- Đổi mới các chính sách kinh tế xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi: điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp,
1.3.2. Tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong công tác dân tộc, nhất là từ khi có Nghị quyết số 24 của Ban chấp hành Trung ương khóa IX tại Hội nghị lần 7, huyện Nghĩa Đàn có nhiều bước chuyển biến quan trọng. Trên cơ sở quán triệt theo tinh thần Nghị quyết này, Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn đã cụ thể hóa nội dung thành các chương trình, kế hoạch được phổ biến, triển khai và tổ chức thực hiện trong toàn huyện, ở các xã, ở các Đảng ủy trực thuộc. Vì vậy, đến nay trong việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở huyện Nghĩa Đàn thu được kết quả cụ thể như sau:
1.3.2.1. Thành tựu.
Thứ nhất, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo với tinh thần: “Khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, kiên quyết đổi mới tư duy kinh tế, phát huy cao độ nội lực, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan; gắn kết nghành và lãnh thổ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn; đẩy mạnh cộng nghiệp chế biến nông- lâm sản và thương mại dịch vụ; thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức, cơ chế, chính sách, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật”. [1; 264]. Vì vậy mà kinh tế Nghĩa Đàn có tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2004, đạt 955.938 triệu đồng, tăng 15,4%; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 5,1 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.
Huyện đã chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 02 của Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi ruộng đất. Năm 2005 đã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa ở 32/32 xã, với 4.429 ha từ 113.136 thửa còn lại 59.532 thửa, tạo điệu kiện cho việc thâm canh và quản lý sử dụng đất Nông nghiệp có hiệu quả. Với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống, vật tư làm cho sản
xuất cây trồng, vật nuôi tăng năng suất. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hướng dẫn bà con làm ăn, năm 2007, cây mía được coi là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu ở Nghĩa Đàn. Chăn nuôi ngày càng trơ thành nghành sản xuất chính đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2006, Nghĩa Đàn tiếp nhận dự án “ nuôi bò sữa để xuất khẩu sữa bò” của tỉnh, cung cấp sữa bò cho nhà máy sữa Vinamilk. Nghành lâm nghiệp có bước phát triển khá. Huyện đã chú trọng thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, gắn khoanh nuoi, bảo vệ, trồng rừng với công tác định canh, định cư. Điều này làm cho các đồng bào dân tộc ở những xã vùng sâu, vùng xa ý thức được trách nhiệm của mình, hạn chế nạn chặt phá rừng, tranh chấp đất đai và di cư tự do.
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản có bước phát triển khá, các làng nghề mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí phát triển; sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên ngày càng mở rộng và có hiệu quả, như nhà máy gỗ MDF, cơ sở chế biến sắn… Đầu năm 2007, Nghĩa Đàn xây dựng được 3 làng nghề: Làng nghề mộc mỹ nghệ Nghĩa Quang, làng nghề mộc dân dụng Tân Quyết Thắng - thị trấn Thái Hòa, làng nghề chổi đót tại Nghĩa Hội. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng đa dạng và khẳng định được vị thế trên thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
Sản xuất thương mại- dịch vụ tăng bình quân 12,65%/ năm. Trên địa bàn huyện năm 2005 đã thành lập được 6 cụm trung tâm thương mại, phát triển 22 khu chợ. Năm 2006, toàn huyện có 5.811 hộ kinh doanh, năm 2007 có 6.961 hộ kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được củng cố và tăng cường thuận lợi cho việc giao lưu, sản xuất của đồng bào dân tộc trong huyện.
Năm 2008 là năm ghi dấu ấn lịch sử của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Nghĩa Đàn trong việc thực hiện Nghị định 164/2007/NĐ - CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện, thành lập Thị xã Thái Hòa. Một Nghĩa Đàn mới được
tổ chức lại, gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm: “Huy động và phát huy các nguồn lực, khai thác tiềm năng và thế mạnh để xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiêp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…”. [1; 283]. Vì thế trong năm 2008, trong phát triển kinh tế đã thu được kết quả tốt: “Tổng giá trị sản xuất đạt 684.850 triệu đồng, trong đó, nông - lâm - thủy sản đạt 370.250 triệu đồng, chiếm 54,6%; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 158.000 triệu đồng, chiếm 22,87%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 26.820 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người 9,6 triệu đồng/ năm”. [20; 10]
Trong tiến độ phát triển ấy, với một khí thế, động lực mới, tinh thần chủ động, sáng tạo kết hợp với việc tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ dân tộc và miền núi của Chính phủ như: Quyết định 07/2006/QĐ - TTg (10/01/2006) về chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định 147/2005/QĐ - TTg về việc phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010”; Quyết định 32/2007/QĐ - TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định 102/2009/QĐ - TTg (5/8/2009) về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn… Nghĩa Đàn cuối năm 2010 đã có những kết quả trong phát triển kinh tế đáng phấn khởi: “Tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5- 12%/ năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng”. [25; 9]. Kinh tế Nghĩa Đàn có bước chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế xuống còn 49%; tỷ trọng Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng lên 26,4%; thương mại và dịch vụ chiếm 24,1%. Cũng trong năm 2010, Nghĩa Đàn được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế miền núi - dân tộc. “ Huyện đã thu hút đầu tư và triển khai các dự án lớn, trong năm có 58 doanh
nghiệp đầu tư với vốn hàng ngàn tỷ đồng, nhất là các dự án công nghệ cao tạo bước đột phá trong sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn. Nổi bật là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung theo quy mô công nghiệp thành trung tâm bò sữa lớn của tỉnh và cả nước; dự án trồng rau, củ, quả sạch; Nhà máy Tuynel…” [ 7; 1]. Hiện nay, dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung theo quy mô công nghiệp đã cho ra đời sản phẩm sữa tươi TH - Truemilk - là kết tinh vào cuộc một cách mạnh liệt của toàn dân huyện Nghĩa Đàn. Về thương mại, dịch vụ, huyện đã tiến hành nâng cấp, xây dựng chợ Nghĩa Bình, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hội; quy hoạch xây dựng bến xe trung tâm huyện lị.
Như vậy là Nghĩa Đàn đã thực hiện khá tốt nội dung cơ bản đầu tiên trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Đó là: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của dịa phương làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [2; 220]. Do đó mà đời sống của nhân dân các dân tộc Nghĩa Đàn được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn chủ yếu là dân tộc thiểu số như: Nghĩa Mai, Nghĩa Lạc, Nghĩa Thọ, Nghĩa Yên.
Đảng ủy và nhân dân huyện Nghĩa Đàn luôn xác định phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh ủy theo các quyết định, chính sách đối với huyện miền núi để đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo. Từ năm 2004 đến năm 2007, huyện xóa được 2.745 hộ nghèo và hàng trăm nhà tranh tre tạm bợ, dốt nát, hạ tỷ lệ hộ nghèo. “Chỉ trong năm 2008, Nghĩa Đàn đã đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 24,69% xuống còn 22,24%”. [20; 100]. Tổng số nhà ở trợ cấp cho người nghèo ở huyện Nghĩa Đàn thực hiện theo chương trình 134 / TTg trong 4 năm từ năm 2005 – 2008 là 836 nhà ở. Cũng trong việc thực hiện chương trình 134, Nghĩa Đàn đã đầu tư xây dựng nước sinh hoạt trong toàn huyện, số hộ
dân được hưởng lợi là rất đông, như xã Nghĩa Mai (năm 2005), xã Nghĩa Minh (năm 2006), xã Nghĩa Long...
Cũng nhằm góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, huyện Nghĩa Đàn sử dụng vốn, dự án đầu tư từ Chương trình dự án 135 giai đoạn II mang lại hiệu quả thiết thực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã đồng bào khó khăn (4 xã) nói riêng và toàn huyện nói chung. Cụ thể gồm các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án phát triển cơ sở hạ tầng giải quyết khó khăn cho đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo, cơ bản không còn hộ đói. Năm 2010, toàn huyện đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20%.
Thứ hai, thành tựu trong việc thực hiện các chích sách nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn huyện.
* Công tác giáo dục - đào tạo có bước tiến bộ, Nghĩa Đàn thực hiện quyết định số 109 và 191 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ, quản lý giáo dục - đào tạo; đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng toàn diện, chất lượng mũi nhọn, giải quyết chế độ cho cán bộ, giáo viên. “Năm 2005, toàn huyện có 113 trường học, 32 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề. Chất lượng giáo dục, nhất là học sinh giỏi các cấp tăng, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng tăng hàng năm. Năm 2005, có 30/32 xã được công nhận phổ cập trung học cơ sở, có 14 trường được Sở Giáo dục- đào tạo cộng nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc, 3 đơn vị lá cờ đầu. Có 63 trường được huyện công nhận là đơn vị tiên tiến, 7 xã tiên tiến về giáo dục, 96 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 116 giáo viên giỏi”. [1; 269]. Năm 2006, phòng Giáo dục và đào tạo huy động sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trang bị cho tất cả các trường trung học cơ sở, tiểu học trong toàn huyện một bộ máy vi tính để nhập số liệu và quản lý dữ liệu trên hệ thống máy tính. Tháng 11/2006, toàn huyện đã thực hiện xong
phổ cập trung học cơ sở. Năm 2007, Nghĩa Đàn có 21 trường học được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Năm học 2008- 2009 là năm học đầu tiên sau thành lập huyện mới và được xác định là năm học đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Toàn nghành tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cuối năm 2009, có thêm 4 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ học sinh giỏi ở trung học cơ sở tăng từ 1,2% lên 2%, ở bậc trung học phổ thông từ 0,6% lên 1%. Giảm tỷ lệ yếu kém ở trung học cơ sở từ 26,7% xuống 19%, ở bậc trung học phổ thông từ 15,45% xuống còn 10%.
Đến nay, Nghĩa Đàn đã xóa xong toàn bộ nhà học tranh tre, nứa, mét tạm bở, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sát với từng đối tượng học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học. Tập trung khai thác có hiệu quả các thiết bị day học, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng. Triển khai và áp dụng có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ sách bút, quần áo cho con em dân tộc các vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn góp phần động viên học sinh đến trường, cụ thể như hỗ trợ học sinh con hộ nghèo theo Quyết định 112/ TTg với vốn được cấp là 4.523,1 triệu đồng trong năm 2010 cấp cho 2.391 học sinh mẫu giáo, 5.700 học sinh phổ thông và 9 người phục vụ học sinh mẫu giáo; Chương trình dự án cấp không thu tiền với vốn được cấp là 88 triệu đồng, Uỷ ban nhân dân huyện giao cho Công ty Thương mại Phủ Quỳ thực hiện và cấp cho 1.324 học sinh tiểu học, với 19.388 quyển vở ở các xã đặc biệt khó khăn năm học 2010- 2011… Vì thế các em học sinh đến tuổi đi học đều được đến trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi, tâm lý an tâm cho các em dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, Nghĩa Đàn còn tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên, cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học ở các trường Đại học và Cao đẳng.
Thực hiện dự án đào tạo nghề trong chương trình 135/ CP với vốn được cấp là 1.226,64 triệu đồng để mở 5 lớp đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số. Trong năm 2010, đã đào tạo được 150 học viên trong 3 lớp may, 1 lớp sửa chữa xe máy, 1 lớp điện dân dụng; mở được 25 lớp tập huấn cho cộng đồng người dân với 1.530 lượt người. Qua các lớp đào tạo, tập huấn, người dân được nâng cao về kiến thức khoa học kỹ thuạt áp dụng trong sản xuất, kiến thức hiểu biết pháp luật…
* Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều thành tích đáng ghi nhận. “Thực hiện chỉ thị số 06 của Ban bí thư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở và Quyết định số 370 của Bộ y tế về xây dựng chuẩn quốc gia hệ thống y tế xã, đến năm 2007, 100% số xã của huyện có y tế cơ sở hoạt động, 430 thôn bản có y tá. Năm 2008 có 42 bác sỹ về làm việc tại xã bảo đảm khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến cơ sở. Công tác y tế dự phòng được chú trọng, triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, tổ chức tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt 95,5%. Năm 2007, có 10 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế [1; 279]. Từ khi chia tách, 24/24 xã có trạm y tế, đầu năm 2009, toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Với dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng y tế theo Chương trình 135 với vốn Trung ương, tỉnh Nghệ An và đóng góp từ người dân trong huyện trong giai đoạn 2006 – 2010, Nghĩa Đàn đã xây dựng được nhà khám đa khoa khu vực với vốn 400 triệu đồng. Trong năm 2010, ngành y tế đã triển khai tốt, đạt hiệu quả cao, không để xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm. Trong đó, tuyến huyện khám chữa bệnh cho hơn 138.397 lượt người, tăng 15,2%. Tuyến xã khám cho 136.741 lượt người. Triển khai đầy đủ, kịp thời và thực hiện có hiệu quả chương trình y tế quốc gia, cung cấp các thiết bị y tế, đầu tư hỗ trợ ngân sách xã ngày càng tăng, số y bác sỹ người dân tộc thiểu số ngày càng tăng, hiện nay là 42/150 cán bộ y tế. Do đó, người dân ở vùng sâu, đặc biệt