- Đổi mới các chính sách kinh tế xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi: điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp,
2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền trong việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Trong tình hình phát triển của đất nước nói chung và của Nghĩa Đàn nói riêng thì đây là một giải pháp cấp thiết. Cần nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền về vai trò của các chính sách dân tộc; tiếp tục quán triệt và tổ chức có hiệu quả Nghị quyết 24 NQ/ TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, chính sách, dự án đầu tư và hỗ trợ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn. Công tác chỉ đạo thực hiện phải được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các xã trong nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, cần quy hoạch và bố trí dân cư tập trung, nhất là quy hoạch dân cư vùng trung tâm thị trấn huyện lị, các thị tứ dọc đường Hồ Chí Minh và các trục đường lớn; xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đặc biệt là trở thành trung tâm bò sữa lớn của cả nước, chăn nuôi đại gia súc và nuôi cá nước ngọt theo công nghệ cao. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, giúp đỡ đồng bào dân tộc khó khăn.
Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ở cấp huyện và cấp cơ sở phải được phân định rõ ràng, rành mạch. Xây dựng và củng cố đội ngũ cán
bộ làm công tác dân tộc đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để làm tốt công tác dân tộc. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước để kịp thời phát hiện, bổ cứu, xử lý những tồn tại, yếu kém và sai phạm.
Cần cụ thể hoá chính sách phù hợp vào tình hình của huyện, của từng xã, từng thôn xóm, và từng thành phần dân tộc trong huyện. Cần đi sâu, đi sát vào đời sống thực tiễn, lắng nghe và tiếp thu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong quá trình lãnh đạo để trên cơ sở đó có những việc làm cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực nhất từ mỗi chính sách. Chính quyền cấp huyện, xã phối hợp với ban dân tộc trao đổi ý kiến với nhân dân. Bởi lẽ như Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với dân tộc, miền núi là rất đúng đắn. Trong công tác lãnh đạo: Cần áp dụng chủ trương chính sách phải sát với tình hình thực tế của mỗi nơi. Tuyệt đối chớ rập khuôn, chớ máy móc, chớ nóng vội. Phải ra sức củng cố tốt chi bộ Đảng và chi đoàn thanh niên luôn nâng cao giác ngộ Xã hội chủ nghĩa và lập trường giai cấp của đảng viên, đoàn viên. Ra sức bồi dưỡng cán bộ địa phương, cán bộ phụ nữ và cán bộ xã về mọi mặt. Lãnh đạo phải có quyết tâm, phải đi đúng đường lối quần chúng, phải biến những Nghị quyết của Đảng thành lý luận của nhân dân”. [15; 608]
Trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản, Nghị quyết về chính sách dân tộc. Để giảm bớt khoảng cách giữa những Nghị quyết đó với việc thực hiện thì giải pháp cần thiết nhất là phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực hơn cho đồng bào các dân tộc trên toàn huyện.