Vị trí địa lí Điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 49)

- Đổi mới các chính sách kinh tế xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi: điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp,

2.1.1. Vị trí địa lí Điều kiện tự nhiên.

Huyện Nghĩa Đàn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý 105o18’ – 105o18’ kinh độ Đông và 19o13’ - 19o33’ vĩ độ Bắc. Sau khi tách thị trấn Thái Hoà cùng 7 xã phụ cận lập thành thị xã Thái Hoà (Theo Nghị định số 164/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007), huyện Nghĩa Đàn còn lại 24 xã với quy mô diện tích 61.785 ha đất tự nhiên. Vị trí trung tâm mới của huyện được quy hoạch tại xã Nghĩa Bình, cách đường Hồ Chí Minh 1 - 2 km về phía Đông, cách Thành phố Vinh khoảng 90 km và cách thị xã Thái Hoà 8 km về phía Đông - Bắc. Diện tích tự nhiên 61,785 ha. Nghĩa Đàn có đường giáp ranh chung với các huyện: phía Bắc giáp huyện Như Xuân và Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa); phía Nam giáp huyện Tân Kỳ; phía Đông giáp Huyện Quỳnh Lưu; phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, và bao quanh toàn bộ Thị xã Thái Hòa vừa mới thành lập ở giữa. Với vị trí địa lý của mình, huyện Nghĩa Đàn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300 m đến 400 m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương… Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 m đến 70 m. Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là

núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp có hiệu quả cao.

Huyện Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Bắc Nghệ An, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Tuy nhiên trong sản xuất cần lưu ý: vào mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn, nhiệt độ tăng, dễ gây hạn đất, hạn không khí; mùa đông kèm theo gió mùa Đông Bắc gây lạnh, đôi khi gây sương muối.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 61.785 ha. Trong đó, diện tích sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá 4.363 ha, diện tích đất còn lại 57.422 ha, phân bổ trên các loại sau: Đất phù sa (9.780 ha, chiếm 17,06%); đất nâu vàng (3.400 ha, chiếm 5,93%); đất lúa vùng đồi núi (3.410 ha, chiếm 5,95%); đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi (30.207 ha, chiếm 52,69%); đất đen (3.870 ha, chiếm 6,75%)

Với đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai trên, Nghĩa Đàn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại cây trồng: Địa hình đồi dốc, cao trồng rừng; vùng đồi thoải trồng cây lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, màu các loại; nơi thung lũng thấp có thể sản xuất lúa nước, rau màu… Do vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất ở Nghĩa Đàn đều đã được khai thác sử dụng có hiệu quả, trong đó đến 80,64% cho phát triển nông nghiệp, 13,52% cho phi nông nghiệp, chỉ còn 5,84% diện tích chưa sử dụng.

Về nguồn nước, Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực Sông Hiếu, là nhánh sông lớn nhất của hệ thống Sông Cả, dài 217 km, đoạn chảy qua thị xã Thái Hoà và huyện Nghĩa Đàn dài 44 km. còn có 48 sông suối lớn nhỏ, trong đó có 5 nhánh chính, đó là Sông Sào dài 34 km, Khe Cái dài 23 km, Khe Hang dài 23 km, Khe Diên dài 16 km, Khe Đá dài 17 km, các sông suối lớn nhỏ có nước quanh năm và địa hình thích hợp tạo cho Nghĩa Đàn nhiều thuận lợi trong

công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, với trên 100 hồ đập có trữ lượng hàng trăm triệu m3. Trong đó có 2 công trình lớn là hồ Sông Sào và hồ Khe Đá. Nghĩa Đàn có 3.582 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng, là tiềm năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn lợi khai thác thuỷ sản, phát triển du lịch sinh thái…

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là: 22.203 ha chiếm 29,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên rừng của huyện rất phong phú, có nhiều loại gỗ quý với trữ lượng lớn, đây là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng. Có nhiều loài thú quý hiếm nhưng hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt do săn bắn và do thiếu nơi cơ trú. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm do việc khai thác chưa hợp lý. Tuy nhiên, huyện cũng đã và đang cố gắng tăng diện tích rừng trồng nhằm cân bằng lại hệ sinh thái vốn phong phú, đa dạng đang có nguy cơ bị tàn phá nặng nề.

Tài nguyên khoáng sản ở Nghĩa Đàn có các loại sau: Đá bazan (làm nguyên liệu phụ gia cho xi măng) có trữ lượng 100-150 triệu m³, tập trung ở Hòn Én (Tây Hiếu), đồi trọc Nghĩa Mỹ và phân bố ở các xã Nghĩa Mai, Nghĩa An, Nghĩa Tiến...Đá vôi và đá hoa cương, trữ lượng 1 triệu m3, tập trung ở xã Nghĩa Tiến. Sét, gạch ngói: Trữ lượng 6-7 triệu m³, tập trung ở xã Nghĩa Hoà, Nghĩa Thắng, Nghĩa Quang. Nước khoáng cacbonat ở Nghĩa Quang. Thiếc: Điểm mỏ Nghĩa Hiếu, trữ lượng bé. Mỏ đá xây dựng ở Nghĩa Tân, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Trung, Nghĩa Đức… trữ lượng khoảng 50- 60 triệu m3. Vàng sa khoáng ở Sông Hiếu. Mỏ than ở Nghĩa Thịnh. Các loại khoáng sản trên đều chưa được khảo sát chất lượng, trữ lượng cụ thể và thực tế khai thác chưa đáng kể. Nhìn chung tiềm năng khai thác khoáng sản ở Nghĩa Đàn tuy không nhiều như một số huyện khác, nhưng nếu được đầu tư khai thác hợp lý sẽ có tác động nhất định đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong kỳ quy hoạch tới.

Nghĩa Đàn là nơi giao lưu giữa đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 48. Trong thời gian tới, khi tuyến đường Thái Hoà qua Nghĩa Đàn đến cảng Đông Hồi (Quỳnh Lưu) xây dựng xong sẽ rất thuận lợi cho Nghĩa Đàn và các huyện trong vùng vận chuyển hàng hoá qua lại theo đường biển. Có tuyến đường sắt Thái Hoà - Cầu Giát, sẽ là trục vận chuyển các loại sản phẩm hàng hoá chính của vùng Phủ Quỳ khi nền kinh tế trong vùng phát triển. Ngoài ra, trong huyện còn có tuyến quốc lộ 15A chạy qua từ xã Nghĩa Sơn, qua xã Nghĩa Minh đến thị xã Thái Hoà; có tỉnh lộ 545 từ phường Quang Tiến, qua xã Tây Hiếu (Thái Hoà), đến Nghĩa An, Nghĩa Khánh (Nghĩa Đàn), sang Tân Kỳ; có đường nguyên liệu xuất phát từ nhà máy đường NAT & L (Quỳ Hợp) và được chia làm 2 nhánh, một nhánh chạy qua các xã phía Bắc huyện Nghĩa Đàn sang vùng Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu (tỉnh lộ 598), nhánh còn lại chạy vòng phía Tây Nam, qua Nghĩa Đức đến Nghĩa An, Nghĩa Khánh… như một cánh cung liên kết với hầu hết các xã vòng ngoài của huyện.

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w