận = * 100%
trên doanh thu thuần Doanh thu thuần BH và CCDV
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lãi của một trăm đồng doanh thu BH&CCDVkhi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
Doanh thu thuần và lợi nhuận trong công thức trên chỉ sử dụng doanh thu vàlợi nhuận của hoạt động BH&CCDV
Khi đánh giá chỉ tiêu này cần phải xem xét đến ngành nghề kinh doanh, chiếnlược hoạt động và cả chính sách định giá của doanh nghiệp Các mục tiêu về thị
Trang 24phần, về lợi nhuận và chính sách định giá đều có thể ảnh hưởng đến kết quả của
tỷ suất trên Do đó các nhà phân tích cần phải tính toán riêng chỉ tiêu này chotừng nhóm ngành nghề kinh doanh để đánh giá đúng đắn hơn khả năng sinh lờicủa doanh nghiệp
1.2.2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản
Đi vào phân tích khả năng sinh lời của tài sản người ta chủ yếu tập trung phântích hai yếu tố sau: Tỉ suất sinh lời của tài sản và tỉ suất sinh lời kinh tế tài sản
1.2.2.1 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
ROA biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản và nó đượcxác định như sau:
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) = * 100% Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này thấp thì khả năng sinh lời củatài sản nhỏ và ngược lại
Lợi nhuận trong chỉ tiêu này là lợi nhuận của cả ba hoạt động
ROA là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vàđược chi tiết qua phương trình Dupont như sau:
Để có thể phân tích rõ ràng hơn về chỉ tiêu ROA ta có thể dùng phương pháp
số chêch lệch Cụ thể là sự chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, đó là kết quả tổng hợp ảnh hưởng của tỷ suất lợinhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản Cách phân tích này chỉ ra
Trang 25phương thức nâng cao sức sinh lời tài sản của doanh nghiệp và được thể hiện quacông thức :
∆ ROA = ∆ H LN/DT * ∆ H DT/TS
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
∆ H LN/DT = H0(DT/TS) * [H1(LN/DT) – H0( LN/DT )]
- Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản
∆ H DT/TS = H1(LN/DT) * [H1(DT/TS) – H0(DT/TS )]
Trong đó :
H0,1(DT/TS) : Hiệu suất sử dụng tài sản kỳ gốc, kỳ phân tích
H0,1(LN/DT) : Tỷ suất LN/DT kỳ gốc, kỳ phân tích
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆ ROA = ∆ H LN/DT * ∆ H DT/TS
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta có thể xác định nguyên nhândẫn đến sự tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đề ranhững biện pháp thích hợp để tăng cường hiệu quả hoạt động BH&CCDV củadoanh nghiệp
1.2.2.2 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp về hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu nhiều tácđộng bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghệp Nếu hai doanh nghiệp trong cùngngành có điều kiện gần như giống nhau nhưng do các doanh ngiệp áp dụng chínhsáchtài trợ khác nhau thì sẽ dẫn đến kết quả khác nhau Do đó khi phân tích muốnthấy rõ hơn hiệu quả hoạt động BH&CCDV người ta dùng thêm chỉ tiêu RE đểloại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn
LNKTTT + CP lãi vay
Tổng tài sản bình quân
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để doanh nghiệp quyết định nguồn tài trợ nếu
RE cao hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên huy động vốn vay từ bên ngoài vì
Trang 26lúc đó nợ sẽ làm tăng thu nhập trên vốn chủ sở hữu lên nhiều lần Ngược lại thìnên ưu tiên tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Đối với các nhà đầu tư có thể nghiên cứu tỷ số này để biết trước lợi nhuận củadoanh nghiệp trên cơ sở đó xem xét nên đầu tư vào doanh nghiệp nào là hiệu quảnhất
2 Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được cácnhà đầu tư quan tâm Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiệnthuận lợi để doanh nghiệp đó tăng trưởng Để đảm bảo cho doanh nghiệp có thểphát triển thì doanh nghiệp phải tự đầu tư và tìm kiếm các nguồn đầu tư từ bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy độngnguồn nào Nếu muốn huy động được từ bên ngoài thì doanh nghiệp phải chứngminh được rằng nguồn đầu tư mà doanh nghiệp huy động được phải mang lại lãicao Có thể nói hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng của các nhà quản trị, cácnhà lãnh đạo Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng quan tâm đến khả năng sinh lời đểchắc chắn số vốn của họ đầu tư được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệuquả cao
Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản so vớitổng số vốn mà doanh nghiệp thực có và trên số vốn kinh doanh của doanhnghiệp, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời vốn kinhdoanh
2.1 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản, khi phântích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi vốn Đây là một trongnhững nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quantâm vì nó gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp không những trong hiện tại màcòn quyết định kết quả kinh doanh trong tương lai Khả năng sinh lời của vốn chủsở hữu được xác định qua công thức sau:
LNST
ROE = * 100%
VCSH bq
Trang 27Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Trong điều kiện thu hút được vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì khi chỉ tiêunày càng lớn doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn mới hơn và ngượclại thì khả năng thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp sẽ khó khăn
Ta có thể tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến ROE cao hay thấp bằng cáchphân tích công thức trên ra chi tiết như sau:
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.2.1 Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính của doanhnghiệp Thông qua chỉ tiêu ROE ta có thể viết như sau:
Tổng DT / TS bq : Hiệu suất sử dụng tài sản
TS bq / VCSH bq : Cấu trúc tài chính
LNST / Tổng DT: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Trong công thức trên ta thấy ROE có mối quan hệ với chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại.Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính Tuy nhiênkhông phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng cũng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chínhtăng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
Trang 282.2.2 Khả năng tự chủ về tài chính
Khả năng tự chủ về mạt tài chính thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ Ứngvới hiệu quả kinh doanh cho trước nếu tỷ suất tự tài trợ càng lớn thì hiệu quả tàichính của doanh nghiệp càng nhỏ Có thể xem qua công thức sau:
LNKTTT TS bq
ROE = * ( 1-T ) *
TS bq VCSH bq
2.2.3 Độ lớn đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng sốnợ và tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp Thông qua hệ số nợ có thể xác địnhmức độ góp vốn của chủ sở hữu đối với số nợ vay, nó có vị trí và tầm quan trọngđặc biệt và được coi như một chính sách tài chính của doanh nghiệp Đòn bẩy tàichính, thực chất nó thể hiện cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiệntại
Xét trong mối quan hệ giữa ROE, RE, lãi suất vay r, thuế thu nhập doanhnghiệp và đòn bẩy tài chính ta có công thức sau:
ROE = { RE + ( RE – r ) * ĐBTC } * ( 1- T )
- Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay thìviệc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên Trongthường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy dương, doanh nghiệp nênvay thêm vốn để mở rộng quy mô kinh doanh mà vẫn đảm bảo giữ được hiệu quảnhư cũ
- Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay thìviệc vay nợ sẽ làm giảm đi hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trong trườnghợp này đòn bẩy gọi là đòn bẩy âm, doanh nghiệp hạn chế và không nên đi vaythêm vốn từ bên ngoài, lúc này doanh nghiệp nên xem xét lại hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp mình có cần tổ chức lại hay chuyển sang kinhdoanh trong lĩnh vực khác
2.2.4 Khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nguồn để trả là lợi nhuận gộp saukhi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng Công thức xác định: LNKTTT + Lãi vay
Trang 29Khả năng thanh toán vay =
Lãi vay
So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho ta biết doanh nghiệp
đã sẵn sàng trả tiền đã vay tới mức độ nào
Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn vay đểđảm bảo trã lãi cho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho ta biếtđược số vốn đi vay đã được sử dụng tới mức độ nào, đem lại khoản lợi nhuậnbao nhiêu có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không
Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo rađược sử dụng để trả lãi nợ vay và một phần tích luỹ cho doanh nghiệp Ngược lại,hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không cóhiệu quả
Đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nợ vay thì việc phân tíchnày còn có ý nghĩa đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nguồn dùng
để trả lãi chính là lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó đánh giá khả năng thanhtoán lãi vay được xem như là đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
2.3 Phương pháp phân tích
Để phân tích hiệu quả tài chính, thường so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
kỳ này so với kỳ trước, thực tế so với kế hoạch hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp
có cùng điều kiện, so với trung bình ngành để đánh giá mức độ tăng giảm, mức độhoàn thành kế hoạch, xu hướng phát triển hiệu quả, và biết được vị trí của doanhnghiệp so với trung bình ngành
Ngoài ra, có thể thiết lập các công thức thể hiện mối liên quan giữa các chỉ tiêuhiệu quả với các nhân tố ảnh hưởng, qua đó vận dụng phương pháp loại trừ để làmrõ mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính được xác định như sau:
Ta có: Chỉ tiêu phân tích:
Trang 30Với D là tổng doanh thu
T là tài sản bình quân
V là vốn chủ sở hữu bình quân
L là lợi nhuận sau thuế
Đối tượng phân tích:
ROE = ROE1 – ROE0
= D1/T1 * T1/V1 * L1/D1 * 100% - D0/T0 * T0/V0 * L0/D0 * 100%
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
Ảnh hưởng của nhân tố Hiệu suất sử dụng TS:
Tổng hợp các nhân tố:
ROE = ROE(HDT/TS) + ROE(HTS/VCSH) + ROE(HLN/DT)
PHẦN II
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
Trang 31CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINH
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô
TÔ PHƯỚC LINH
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh được Phòng đăng ký kinhdoanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình thành lập theo giấy phép đăng kýkinh doanh số 3100383739 cấp ngày 6/9/2007
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MUA BÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ PHƯỚC LINHTrụ sở chính: TK Diêm Hải, Phường Phú Hải, TP.Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Mă số thuế: 0523.820.783
Người đại diện pháp luật: Trần Minh Châu – Giám đốc
Vốn điều lệ: 4.888.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh:
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;
- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác;
- Bán lẻ ô tô con ( Loại 12 chỗ ngồi trở xuống);
- Vận tải hành khách đường bộ khác;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ Chi tiết: Trục vớt, cứuhộ
Quy mô hoạt động của công ty: Công ty nhỏ
Với đội ngũ nhân viên và bậc thợ cao lành nghề trên 25 người, có xưởng sơn vàmột garage sửa chữa cộng với máy móc,trang thiết bị hiện đại, showroom trưng bày
xe rộng 700m2 và xưởng đóng thùng, đại tu xe rộng trên 1500m2 Công ty đủ khảnăng đáp ứng được các nhu cầu hiện nay của khách hàsng Để phát triển và đứngvững trên thị trường, công ty đã liên tục phát triển và mạnh dạn đầu tư xây dựngmáy móc, trang thiết bị hiện đại, nguồn phụ tùng nhập khẩu nhằm nâng cao chấtlượng, mang lại uy tính cho công ty
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Trang 322.1.Chức năng
- Công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh là công ty TNHH với chứcnăng mua bán, sơn mới, bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô con và xe du lịch, mua bán,thay thế phụ tùng ô tô và các linh kiện phụ trợ
- Mở tài khoản theo quy định của nhà nước
- Xác định giá cả hợp lý theo thị trường đồng thời đảm bảo lợi nhuận trong KD
2.2.Nhiệm vụ
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích hoạtđộng của công ty
- Đảm bảo phát triển vốn, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thầnnâng cao trình độ văn hóa chuyên môn lẫn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
3.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH mua bán và sửa chữa ô tô Phước Linh chính thức đi vào hoạtđộng với mục tiêu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động kinhdoanh về mua bán, sửa chữa vận tải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợinhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngânsách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh
Ngành nghề kinh doanh của công ty: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơkhác; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô
tô và xe có động cơ khác; Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác; Bán lẻ ô tô con( Loại 12 chỗ ngồi trở xuống); Vận tải hành khách đường bộ khác; Hoạt động dịchvụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ Chi tiết: Trục vớt, cứu hộ
Chiến lược kinh doanh của công ty luôn gắn với thị trường, làm phát huy thếmạnh của bản thân công ty, giành ưu thế cạnh tranh Hơn cả là chiến lược phải cụthể, có tính thực thi cao, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp ở từnggiai đoạn, từng thời kỳ với mục đích đạt hiệu quả tối đa
4.Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Trang 334.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại công ty
4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc:
- Là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những quyền lợi thuộc quyền của hộinghị thành viên công ty
- Giám đốc có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương hướng sản xuất kinh doanh,
chương trình hoạt động từng thời kỳ cũng như quy chế làm việc trong công ty
- Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên công ty qua các phương
án hoạt động và kế hoạch đã được hội nghị thành viên công ty đồng ý về những saiphạm trong quản lý kinh doanh và những nhiệm vụ được giao phó như vi phạm điềulệ, gây thiệt hại thất thoát cho công ty
- Ngoài ra, giám đốc còn có nhiệm vụ xem qua và ký vào các chứng từ nghiệp vụ,báo cáo… của Công Ty, xét duyệt quyết toán và phân phối lợi nhuận cho thành viêntrong Công Ty Giám đốc được hưởng lương và các phụ cấp chức vụ do hội đồngthành viên Công Ty quyết định
Phó giám đốc:
- Phó giám đốc theo dõi về ban kinh doanh.
- Phó giám đốc là người cũng có quyền hạn và nhiệm vụ tương đương như giám
đốc Trường hợp giám đốc đi vắng thì phó giám đốc được quyền ký thay vào cácchứng từ có liên quan
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG
Trang 34- Phó giám đốc cũng được hưởng mức lương và các khoản phụ cấp chức vụ do hộiđồng thành viên công ty quyết định
Ban kinh doanh:
- Thực hiện hoạt động mua bán, kinh doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật máy móc, thiết bị, đội xe, công cụ lao động
trong sản xuất và thi công xây dựng Tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu rẻ để cungcấp cho sản xuất sản phẩm và thi công
- Thực hiện mọi nhiệm vụ của ban giám đốc giao phó Chấp hành mọi chủ trương
đường lối chính sách pháp luật của nhà nước Thực hiện mọi nghĩa vụ thuế đối vớingân sách nhà nước
Ban kế toán:
- Gồm có 1 kế toán trưởng, 01 thủ quỹ, 1 nhân viên bán hàng, 1 kế toán tổng hợp
- Hạch toán độc lập theo chế độ kế toán kép, hạch toán lãi lỗ cho từng đội, ban chứcnăng tính giá thành sản phẩm cho phân xưởng sản xuất theo từng tháng, quý, năm
- Lập các báo cáo tài chính theo quý, năm để cung cấp thông tin phục vụ cho cấptrên, cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan khác
- Thực hiện đúng theo các chuẩn mực kế toán của hệ thống kế toán nhà nước Thựchiện đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế cho ngân sách nhà nước, chấp hành nội quyđiều lệ của Công Ty
Phân xưởng sửa chữa:
Làm việc theo kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra, bảo dưỡng sửa chữa theo yêu cầu
của khách hàng và theo kế hoặch của công ty Cung cấp linh kiện, phụ tùng thay thếphục vụ cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa
Phân xưởng đóng thùng:
Có trách nhiệm làm việc theo kế hoạch mà ban giám đốc đề ra Vận hành máy mócthiết bị hợp lý để công việc tiến hành theo yêu cầu khách hàng để đạt kết quả caonhất Quản lý và bảo trì các loại máy móc thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi có
Trang 35Sơ đồ 2.2: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán công ty.
5.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng.
Là người điều hành toàn bộ các hoạt động trong phòng kế toán, thực hiện cáccông tác kế toán và hạch toán của công ty, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm tra và tổchức chỉ đạo công tác kế toán
Tổ chức ghi chép, tính toán theo dõi tất cả các sổ sách, chứng từ phản ánh chínhxác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinhdoanh của công ty
Ký duyệt các chứng từ thanh toán, các hoạt động xuất - nhập kho của nguyên vậtliệu, hàng hóa, thành phẩm đồng thời chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và phápluật nhà nước về phương pháp hạch toán và lưu trữ các chúng từ trong công ty
Kế toán vật tư.
Là người theo dõi về vật tư phụ tùng của công ty, quá trình nhập - xuất khocủa vật tư phụ tùng
Kế toán theo dõi công nợ.
Là người theo dõi công nợ của công ty gồm các khoản phải thu, các khoảnphải trả của công ty
Kế toán bán hàng.
Là người có trách nhiệm trực điện thoại, ghi chép các hóa đơn của khách hàngđặt hàng, sau đó chuyển vào thủ kho giao hàng theo quy cách mà KH đã đặt
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỶ
KẾ TOÁN BÁN HÀNG
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
KẾ TOÁN
VẬT TƯ
Trang 36Thủ quỷ.
Là người có trách nhiệm bảo quản tiền mặt của công ty, thu chi theo từngchứng từ hợp lý, hợp lệ khi đưa vào sổ sách Hằng ngày, thủ quỷ kiểm kê số tiền tồnquỹ thực tế và đối chiếu với kế toán
5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do
bộ tài chính ban hành Hiện tại công ty đang sử dụng hình thức kế toán Chứng từghi sổ
- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán sổ chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi
sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Hình thức kế toán sổ chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái.
+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Trang 37
Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh hoặc bảng tổng hợp chứng
từ đã được kiểm tra, kế toán căn cứ vào đó tiến hành lập chứng từ ghi sổ Từ chứng
từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ, thẻ kế toánchi tiết có liên quan
- Cuối tháng, kế toán tiến hành khóa sổ tính tổng số tiền trên sổ đăng ký chứng từghi sổ, tính tổng số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư trên sổ Cái của từng tàikhoản Căn cứ vào sổ Cái, kế toán lập bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Chứng từ kế toán
toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loạiCHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Số đăng ký
chứng từ ghi sổ